Tình hình thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ tại Việt Nam và giải pháp nhằm thực hiện giai đoạn sắp tới - 5

- Mức thuế cơ bản: được quy định trong Luật thuế hải quan. Đây là mức được áp dụng trong thời gian dài.

- Mức tạm thời: được quy định theo Luật thuế tạm thời. Đây là mức thuế mang tính tạm thời được áp dụng thay cho mức thuế cơ bản trong một thời gian nhất định trong trường hợp khó áp dụng mức thuế cơ bản.

- Mức thuế ưu đãi: là mức thuế áp dụng với hàng hóa nhập khẩu từ các nước đang phất triển. Mức thuế này thấp hơn mức thuế nhập khẩu từ các nước phát triển.

(2) Mức thuế hiệp định: Là mức thuế thỏa thuận trong các hiệp định ký với nước ngoài. Trong đó quy định chỉ đánh thuế vào mặt hàng nào đó theo một mức thuế thấp. Hiện nay, mức thuế quy định trong GATT là loại thuế hiệp định duy nhất ở Nhật Bản. Mức thuế này được áp dụng một cách tự động đối với tất cả các nước thành viên của GATT. Mức thuế hiệp định cũng được áp dụng với những nước có thỏa thuận cho nhau hưởng nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc (MFN) trong quan hệ ngoại thương với Nhật Bản.

Về nguyên tắc, mức thuế áp dụng theo thứ tự: mức thuế ưu tiên, mức thuế WTO, mức thuế tạm thời, mức thuế chung. Tuy nhiên mức thuế ưu tiên chỉ được áp dụng khi thỏa mãn các điều kiện trong chương 8 của Luật áp dụng các mức thuế ưu đãi. Mức thuế WTO chỉ áp dụng khi nó thấp hơn cả mức thuế tạm thời và mức thuế chung. Như vậy mức thuế chung áp dụng cho các nước không phải là thành viên của WTO, mức thuế WTO áp dụng cho các nước là thành viên của WTO và mức thuế ưu tiên áp dụng cho các nước đang phát triển. Tất nhiên nếu mức thuế tạm thời thấp hơn những mức thuế trên nó sẽ được áp dụng.

Ngoài thuế nhập khẩu, hàng nhập khẩu phải đóng 5% thuế tiêu thụ thông thường, được áp dụng với tất cả mặt hàng bán tại Nhật Bản. Loại thuế này phải được thanh toán ngay khi khai báo hải quan hàng nhập khẩu. Thuế tiêu

thụ được tính trên trị giá CIF của hàng nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu. Bao bì được miễn thuế nếu chúng chứa một lượng hàng ít hơn 10.000 yên.

Theo hiệp hội thuế quan Nhật Bản, biểu thuế áp dụng cho các mặt hàng nhập khẩu vào Nhật Bản là một trong số những biểu thuế thấp nhất trên thế giới. Tuy nhiên, một số mặt hàng như đồ da và các sản phẩm nông nghiệp vẫn chịu mức thuế cao. Bên cạnh đó, thuế đánh vào các sản phẩm gia công còn tương đối cao. Hiện nay, thuế suất áp dụng đối với các mặt hàng nông nghiệp đang giảm dần. Các mặt hàng như ô tô, phụ kiện, phần mềm, máy vi tính, máy công nghiệp có thuế suất là 0%.

Chế độ thuế quan đặc biệt

Ngoài các loại thuế và mức thuế trên đây, Nhật Bản còn ban hành 3 loại thuế đặc biệt. Đó là:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

- Thuế khẩn cấp: là loại thuế đánh vào hàng nhập khẩu để kịp thời bảo vệ ngành sản xuất trong nước trong trường hợp có sự tăng nhanh nhập khẩu do giá hàng hóa nước ngoài quá rẻ.

- Thuế đối kháng: là loại thuế đặc biệt đánh vào hàng nhập khẩu để đối lại các nhà sản xuất và xuất khẩu nước ngoài được hưởng trợ cấp của chính phủ. Các loại thuế đối kháng chỉ có thể được áp dụng với một số điều kiện hạn chế và khi có thiệt hại về vật chất đối với ngành sản xuất trong nước.

Tình hình thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ tại Việt Nam và giải pháp nhằm thực hiện giai đoạn sắp tới - 5

- Thuế chống bán phá giá: là loại thuế đặc biệt đánh vào hàng nhập khẩu, khi một công ty nước ngoài được coi là bán hàng hóa của mình ở nước nhập khẩu ở mức giá thấp hơn giá thành hay thấp hơn mức giá thông thường của hàng hóa đó tại nước xuất khẩu.

Nhìn chung, Nhật Bản là nước có đạo luật rõ ràng về việc áp dụng quy chế thuế quan đặc biệt để bảo vệ lợi ích của các ngành sản xuất nội địa mỗi khi có thiệt hại thật sự do việc bán phá giá hay trợ cấp xuất khẩu của nước ngoài.

Hệ thống ưu đãi thuế quan

Hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP) là kết quả của cuộc đàm phán liên chính phủ được tổ chức dưới sự bảo trợ của Hội nghị thương mại và phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD). Mục đích của hệ thống này là tăng kim ngạch xuất khẩu, thúc đẩy công nghiệp hóa và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng ở các nước đang phát triển bằng việc giảm thuế nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu các nước này.

Hệ thống ưu đãi phổ cập của Nhật Bản bắt đầu từ năm 1971 dựa trên hiệp ước của UNCTAD năm 1970 và chế độ này có hiệu lực đến ngày 31/3/2011. Thuế GSP thường thấp hơn MFN từ 10 đến 100%. Hiện nay, Nhật Bản giành chế độ GSP cho 140 nước và 15 vùng lãnh thổ đang và chậm phát triển, trong đó có Việt Nam.

Để hàng hóa nhập khẩu được hưởng GSP, chúng phải được công nhận là có xuất xứ từ nước được hưởng GSP và được vận chuyển đến Nhật Bản theo tiêu chuẩn về vận tải. Tiêu chuẩn về vận tải là để đảm bảo hàng hóa được giữ nguyên tính chất và không bị thay đổi hay chế biến trong quá trình vận chuyển từ nước được hưởng GSP tới Nhật Bản. Tiêu chuẩn về xuất xứ quy định hàng hóa phải có xuất xứ toàn bộ tại quốc gia được hưởng. Nghĩa là hàng hóa đó có nguồn gốc toàn bộ tại nước được hưởng hoặc có thành phần nguyên liệu nhập khẩu nhưng đã qua quá trình gia công chế biến cần thiết (sản phẩm cuối cùng nằm trong hạng mục khác với những hạng mục của những nguyên vật liệu nhập khẩu trong biểu thuế quan chung và tỷ trọng tối đa nguyên vật liệu nhập khẩu là 40-50% giá FOB).

2.2.2. Các biện pháp phi thuế quan

a. Chế độ nhập khẩu

Giấy phép nhập khẩu

Hàng nhập khẩu cần có giấy phép là các loại hàng hóa cần có sự phê chuẩn của Bộ Kinh tế, thương mại và công nghiệp Nhật Bản khi muốn nhập

khẩu. Hiện nay ở Nhật Bản hầu hết hàng hóa không cần giấy phép, trừ một các mặt hàng sau:

Hàng hóa nhập khẩu yêu cầu có giấy phép theo Luật kiểm soát ngoại hối, bao gồm: kim loại quí (vàng thoi, vàng hợp chất, tiền đúc không lưu thông và các mặt hàng có hàm lượng vàng cao); chứng khoán; giấy chứng nhận tài sản vô hình…

Hàng nhập khẩu yêu cầu có giấy phép theo Luật kiểm soát nhập khẩu, gồm có:

- Hàng thuộc 66 mặt hàng liệt kê trong thông báo nhập khẩu thuộc diện có hạn ngạch nhập khẩu là vật nuôi, cây cối, các sản phẩm quy định trong Công ước Washington.

- Hàng hóa sản xuất hay vận chuyển từ các quốc gia, khu vực trong thông báo nhập khẩu đòi hỏi phải có giấy phép nhập khẩu (13 mặt hàng bao gồm: cá voi, các sản phẩm làm từ cá voi và các hải sản từ các khu vực có quy định đặc biệt).

- Hàng hóa đòi hỏi phương thức thanh toán đặc biệt.

- Hàng hóa cần sự xác nhận sơ thẩm và phải đáp ứng được các quy định đặc biệt của chính phủ như các loại vắc xin nghiên cứu.

Hàng hóa nhập khẩu yêu cầu có giấy phép thay đổi theo từng thời kỳ. Thông tin chi tiết được đăng trên công báo Tsunasaho Koho (bản tin chính thức của METI) và tờ Tsusho Koho (Tờ nhật báo của JETRO).

Chế độ hạn ngạch nhập khẩu

Chế độ hạn ngạch được xây dựng nhằm định ra hạn ngạch về số lượng và trị giá hàng hóa nhập khẩu vào thị trường trong nước. Hạn ngạch được tính toán trên cơ sở nhu cầu trong nước và các yếu tố khác. Ở Nhật Bản, thông báo hạn ngạch nhập khẩu được xuất bản vào đầu và giữa năm tài chính, quy định trình tự các bước để xin hạn ngạch cho một hay một nhóm mặt hàng. Khi nhập khẩu một mặt hàng theo hạn ngạch, nhà nhập khẩu sẽ không được cấp

giấy phép của ngân hàng quản lý ngoại hối hay các cơ quan có liên quan nếu chưa có được sự phê chuẩn hạn ngạch của METI.

Tổng giá trị hạn ngạch của một mặt hàng hay nhóm hàng được xây dựng và từng hạn ngạch sẽ được phân bổ cho các nhà nhập khẩu trong giới hạn của tổng hạn ngạch đó.

Có 3 loại ngành hàng thuộc đối tượng nhập khẩu có hạn ngạch:

- Các mặt hàng đe dọa đến trật tự an toàn xã hội như vũ khí, đạn, thuốc phiện…

- Các mặt hàng thuộc các ngành hàng cần được nhà nước bảo hộ như hàng nông sản, thủy sản. Tuy nhiên hiện nay, Nhật Bản có xu hướng xóa bỏ bảo hộ hàng sản xuất trong nước và quốc tế hóa nền kinh tế.

- Các loại động thực vật được bảo vệ theo Công ước Washington – Công ước về buôn bán động thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng.

Chế độ cấm nhập khẩu

Theo điều 21 Luật thuế và hải quan, mặt hàng cấm nhập là các mặt hàng ảnh hưởng xấu đến đạo đức, trật tự an toàn xã hội:

- Thuốc phiện, những chất gây nghiện khác, dụng cụ để hút thuốc phiện, chất kích thích, chất tác động đến thần kinh (trừ các loại được quy đinh rõ theo Bộ y tế, lao động và phúc lợi).

- Súng (súng lục, súng trường, súng máy… ), đạn dược cho những súng trên và các bộ phận của súng.

- Các loại tiền kim loại, tiền giấy, giấy bạc hoặc chứng khoán giả.

- Sách, bản vẽ, tác phẩm nghệ thuật hoặc hàng hóa khác làm tổn hại đến đạo đức hoặc an ninh xã hội (các loại tài liệu tục tĩu, khiêu dâm).

- Các hàng hóa xâm phạm bản quyền về sáng chế, kiểu mẫu sử dụng, thiết kế, tên thương mại, quyền tác giả…

Chế độ thông báo nhập khẩu

Chế độ thông báo nhập khẩu áp dụng cho tất cả các mặt hàng ngoại trừ các mặt hàng quy định tại điều 14 của Luật kiểm soát nhập khẩu – hàng hóa tự do nhập khẩu. Bản thông báo nhập khẩu sẽ nộp cho Bộ Kinh tế, thương mại và công nghiệp Nhật Bản thông qua ngân hàng quản lý ngoại hối dưới hình thức xác nhận thanh toán tiền hàng. Tuy nhiên, công việc này do nhà nhập khẩu thực hiện.

b. Các tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa nhập khẩu

Tất cả các sản phẩm trong nước và sản phẩm nhập khẩu của Nhật đều phải chịu kiểm soát rất chặt chẽ và không thể tiêu thụ nếu không được cấp những giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn. Một số tiêu chuẩn là bắt buộc, một số là tự nguyện. Trong nhiều trường hợp, giấy chứng nhận có tính quyết định đối với thành bại của việc thâm nhập thị trường Nhật Bản. Hiện nay, ở Nhật Bản có hai xu hướng đối với các loại tiêu chuẩn. Một là, dần nới lỏng những tiêu chuẩn này và hai là, thống nhất chúng với những tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, thực tiễn ở Nhật Bản chứng tỏ tiêu chuẩn chất lượng và độ an toàn của hàng hóa ở Nhật Bản vẫn cao hơn và chặt chẽ hơn so với yêu cầu thông thường và các tiêu chuẩn quốc tế.

Tại Nhật Bản hiện nay, hệ thống dấu chất lượng bao gồm rất nhiều loại, quy định cho nhiều loại hàng hóa khác nhau. Trong đó, hai dấu chứng nhận chất lượng được sử dụng phổ biến là: “Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản” và “Tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản”.

Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản (JIS)

Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản (JIS) là một trong những tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi ở Nhật. Tiêu chuẩn này dựa trên “Luật tiêu chuẩn hóa công nghiệp” được ban hành vào tháng 6/1949 và thường được biết đến dưới cái tên “Dấu chứng nhận tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản” hay JIS. Hệ thống JIS đã góp phần đã góp phần vào việc mở rộng tiêu chuẩn hóa trên phạm vi toàn bộ nền công nghiệp Nhật Bản. Theo quy định của Điều 26 trong

Luật tiêu chuẩn hóa công nghiệp, tất cả các cơ quan của Chính phủ phải ưu tiên đối với sản phẩm được đóng dấu chất lượng JIS khi mua hàng hóa để phục vụ cho các hoạt động của các cơ quan này.

Hệ thống tiêu chuẩn JIS được áp dụng đối với tất cả các sản phẩm công nghiệp và khoáng sản, trừ các sản phẩm được áp dụng các tiêu chuẩn chuyên ngành như dược phẩm, phân hóa học, sợi tơ tằm, thực phẩm và các sản phẩm nông nghiệp khác được quy định trong luật về tiêu chuẩn hóa và dán nhãn các nông lâm sản (JAS). Do đó khi kiểm tra các sản phẩm này chỉ cần kiểm tra dấu chất lượng tiêu chuẩn JIS là đủ xác nhận chất lượng của chúng.

Giấy phép đóng dấu chứng nhận tiêu chuẩn JIS trên hàng hóa do bộ trưởng Bộ Kinh tế, thương mại và công nghiệp cấp cho nhà sản xuất. Những ai cố ý đóng dấu chất lượng JIS lên hàng hóa mà không phải là nhà sản xuất đã được cấp giấy phép sẽ phải chịu án tù tới 1 năm hoặc nộp phạt 5 triệu yên.

Tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản (JAS)

Luật tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản (JAS) ra đời vào tháng 5/1970, quy định các tiêu chuẩn về chất lượng, đưa ra các quy tắc về việc ghi nhãn chất lượng và đóng dấu chất lượng tiêu chuẩn JAS. Ngày nay, hệ thống JAS đã trở thành cơ sở cho người tiêu dùng Nhật Bản lựa chọn thực phẩm chế biến.

Danh sách các sản phẩm được điều chỉnh bởi luật JAS gồm: đồ uống, các sản phẩm chế biến, dầu ăn, mỡ, các nông lâm thủy sản chế biến. Hiện nay, không phải tất cả các sản phẩm đều được liệt kê trong danh sách các sản phẩm do luật JAS điều chỉnh và các tiêu chuẩn JAS bao quát cả các sản phẩm sản xuất trong nước và các sản phẩm nhập khẩu. Đa số các sản phẩm như thực phẩm đóng hộp, nước hoa quả, các sản phẩm chế biến được sản xuất tại Nhật đều mang dấu chất lượng JAS.

Việc sử dụng dấu chứng nhận chất lượng JAS trên nhãn hiệu sản phẩm là tự nguyện. Các nhà sản xuất cũng như bán lẻ không bị bắt buộc phải sản xuất hay kinh doanh các sản phẩm có chất lượng tiêu chuẩn JAS.

Một số sản phẩm bị bắt buộc phải tuân theo các quy định về dán nhãn chất lượng JAS khi có đủ các điều kiện sau:

- Sản phẩm phải là một nông sản hoặc là một lâm sản mà đã có hoặc trong tương lai gần sẽ có một tiêu chuẩn JAS quy định cho nó.

- Sản phẩm đó phải là sản phẩm có chất lượng khó xác định.

- Là sản phẩm mà người tiêu dùng cần được biết chất lượng của nó trước khi quyết định mua.

Các dấu chứng nhận chất lượng khác

Ngoài tiêu chuẩn JIS và JAS còn có nhiều loại dấu chứng nhận chất lượng khác được sử dụng ở Nhật.

Ngày đăng: 03/01/2023