Các Mặt Hàng Xuất Khẩu Sang Nhật Bản Năm 2006 Và 2007

đoạn ba của “sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản” nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, tăng cường khả năng cạnh tranh, đồng thời triển khai ký kết “hiệp định Việt Nam – Nhật Bản”, tình hình xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào Nhật Bản năm 2008 sẽ gặp thuận lợi hơn. Dự kiến, xuất khẩu năm 2008 sẽ đạt 7 tỷ USD, tăng 14,75% so với năm 2007. Với tốc độ tăng nhanh như thế này cho thấy trong những năm tới đây cơ hội cho hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản là rất lớn.

Ngoài ra, tỷ trọng của hàng hóa Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản cũng tăng dần qua các năm chứng tỏ hàng hóa của Việt Nam ngày càng được chấp nhận tại thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên tỷ trọng này còn khiêm tốn, chưa đến 1% (năm 2006 là 0,92%) so với 20,5% của Trung Quốc, chỉ đứng thứ 6 ở ASEAN sau Indonesia (4,2%), Thái Lan (2,9%), Malaysia (2,7%), Philippines và Singapore. Về giá trị, từ năm 2003 đến 2006, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật luôn đạt trên 3 tỷ USD và chỉ trong vòng 4 năm đã tăng lên gần 2 lần. Theo dự báo, đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản có thể đạt trên 10 tỷ USD.

1.2. Cơ cấu hàng xuất khẩu

Nhật Bản hiện là thị trường xuất khẩu nhiều mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam. Ngoài dầu thô và các khoáng sản, các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản gồm có: hải sản, hàng dệt may, dây điện và dây cáp điện, máy tính, sản phẩm điện tử và linh điện, gỗ và sản phẩm gỗ, giầy dép, sản phẩm chất dẻo, hàng thủ công mỹ nghệ… Trong đó, chỉ riêng ba mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất là thủy sản, dầu thô và dệt may đã chiếm tới 70-90% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu của ba mặt hàng này còn rất nhỏ so với nhu cầu của thị trường Nhật Bản. Dầu thô của Việt Nam chỉ chiếm 1,8-2%, hải

sản chiếm khoảng 2,8-3% và dệt may chiếm khoảng 2,9% kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng tương tự của Nhật Bản.

Trong thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản, hạn chế lớn nhất hiện nay là cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản còn đơn điệu, trong đó có đến trên 50% là nguyên liệu thô và sản phẩm qua sơ chế.

Bảng 2.8: Các mặt hàng xuất khẩu sang Nhật Bản năm 2006 và 2007

Đơn vị: Nghìn USD



Tên hàng


Năm 2006


Năm 2007

Tăng giảm năm 07/06

(%)

Tỷ trọng trong tổng KN XK cả

nước (%)

1. Thủy sản

819.990

844.313

2,97

25,14

2. Dầu thô

572.542

719.475

25,66

8,71

3. Hàng dệt may

603.902

627.632

3,93

10,76

4. Dây điện và dây cáp điện

472.729

588.543

24,50

83,51

5. Gỗ và sản phẩm gỗ

240.873

286.799

19,07

14,84

6. Máy vi tính, sản phẩm điện tử

và linh kiện

252.966

245.918

- 2.79

14,40

7.Than đá

169.085

164.263

- 2,85

17,96

8. Giầy dép các loại

93.721

113.130

20,71

3,15

9. Sản phẩm chất dẻo

98.431

106.466

8,16

22,18

10. Túi xách, vali, mũ, ô dù

50.210

47.495

- 5,41

9,44

11. Cà phê

25.939

44.923

73,19

3,69

12. Gạo

53.424

43.096

- 19,33


13. Sản phẩm gốm sứ

20.120

30.818

53,17


14. Hàng rau quả

28.991

27.573

- 4,89


15. Sản phẩm mây tre cói thảm

27.611

24.047

- 12,91


16. Cao su

16.435

23.823

44,95


17. Sản phẩm đá quý và kim loại

quý

12.824

15.341

19,63


18. Dầu mỡ động thực vật

5.342

4.332

- 18,91


19. Hạt điều

4.128

3.258

- 21,08


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Tình hình thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ tại Việt Nam và giải pháp nhằm thực hiện giai đoạn sắp tới - 8


20. Thiếc


2.868



21. Đồ chơi trẻ em

3.778

2.764

- 26,84


22. Hạt tiêu

793

1.658

109,08


23. Xe đạp và phụ tùng

878

1.345

53,19


24. Chè

1.235

1.084

- 12,23


25. Mỳ ăn liền

2.493

536

- 78, 50


26. Quế

689

459

- 33,38


Tổng xuất

5.232.134

6.110.764

18,61


(Nguồn: www.vinanet.com.vn )

1.2.1. Hàng thủy sản

Trong những năm gần đây, thủy sản là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Nhật đạt 844,3 triệu USD, chiếm hơn 25% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, tăng 2,97% so với năm 2005. Tuy nhiên, thủy sản của Việt Nam mới chỉ chiếm khoảng 4,5% thị phần nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản. Trong các mặt hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Nhật, thì tôm là mặt hàng được ưu chuộng nhất. Việt Nam là nước xuất khẩu tôm nhiều thứ hai vào Nhật Bản, chiếm 20% thị phần. Ngoài ra, các sản phẩm như: mực đông lạnh, cá, bạch tuộc, ruốc muối, ruốc khô, nghêu đông lạnh,… cũng được yêu thích nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn còn thấp.

Bảng 2.9: Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản (1996-2007)

Đơn vị: Triệu USD


Năm

Kim ngạch

Tốc độ tăng (%)

1996

311,1

- 7,7

1997

381,4

22,6

1998

347,1

- 9,0

1999

412,4

18,8


2000

474,8

- 2,7

2001

488,0

18,3

2002

555,4

17,0

2003

651,3

17,2

2004

768,7

18,0

2005

820,0

6,67

2006

844,3

2,96

2007

754,0

- 10,69

(Nguồn: http://www.jetro.go.jp )

Đồng thời, Nhật Bản cũng là một trong những thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam, đứng thứ hai sau EU. Đặc biệt, sau vụ kiện chống bán phá giá tôm tại Hoa Kỳ, các đơn vị liên quan đến xuất khẩu thủy sản và các doanh nghiệp đã dày công xúc tiến thương mại tìm kiếm thị trường mới và mở rộng thị trường Nhật. Đến nay, Nhật Bản đã trở thành thị trường nhập khẩu thủy sản đầy tiềm năng của Việt Nam. Tuy nhiên, khi xuất khẩu thủy sản từ Việt Nam sang Nhật Bản đang có chiều hướng phát triển thì phía Nhật Bản phát hiện ra những tín hiệu báo động. Bắt đầu từ một số lô hàng mực khô của các doanh nghiệp Việt Nam bị phát hiện nhiễm dư lượng kháng sinh cloramphenicol, ngày 23/8/2006, Nhật Bản ban hành lệnh kiểm tra 100% các lô hàng mực nhập khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Sang tháng 9, sau khi phát hiện một số lô hàng tôm nuôi của Việt Nam cũng bị nhiễm kháng sinh cấm, ngày 25/10/2007 Nhật Bản lại tiếp tục ban hành lệnh kiểm tra 100% lô hàng tôm nhập khẩu từ Việt Nam. Các lệnh kiểm tra này không chỉ làm cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường Nhật Bản bị giảm sút mà uy tín hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam trên trường quốc tế cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Nhật đạt 754 triệu USD, chiếm hơn 20% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước, giảm gần 10,7% so với năm 2006.

Sang năm 2008, xuất khẩu thủy sản sang Nhật đang dần hồi phục, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của nước ta đã được đưa ra khỏi danh sách bắt buộc kiểm tra kháng sinh cấm khi xuất khẩu vào Nhật Bản. Ba tháng liên tiếp từ đầu năm đến nay, xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản tiến triển thuận lợi. Quý I/2008, Nhật Bản tiếp tục là thị trường xuất khẩu đứng thứ hai của thủy sản Việt Nam, với kim ngạch 141 triệu USD, chiếm 16,4% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2007.

1.2.2. Hàng dệt may

Nhật Bản hiện là một trong những thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới. Trong đó, Trung Quốc đang đứng đầu về thị phần tại đây với 73,6%, tiếp đến là EU 8,1%, ASEAN 7,5%, Hoa Kỳ 2,5%, Đài Loan 1,3%. Trong số các nước ASEAN, Việt Nam là đối tác lớn nhất của Nhật Bản với lượng hàng dệt may xuất khẩu chiếm 34,4% kim ngạch toàn khối.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục hải quan Việt Nam, năm 2007 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt 705 triệu USD, tăng 12,3% so với năm 2006. Cũng theo cơ quan này, quý I/2008 kim ngạch xuất khẩu đạt 175 triệu USD, tăng 7,36% so với quý I/2007. Theo dự báo trong những tháng cuối năm, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam san Nhật Bản sẽ tăng mạnh do nhiều nhà nhập khẩu của Nhật Bản chuyển đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam bởi sau khi Việt Nam gia nhập WTO hạn ngạch đã được xóa bỏ. Mặt khác, Trung Quốc sẽ không mặn mà với thị trường Nhật Bản vì đây là thị trường khó tính và đơn đặt hàng không lớn như Hoa Kỳ. Do vậy cơ hội dành cho các doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường Nhật Bản đang rất lớn.

Bảng 2.10: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản (2000-2007)

Đơn vị: Triệu USD


Năm

Kim ngạch xuất khẩu

Tốc độ tăng (%)

2000

675,8

23,3

2001

618,9

- 8,4

2002

541,4

- 12,5

2003

574,2

6,1

2004

660,6

15,1

2005

603,9

- 8,6

2006

627,6

3,9

2007

705,0

12,3

(Nguồn: http://www.jetro.go.jp ) Khó khăn lớn nhất đối với hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản trong giai đoạn hiện nay là: trong quá trình đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế với Việt Nam – EPA (dự tính kết thúc vào cuối năm nay và có hiệu lực ngay sau đó), Nhật Bản yêu cầu hàng dệt may Việt Nam xuất sang Nhật Bản phải đạt tiêu chí xuất xứ “hai công đoạn”. Có nghĩa là hàng dệt may xuất sang Nhật Bản phải được sản xuất từ nguyên phụ liệu trong nước, hoặc của Nhật hoặc của các nước ASEAN. Đây được xem là một bài toán khó đối với ngành dệt may của Việt Nam. Theo Thứ trưởng bộ Công thương, nếu không thực hiện theo tiêu chí trên thì xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản sẽ giảm mạnh do không thể cạnh tranh được với các cường quốc về xuất khẩu hàng dệt may vốn đang được hưởng mức thuế suất thuế xuất khẩu 0% khi xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản. Hiện nay, Nhật Bản đã đạt được tiêu chí xuất xứ “hai công đoạn” đối với hàng dệt may trong EPA ở 6 nước ASEAN (Singapore, Malaysia, Philippines, Bruney, Indonesia,

Thái Lan) và các nước này đã được hạ thuế suất thuế xuất khẩu xuống 0%. Trong khi đó hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường này vẫn đang chịu mức thuế khoảng 10%, điều này cũng sẽ tiếp tục đẩy các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thế cạnh tranh khá căng thẳng với các nước trong khu vực khi khi xuất khẩu hàng sang thị trường này. Hành trình để được hưởng ưu đãi từ EPA của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam không hề đơn giản, bởi ngành dệt may Việt Nam phụ thuộc lớn vào nguyên liệu nhập khẩu, nhất là khi trên 80% nguồn nguyên liệu nhập khẩu lại không được nhập khẩu từ Nhật Bản hay các nước ASEAN.

Tại thời điểm này, để giữ vững mục tiêu xuất khẩu, giải pháp nhằm làm tăng thị phần hàng dệt may Việt Nam tại Nhật Bản là sử quy tắc gộp ASEAN- Nhật Bản (AJCEP), bằng cách dùng nguyên liệu nhập khẩu từ các nước ASEAN hoặc từ Nhật Bản để sản xuất hàng may mặc Việt Nam. Nếu thực hiện phương án này, thì sẽ đáp ứng được tiêu chí mà Nhật Bản đưa ra và ngành dệt may Việt Nam sẽ được hưởng mức thuế suất thuế xuất khẩu 0%, vừa cạnh tranh được về giá với hàng Trung Quốc do hàng Trung Quốc không được giảm thuế, vừa cạnh tranh được với các nước ASEAN khác về chất lượng và giá cả.

Theo giả định của các chuyên gia thương mại, khi EPA có hiệu lực, trong trường hợp 10% kim ngạch nhập khẩu hàng may mặc Trung Quốc được thay thế bằng kim ngạch nhập khẩu hàng may mặc Việt Nam trên thị trường Nhật Bản thì kim ngạch xuất khẩu mặt hàng quần áo dệt kim Việt Nam sang Nhật Bản dự kiến tăng khoảng 279%, từ 465 triệu USD (năm 2007) lên 1.299 triệu USD và kim ngạch xuất khẩu mặt hàng quần áo từ vải dệt thoi của Việt Nam sẽ tăng 909%, từ 113 triệu USD (năm 2007) lên 1.027 triệu USD.

Ngoài ra, trong thời gian tới, Việt Nam cần tạo điều kiện cho các nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nguyên phụ liệu dệt may, thay thế nguyên phụ liệu nhập khẩu, thực hiện công tác R&D ngay tại Việt Nam để

sản xuất hàng dệt may có giá trị cao cũng như tận dụng các ưu đãi về thuế sau khi Hiệp định EPA được ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Mục tiêu dự báo kim ngạch xuất khẩu dệt may sang Nhật Bản đạt khoảng 810 triệu USD tăng 20% so với năm 2007.

1.2.3. Dây điện và dây cáp điện

Nhật Bản là một trong những nước có kim ngạch nhập khẩu dây và cáp điện hàng năm tương đối cao, chiếm 4,56% thị phần nhập khẩu dây và cáp điện của thế giới (năm 2005). Nhu cầu nhập khẩu dây và cáp điện của Nhật Bản ổn định và tăng cao qua các năm. Trong khi đó, dây và cáp điện đang nổi lên là mặt hàng xuất khẩu đầy tiềm năng của Việt Nam. Mặt hàng dây và cáp điện có khả năng gia tăng xuất khẩu rất lớn là do xu hướng đầu tư của các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp FDI vào sản xuất mặt hàng này khá mạnh mẽ. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu mặt hàng dây, cáp điện của Việt Nam giai đoạn 2001-2007 đạt khoảng 35%/năm. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt khoảng 850 triệu USD, tăng 20,6% so với năm 2006.

Bảng 2.11: Kim ngạch xuất khẩu dây điện và dây cáp điện của Việt Nam sang Nhật Bản (2000-2007)

Đơn vị: Triệu USD


Năm

Kim ngạch xuất khẩu

Tốc độ tăng (%)

2000

112,0

56,7

2001

172,7

54,2

2002

174,8

1,2

2003

267,5

53,0

2004

349,5

30,6

2005

472,7

35,2

2006

588,5

24,5

2007

764,2

29,8

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/01/2023