Kim Ngạch Xuất Khẩu Gỗ Và Sản Phẩm Gỗ Của Việt Nam Sang Nhật Bản (2000-2007)

(Nguồn: http://www.jetro.go.jp ) Nhật Bản chính là thị trường xuất khẩu chủ yếu của mặt hàng dây và cáp điện Việt Nam, chiếm tới 90% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của nước ta, tiếp theo là Hàn Quốc, Australia, Hồng Kông và các nước thành viên khác của ASEAN. Nếu năm 2001 kim ngạch xuất khẩu dây, cáp điện của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản chỉ đạt 112 triệu USD, chiếm 4,3% tổng kim ngạch xuất khẩu vào Nhật Bản thì chỉ 5 năm sau đã tăng gấp trên 4 lần, đạt 472,7 triệu USD năm 2005, chiếm 10,5 tổng kim ngạch xuất khẩu vào Nhật Bản. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu đạt 764,2 triệu USD, tăng 29,8% so với năm 2006, dây và cáp điện tiếp tục là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ tư trong số các mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật

Bản.

Hiện tại, ở Việt Nam có khoảng trên 100 doanh nghiệp tham gia sản xuất và xuất khẩu dây và cáp điện. Trong đó có nhiều công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài để đầu tư sản xuất và xuất khẩu mặt hàng này với quy mô lớn và dây chuyền công nghệ hiện đại như: Công ty cổ phần dây và cáp điện Taya Việt Nam, Furukawa Automotive Parts Việt Nam, Sumi-Hanel, LG-Vina… Khối các doanh nghiệp trong nước cũng đã xuất hiện nhiều doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu với quy mô lớn, đặc biệt là Công ty Dây và cáp điện Việt Nam (CADIVI). Tuy nhiên, xuất khẩu của nhóm hàng này chủ yếu vẫn do các doanh nghiệp FDI thực hiện, nhất là các công ty có vốn đầu tư từ Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc như: LG-Vina, Sumi-Hanel, ABB, Alpha Nam, E-Hin… Kim ngạch xuất khẩu dây và cáp điện của Tổng công ty Thiết bị kỹ thuật điện Việt Nam chiếm tỷ trọng không đáng kể trong giá trị xuất khẩu chung của toàn ngành.

Với lợi thế cạnh tranh về nguồn tài nguyên, nguồn nhân lực; bên cạnh đó, việc chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO sẽ là những điều kiện vô cùng thuận lợi cho cho việc phát triển sản xuất và xuất khẩu mặt hàng dây,

cáp điện của Việt Nam. Trên cơ sở đó, các chuyên gia dự báo kim ngạch xuất khẩu mặt hàng dây và cáp điện cả nước tăng trung bình khoảng 31%/năm giai đoạn 2006-2010 và đạt khoảng 1,85 tỷ USD vào năm 2010; trong đó, xuất khẩu sang Nhật Bản sẽ đạt khoảng 800 triệu USD.

1.2.4. Gỗ và sản phẩm gỗ

Trong những năm gần đây, ngành chế biến gỗ Việt Nam đang phát triển với tốc độ rất nhanh, trở thành một trong bảy ngành đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn cho đất nước, đưa Việt Nam trở thành một trong bốn quốc gia xuất khẩu mặt hàng gỗ chế biến lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh sự phát triển của ngành công nghiệp gỗ chế biến, nghề gỗ mỹ nghệ của Việt Nam cũng đang có sự phát triển mạnh mẽ, hiện nay cả nước có khoảng 342 làng nghề gỗ mỹ nghệ. Không chỉ được đánh giá cao về chất lượng, các sản phẩm gỗ của Việt Nam còn phong phú về mẫu mã, chủng loại, phục vụ cho mọi nhu cầu đa dạng của cuộc sống từ đồ trang trí nội thất như bàn ghế, tủ, đèn… đến các loại tượng, đồ trang sức, đồ dùng nhà bếp… Sản phẩm gỗ của Việt Nam đã có mặt ở thị trường hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, góp phần đem lại kin ngạch xuất khẩu hàng năm hàng trăm triệu USD.

Hiện nay, Nhật Bản là thị trường xuất khẩu gỗ lớn thứ hai của Việt Nam sau Mỹ và EU. Đồ gỗ Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản từ năm 2000-2007 đạt tốc độ tăng trưởng khá cao. Năm 2000 kim ngạch xuất khẩu mới đạt 85 triệu USD nhưng đến năm 2007 con số này đã tăng lên 300,6 triệu USD, gấp 3,5 lần so với năm 2000.

Bảng 2.12: Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang Nhật Bản (2000-2007)

Đơn vị: Triệu USD


Năm

Kim ngạch xuất khẩu

Tốc độ tăng (%)

2000

85

78,9

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Tình hình thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ tại Việt Nam và giải pháp nhằm thực hiện giai đoạn sắp tới - 9


2001

96

13,0

2002

117,7

22,5

2003

136

15,9

2004

152

11,7

2005

240,9

58,5

2006

286,8

19,1

2007

300,6

6,7

(Nguồn: http://www.jetro.go.jp )

Các mặt hàng đồ gỗ của Việt Nam xuất vào thị trường Nhật khá đa dạng, bao gồm đồ gỗ nội thất, đồ gỗ công nghiệp, ván sàn, khung tranh, hòm, hộp, đồ gỗ trang trí… Trong đó đồ gỗ nội thất chiếm tỷ trọng áp đảo từ 72-82%, đứng thứ hai sau Trung Quốc xuất khẩu vào Nhật Bản. Dự kiến kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ sang Nhật Bản tới năm 2010 đạt khoảng 700 triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình quân 25%/năm. Trong đó, nhóm hàng đồ gỗ nội thất chiếm khoảng 550 triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình quân 28%/năm.


1.2.5. Hàng điện tử và linh kiện máy tính

Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu hàng điện tử và linh kiện máy tính của Việt Nam đạt 1,708 tỷ USD; năm 2007 là 2,2 tỷ USD, tăng 28,8%. Trước đây, nhóm hàng này chưa thực sự được quan tâm phát triển nhưng với bước nhảy vọt về kim ngạch xuất khẩu trong mấy năm gần đây, sản phẩm điện tử và linh kiện máy tính đang là một trong những nhóm mặt hàng được xếp vào danh sách các mặt hàng xuất khẩu tiềm năng. Kế hoạch xuất khẩu của nhóm mặt hàng điện tử và linh kiện máy tính trong năm 2008 là 3,5 tỷ USD, tăng 59,1%. Đây là một chỉ tiêu khá cao so với nhiều mặt hàng khác, kể cả so với tốc độ tăng trưởng của mặt hàng này trong những năm qua.

Hiện nay, Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của hàng điện tử và linh kiện máy tính Việt Nam sau Thái Lan và Hoa Kỳ. Năm 2007 kim ngạch xuất khẩu hàng điện tử và linh kiện máy tính của Việt Nam sang Nhật đạt 269,2 triệu USD, tăng 9,5% so với năm 2006, chiếm 12,5% tổng kim ngạch xuất khẩu xuất khẩu mặt hàng này. Tuy được đánh giá là thị trường xuất khẩu lớn nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng điện tử của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản mới chỉ chiếm 0,8% kim ngạch nhập khẩu của nước này (năm 2005). Các nhà xuất khẩu Việt Nam có kế hoạch đến năm 2010 sẽ đưa tỷ lệ này lên trên 3%, đồng thời đạt kim ngạch hơn 1 tỷ USD.

Bảng 2.13: Kim ngạch xuất khẩu hàng điện tử và linh kiện máy tính của Việt Nam sang Nhật Bản (2000-2007)

Đơn vị: Triệu USD


Năm

Kim ngạch xuất khẩu

Tốc độ tăng (%)

2000

16,8

60,9

2001

28,6

70,2

2002

44,7

56,3

2003

85,4

91,0

2004

132,8

55,5

2005

252,9

90,4

2006

245,9

- 2,7

2007

269,2

9,5

(Nguồn: http://www.jetro.go.jp )

Theo Bộ Công thương, hàng điện tử và linh kiện máy tính sẽ là mặt hàng mũi nhọn trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong trong tương lai, với kim ngạch xuất khẩu dự kiến đạt 4,7 tỷ USD vào năm 2010, bởi làn sóng đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực điện tử và sản xuất linh kiện máy tính ở Việt Nam tăng mạnh với nhiều dự án đầu tư rất lớn.

Ngay sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), tập đoàn Intel (Mỹ) đã nâng vốn đầu tư từ 600 triệu USD lên 1 tỷ USD; tập đoàn Nidec (Nhật Bản) cũng đầu tư một dự án tại Bình Dương với số vốn 1 tỷ USD sản xuất đầu đọc quang học dùng cho đầu DVD, VCD và mô-tơ siêu nhỏ trong máy ảnh, máy in…; tập đoàn Foxcon (Đài Loan) đầu tư vào Việt Nam số vốn lên tới 5 tỷ USD; tập đoàn MeiKom (Nhật Bản) đầu tư 300 triệu USD ở Hà Tây… Hiện nay, các nhà đầu tư về điện tử của Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc vẫn đang tiếp tục tới Việt Nam để tìm kiếm cơ hội đầu tư và thời gian tới sẽ còn có nhiều dự án lớn được cấp phép trong lĩnh vực này. Hiện đang có xu hướng chuyển các nhà máy sản xuất linh kiện điện tử từ Trung Quốc và các nước trong khu vực Đông Nam á sang Việt Nam. Chẳng hạn tập đoàn MeiKom đang cân nhắc việc chuyển nhà máy đang sản xuất tại Trung Quốc về Việt Nam. Một số tập đoàn khác cũng có ý định chuyển các nhà máy đang sản xuất linh điện điện tử của họ ở Trung Quốc, Malaysia sang Việt Nam. Sở dĩ có sự chuyển hướng đầu tư này là vì Việt Nam hiện có quỹ đất lớn với nhiều vị trí đẹp, thuận lợi cho sản xuất điện tử và công nhân thì có giá thành rẻ.

1.2.6. Mặt hàng giày dép

Việt Nam là nước đứng thứ tư trên thế giới về xuất khẩu mặt hàng giày dép sau Trung Quốc, Hồng Kông và Italia. Năm 2007, nước ta xuất khẩu được 502,8 triệu đôi giày, dép với kim ngạch 3,993 tỷ USD, tăng 11,8% về lượng và tăng 11,2% về giá trị so với năm 2006.

Hiện nay, Nhật Bản không phải là thị trường xuất khẩu chính của giày dép Việt Nam, mà hai thị trường nhập khẩu chủ yếu vẫn là EU và Mỹ. Tuy nhiên, Việt Nam lại là nước đứng thứ ba trong số các nước xuất khẩu da giày lớn nhất vào Nhật Bản sau Trung Quốc và Italia. Thị phần mặt hàng giày dép xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường Nhật Bản ngày càng tăng, từ 2,28%

năm 2001 tăng lên 3,43% năm 2004. Song thị phần này còn quá nhỏ so với 68,3% của Trung Quốc và 10,4% của Italia.

Bảng 2.14: Kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang Nhật Bản (2001-2007)

Đơn vị: Triệu USD


Năm

Kim ngạch xuất khẩu

Tốc độ tăng (%)

2001

58,3

39,1

2002

69,6

19,3

2003

79,4

14,0

2004

87,1

9,6

2005

111,8

28,3

2006

93,7

- 16,8

2007

113,1

20,7

(Nguồn: http://www.jetro.go.jp ) Những mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh và đang có kim ngạch xuất khẩu lớn tại Nhật Bản hiện nay chủ yếu là giày, dép có đế ngoài và mũi giày bằng cao su hoặc plastic (mã HS 6402); giày, dép có đế ngoài bằng cao su, plastic, da thuộc hoặc da tổng hợp và mũi bằng da thuộc (mã HS 6403); và giày, dép có đế ngoài bằng cao su, plastic, da thuộc hoặc da tổng hợp và mũi

giày bằng nguyên liệu dệt (mã HS 6404), dép xốp, dép quai hậu…

Vấn đề của ngành da giày Việt Nam hiện nay là làm sao phát triển được ngành công nghiệp thuộc da để chủ động được nguồn nguyên liệu, từng bước hình thành quy trình sản xuất khép kín từ khâu sản xuất nguyên phụ liệu đến thiết kế, sản xuất và kinh doanh.

Mục tiêu xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đến năm 2010 sẽ đạt khoảng 10-12 tỷ USD, sử dụng 50% nguồn nguyên phụ liệu trong nước; đến

năm 2020 sẽ nâng tỷ lệ nội địa nguồn nguyên liệu lên 75% và kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 20-22 tỷ USD.

2. Tình hình thâm nhập thị trường Nhật Bản của các doanh nghiệp Việt Nam dưới các hình thức khác

2.1. Đầu tư trực tiếp và liên doanh

Tổng số dự án đầu tư ở nước ngoài của Việt Nam từ năm 1988 đến hết năm 2007 là 249 dự án, với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,39 tỷ USD. Các dự án đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam tập trung phần lớn trong lĩnh vực công nghiệp, chiếm 64,2% tổng vốn đầu tư; tiếp theo là lĩnh vực nông nghiệp chiếm 20,5% tổng vốn đầu tư; còn lại là lĩnh vực dịch vụ.

Mặc dù các dự án đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam đã có mặt tại 35 nước và vùng lãnh thổ, nhưng trừ một số dự án đầu tư trong thăm dò, khai thác dầu khí tại Angeri, I rắc, và Madagasca thì phần lớn dự án đầu tư ra nước ngoài tập trung vào một số nước như Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (có 86 dự án, tổng vốn đầu tư là 583,8 triệu USD, chiếm 42% về vốn đầu tư), Campuchia (có 27 dự án, tổng vốn đầu tư là 88,4 triệu USD, chiếm 6,3% về vốn đầu tư) và Liên bang Nga (có 12 dự án, tổng vốn đầu tư là 48,1 triệu USD, chiếm 3,46% về vốn đầu tư).

Trong năm 2007, các doanh nghiệp Việt Nam đã có 64 dự án đầu tư ra nước ngoài với tổng số vốn đăng ký 391,2 triệu USD, quy mô vốn đầu tư đăng ký trung bình cho một dự án trên 6 triệu USD, tăng gần 17% so với năm 2006. Các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp với 17 dự án, vốn đầu tư 156,8 triệu USD, tiếp theo là lĩnh vực công nghiệp với 23 dự án, vốn đầu tư 147,8 triệu USD, còn lại đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ. Trong năm qua, các doanh nghiệp Việt Nam đã vươn ra 18 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, nhưng vốn đầu tư chủ yếu sang Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào với 23 dự án, có tổng vốn đăng ký 162,1 triệu USD và

1 dự án thăm dò khai dầu khí tại Madagasca với vốn đầu tư 117,36 triệu USD. Riêng 2 nước trên đã chiếm 71,2% tổng vốn đăng ký của cả năm 2007.

Những số liệu của năm 2007 cho thấy xu thế đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam đang tăng lên và tình hình đầu tư ra nước ngoài sẽ còn sôi động hơn nữa trong năm 2008.

Nhìn lại quá trình đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam chúng ta có thể nhận thấy các doanh nghiệp chủ yếu đầu tư vào thị trường truyền thống bởi đây là những thị trường mà doanh nghiệp Việt Nam am hiểu luật pháp và cách thức hợp tác nên ít gặp rủi ro. Tuy nhiên, năm 2008 các doanh nghiệp Việt Nam sẽ mở rộng thị trường đầu tư hơn trước,các thị trường ở khu vực Đông Âu, Bắc Phi, châu Mỹ La Tinh, Trung Đông sẽ là điểm đầu tư hấp dẫn của nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Tại mỗi khu vực trên các doanh nghiệp Việt Nam sẽ đầu tư vào một số lĩnh vực trọng tâm bao gồm: dầu khí (Đông Nam á, châu Phi), điện lực (Lào, Trung Quốc), khai thác khoáng sản (Lào), viễn thông (Lào, Campuchia, Hồng Kông, Sinapore, Hoa Kỳ), giao thông vận tải (Singapore, Hồng Kông, Nga), kinh doanh xuất nhập khẩu, thương mại bán lẻ (Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc)…

Theo dự kiến của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và đầu tư), năm 2008 tổng vốn mà Việt Nam đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp sẽ đạt trên 500 triệu USD, tăng 20% so với năm 2007.

Về thị trường Nhật Bản, tuy Nhật Bản được xem là một trong những thị trường đầu tư khó nhất trên thế giới vì các doanh nghiệp Nhật Bản quá nhiều, vốn mạnh, trong khi đó cơ hội đầu tư tốt rất hạn chế, chi phí kinh doanh cao, nhưng cho đến nay Việt Nam đã có 5 dự án đầu tư vào Nhật Bản với tổng vốn đăng ký là 2,1 tỷ USD, trong đó vốn thực hiện là 400.000 USD. Đó là các dự án: Công ty liên doanh Gemasa Corp (dịch vụ hàng hải), Công ty liên doanh Yasaka – Sài Gòn, Công ty liên doanh dịch vụ du lịch và nhà hàng Việt – Nhật (khách sạn và du lịch), Vijasgate Japan (ký kết hợp đồng xuất khẩu),

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 03/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí