Dấu Chữ Và Ý Nghĩa Liên Quan Đến Chất Lượng Và Độ An Toàn Của Hàng Hóa

Bảng 2.6: Dấu chữ và ý nghĩa liên quan đến chất lượng và độ an toàn của hàng hóa

Ý nghĩa

Phạm vi sử dụng

DÊu Q: chất lượng và

độ đồng nhất của sản phẩm

Dùng cho các loại sản phẩm dệt may, bao gồm: quần

áo trẻ em và các loại quần áo khác, khăn trải giường

DÊu G: thiết kế, dịch vụ sau bán và chất lượng

Dùng cho các sản phẩm như máy ảnh, máy móc thiết

bị, đồ thủy tinh, đồ gốm, đồ dùng văn phòng, sản phẩm may mặc và đồ nội thất.

Dêu S: độ an toàn

Dùng cho nhiều chủng loại hàng hóa dành cho trẻ

em, đồ gia dụng, dụng cụ thể thao.

DÊu S.G: độ an toàn

(bắt buộc)

Dùng cho xe tập đi, xe đẩy, nồi áp suất, mũ xe đạp, mũ bóng chày và các loại hàng hóa khác.

DÊu Len

Dùng cho sợi len nguyên chất, quần áo len nguyên chất, đồ len đan, thảm, hàng dệt kim có trên 99% len

mới.

DÊu SIF: các hàng may

mặc có chất lượng tốt

Dùng cho hàng may mặc như quần áo nam, nữ, ô, áo khoác, ba lô và các sản phẩm phục vụ cho thể thao.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Tình hình thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ tại Việt Nam và giải pháp nhằm thực hiện giai đoạn sắp tới - 6

Dấu tiêu chuẩn môi trường Ecomark

Vấn đề môi trường ngày càng thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng Nhật Bản. Cục môi trường Nhật Bản đang khuyến khích người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm không làm hại môi trường, kể cả các sản phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu, các sản phẩm này được đóng dấu “Ecomark”.

Để được đóng dấu Ecomark, sản phẩm phải đạt được ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau:

+ Việc sử dụng sản phẩm đó không gây ô nhiễm môi trường hoặc rất ít gây ô nhiễm môi trường.

+ Việc sử dụng sản phẩm đó mang lại nhiều lợi ích đối với môi trường.

+ Chất thải sau khi sử dụng không gây hại cho môi trường hoặc gây hại rất ít.

+ Sản phẩm đóng góp đáng kể vào việc bảo vệ môi trường ngoài các cách kể trên.

c. Một số luật lệ thương mại của Nhật Bản

Hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản được kiểm soát bằng một hệ thống pháp luật tương đối chặt chẽ vì các lý do bảo vệ an ninh quốc gia, lợi ích kinh tế hoặc đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng.

Một số hàng hóa bị điều tiết theo quy chế sản phẩm, nghĩa là sản phẩm muốn nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản phải được các bộ ngành có liên quan của nước này cho phép, đặc biệt phải tuân thủ các hệ thống nguyên tắc áp dụng đối với các loại hàng hóa công nghiệp, nông nghiệp, hay thực phẩm chế biến…

Ngoài ra, hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản còn bị chi phối bởi hàng loạt các luật lệ và quy định về kiểm dịch, trách nhiệm của nhà sản xuất và người kinh doanh sản phẩm phải bồi thường đối với các thiệt hại do sử dụng những sản phẩm chất lượng không đảm bảo. Sau đây là một số quy định luật pháp thương mại tiêu biểu và có ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụ hàng hóa.

Luật trách nhiệm sản phẩm

Luật trách nhiệm sản phẩm được áp dụng đối với các sản phẩm nói chung và sản phẩm nhập khẩu nói riêng. Luật này được ban hành vào tháng 7/1995 để bảo vệ người tiêu dùng. Luật này quy định rằng nếu như một sản phẩm có khuyết tật gây ra thương tích cho người hoặc thiệt hại về vật chất thì nạn nhân có thể đòi nhà sản xuất bồi thường cho các thiệt hại xảy ra liên quan đến sản phẩm có khuyết tật và quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và khuyết tật của sản phẩm.

Luật vệ sinh thực phẩm

Luật vệ sinh thực phẩm quy định cho tất cả các thực phẩm và đồ uống tiêu dùng trên thị trường Nhật Bản. Hàng hóa được phân chia thành nhiều nhóm: các gia vị thực phẩm, các máy móc dùng để chế biến và bảo quản thực

phẩm, các dụng cụ đựng và bao bì cho các gia vị cũng như cho thực phẩm, đồ chơi trẻ em và các chất tẩy rửa dùng cho việc làm sạch thực phẩm và đồ ăn. Các loại hàng này khi đưa vào sử dụng phải có giấy phép của Bộ Y tế, lao

động và phúc lợi xã hội Nhật Bản.

Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải hiểu đúng chế độ quản lý vệ sinh thực phẩm để có thể tránh những vi phạm đáng tiếc.

2.3. Đánh giá chung về chính sách nhập khẩu của Nhật Bản

Hiện nay, Nhật Bản đang duy trì và phát triển chế độ mậu dịch tự do. Từ những năm 80, Nhật Bản đã xúc tiến mở cửa thị trường bằng việc cắt giảm và bãi bỏ thuế nhập khẩu, nới lỏng các biện pháp hạn chế số lượng, cải cách hệ thống cấp chứng nhận. Các nỗ lực này của Nhật Bản đã làm giảm bớt sự hạn chế nhập khẩu, đặc biệt với hàng sản xuất công nghiệp và khai thác mỏ, những mặt hàng này chỉ chịu mức thuế nhập khẩu trung bình 1,9%, thấp nhất trong số các nước công nghiệp phát triển. Bên cạnh đó, đối với hàng công nghiệp, Nhật Bản đã bãi bỏ tất cả các “hạn chế nhập khẩu còn lại”.

Đối với nông sản nhập khẩu, cho đến nay, Nhật Bản vẫn đang cố gắng để tự do nhập khẩu và mở cửa thị trường cho các nông sản chính như thịt bò và cây họ cam.

Các cố gắng này đã làm cho kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản tăng lên một cách đều đặn. Ngày nay, Nhật Bản áp dụng các biện pháp toàn diện để mở rộng quy mô nhập khẩu như áp dụng các khuyến khích về thuế để đẩy mạnh nhập khẩu hàng công nghiệp, cấp tín dụng nhập khẩu và các biện pháp khác. Các chính sách này đã làm giảm lượng lớn thặng dư thương mại và cải thiện cán cân thanh toán của Nhật Bản.

Người tiêu dùng Nhật Bản có thói quen đưa ra quyết định mua hàng căn cứ vào dấu chất lượng trên bao bì. Họ coi đó là sự đảm bảo độ tin cậy về chất lượng hàng hóa. Vì vậy các nhà xuất khẩu có ý định thâm nhập vào thị trường Nhật Bản cần có dấu chứng nhận JIS, JAS hoặc Ecomark… cho các sản phẩm của mình để đảm bảo rằng các sản phẩm này có được tiêu chuẩn tối thiểu tại

thị trường Nhật, từ đó dễ dàng cho việc tiêu thụ hàng hóa. Hơn nữa, vì các tiêu chuẩn về chất lượng của Nhật Bản rất cao cho nên một sản phẩm đã được thị trường Nhật chấp nhận thì sản phẩm đó hoàn toàn có thể cạnh tranh tại các thị trường khác.

Các tiêu chuẩn mang tính kỹ thuật do Nhật Bản đề ra nhìn chung là cao hơn so với các tiêu chuẩn chung trên thế giới. Việc các nhà sản xuất của Nhật Bản thực hiện các tiêu chuẩn về chất lượng hàng hóa này đã giúp họ rất thành công trên thương trường. Còn đối với nhiều nhà sản xuất và xuất khẩu nước ngoài muốn đưa hàng hóa vào thị trường Nhật Bản, nhiều người cho rằng những tiêu chuẩn mà người Nhật đề ra là quá cao, việc đáp ứng được những tiêu chuẩn đó là rất khó khăn và quá tốn kém. Họ coi đó là những rào cản hạn chế nhập khẩu lớn nhất vào thị trường Nhật. Tuy nhiên, cũng có nhiều nhà xuất khẩu nhận thức được tầm quan trọng của việc đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng và độ an toàn của hàng hóa đối với người tiêu dùng và họ đã đạt được thành công.

Trong khi theo đuổi chính sách mậu dịch tự do, Nhật Bản vẫn có cơ chế bảo hộ các ngành sản xuất trong nước một cách hiệu quả. Thay cho những biện pháp bảo hộ mang tính lộ liễu như áp đặt lệnh cấm, hạn chế số lượng hay

áp thuế suất cao, hiện nay Nhật Bản đang sử dụng các biện pháp bảo hộ được lồng ghép vào những lý do chính đáng như bảo vệ những ngành sản xuất trong nước trước những hành động thương mại không lành mạnh, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, kiểm soát chất lượng, bảo vệ môi trường, quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, điều kiện lao động, kiểm soát dịch bệnh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, ghi nhãn hàng hóa…

3. Hệ thống phân phối của Nhật Bản

3.1. Đặc điểm hệ thống phân phối

Nhật Bản là nước tiêu thụ hàng hóa lớn thứ hai trên thế giới với các kênh phân phối hàng hóa rất đặc trưng. Hàng hóa vào thị trường Nhật Bản phải qua nhiều khâu phân phối lưu thông nên khi đến được tay người tiêu dùng hàng

hóa có giá cả rất cao so với giá nhập khẩu. Các khâu phân phối của Nhật Bản từ sản xuất đến bán buôn, bán lẻ đều có những yêu cầu khác nhau. Yêu cầu

đối với nhà sản xuất là đảm bảo đáp ứng đúng yêu cầu của người tiêu dùng và chào hàng với giá cả hợp lý.

Hệ thống phân phối sản phẩm của Nhật Bản bao gồm các khâu, các mối quan hệ giữa nhà sản xuất (nhà nhập khẩu), các công ty thương mại, các nhà bán buôn và các nhà bán lẻ. Các kênh phân phối hàng hóa nhập khẩu thay đổi theo từng loại sản phẩm, mạng lưới bán buôn và các công ty tham gia vào quá trình này. Các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm được hệ thống phân phối này

để tạo thuận lợi cho hàng hóa của mình đứng vững trên thị trường Nhật Bản.

Theo kết quả điều tra của thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, hệ thống phân phối hàng hóa của Nhật Bản có nhiều cửa hàng bán lẻ với mật độ rất dày

đặc nhưng quy mô nhỏ. Những cửa hàng bán lẻ này thường sử dụng trung bình từ 1 - 40 nhân viên và có mật độ khoảng 13 cửa hàng cho 1000 dân, cao hơn so với 8,7 ở Pháp, 6,6 ở Đức, 6,5 ở Mỹ và 6,1 ở Anh. Nếu tính số lượng các cửa hàng bán lẻ, Nhật Bản có 1,6 triệu cửa hàng bản lẻ so với 1,5 triệu cửa hàng ở Mỹ. Hệ thống bán lẻ của Nhật Bản bao gồm: siêu thị, cửa hàng bách hóa, cửa hàng gia đình, các cửa hàng bán lẻ chuyên doanh, các trung tâm buôn bán ở các khu phố có nhiều cửa hàng bán lẻ hoặc các dịch vụ bán hàng qua hệ thống thông tin, truyền hình phục vụ tận địa chỉ người tiêu dùng.

Các cửa hàng bán lẻ nhỏ thường nằm ở các vùng đông dân cư và kinh doanh nhiều loại mặt hàng như: thực phẩm, hàng may mặc và các hàng hóa tiêu dùng khác. Các cửa hàng này có đặc điểm tiện lợi, mở cửa 24/24, giá rẻ, dịch vụ tốt. Các siêu thị lớn có hiệu quả kinh doanh không cao do thiếu tính linh hoạt, nền kinh tế và chi tiêu tiêu dùng giảm sút. Còn các cửa hàng bách hóa tổng hợp gần đây đang chuyển sang cung cấp nhiều loại dịch vụ, hoạt

động giải trí khác nhau, đồng thời còn cung cấp nhiều loại hàng hóa cao cấp

đắt tiền, kể cả hàng nhập khẩu. Hình thức thương mại điện tử là hình thức

được các nhà bán lẻ không có cửa hàng lựa chọn. Các nhà bán lẻ này chuyên

kinh doanh bán hàng qua catalogue, điện thoại, thư, internet, truyền hình, máy bán hàng tự động và giao hàng tận nhà. Doanh số của loại cửa hàng này không lớn lắm, nhưng đang tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây.

Hiện nay, Nhật Bản có khoảng hơn 430 nghìn cơ sở bán buôn, cứ trung bình 34 cơ sở bán buôn cho 10.000 dân cư. Nếu tính quan hệ từ nhà sản xuất

đến người bán lẻ, thì trung bình có 2,21 nhà bán buôn nằm giữa người bán lẻ và nhà sản xuất, cao gấp 2 lần so với con số 0,73 ở Pháp, và 1 ở Mỹ. Do đó, một hàng hóa ở Nhật Bản thường phải trải qua nhiều tầng nấc trung gian, phải

đi một quãng đường dài hơn và giá cả khi đến tay người tiêu dùng rất cao so với giá nhập khẩu.

Đặc điểm rất độc đáo trong hệ thống phân phối hàng hóa của Nhật Bản là sự tồn tại hệ thống duy trì giá bán lẻ trong đó nhà sản xuất kiểm soát giá bán lẻ thông qua các chính sách chiết khấu hoa hồng và mua lại hàng hóa. Đối với chính sách mua lại hàng hóa, khác với châu Âu và Mỹ (người mua phải gánh chịu mọi rủi ro về sản phẩm trong phạm vi khu vực phân phối và chỉ có những hàng hóa bị khuyết tật mới được trả lại), tại Nhật Bản người tiêu dùng có thể trả lại các hàng hóa như may mặc, sách báo, và dược phẩm với điều kiện hàng hóa đó phải còn nguyên mác, tem dán. Đối với chính sách chiết khấu hoa hồng, Nhật Bản thực hiện nhiều loại chiết khấu và được chiết khấu thường xuyên, chứ không chỉ chiết khấu vào lúc thanh toán tiền hàng như ở châu Âu.

Hệ thống phân phối hàng hóa ở Nhật Bản có sự hợp tác chặt chẽ giữa các nhà sản xuất và các nhà phân phối theo vòng khép kín và bài ngoại, nhất là những hệ thống những cửa hàng chuyên môn hóa chỉ kinh doanh một loại hàng nhất định. Sự hợp tác chặt chẽ này thể hiện như sau: các nhà sản xuất cung cấp vốn cho các nhà bán buôn và các nhà bán buôn lại cung cấp tài chính cho các nhà bán lẻ; các nhà sản xuất đưa ra chế độ chiết khấu hoa hồng thường xuyên và rộng rãi; các nhà sản xuất sẵn sàng mua lại hàng hóa nếu không bán được và những nhà bán lẻ chỉ kinh doanh những mặt hàng do các nhà sản xuất và nhà bán buôn cung cấp. Điều này cũng có nghĩa không

khuyến khích các nhà bán lẻ bán các sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh, hoặc có nghĩa là hạn chế bán sản phẩm cho các nhà xuất khẩu nước ngoài ở

địa bàn đã định.

Hệ thống phân phối hàng hóa của Nhật Bản có những nhược điểm sau:

- Hệ thống phân phối hàng hóa khép kín qua nhiều nấc trung gian làm cho giá cả hàng hóa tăng lên khi tới tay người tiêu dùng. Giá bán lẻ của Nhật Bản trung bình cao hơn ở Mỹ 48%, ở Anh là 55%.

- Không kích thích các cửa hàng bán lẻ nỗ lực cải tiến nâng cao hiệu quả kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm.

- Duy trì số lượng cửa hàng đông đảo không hiệu quả.

- Hạn chế sự thâm nhập thị trường Nhật Bản của các công ty nước ngoài.

Hiện nay, Nhật Bản đang đối đầu với hai luồng quan điểm: một là nới lỏng quy định về phân phối hàng hóa và hai là bảo vệ duy trì hệ thống cũ. Một mặt, Nhật Bản đang phải chịu sức ép của nước ngoài để hàng hóa của họ thâm nhập vào thị trường Nhật Bản. Mặt khác, các quan chức Nhật Bản đang cần sự ủng hộ chính trị của các nhà bán lẻ thì lên tiếng ủng hộ duy trì hệ thống phân phối cũ vì hệ thống này đã được hình thành trong thời gian dài, đã kết hợp

được các khía cạnh văn hóa, kinh tế, xã hội của người Nhật. Hơn thế nữa, với mật độ dân cư đông đúc các cửa hàng bán lẻ sẽ là điểm mua sắm phù hợp, người dân không phải lái xe đến các vùng ngoại ô xa xôi nơi có các siêu thị lớn. Ngoài ra, với diện tích sinh hoạt của người Nhật rất hạn chế, không có nhiều chỗ để dự trữ nên họ đi chợ mua sắm các loại tạp phẩm và thực phẩm thường xuyên hơn.

3.2. Những thay đổi của hệ thống phân phối

Hiện nay, hệ thống phân phối hàng hóa của Nhật Bản đã có một số thay

đổi theo hướng đơn giản, thông thoáng và quốc tế hóa hơn, giảm dần tính khép kín và bài ngoại. Sự thay đổi là do những nguyên nhân sau:

Thứ nhất, nguyên nhân gián tiếp, do nền kinh tế Nhật Bản có dấu hiệu phục hồi trong những năm gần đây, thu nhập và mức sống của người Nhật Bản

tăng lên đáng kể dẫn đến nhu cầu hàng hóa đa dạng và phong phú. Trong khi

đó, đồng yên tăng giá dẫn đến hàng hóa nhập khẩu có tính cạnh tranh về giá cả. Hơn nữa, việc các doanh nghiệp chuyển dần sản xuất ra nước ngoài nơi có nguồn nhân công rẻ buộc Nhật Bản phải tái nhập khẩu hàng hóa từ các nhà máy ở nước ngoài.

Thứ hai, có bốn nguyên nhân trực tiếp làm thay đổi hệ thống phân phối của Nhật Bản: Ủy ban thương mại công bằng Nhật Bản đã ban hành quy định Luật chống độc quyền có tính đến thực tiễn phân phối và phương thức kinh doanh truyền thống, bãi bỏ quy định nhà sản xuất quy định giá bán lẻ và khống chế giá bán lẻ của nhà phân phối dẫn đến môi trường kinh doanh bất bình đẳng. Vì vậy, các nhà bán lẻ đã có thể tiến hành buôn bán trực tiếp với nhà sản xuất nước ngoài, và trong khả năng cho phép của mình, phát triển các sản phẩm có nhãn hiệu riêng cạnh tranh với các sản phẩm khác của Nhật Bản. Mặt khác, Nhật Bản cũng đã tiến hành đưa công nghệ thông tin vào hệ thống phân phối, hệ thống quản lý marketing từ đó tiêu chuẩn hóa và nâng cao tính hiệu quả của hệ thống phân phối. Ngoài ra, từ phía các nhà phân phối nước ngoài, họ đã ứng dụng những tiêu chuẩn quốc tế khi thâm nhập vào thị trường Nhật Bản và tạo ra một môi trường cạnh tranh buộc các nhà phân phối Nhật Bản phải thay đổi cung cách kinh doanh. Chính những nhân tố trên đã giúp hệ thống phân phối của Nhật Bản thay đổi theo hướng tích cực. Những thay đổi đó thể hiện ở sự đa dạng hóa phương thức nhập khẩu và mở cửa cho các nhà bán lẻ nước ngoài thâm nhập thị trường.

Trước đây, mô hình đặc thù về phân phối hàng hóa nhập khẩu là do người nhập khẩu (các công ty thương mại tổng hợp), đại lý nhập khẩu độc quyền để nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài và phân phối cho nhà bán buôn, sau đó thông qua nhà bán buôn thứ cấp mới đến người bán lẻ. Tuy nhiên, những năm gần đây phương thức nhập khẩu đã được đa dạng hóa. Nhà sản xuất trong nước bắt đầu tiến hành nhập khẩu hàng hóa từ các cơ sở đầu tư ở

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/01/2023