Tình hình biến động giá xăng dầu trên thị trường Việt Nam trong quá thời gian qua - nguyên nhân và giải pháp - 11

sát thực; trên cơ sở đó để có phản ứng chính sách thích hợp, để điều hành việc nhập khẩu vào thời gian có lợi nhất cả về số lượng và giá cả, không được để xảy ra đứt đoạn nguồn cung. Việc xây dựng được chính sách quản lý giá hợp lý, phù hợp là điều cần thiết nhằm đảm bảo lợi ích cho cả Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng.

3.4. Quản lý hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu xăng dầu.

Xuất nhập khẩu là khâu quan trọng của mỗi quốc gia. Hoạt động có hiệu quả sẽ đem lại lợi ích cho kinh tế- xã hội. Nghị định 55 không quy định bao nhiêu đầu mối doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu mà chỉ quy định ai có đủ điều kiện thì có thể tham giá kinh doanh xăng dầu. Cụ thể: doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu phải có cầu cảng chuyên dụng nằm trong hệ thống cảng quốc tế của Việt Nam, bảo đảm tiếp nhận được tàu chở xăng dầu nhập khẩu hoặc phương tiện vận tải xăng dầu khác trọng tải tối thiếu 7000 tấn. Ngoài ra, còn phải có kho tiếp nhận xăng dầu dung tích tối thiểu 15000 m3, có phương tiện vận chuyển xăng dầu chuyên dụng thuộc sở hữu hoặc thuê tài chính tối thiểu 5 năm. Có hệ thống phân phối xăng dầu đủ lớn. Tóm lại chính sách của Nhà nước ta là doanh nghiệp nào có khả năng cạnh tranh tốt thì tạo điều kiện cho doanh nghiệp đó phát triển. Hằng năm, căn cứ theo cung- cầu của nền kinh tế, Bộ KH-ĐT, Bộ Thương mại, Bộ Công nghiệp xác định tổng nhu cầu định hướng về xăng dầu cho năm tiếp theo.

Theo đó, Bộ Thương mại giao mức nhập khẩu xăng dầu tối thiểu cho từng doanh nghiệp nhập khẩu. Doanh nghiệp kinh doanh quyết định lượng nhập khẩu các loại để tiêu thụ song không thấp hơn mức tối thiểu được giao, và chịu trách nhiệm cung cấp đủ nguồn cho hệ thống phân phối, đảm bảo ổn định thị trường xăng dầu.

Tuy nhiên, trong kinh doanh bán buôn, nhập khẩu xăng dầu phải là những doanh nghiệp lớn, có độ tích tụ cao, tiềm lực về vốn, cơ sở vật chất

kỹ thuật, công nghệ đều phải lớn mới có đủ sức cạnh tranh với các tập đoàn nước ngoài khi Việt Nam mở cửa thị trường. Hơn nữa, khi trong nước có quá nhiều đầu mối nhập khẩu xăng dầu, chất lượng không đảm bảo, giá không thống nhất. Do đó nên thu hẹp đầu mối nhập khẩu từ 1 đến 2 đầu mối. Ở Trung Quốc có 2 đầu mối nhập khẩu xăng dầu, Malaysia có 1 nhưng hệ thống vận hành vẫn tốt. Do đó, điều quan trọng hơn cả là cần chú ý tới chất lượng nhập khẩu chứ không phải chỉ đơn thuần mạnh về số lượng. Hơn thế nữa, việc nhập khẩu tập trung ở một vài đầu mối sẽ giúp Nhà nước dễ dàng kiểm tra và giám sát thị trường nhập khẩu, giá gốc và chất lượng mặt hàng. Hiện nay các doanh nghiệp nước ta nhập khẩu xăng dầu chủ yếu từ một vài thị trường châu Á như Singapore, Đài Loan, Trung Quốc… thì việc giám sát giá nhập khẩu tương đối dễ dàng. Tuy nhiên khi thị trường xăng dầu thực sự cạnh tranh và mở cửa thì việc có quá nhiều đầu mối nhập khẩu sẽ thực sự trở thành một khó khăn đối với Nhà nước trong quản lý giá cả và chất lượng xăng dầu.

3.5. Quản lý gián tiếp doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.

Gián tiếp quản lý cơ chế tính giá xăng dầu của doanh nghiệp.

Nhà nước kiểm soát doanh nghiệp gián tiếp thông qua quy định của pháp luật như: kiểm soát chặt chẽ các điều kiện kinh doanh như: kho tàng, mạng lưới, dự trữ; nhà nước phải yêu cầu doanh nghiệp tính theo Quy chế tính giá hàng hóa dịch vụ được ban hành tại quyết định số 06/2005/QĐ-BTC ngày 18-1-2005 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Tính giá thành sản xuất hàng hóa dịch vụ; chi phí lưu thông hàng hóa, dịch vụ; chi phí quản lý doanh nghiệp theo các điều 24,25,26 Nghị định số 116/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/9/2005 quyết định thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh. Áp dụng quy chế tính giá hàng hóa không chỉ tạo hành lang pháp lý cho doanh nghiệp có đủ các căn cứ tính giá, phương pháp tính giá, quy định những loại chi phí nào

được tính vào giá và loại chi phí nào không được tính vào giá… mà còn là cơ sở để Nhà nước có thể kiểm soát được các yếu tố hình thành giá khi có biến động hoặc khi phát hiện doanh nghiệp tính giá không đúng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Nếu phát hiện các doanh nghiệp quy định giá không hợp lý, Nhà nước yêu cầu doanh nghiệp báo cáo phương án tính giá, các quyết định giá do doanh nghiệp định và thực hiện việc kiểm soát các yếu tố hình thành giá. Nếu vì chiếm thị phần chủ yếu và định giá bất hợp lý thì xử lý theo Nghị định 120/2005/NĐ-CP ngày 30/09/2005 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm luật trong lĩnh vực cạnh tranh. Những quy định Nhà nước đưa ra như trên nhằm hạn chế tối đa việc doanh nghiệp lợi dụng chính sách quản lý giá mới để tùy ý tăng giá, ảnh hưởng tới lợi ích của người tiêu dùng và xã hội.

Ngăn chặn tình trạng liên minh độc quyền.

Tình hình biến động giá xăng dầu trên thị trường Việt Nam trong quá thời gian qua - nguyên nhân và giải pháp - 11

Trong trường hợp các doanh nghiệp liên kết độc quyền mà định giá độc quyền để thu lợi thì sẽ bị xử lý theo các điều 19, 20, 21 Pháp lệnh giá. Nhìn chung việc xử lý các vi phạm như vậy theo quy định sẽ rất nặng, đó là: đình chỉ thi hành mức giá bất hợp lý do doanh nghiệp quy định và phải định lại mức giá hợp lý hơn, phạt tiền, tịch thu toàn bộ số tiền thu lợi do định giá bất hợp lý…Nếu tình tiết nặng có thể thu hồi giấy phép kinh doanh hoặc chuyển sang truy cứu trách nhiệm hình sự.

Do thị trường xăng dầu nước ta cạnh tranh còn yếu, việc cho phép doanh nghiệp tự định giá nếu không có quản lý gián tiếp dễ tạo kẽ hở cho các doanh nghiệp liên minh chiếm lĩnh thị trường. Do đó, sự ra đời của Luật cạnh tranh là giải pháp cần thiết với quy định rất nghiêm ngặt về hành vi liên minh độc quyền của tất cả các ngành, lĩnh vực trong đó có xăng dầu. Các thỏa thuận giữa các doanh nghiệp nhằm mục đích ấn định giá mua bán, thỏa thuận phân chia thị trường, thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng

sản xuất, mua, bán…kể cả trực tiếp hoặc gián tiếp đều có thể bị coi là vi phạm Luật cạnh tranh. Các vi phạm dạng này có thể bị xử phạt với mức cao, lên tới 10% tổng doanh thu của các doanh nghiệp vi phạm trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm. Luật cạnh tranh cũng cho phép tịch thu toàn bộ khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm. 70

Mặc dù Nhà nước đã ban hành Nghị định 55 cho phép doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu từ tháng 05/2007, song việc quản lý của Nhà nước vẫn tiến hành như cũ. Hằng tháng doanh nghiệp vẫn phải báo cáo về khối lượng nhập, giá cả, lượng hàng tồn kho, lời lãi. Cách làm này sẽ hạn chế tối đa trường hợp các doanh nghiệp liên minh bắt tay nhau làm giá. Trên thực tế, do thị trường xăng dầu trong nước chưa có sự cạnh tranh thực sự mà đã trao quyền cho doanh nghiệp, những lo ngại về tình trạng độc quyền, bán xăng giá cao là có cơ sở. Nhà nước khuyến cáo các doanh nghiệp không được tăng giá tức thời theo giá thế giới mà phải cân đối, lấy lúc lãi bù lúc lỗ, xét tổng thể cả năm vẫn có lãi, để tái đầu tư sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, việc tăng giảm giá vẫn phải thông báo cho Liên bộ trước 1,2 ngày, nếu hợp lý mới được thông qua. Đồng thời, Nhà nước yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện kiểm toán để loại trừ các chi phí bất hợp lý và đảm bảo mức thu thuế xăng dầu theo chỉ tiêu Quốc hội đã đề ra. Ngoài ra, Nghị định 55 cũng có quy định cụ thể nghiêm cấm các hành vi đầu cơ, trục lợi, liên kết tăng giá bán làm mất ổn định thị trường (điều 26, khoản 2) và các quy định khá cụ thể về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm của các doanh nghiệp tham gia thị trường.

Chống tình trạng đầu cơ, buôn lậu xăng dầu.

Với quy định mới ban hành về Quản lý kinh doanh xăng dầu chính là một giải pháp tối ưu nhất đối với tình trạng đầu cơ, buôn lậu xăng dầu. Tình trạng buôn lậu xăng dầu qua biên giới trước đây là do chênh lệch giá quá lớn


70 Luật Cạnh tranh 27/2004/QH 11.

giữa giá xăng dầu trong nước với các nước trong khu vực, khi giá xăng dầu nước ta luôn thấp hơn nhiều các nước cùng biên giới. Tuy nhiên, khi giá xăng dầu được quản lý theo cơ chế thị trường, dần dần mức giá trong nước sẽ có xu hướng tiến gần đến mặt bằng chung của giá thế giới. Khi đó, chênh lệch giá không còn hoặc không đáng kể thì sẽ xóa bỏ hoàn toàn được tình trạng buôn lậu xăng dầu. Cho tới năm 2008, Nhà nước tiếp tục xóa bỏ trợ giá cho mặt hàng dầu. Khi đó, Ngân sách Nhà nước không phải “gián tiếp bù lỗ” cho nạn buôn lậu xăng dầu như trước nữa.

Tóm lại, Nhà nước mặc dù không trực tiếp quản lý giá song thông qua một số chính sách như: quy chế tính giá hàng hóa, Luật cạnh tranh, Pháp lệnh giá và NĐ 55/CP-TTg…là những biện pháp quản lý gián tiếp hiệu quả thị trường xăng dầu nội địa để phát triển đúng theo quy luật thị trường.


4. Mở rộng và phát triển thị trường kinh doanh xăng dầu trong nước.

4.1. Phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh xăng dầu.


Khi nước ta thực sự có nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong một môi trường cạnh tranh tự do cần tìm ra giải pháp nhằm kiểm soát giá xăng dầu nội địa bất kể các diễn biến phức tạp trên thị trường thế giới. Một trong những công cụ có thể tính đến là xây dựng thị trường giao sau xăng dầu ở Việt Nam.

Khi đã có thị trường giao sau xăng dầu thì doanh nghiệp có thể chủ động mua các hợp đồng kỳ hạn hoặc giao sau xăng dầu với thời hạn vài tháng hoặc cả năm ở một mức giá cố định sẵn, tùy theo tính toán của doanh nghiệp, giả sử mức giá ký hợp đồng là 65 USD/thùng. Điều đó có nghĩa là nếu sau đó giá dầu thô thế giới có tăng lên 70 USD/thùng thì doanh nghiệp vẫn mua được ở mức giá đã được ký hợp đồng trước là 65 USD/thùng. Tuy vậy, khi thực

hiện các giao dịch trên thị trường kỳ hạn, các doanh nghiệp kinh doanh phải chịu rủi ro do giá xăng dầu giảm thấp hơn mức ký hợp đồng ban đầu. Giả sử, giá giảm 60 USD/thùng thì doanh nghiệp phải chịu lỗ 5 USD/thùng. Tuy nhiên, khi đã tham gia thị trường kỳ hạn này, thì doanh nghiệp thường chủ động được mức giá kỳ vọng (65 USD/thùng), bất kể giá lên hay xuống. Hơn nữa, doanh nghiệp không cần phải có kho bãi để tích trữ số xăng dầu giao sau đã mua mà chính thị trường giao sau sẽ làm nhiệm vụ tích trữ này. Khi đến thời hạn, doanh nghiệp cần xăng dầu sẽ được nhận được từ thị trường với mức giá thỏa thuận. Điều này vừa giúp doanh nghiệp bớt nỗi lo về giá xăng dầu tăng, vừa chủ động kiểm soát được chi phí đầu vào của mình. Đồng thời, đây cũng là giải pháp có lợi đối với cả người tiêu dùng, vì mức giá cả sẽ được bảo đảm ổn định trong một thời gian dài. Việc xây dựng thị trường giao sau có nhiều quốc gia đã thực hiện, trong đó có Trung Quốc. Là quốc gia nhập khẩu xăng dầu lớn thứ hai trên thế giới trong những năm trở lại đây, thị trường giao sau xăng dầu của Trung Quốc đã ra đời từ khá sớm (1994) nhưng

sau đó ngừng hoạt động và bắt đầu trở lại hoạt động và phát triển mạnh từ cuối năm 200471. Việc Trung Quốc phát triển thị trường này cũng là vì nhu cầu phòng ngừa rủi ro giá xăng dầu của doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Ngoài ra, các doanh nghiệp nhập khẩu cũng cần tăng cường tìm kiếm và hợp tác với những bạn hàng kinh doanh lớn. Trong môi trường kinh tế đang mở cửa và hội nhập như hiện nay, việc tìm hiểu và lựa chọn đúng những bạn hàng lớn đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu là vô cùng quan trọng. Nó không chỉ ảnh hưởng tới lợi nhuận lâu dài của doanh nghiệp mà còn giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín và năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường.

4.2. Xây dựng môi trường tự do cạnh tranh cho thị trường xăng dầu trong nước.


71.Theo Tuổi trẻ và báo điện tử VN: http://www.vietnamnet.vn/kinhte/2006/08/604711/

Hiện nay trên thị trường xăng dầu có 11 doanh nghiệp được quyền nhập khẩu với mạng lưới bán lẻ rộng khắp. Trong khi đó, Petrolimex chiếm gần 60% thị phần, đứng thứ hai là Petro Việt Nam với 2 công ty thành viên là PDC và Petechim, kế kiếp là Petec và Sài gòn Petro, 4 công ty này đang chiếm khoảng 90% thị phần cả nước. Vì vậy, nếu các doanh nghiệp này “hợp tác” với nhau để lôi kéo khách hàng thì có lợi hơn là việc cạnh tranh, gây căng thẳng với nhau. Tuy nhiên, nếu các doanh nghiệp liên minh với nhau tăng giá sẽ làm ảnh hưởng tới lợi ích của người tiêu dùng. Do đó, điều cần thiết là phải mở rộng thị trường kinh doanh xăng dầu, tạo môi trường cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu được tự do cạnh tranh với nhau. Một trong những giải pháp được thực hiện là xóa bỏ trợ cấp mặt hàng xăng, và tiến tới 1,2 năm nữa sẽ xóa trợ cấp mặt hàng dầu. Do từ trước tới nay, các doanh nghiệp nhập khẩu luôn được Nhà nước bảo trợ nên sinh ra tâm lý ỷ lại, dựa dẫm vào nguồn Ngân sách Nhà nước. Các doanh nghiệp thường lợi dụng nguồn Ngân sách của Nhà nước, thu lợi cho mình, gây thiệt hại cho nền kinh tế. Hơn nữa, năng lực quản lý kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng trở nên kém hiệu quả, năng lực cạnh tranh yếu kém. Việc xóa bỏ trợ cấp xăng dầu giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong kinh doanh.

Thứ hai, để kích thích môi trường kinh doanh trong nước, Nhà nước nên có chính sách khuyến khích doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nước ngoài tham gia vào thị trường trong nước. Mặc dù khi tham gia Tổ chức thương mại WTO ta không cam kết mở cửa thị trường xăng dầu, tuy vậy, theo xu thế chung của thị trường, trong tương lai thị trường xăng dầu trong nước cần hội nhập với thị trường xăng dầu thế giới. Khi đó, các doanh nghiệp nước ngoài có cơ hội gia nhập thị trường trong nước để cùng tham gia kinh doanh xăng dầu. Để có thể tồn tại trong môi trường tự do cạnh tranh thì các doanh nghiệp kinh doanh trong nước sẽ phải tìm cách nâng cao năng lực cạnh tranh

của mình thông qua chính sách giá cả hợp lý, dịch vụ chu đáo. Chắc chắn khi đó, người tiêu dùng sẽ được hưởng mức giá cạnh tranh hơn, chất lượng mặt hàng tốt hơn. Khi càng có nhiều doanh nghiệp tham gia thị trường, các doanh nghiệp cạnh tranh nhau, muốn lôi kéo khách hàng thì phải giảm giá sản phẩm, nâng cao chất lượng hàng hóa và dịch vụ. Như thị trường xăng dầu Nhật Bản và Trung Quốc, do cung cấp xăng dầu với giá rẻ theo thị trường quyết định và cung cấp với lượng ổn định nên kinh doanh xăng dầu ở 2 thị trường này diễn ra rất quyết liệt.

Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, để có thể chủ động hội nhập với môi trường quốc tế thì cần phải hoàn thiện cơ chế quản lý, đổi mới mô hình tổ chức theo hướng tinh gọn, hiện đại. Bên cạnh đó phải xác lập các phương án huy động vốn cho nhu cầu đầu tư dài hạn để tạo thế mạnh về hạ tầng kinh doanh khi nước ta thực sự mở cửa hội nhập. Trước mắt, các doanh nghiệp cần thiết lập hệ thống phân phối lâu dài và ổn định. Hệ thống phân phối mạnh cùng với chất lượng giá cả, dịch vụ tốt sẽ là yếu tố bảo đảm cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu của Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh của mình ở thị trường trong nước và thị trường thế giới trước thềm hội nhập.


Tiểu kết chương III.


Từ nghiên cứu trên cho thấy: để bình ổn giá xăng dầu phải cần có rất nhiều yếu tố. Một trong những yếu tố quan trọng nhất hiện nay là việc nghiên cứu, khai thác những nguồn năng lượng mới, nhằm thay thế cho nguồn dầu thô sẽ cạn kiệt trong tương lai. Quá trình nghiên cứu này ở nước ta hiện nay chưa thực sự được đầu tư, chú trọng. Bên cạnh đó, đối với một quốc gia có tiềm năng dầu thô như Việt Nam thì việc xây dựng các

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/09/2022