Tình Hình Hoạt Động Thương Mại Giữa Việt Nam Và Nhật Bản

cũng như đối ngoại. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản cũng bước vào một giai đoạn mới với hai đặc trưng là sự tăng lên vững chắc về khối lượng buốn bán và sự quan tâm ngày càng cao của các nhà kinh doanh và các công ty Nhật Bản đối với thị trường Việt Nam. Trong giai đoạn này, Nhật Bản đứng đầu trong số 10 bạn hàng lớn nhất của Việt Nam gồm: Nhật Bản, Singapore, Hồng Kông, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Trung Quốc, Đức Thụy Sĩ và Mỹ.

Chúng ta có thể hình dung tình hình hoạt động thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản trong những năm gần đây qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.1: Tình hình hoạt động thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản

Đơn vị: Triệu USD


5669

6110

4100

4410

2250

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

2621

921

Tình hình thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ tại Việt Nam và giải pháp nhằm thực hiện giai đoạn sắp tới - 11

1716

2007


2005


2000


1995


0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000


Xuất khẩu Nhập khẩu


(Nguồn: www.mofa.gov.vnBộ Ngoại giao Việt Nam)

Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản đạt 11,78 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 6,1 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu đạt khoảng 5,67 tỷ USD, chiếm 11,24% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Theo số liệu công bố của Bộ công thương Việt Nam, đến tháng 12/2007, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với hơn 180 nước và vùng lãnh thổ, Nhật Bản đã trở thành thị trường quan trọng thứ hai của Việt Nam (sau thị trường Hoa Kỳ) cả về hoạt động xuất khẩu lẫn nhập khẩu.

Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản những mặt hàng mang lợi thế của Việt Nam như: dệt may, thủy sản, dầu thô, than đá, gỗ và sản phẩm gỗ, sản phẩm thủ công mỹ nghệ…, trong khi đó nhập khẩu những mặt hàng chủ yếu phục vụ cho sản xuất. Tuy nhiên, xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản chỉ chiếm gần 1% thị phần nhập khẩu của Nhật Bản, một con số khiêm tốn so với tiềm năng của Việt Nam và sự nhiệt tình hỗ trợ của Chính phủ Nhật Bản dành cho Việt Nam.


1.3. Về hợp tác lao động

Nhật Bản là một thị trường tiềm năng cho lao động Việt Nam. Từ năm 1992 đến nay, Việt Nam đã cử khoảng 18.000 tu nghiệp sinh sang Nhật Bản. Năm 2004, Việt Nam đã lập Văn phòng quản lý lao động tại Tokyo. Năm 2005, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định về quản lý lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài. Năm 2006, ta đã đưa được 5.360 tu nghiệp sinh sang Nhật Bản tăng 20% so với năm 2005. Năm 2007 đưa được 6.513 tu nghiệp, tăng 15% so với năm 2006.

1.4. Về văn hóa – giáo dục

Quan hệ hợp tác trao đổi về văn hóa thông tin giữa Việt Nam và Nhật Bản luôn được quan tâm, tăng cường và thúc đẩy. Nhật Bản thường xuyên cử chuyên gia đến Việt Nam, trợ giúp các dự án nghiên cứu bảo tồn, tôn tạo các ngôi nhà dân gian truyền thống ở cả ba miền Bắc-Trung-Nam. Hai bên đã lập ủy ban chuyên gia Việt – Nhật về bảo tồn Hoàng thành Thăng Long. Hai bên cũng đã cử nhiều đoàn sang thăm, làm việc, biểu diễn nghệ thuật, tham dự triển lãm, liên hoan phim, tổ chức lễ hội ở mỗi nước.

Quan hệ về giáo dục và đào tạo giữa hai nước đã phát triển dưới nhiều hình thức: hợp tác giữa hai Chính phủ, giữa các trường học, giữa các tổ chức, giữa các cá nhân. Những năm gần đây, Nhật Bản là một trong những nước viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho ngành giáo dục và đào tạo của Việt Nam.

Việt Nam cũng đã đón nhận nhiều giáo sư, chuyên gia Nhật Bản sang giảng dạy, tiếp nhận các học giả Nhật Bản sang tìm hiểu về văn hóa, lịch sử Việt Nam. Với sự trợ giúp của Chính phủ Nhật Bản, Việt Nam đang thí điểm dạy tiếng Nhật ở một số trường PTCS tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Nhật Bản dự kiến mời 2.000 thanh niên Việt Nam sang Nhật Bản trong 5 năm, theo nhiều chương trình trong đó bao gồm cả chương trình dành cho học sinh cấp 2 và cấp 3.


1.5. Về du lịch

Hợp tác trao đổi khách: Nhật Bản luôn nằm trong danh sách 5 thị trường gửi khách lớn nhất, số khách du lịch Nhật Bản chiếm gần 10% tổng lượng khách vào Việt Nam. Năm 2004, số khách du lịch Nhật Bản vào Việt Nam tăng 27,4% so với năm 2003, đạt 267.210 lượt. Hai bên đã ký Tuyên bố chung về hợp tác du lịch Việt – Nhật (4/2005) tạo điều kiện cho việc thu hút khách du lịch Nhật Bản vào Việt Nam. Năm 2005, lượng khách Nhật Bản tiếp tục tăng nhanh, đạt 320.605 lượt, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2006 đạt khoảng 383.896 lượt đứng thứ ba trong số nước gửi khách du lịch lớn nhất Việt Nam. Năm 2007 có 418.000 lượt khách du lịch Nhật Bản sang Việt Nam, tăng 11% so với năm 2006.

Từ tháng 1/1/2004, Việt Nam đã chính thức đơn phương miễn thị thực cho người Nhật Bản đi du lịch và kinh doanh vào Việt Nam trong vòng 15 ngày và từ 1/7/2004, quyết định miễn thị thực nhập cảnh ngắn hạn cho mọi công dân mang hộ chiếu Nhật Bản. Ngày 8/3/2005, hai bên đã trao đổi Công hàm miễn thị thực nhập cảnh cho mọi công dân hai nước Việt Nam và Nhật Bản mang Hộ chiếu ngoại giao và công vụ trong thời hạn lưu trú không quá 90 ngày bắt đầu thực hiện từ 1/5/2005.

2. Nhiều mặt hàng có nhu cầu cao ở Nhật Bản mà Việt Nam có khả năng xuất khẩu

2.1. Nhóm hàng thủy sản

2.1.1. Nhu cầu và đặc điểm thị trường Nhật Bản

Nhật Bản là một trong 4 nước có mức tiêu thụ thủy sản bình quân trên đầu người lớn nhất thế giới, khoảng 72 kg/người/năm (năm 2002), lớn hơn Mỹ và EU. Mặt hàng thủy sản tiêu thụ tại Nhật Bản rất đa dạng và đang có sự thay đổi cơ cầu ngành hàng thủy sản tiêu thụ: giảm tỷ trọng mặt hàng đắt và tăng tỷ trọng mặt hàng rẻ. Tuy nhiên, nhiều loại thủy sản cao cấp vẫn được ưu chuộng tại thị trường Nhật Bản hơn bất kỳ nước nào khác như: cá ngừ vây xanh, cá song, cá chình, các loại tôm sú, tôm bạc biển… Nhật Bản tiêu thụ nhiều thủy sản ở dạng ăn sống (làm Sushi hoặc Sashimi). Thủy sản được tiêu thụ mạnh vào cuối năm và đầu năm mới, Tuần lễ vàng (cuối tháng 4 đầu tháng 5), mùa lễ hội ngắm hoa anh đào (tháng 4 đến tháng 6), lễ hội Obon (tháng 8)… Trong những tháng mùa hè, tiêu thụ thủy sản không cao do người Nhật lo ngại thời tiết nóng ảnh hưởng đến chất lượng thủy sản.

Mặc dù Nhật Bản đứng thứ tư trên thế giới về sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thủy sản với sản lượng gần 10 triệu tấn, tuy nhiên cũng chỉ đáp ứng được 2/3 nhu cầu của thị trường trong nước, 1/3 nhu cầu phải nhập khẩu.

Nhập khẩu thủy sản hiện đóng vai trò quan trọng đối với thị trường kinh doanh thủy sản của Nhật Bản và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn vì việc khai thác và nuôi trồng thủy sản đang trên chiều hướng giảm và không thể cung cấp đủ cho nhu cầu trong nước, đồng thời thủy sản nhập khẩu thường rẻ hơn so với hàng trong nước.

Nhật Bản được coi là nước nhập khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, hàng năm nhập khẩu trên dưới 4 triệu tấn với giá trị nhập khẩu 16-18 tỷ USD. Thủy sản nhập khẩu vào Nhật Bản đòi hỏi phải có chất lượng rất cao và thủ tục nhập khẩu khá phức tạp vì có nhiều rào cản phi thuế quan. Hiện nay, có

khoảng trên 150 nước có hàng thủy sản đưa vào Nhật Bản, trong số này có khoảng 10 nước xuất khẩu lớn, chiếm thị phần cao trên thị trường Nhật Bản: Mỹ (11%), Nga (10%), Trung Quốc (9%), Hàn Quốc (7%), Indonesia (6%), Thái Lan , Chile, Đài Loan, Ấn Độ, Na Uy (5%).

2.1.2. Điểm mạnh của Việt Nam trong xuất khẩu thủy sản sang thịtrường Nhật Bản

- Nhiều doanh nghiệp thủy sản có kinh nghiệm sản xuất chế biến, giao dịch thương mại với các đối tác Nhật Bản và tạo được chỗ đứng ổn định trên thị trường này.

- Sản phẩm thủy sản chủ lực của Việt Nam như: tôm, mực, bạch tuộc, ghẹ… được đánh giá là thơm ngon vì nuôi theo phương thức quảng canh, bán tự nhiên.

- Nhiều doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp tư nhân được đầu tư lớn, thiết bị chế biến hiện đại để tạo ra những sản phẩm chế biến phù hợp với thị trường Nhật Bản.

- Nhiều doanh nghiệp đã xây dựng được tiêu chuẩn quản trị chất lượng: GMP, HACCP… tạo điều kiện thuận lợi để thâm nhập thị trường.

- Diện tích nuôi trồng tôm, cua được mở rộng, nhiều cơ sở nuôi tôm hiện đại, mang tính công nghiệp ra đời, giảm bớt tình trạng thiếu nguyên liệu.

2.1.3. Những cơ hội đối với các doanh nhiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam

- Quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản đang phát triển tốt đẹp. Chính phủ Nhật Bản tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho Việt Nam xuất khẩu hàng hóa nói chung và thủy sản nói riêng vào thị trường Nhật Bản.

- Nhu cầu thủy sản của thị trường Nhật Bản còn cao, đặc biệt là ở những mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế xuất khẩu như: tôm, mực, ghẹ…

- Nhà nước ta đã và đang dành nhiếu sự quan tâm phát triển ngành thủy sản thông qua Chiến lược quy hoạch phát triển thủy sản của Việt Nam đến năm 2010, Chương trình đánh bắt xa bờ, Chương trình giống quốc gia…

- Chính phủ Nhật Bản đang dành một phần vốn ODA để giúp ngành thủy sản Việt Nam xây dựng mạng lưới kiểm soát chất lượng thủy sản xuất khẩu.

- Nhiều nhà nhập khẩu thủy sản lớn của Nhật Bản đã lập văn phòng đại diện tại Việt Nam để tham gia tích cực vào việc đưa hàng thủy sản của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản.

- Hiệp hội thủy sản Việt Nam đang dần lớn mạnh, đã trở thành hiệp hội ngành hàng mạnh nhất, hỗ trợ cho các hội viên thâm nhập có hiệu quả vào thị trường Nhật Bản.

2.2. Hàng dệt may

2.2.1. Nhu cầu và đặc điểm thị trường Nhật Bản

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã từng là cường quốc về dệt may hàng đầu trên thế giới nhưng cùng với sự lớn mạnh của các ngành công nghiệp khác như: ô tô, xe máy, điện tử, công nghệ thông tin… ngành dệt may đang ngày càng giảm sút và không còn là ngành công nghiệp quan trọng ở nước này. Hiện nay, sản xuất nội địa của Nhật Bản chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu trong nước và có xu hướng giảm vì sản phẩm trong nước có giá thành cao hơn so với hàng nhập khẩu. Để thỏa mãn nhu cầu mặc của đất nước 128 triệu dân, hàng năm Nhật Bản phải nhập khẩu từ 22-25 tỷ USD hàng may mặc, là thị trường lớn thứ ba sau Mỹ và EU.

Nhu cầu của thị trường Nhật Bản rất cao và đa dạng vì Nhật Bản là một trong số những nước có thu nhập bình quân trên đầu người cao nhất thế giới. Với mức thu nhập cao, người Nhật chi tiêu cho may mặc lớn, hơn nữa Nhật Bản có bốn mùa rất rõ nên thời trang dành cho bốn mùa cũng phải khác nhau.

Yêu cầu về chất lượng hàng dệt may của Nhật Bản rất cao. Hàng may mặc bị xước chỉ, sứt cúc cũng được coi là hỏng, bị trả lại. Chất liệu làm ra sản phẩm rất được người Nhật quan tâm. Hàng làm từ chất liệu tự nhiên như bông, coton được ưa chuộng, còn những sản phẩm làm từ sợi nhân tạo bị kiểm soát chặt chẽ, tránh gây hại cho người tiêu dùng. Người tiêu dùng Nhật Bản đặc

biệt là tầng lớp trung lưu trở lên và thanh niên rất quan tâm đến hàng hiệu, thời trang, kiểu mẫu vì thế tuổi “mốt” trôi trôi qua rất nhanh, đòi hỏi phải liên tục thay đổi mẫu mốt.

Hàng may mặc nhập khẩu của Nhật Bản khá đa dạng từ áo jacket, áo sơ mi, áo Kimono… đến quần áo thời trang. Ngoài hàng may mặc thì người tiêu dùng Nhật Bản còn có nhu cầu lớn về hàng dệt may gia dụng như ga trải giường, chăn, gối, rèm cửa…

Những nước cung cấp hàng dệt may lớn nhất cho thị trường Nhật Bản hiện nay là: Trung Quốc (65%), Italia (8%), Hồng Kông (6%), Thái Lan (2,2%) và Việt Nam (2%) (năm 2002).

2.2.2. Điểm mạnh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật

Bản


- Năng lực của ngành dệt may Việt Nam rất lớn, Hiệp hội dệt may mạnh.

- Công nghệ máy móc ngành dệt may trong 5 năm trở lại đây được đầu

tư mới và hiện đại tạo được các sản phẩm đáp ứng yêu cầu của các thị trường cao cấp, trong đó có thị trường Nhật Bản.

- Bắt đầu nhiều doanh nghiệp lớn đã đầu tư cho phát triển thời trang (có công ty có bộ phận thiết kế thời trang và biểu diễn thời trang riêng), xây dựng thương hiệu, đây là cơ sở quan trọng để các doanh nghiệp chuyển từ gia công sang phương thức tự doanh và tiến tới tổ chức phân phối sản phẩm trên thị trường Nhật Bản.

- Giá công nhân rẻ, người thợ khéo léo tạo được sản phẩm phức tạp với chất lượng tốt.

- Nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư và mở rộng quy mô sản xuất trên thị trường Việt Nam tạo ra một kênh cung cấp sản phẩm dệt may sản xuất tại Việt Nam cho thị trường Nhật Bản.

2.2.3. Những cơ hội đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt maycủa Việt Nam

- Nhật Bản là thị trường phi hạn ngạch lớn, nền kinh tế Nhật Bản từ năm 2003 có sự phục hồi, thị trường tiêu dùng được gia tăng.

- Quan hệ toàn diện về kinh tế và đầu tư giữa Việt Nam và Nhật Bản ở giai đoạn phát triển.

- Nhà nước đang đầu tư lớn cho xúc tiến thương mại, đặc biệt là ngành dệt may.

- JETRO hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam phát triển thị trường.

- Du lịch phát triển, người tiêu dùng Nhật Bản đến Việt Nam nhiều hơn và bắt đầu yêu thích thời trang Việt Nam.

2.3. Hàng thủ công mỹ nghệ

2.3.1. Nhu cầu thị trường Nhật Bản và tình hình xuất khẩu của Việt Nam

Nhật Bản là nơi tập trung hàng đồ gỗ chạm trổ, gốm sứ, mây tre đan của Việt Nam. Nhu cầu về đồ gỗ làm bằng tay ở Nhật Bản là khá lớn và hiện có xu hướng phát triển mạnh. Hàng năm, Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản vào khoảng 15 triệu USD đồ dùng gia đình, chủ yếu là đồ gỗ. Một thuận lợi cho việc xuất khẩu mặt hàng này là hàng nhập khẩu không phải trải qua kiểm dịch và kiểm tra vệ sinh.

Đồ gốm sứ là mặt hàng có tiềm năng phát triển lớn ở Nhật Bản, nhập khẩu hàng gốm sứ tăng nhanh chóng trong những năm gần đây. Đồ gốm sứ của Việt Nam đã có mặt ở Nhật Bản nhưng kim ngạch còn khá khiêm tốn, khoảng 5 triệu USD/năm. Để tăng xuất khẩu mặt hàng này sang Nhật Bản, cần hết sức chú ý đến khâu tạo hình.

Ngoài ra, ngành thủ công mỹ nghệ của Việt Nam cũng có nhiều sản phẩm khác được thị trường Nhật Bản ưu chuộng như thảm len, các loại thảm thủ công cỡ nhỏ, đồ nội thất bằng tre, lụa tơ tằm, thổ cẩm, sản phẩm từ xơ dừa, cọng lục bình, nón lá, chiếu hoa, tranh lụa, sơn mài, tranh vỏ trứng, quạt giấy, lồng đèn ngọc trai, tranh thêu, hàng ren gia dụng…

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/01/2023