hiệu. Tuy nhiên, bài nghiên cứu thực hiện bằng các hình thức quan sát, phân tích tài liệu, xếp hạng, chưa có sự phân tích định lượng về các con số thống kê để đưa ra kết luận mức độ ảnh hưởng của các nhân tố.
Angella Amudo & Eno L. Inanga đề xuất mô hình thực nghiệm theo khuôn khổ COSO và COBIT, (như hình.1.1) gồm:
- Biến độc lập là các thành phần của KSNB, bổ sung biến công nghệ thông tin theo COBIT: (1) môi trường kiểm soát, (2) đánh giá rủi ro, (3) hệ thống thông tin truyền thông, (4) các hoạt động kiểm soát, (5) giám sát, (6) công nghệ thông tin.
- Biến phụ thuộc: Sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ.
Ủy quyền
Sự hữu hiệu của Hệ thống KSNB
- Biến điều tiết: Ủy quyền, mối quan hệ cộng tác.
Mối quan hệ cộng tác
Môi trường kiểm soát | ||
Đánh giá rủi ro | ||
Hoạt động kiểm soát | ||
Thông tin Truyền thông | ||
Giám sát | ||
Công nghệ thông tin | ||
Có thể bạn quan tâm!
- Tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ - Nghiên cứu thực nghiệm tại các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ tỉnh Bình Dương - 1
- Tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ - Nghiên cứu thực nghiệm tại các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ tỉnh Bình Dương - 2
- Nhận Xét Các Nghiên Cứu Trước Và Xác Định Khe Hổng Nghiên Cứu
- Tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ - Nghiên cứu thực nghiệm tại các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ tỉnh Bình Dương - 5
- Lý Thuyết Ngẫu Nhiên (Contingency Theory)
Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.
Hình 1.1: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB
(Nguồn: Mô hình của Angella & Eno L. Inanga, 2009)
Tác giả đã đề xuất, khám phá được một nhân tố mới ảnh hưởng đến hệ thống KSNB là công nghệ thông tin và các biến điều tiết là ủy quyền và mối quan hệ công
tác. Sự hiện diện và hoạt động đúng của tất cả các thành phần của các biến độc lập đảm bảo tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ.
Jokiiii (2010) cho rằng, để đảm bảo tính hữu hiệu và hiệu quả hoạt động, độ tin cậy thông tin và tuân thủ pháp luật, các doanh nghiệp cần phải có KSNB tốt. Tác giả đã nhận định, khuôn khổ KSNB của COSO và CoCo cho thấy KSNB cần thay đổi tùy theo đặc thù của doanh nghiệp, điều này phù hợp với lý thuyết đối phó ngẫu nhiên. Bên cạnh đó, nghiên cứu đã xem xét các đặc điểm đổi phó ngẫu nhiên mà doanh nghiệp lựa chọn để thích ứng với cơ cấu KSNB có kết quả ảnh hưởng thuận lợi hơn đến tính hữu hiệu của KSNB, Nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp SEM để kiểm tra các mô hình nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các doanh nghiệp thích ứng với cơ cấu KSNB để đối phó với sự thay đổi của môi trường đạt được tính hữu hiệu của KSNB cao. Ngoài ra chiến lược doanh nghiệp có tác động đáng kể đến cơ cấu KSNB và có ý nghĩa thống kê.
Sultana và Haque (2011), cho rằng đánh giá cơ cấu KSNB trong một doanh nghiệp là cần thiết để xác định khả năng đảm bảo hoạt động doanh nghiệp được thực hiện phù hợp với mục tiêu đề ra. Nghiên cứu được thực hiện trên 6 Ngân hàng tư nhân được niêm yết tại Bangladesh. Nghiên cứu xây dựng mô hình phát triển từ khuôn khổ về KSNB theo báo cáo COSO. Nghiên cứu này có mô hình tương tự như đã đề cập trên, tuy nhiên, trong nghiên cứu này, họ đã bỏ qua một thành phần độc lập được sử dụng trong nghiên cứu trước đây, đó là công nghệ thông tin. Mô hình nghiên cứu đánh giá 5 thành phần KSNB ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB (tính hiệu quả hoạt động Ngân hàng, báo cáo tài chính đáng tin cậy, tuân thủ yêu cầu pháp luật và các quy định có liên quan). Mô hình sẽ đạt ý nghĩa cao khi các biến độc lập được xác định có mối quan hệ với từng mục tiêu kiểm soát của Ngân hàng, cụ thể hoạt động tốt của các thành phần kiểm soát (biến độc lập) cung cấp sự đảm bảo hợp lý tính hữu hiệu của hệ thống KSNB (biến phụ thuộc). Kết quả cho thấy hầu như tất cả các ngân hàng trong đạt được hầu hết các thành phần của kiểm soát nội bộ. Chỉ có một hoặc vài ngân hàng đã thiểu một số các thành phần kiểm soát. Điều này cho thấy
rằng nhiều hơn hoặc ít hơn cấu trúc kiểm soát nội bộ hiện có bao gồm 5 nhân tố như trên đều hữu hiệu cho tất cả các ngân hàng được sử dụng trong nghiên cứu.
Gamage và Kevin Low Lock & Fernando (2014), nghiên cứu về tính hữu hiệu của HTKSNB trong ngân hàng thương mại tại Srilanka. Tác giả đã kết luận hệ thống kiểm soát nội bộ là một phần chính trong bất k tổ chức nào. Kiểm soát nội bộ là quá trình được thiết kế và chịu ảnh hưởng bởi những người lãnh đạo, quản lý và các nhân viên khác để cung cấp sự đảm bảo hợp lý về việc đạt được các mục tiêu của tổ chức liên quan đến độ tin cậy của báo cáo tài chính, hiệu quả hoạt động, tuân thủ luật pháp và các quy định hiện hành. Do đó, kiểm soát nội bộ được thiết kế và vận hành để giải quyết các rủi ro kinh doanh đã xác định có thể đe doạ đến việc đạt được bất k mục tiêu của đơn vị. Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các biến độc lập bao gồm: Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, thông tin truyền thông, hoạt động kiểm soát, giám sát có sự tác động cùng chiều đến biến phụ thuộc là tính hữu hiệu của HTKSNB.
Wang Jun (2015) “nghiên cứu phân tích dữ liệu từ các công ty niêm yết tại Trung Quốc khẳng định thiết lập hệ thống KSNB tốt hơn sẽ cải thiện hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp”. Cách thức đánh giá KSNB, theo Emby (1994): phương pháp tiếp cận kiểm toán là dựa vào các yếu kém KSNB thông qua đánh giá các chu trình cụ thể, như chu trình hàng tồn kho, bán hàng. Louwers (2002): phương pháp đánh giá phù hợp nhất là phương pháp dựa vào 5 thành phần của báo cáo COSO, quan điểm này đã được đưa vào chuẩn mực kiểm toán. O‟ Leary, Conor (2004): xây dựng mô hình ICE dựa vào 7 nhân tố thuộc 3 thành phần: Môi trường kiểm soát, hệ thống thông tin và thủ tục kiểm soát
Vu, H.T. (2016), đã phân tích ảnh hưởng của các thành phần kiểm soát nội bộ theo báo cáo COSO và Basel đến tính hữu hiệu của KSNB các ngân hàng thương mại Việt Nam, bên cạnh đó nghiên cứu có bổ sung 2 biến độc lập là “thể chế chính trị” và “lợi ích nhóm” vào mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của KSNB đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Các số liệu được thu thập từ các cuộc khảo sát tại 37 ngân hàng thương - quý 4 của năm 2015 ở Việt Nam với 512 cán bộ quản lý (trong tổng số 1.000 cán bộ quản lý tại các ngân hàng thương mại Việt Nam) tham gia vào cuộc khảo sát này, Tác giả sử dụng sự kết hợp của các phương pháp định tính và định lượng để nghiên cứu. Kết quả cho thấy các biến độc lập thành phần KSNB” và biến thể chế chính trị” và “lợi ích nhóm” có ảnh hưởng đến sự hữu hiệu KSNB là có ý nghĩa thống kê.
Liu, Lin, Wei, Shu (2017), “Employee quality, monitoring environment and internal control” đã điều tra và nghiên cứu về sự tác động của nhân viên KSNB đến chất lượng KSNB. Sử dụng dữ liệu khảo sát đặc biệt từ các công ty Trung Quốc đã nêu rõ chất lượng đội ngũ nhân viên có ảnh hưởng tích cực quan trọng về chất lượng KSNB. Nghiên cứu tiến hành kiểm tra hiệu quả của giám sát nội bộ và thấy rằng hiệu quả rõ nét hơn với các công ty thực hiện nghiêm ngặt hệ thống quy chế kiểm soát nội bộ Trung Quốc (CSOX), các doanh nghiệp sở hữu tổ chức cao sẽ đánh giá tầm quan trọng lớn hơn của kiểm soát nội bộ. Nghiên cứu đã khẳng định rằng nhân viên kiểm soát nội bộ đóng vai trò quan trọng trong việc thiết kế và thực hiện hệ thống KSNB.
Các đề tài về KSNB trên thế giới phần lớn tập trung vào nghiên cứu mối quan hệ của hệ thống KSNB đối với hoạt động tài chính. Cơ chế kiểm soát nội bộ thích hợp có thể ngăn ngừa được các rủi ro ảnh hưởng đến báo cáo tài chính một cách hiệu quả và nhanh chóng. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những công ty dựa vào CNTT có thể thiết lập một cơ chế KSNB mạnh mẽ hơn.
Như vậy, cho đến nay hệ thống lý luận về KSNB đã có khung lý thuyết căn bản và đầy đủ, tuy nhiên cùng với sự biến đổi của môi trường kinh doanh, khả năng tư duy, nhận thức của nhà quản lý và các cá nhân có liên quan, lý luận về KSNB tiếp tục được nghiên cứu bổ sung và phát triển chuyên sâu vào những ngành nghề cụ thể
Để đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB, phương pháp đánh giá phù hợp nhất mà các nghiên cứu đưa ra là dựa vào 5 thành phần của báo cáo COSO. Đó là môi trường kiểm soát, hoạt động kiểm soát, đánh giá rủi ro, thông tin &truyền thông, hoạt động giám sát.
1.2. Các nghiên cứu trong nước
Ở nước ta, các chuyên gia kinh tế của nhà nước cũng đã tiến hành nhiều nghiên cứu, tuy nhiên còn hạn chế trong việc tìm hiểu sâu về lĩnh vực này. Để thấy rõ tầm quan trọng của tính hữu hiệu đến hệ thống KSNB, bảo vệ, ngăn ngừa các doanh nghiệp trước các rủi ro tiềm ẩn. Các nghiên cứu trong nước điển hình là:
Nguyễn Tuấn và Đường Nguyễn Hưng (2015), đã tổng quan tài liệu các công trình nghiên cứu và thực nghiệm về KSNB và tác động của KSNB đến các mục tiêu kiểm soát tại các doanh nghiệp và ngân hàng thương mại. Nghiên cứu tổng hợp được khái niệm về KSNB, sử dụng khuôn khổ KSNB của COSO, Basel về KSNB ngân hàng thương mại để gợi ý hướng nghiên cứu và mô hình thực nghiệm về tác động của KSNB đến hiệu quả hoạt động và rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Nghiên cứu đã xây dựng mô hình lý thuyết tác động của KSNB đến 2 mục tiêu kiểm soát, cụ thể là tác động của 5 thành phần KSNB theo báo cáo COSO và Basel ảnh hưởng đến 2 mục tiêu hiệu quả hoạt động được đo lường bằng chỉ số ROA và mục tiêu quản lý rủi ro được đo lường bằng chỉ số ZScore tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Nguyễn Thị Thủy, 2016 “Đo lường mức độ ảnh hưởng các thành tố đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Khánh Hòa”. Kết quả phân tích nhân tố EFA trích thành 5 nhân tố hội tụ. Các giá trị Eigenvalues đều lớn hơn 1 và độ biến thiên tích lũy giải thích được 72.617% mức độ biến thiên các biến quan sát. Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết: có 5 nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB các doanh nghiệp CBTS Khánh Hòa bao gồm: Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm soát, Thông tin và truyền thông, Giám sát. Các nhân tố đều ảnh hưởng thuận chiều đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB, Vì vậy, doanh nghiệp cần chú trọng hơn đến các nhân tố tác động mạnh đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB, đó là nhân tố Đánh giá rủi ro, môi trường kiểm soát, hoạt động kiểm soát, giám sát và cuối cùng thông tin và truyền thông. Qua phân tích thống kê mô tả ta thấy, thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến
tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp CBTS tỉnh Khánh Hòa được đánh giá ở mức trung bình và ở mức khá.
Nguyễn Thị Phương Dung (2016), “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong khu chế xuất Linh Trung 1”. Luận văn xây dựng giả thuyết các yếu tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong khu chế xuất Linh Trung 1 bao gồm:
- Môi trường kiểm soát
- Đánh giá rủi ro
- Hoạt động kiểm soát
- Thông tin và truyền thông
- Giám sát
Tiến hành khảo sát tại hai mươi lăm DN trên tổng số hai mươi chín DN có vốn đầu tư nước ngoài tại khu chế xuất Linh Trung 1. Thống kê phân tích bảng trả lời câu hỏi, nghiên cứu kết luận: tất cả năm yếu tố đánh giá rủi ro, môi trường kiểm soát, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát đều ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong khu chế xuất Linh Trung 1, mức độ ảnh hưởng từ mạnh nhất đến ít mạnh hơn như sau:
- Thứ nhất : Đánh giá rủi ro
- Thứ hai: Môi trường kiểm soát
- Thứ ba: Giám sát
- Thứ tư: Thông tin và truyền thông
- Thứ năm: Hoạt động kiểm soát
Qua khảo sát, tác giả nhận thấy m i nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB với mức độ khác nhau. Môi trường kiểm soát tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mang nhiều sắc thái văn hóa riêng biệt, yếu tố này cũng tác động đến ý thức của toàn nhân viên. Phần lớn các DN chưa thành lập đội chuyên
trách cho việc dự báo rủi ro, chưa đầu tư đúng mức cho hệ thống thông tin.Thêm vào đó hoạt động giám sát còn tồn tại nhiều mâu thuẫn bởi sự đa dạng văn hóa. Cuối cùng hoạt động kiểm soát tuy được tạo điều kiện thuận lợi nhờ vào sự phát triển khoa học và công nghệ nhưng vẫn tồn tại nhiều rủi ro tiềm ẩn trong việc bảo mật hay sự cố bất thường. Từ thực trạng trên, luận văn đã kiến nghị một số giải pháp cụ thể cho năm nhân tố đánh giá rủi ro, môi trường kiểm soát, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát để nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB.
Diệp Thanh Sang (2018) với đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong công tác thu BHXH tại BHXH tỉnh Bình Dương”. Theo tác giả dự kiến mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến KSNB có sáu nhân tố: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát và ý thức tham gia BHXH.
Ý thức tham gia BHXH
Hình 1.2. Mô hình nghiên cứu ban đầu về các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ về thu BHXH
(Nguồn Diệp Thanh Sang, 2018)
Sau khi tác giả nghiên cứu, khảo sát định tính và định lượng kết quả mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến KSNB có năm nhân tố: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát. Trong đó giám sát có tác
động mạnh nhất sau đó đến thông tin và truyền thông, hoạt động kiểm soát, đánh giá rủi ro và môi trường kiểm soát.
Đào Thị Hiền (năm 2019), “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty TNHH H.A.V.A.S”. Bằng phương pháp nghiên cứu định tính sử dụng công cụ phân tích dữ liệu tài chính, phỏng vấn thu thập dữ liệu tác giả đã chứng minh được rằng sự vận hành của HTKSNB tại H.A.V.A.S còn nhiều hạn chế, điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của đơn vị. Đề tài nghiên cứu đã làm rõ được sự yếu kém ở một số khâu của cả năm thành phần của HTKSNB bao gồm môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, hoạt động giám sát. Các bộ phận còn kiêm nhiệm nhiều công việc, phân công công việc chưa rõ ràng gây khó khăn cho nhà quản lý trong việc ra quyết định. Các nhà quản lý cấp cao chưa nhận thức đầy đủ về các nguy cơ có thể dẫn đến các rủi ro đối với các hoạt động SXKD của Doanh nghiệp. Dựa trên nền tảng cơ sở khuôn mẫu lý thuyết Coso 2013 và các vấn đề còn tồn tại ở đơn vị tác giả đã đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện tính hữu hiệu của hệ thống KSNB: nâng cao nhận thức của nhà quản lý về mục tiêu, vai trò của hệ thống KSNB để có các biện pháp chỉ đạo khắc phục các thiếu sót, tồn tại. Cần thành lập phòng tư vấn có chức năng tư vấn đảm bảo có được một hệ thống KSNB hữu hiệu, tuân thủ pháp luật.
Nguyễn Lưu Hồng Yến ( năm 2019), “Hoàn thiện kiểm soát nội bộ công tác kiểm tra thuế tại Chi cục Thuế Quận 11”. Với các phương pháp nghiên cứu chung và phương pháp nghiên cứu cụ thể, tác giả phân tích thực trạng của kiểm soát nội bộ công tác kiểm tra thuế tại cơ quan thuế và cả tại trụ sở người nộp thuế. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra những ưu điểm và nhược điểm của kiểm soát nội bộ công tác kiểm tra thuế tại Chi cục Thuế Quận 11 và nguyên nhân dẫn đến các nhược điểm đó. Trên cơ sở phân tích lý luận và thực trạng, tác giả đã đưa ra các giải pháp cùng với kế hoạch thực hiện mỗi giải pháp để hoàn thiện kiểm soát nội bộ công tác kiểm tra thuế tại Chi cục Thuế Quận 11.