xanh, một lọng xanh, một bút, một miếng son. Cúng Địa phủ một tán đỏ, một ngựa đỏ, một ghế đỏ, một lọng đỏ, một bút, một phiến son, một thỏi mực. Cúng Thủy phủ một tán trắng, một ngựa trắng, một ghế trắng, một lọng trắng, một bút, một thỏi mực, một phiến son. Cúng mỗi phủ 500 tiền vàng mã, một con gà, một thủ lợn, một con vịt, cùng hương, hoa… [152].
Bày biện lễ xong, trước tiên, bà đồng cựu sai đệ tử cúng Tam phủ, rồi cúng các vị tiên. Khi cúng Tam phủ, ắt phải thỉnh mời Tam phủ, tức Tam phủ Công đồng về chứng đàn, giám lễ. Về bản chất, cúng trình Tam phủ hay cúng trình Tứ phủ đều mang ý nghĩa là cúng trình thế giới thần linh, bao gồm tất cả thần linh. Vì chưa tìm được khoa lễ trình đồng Tam phủ Công đồng trong tư liệu Hán Nôm, dưới đây xin giới thiệu khoa lễ trình đồng Tứ phủ Công đồng trong sách Tứ phủ Công đồng khoa
nghi sớ văn hợp tập 四 府 公 同 科 儀 疏 文 合 集 , một cuốn sách Hán Nôm tập
hợp khoa cúng, sớ văn thông dụng trong lễ Tứ phủ, khắc in năm Bảo Đại thứ 14 (1938), xưa được bày bán rộng rãi ở khu vực phủ Giày cho giới hành đồng. Qua các đường thỉnh, hệ thần đại diện trong Tam/Tứ phủ (trong lễ thỉnh này Dương phủ, tức Nhạc phủ đã được tách khỏi Địa phủ, cũng được thỉnh riêng nhưng cơ bản thì hệ thần Tam/Tứ phủ đều bao gồm tất cả thần linh) được hiện diện như sau:
Thiên phủ thỉnh:
Thiên phủ Thiên Tàng Bồ tát, Đại Thiên Giới Chủ Ma Hê Thủ La Thiên vương, Trung Thiên Giới Chủ Đại Phạn Thiên vương, Tiểu Thiên Giới Chủ Tam Thập Tam Thiên chúa, Đế Thích Đề Hoàn Nhân Thánh đế, Vô Sắc Giới Trung Tứ Thiên Thượng đế, Sắc Giới Nhất Thập Bát Đại Thiên đế, Dục Giới Thiên Trung Lục Đại Thiên đế, Hạo Thiên Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng đế, Nam Cực Thiên Hoàng Đại đế, Bắc Cực Tử Vi Đại đế, Tứ Phương Tam Thập Nhị Thiên đế, Bắc Đẩu Chúng Tinh quân, Nam Đẩu Lục Tinh Chân quân, Thập Nhất Đại Diệu Chân quân, Chu Thiên Nhị Thập Bát Tú Tinh quân, Tam Nguyên Ngũ Lão Đế quân, Thập Nhị Cung Phận Thiên tôn, Thiên Tào Dẫn Tiên Chân quân, Thái Ất Tư Mệnh Chân quân, Bản Mệnh Nguyên Thần Tinh quân, Bản Hạn Chủ Chiếu Tinh quân, Chu Thiên Tam Bách Lục Thập Ngũ Triền Độ Tinh quân, Hộ Trì Quốc Giới Tứ Đại Thiên vương, Bát Bộ Kim cương, Bát Bộ Hộ pháp, Thiên Long Dược phụ, Càn
Thát Bà vương, A Tu La vương, Ca Lâu La vương, Khẩn Na La vương, Ma Hầu La Ca vương, Nhân phi nhân và chư thần tùy tùng.
Hợp thỉnh:
Có thể bạn quan tâm!
- Câu Chuyện Tiếp Cận Văn Hóa Quanh Tín Ngưỡng Thờ Mẫu Liễu Hạnh Ở Phủ Giày Qua Khảo Chứng Vân Cát Thần Nữ Truyện
- Hành Trạng Thế Tục Của Tam Vị Thánh Mẫu Phủ Giày
- Vấn Đề Tam Phủ, Tứ Phủ Và Tam Tòa Tứ Phủ
- Tín ngưỡng thờ mẫu Liễu Hạnh ở Phủ Giày qua tư liệu Hán Nôm - 21
- Tín ngưỡng thờ mẫu Liễu Hạnh ở Phủ Giày qua tư liệu Hán Nôm - 22
- Tín ngưỡng thờ mẫu Liễu Hạnh ở Phủ Giày qua tư liệu Hán Nôm - 23
Xem toàn bộ 312 trang tài liệu này.
Thiên Tiên Thánh Mẫu, Cửu Trùng Thiên Thanh Vân Công chúa, Thiên Tiên Cửu Thiên Huyền Nữ, Đô Thống Thánh Mẫu Công chúa, Thiên Tiên Bán Thiên Mão Dậu Công chúa, Thiên Tiên Thiên Hoàng Hoa Chi và 36 bộ Động Tiên cung và chúng tiên tùy tùng.
Địa phủ thỉnh:
Địa phủ Địa Tạng Vương Bồ tát, Địa phủ Chí Tôn, Bắc Âm Phong Đô Đại đế, Tá Lý Thái Thượng Lão Quân, Trợ Lý Huyền Tư Chân quân, Phong Đô Thượng Tướng quân, Phong Đô Thái Phó quân, Tứ Minh Chân quân, Địa phủ U Ti Thập điện Thánh vương, Tần Quảng Đô Tào Minh vương, Sở Giang Quy Lộc Minh Vương, Tống Đế Minh Tào Minh vương, Ngũ Quan Nguyên Lâm Minh vương, Diêm Lam Minh Hiền Minh vương, Biến Thành Hạc Đình Minh vương, Thái Sơn Bảo Huề Minh vương, Bình Đẳng Quy Nguyên Minh vương, Đô Thị Tử Khí Minh vương, Chuyển Luân Phối Sinh Minh vương, Đạo Minh Hòa Thượng Đại Biện Trưởng giả, Vô Độc Quỷ vương, Địa phủ Tào liêu, U Âm Chủ tể, Mã Diện Ngưu đầu, Ngục tốt, Ngục lại cùng các tùy tùng.
Hợp thỉnh:
Ba vị Thánh Mẫu chí tôn ở Vân Hương: Địa Tiên Thánh Mẫu, hiển thánh ở Sòng Sơn, giáng thần ở Vân Cát, Quỳnh Hoa Dung Liễu Hạnh Công chúa, được tặng phong Chế Thắng Hòa Diệu Đại vương, lại được gia phong Mã Hoàng Bồ tát, Đệ nhị Quảng cung, Đệ tam Quế cung, các bộ Tiên nương và chư vị tùy tùng.
Thủy cung thỉnh:
Thủy phủ Chí Tôn, Phù Tang Cam Lâm Đại đế, Dương Cốc Đế quân, Giang Độc Quảng Nguyên Thuận Tế vương, Hà Độc Linh Nguyên Hoằng Tế vương, Hoài Độc Trường Nguyên Hầu Tế vương, Tế Độc Thanh Nguyên Hán Tế vương, Đông Hải Nguyên Thánh Quảng Đức vương, Nam Hải Hồng Thánh Quảng Lợi vương, Tây Hải Thông Thánh Quảng Nguyên vương, Bắc Hải Xung Thánh Quảng Trạch vương, Cửu Giang Đại đế, Bát Đại Long vương, chư vị quyến thuộc của Long cung,
Tinh linh suối, vực, đầm, hồ, vùng ngập nước, thần kỳ trong 84 miếu ven sông, chư vị thần quân trong miền Thủy phủ.
Hợp thỉnh:
Thủy Tiên Thánh Mẫu, Xích Lân Long Nữ, Bạch Ngọc Động Hồ trung, Thủy Tiên Công chúa, cùng bộ chúng tùy tùng.
Dương phủ thỉnh:
Dương Phủ Chí tôn, Đông Nhạc Thiên Tề Đại Sinh Nhân Thánh Đế quân, Nam Nhạc Tư Thiên Đại Hóa Chiêu Thánh Đế quân, Tây Nhạc Kim Thiên Đại Lợi Thuận Thánh Đế quân, Bắc Nhạc An Thiên Đại Chân Nguyên Thánh Đế quân, Trung Nhạc Trung Thiên Đại Ninh Sùng Thánh Đế quân và môn hạ của Nhạc phủ trong 72 ti, các vị tôn thần thuộc hệ Tản Lĩnh, Nhị Hà, núi thiêng, sông lớn nước Nam, Đô Đại Thành hoàng Đại vương trong thiên hạ, chư vị Thành hoàng Tôn thần bản tỉnh, phủ, châu, huyện, Bản cảnh xã ti Phúc Đức Tôn thần, uy linh trong các miếu mạo và thần kỳ được hưởng tế tự.
Hợp thỉnh:
Sơn Tiên Thánh Mẫu, Diệu Tín Thiền sư, Thượng Ngàn Công chúa Lê Mại Đại vương, cùng tám vạn Sơn trang, Thập nhị Tiên nương, 72 động, chư vị tiên nga trong các gác tía, lầu son, cùng bộ chúng tùy tùng.
Ngoài ra còn thỉnh thêm các vị sứ giả và quyến thuộc: Thiên phủ môn hạ - Tứ Thiên Sứ giả, Địa phủ môn hạ Diêm Ma Sứ giả, Thủy phủ môn hạ - Không Hành Sứ giả, Dương phủ môn hạ - Thổ Địa Sứ giả, cùng bộ chúng quyến thuộc.
Lễ xong, bà đồng cựu sai đệ tử đốt đồ mã cho Tam phủ, sau đó mở tiệc... Tiệc xong, bà đồng cựu sai người trình đồng sửa sang khăn áo ngồi đồng. Nếu là đồng Thiên Tiên thì đội khăn xanh, mặc áo xanh, thắt đai xanh. Sau khi người trình đồng vận trang phục chỉnh tề thì ngồi trước ban thờ Thiên Tiên. Bà đồng cựu khấn mời hồn Thiên Tiên nhập vào người trình đồng. Nếu như Thiên Tiên đã giáng vào thân người trình đồng thì đầu người trình đồng sẽ lắc lư. Từ hôm ấy, người trình đồng chính thức trở thành đồng tân, được Thiên Tiên giáng xuống nhập vào và được Tam phủ chứng minh. Khi mọi người đều biết Thiên Tiên đã giáng vào người trình đồng thì thừa nhận người trình đồng là bà đồng. Sau đó, tuy người này làm
đồng Thiên Tiên nhưng cũng có thể làm đồng Thủy Tiên, đồng Địa Tiên. Các vị tiên đều có những cô hầu, như cô Lan, cô Quế... Tuy làm đồng Tiên Thánh nhưng sau người này có thể ngồi đồng các cô…
Người mới trình đồng phải cúng Tam phủ tại điện nhà bà đồng cựu. Cúng Tam phủ xong, lại ngồi đồng tại điện của bà đồng cựu. Nếu người ngồi đồng được Tiên giáng nhập thì lấy hương, hoa, trầu cau ban cho mọi người. Những người được ban đều nói: “Thánh ban lộc cho”. Như vậy, muốn làm đồng, trước tiên phải cúng trình đồng tại điện của đồng cựu. Cúng trình xong, nếu giầu thì về lập một điện tại gia, mua một bức tranh Thiên Tiên, một bức Địa Tiên, một bức Thủy Tiên, một bức Phật Quan Âm, một bức Ngũ hổ để phụng thờ. Dựng điện xong, nếu đã cúng Tam phủ trình đồng tại nhà đồng cựu thì sau khi dựng điện tại gia, không cần phải cúng Tam phủ trình đồng nữa, mà chỉ cúng Phật, Tiên, thỉnh mời các vị về điện mới mà thôi. Nếu đồng đó nghèo, sau khi cúng trình đồng tại nhà đồng cựu rồi thì cũng được tự xưng là bà đồng. Tuy không lập được điện thờ tại gia, mọi người vẫn gọi là bà đồng [152].
Đó là một số nét cơ bản về lễ cúng Tam phủ trình đồng được tiền nhân ghi chép lại qua quan sát tham dự, phỏng vấn cách đây trên dưới một thế kỷ.
Chưa vội bàn đến tính hỗn dung tôn giáo, tín ngưỡng giữa Đạo giáo, Phật Giáo, Hindu giáo/Ấn Độ giáo và tín ngưỡng dân gian, đặc biệt là sự chi phối và ảnh hưởng của Nho giáo… trong hệ thần Tam/Tứ phú nhưng qua những ghi chép Hán Nôm về lễ trình đồng, quan sát tham dự, khảo sát điền dã, phân tích tư liệu…, bước đầu có thể tạm rút ra một số vấn đề và biện giải như sau:
1). Trong tín ngưỡng thờ Mẫu, trình đồng là trình Tam/Tứ phủ, tức trình tất cả thần linh trong Tam/Tứ phủ, bao gồm Tam/Tứ phủ Ông và Tam/Tứ phủ Bà. Điều này có nghĩa, trong tín niệm dân gian, sau khi trình đồng, con đồng chính thức trở thành đệ tử của thần linh trong Tam/Tứ phủ chứ không chỉ thuộc về riêng một phủ nào. Sau lễ trình đồng, con đồng lập điện thờ Tam/Tứ phủ, hành đồng trước sự chứng giám của tất cả thần linh Tam/Tứ phủ. Vì vậy, hình tượng thần linh (tượng, tranh, bài vị) trong các điện, phủ thờ Mẫu Tam/Tứ phủ như chúng ta thường thấy, cơ bản là hình ảnh đại diện cho hệ thần Tam/Tứ phủ. Và, về bản chất, trình đồng, ngồi đồng vốn là một liệu pháp
tâm linh nhằm cầu thần chữa bệnh, được dân gian thường gọi là chữ bệnh âm. Trong tín ngưỡng dân gian, “lên đồng phán truyền” là một phương thức thông linh cơ bản trong thực hành và truyền bá tín ngưỡng, trong đó có tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ. Theo đó, dưới sự dẫn dắt của tư duy và niềm tin tôn giáo, các tín đồ mặc nhiên thừa nhận, đồng chính là cầu trung gian chuyển lời (thánh phán) từ hệ thần Tam/Tứ phủ tới họ và ngược lại.
2). Cũng theo những mô tả trên, có thể tạm hiểu, với đồng thờ Tiên/Mẫu, ban đầu, một người nhập vào giới đồng và hành đồng thường được xác định mang căn một phủ hoặc hai phủ, thậm chí ba phủ, bốn phủ nhưng khi cúng Tam phủ/Tứ phủ trình đồng, bà đồng cựu sẽ mở cả Tam phủ hoặc Tứ phủ. Theo đó, con đồng dù ban đầu mang căn một phủ nhưng sau khi trình Tam/Tứ phủ sẽ là con/đệ tử của Tam phủ/Tứ phủ và thờ cả Tam/Tứ phủ và có thể ngồi đồng các phủ. Góp phần lý giải hiện tượng này, quan niệm hành đồng trong dân gian cho rằng: Tùy theo căn mệnh, sau trình đồng, con đồng sẽ dựng một điện thờ Tam/Tứ phủ, nếu có điều kiện thì có thể sắm đủ 5 loại sắc phục để hành đồng (Thiên tiên Thanh Vân Cửu Trùng Công chúa dùng sắc phục màu xanh; Thiên phủ Chí Tôn Ngọc Hoàng Huyền Khung Cao Thượng Đế dùng sắc phục màu vàng; Địa tiên Quỳnh Hoa Dung Liễu Hạnh Công chúa dùng sắc phục màu đỏ; Thủy tiên Lân Nữ Bạch Ngọc Thủy Tinh Công chúa dùng sắc phục màu trắng; Thủy tiên Thượng Ngàn Lê Mại Đại Vương dùng sắc phục màu lam), nếu không có điều kiện thì chỉ cần sắm một bộ khăn áo thuộc về phủ trực tiếp nắm bản mệnh để ngồi đồng phủ đó hành đồng chữa bệnh, sau khi ngồi đồng chữa được cho người bệnh do phủ khác làm ra, con bệnh khỏi bệnh sẽ mua khăn áo dâng lễ tạ phủ tác bệnh đã cho mình khỏi bệnh, dâng xong biếu lại cho bà đồng. Theo thời gian, lâu dần, người hành đồng ấy sẽ có đủ năm sắc phục hành đồng [152]. Như vậy, có thể thấy rằng, trong tín niệm dân gian, Tam/Tứ phủ là một hệ liên thông, được tổ chức như một tổ chức xã hội thực thụ.
3). Về cơ cấu, có thể liên tưởng hệ thần Tứ phủ Công đồng với mô hình “Nhà nước quân chủ chuyên chế do vua đứng đầu” trong xã hội phương Đông thời cổ đại, cụ thể như sau: Trong Tứ phủ, Thiên phủ giữ vai trò chí tôn, nắm quyền sáng tạo và điều hành chung, theo cách diễn giải thiên hướng nam, thường được
cho là do Thiên phủ Thiên Tàng Bồ tát, Đại Thiên Giới Chủ Ma Hê Thủ La Thiên vương, còn có tôn hiệu khác là Thiên phủ Chí tôn Hạo Thiên Kim Khuyết Ngọc Hoàng Huyền Khung Cao Thượng đế đứng đầu Tứ phủ, dưới đó là hàng Thiên vương, Thiên chúa, Thánh đế, Thượng đế, Thiên đế, Đại đế, Tinh quân, Chân quân, Đế quân, Thiên tôn, Chân quân, Tinh quân, Kim cương, Hộ pháp… chư thần tùy tùng (thuộc hệ nam) và chư vị Thánh Mẫu, Công chúa, tiên trong 36 bộ Động Tiên cung, chúng tiên tùy tùng (thuộc hệ nữ) và sứ giả, quyến thuộc…; Địa phủ giữ vai trò thừa hành, cai quản Địa phủ, do Địa phủ Địa Tạng Vương Bồ tát, Địa phủ Chí Tôn, Bắc Âm Phong Đô Đại đế, còn có tôn hiệu khác là Địa phủ Diêm La Thiên tử đứng đầu, dưới đó là hàng Lão quân, Chân quân, Tướng quân, Phó quân, Chân quân, Thánh vương, Minh vương, Trưởng giả, Quỷ vương, Tào liêu, Chủ tể, Mã Diện Ngưu đầu, Ngục tốt, Ngục lại, tùy tùng (thuộc hệ nam) và Ba vị Thánh Mẫu chí tôn ở Vân Hương - Quỳnh Hoa Dung Liễu Hạnh Công chúa, Đệ nhị Quảng cung, Đệ tam Quế cung, các bộ Tiên nương, chư vị tùy tùng và sứ giả, quyến thuộc…; Thủy phủ giữ vai trò thừa hành, cai quản Thủy phủ, do Thủy phủ Chí Tôn, Phù Tang Cam Lâm Đại đế, còn có tôn hiệu khác là Thủy phủ Phù Tang Cam Lâm Đại đế đứng đầu, dưới đó là hàng Đế quân, Tế vương, vương, Long vương, chư vị quyến thuộc của Long cung, Tinh linh suối, vực, đầm, hồ, vùng ngập nước, thần kỳ trong 84 miếu ven sông, chư vị thần quân trong miền Thủy phủ (hệ nam) và Thủy Tiên Thánh Mẫu, Xích Lân Long Nữ, Bạch Ngọc Động Hồ trung, Thủy Tiên Công chúa, cùng bộ chúng tùy tùng và sứ giả, quyến thuộc...; Dương phủ/Nhạc phủ giữ vai trò thừa hành, cai quản Dương phủ/Nhạc phủ, do Dương Phủ/Nhạc phủ Chí tôn, Đông Nhạc Thiên Tề Đại Sinh Nhân Thánh Đế quân, còn có tôn hiệu khác là Nhạc phủ Chí tôn Thiên Tề Đại Sinh Nhân Thánh Đế quân đứng đầu, dưới đó là Nam Nhạc Tư Thiên Đại Hóa Chiêu Thánh Đế quân, Tây Nhạc Kim Thiên Đại Lợi Thuận Thánh Đế quân, Bắc Nhạc An Thiên Đại Chân Nguyên Thánh Đế quân, Trung Nhạc Trung Thiên Đại Ninh Sùng Thánh Đế quân, môn hạ của Nhạc phủ trong 72 ti, các vị tôn thần thuộc hệ Tản Lĩnh, Nhị Hà, núi thiêng, sông lớn nước Nam, Đô Đại Thành hoàng Đại vương trong thiên hạ, chư vị Thành hoàng Tôn thần bản tỉnh, phủ, châu, huyện, Bản cảnh xã ti Phúc Đức Tôn thần, uy linh trong các
miếu mạo, thần kỳ được hưởng tế tự… và Sơn Tiên Thánh Mẫu, Diệu Tín Thiền sư, Thượng Ngàn Công chúa Lê Mại Đại vương, cùng tám vạn Sơn trang, Thập nhị Tiên nương, 72 động, chư vị tiên nga trong các gác tía, lầu son, cùng bộ chúng tùy tùng và sứ giả, quyến thuộc…
4). Trong các khóa lễ Tứ phủ (Thiên phủ, Địa phủ, Thủy phủ, Dương phủ/Nhạc phủ), không phải vị nào cũng có văn chầu và được dâng văn chầu, bởi theo quan niệm dân gian, Tứ phủ là “Tứ phủ vạn linh”, tức vô số thần linh, không thể kiểm đếm hết được (“Vạn” là con số phiếm chỉ, chỉ số nhiều). Vì thế, chỉ có thể thỉnh mời, dâng văn đại diện nhưng không thể để thiếu sót. Theo đó, trong các điện thờ, việc tạc tượng hoặc vẽ tranh thờ hoặc lập bài vị thờ đại diện được xem như một giải pháp tối ưu, với ban Công đồng thờ tất cả chư vị thần linh được thờ hoặc mời về chứng đàn, giám lễ…, có thể chọn lựa một số vị thần đại diện vẽ tranh, làm tượng hoặc bài vị để thờ. Đây cũng là một truyền thống thờ chung, phổ biến trong các cơ sở thờ tự ở nước ta vẫn tồn tại đến tận ngày nay.
5). Nếu tạm chia hệ thần trong Tứ phủ theo giới thì mỗi phủ đều có các vị thần nam và các vị thần nữ, ứng với Tứ phủ sẽ có Tứ phủ Nam, tôn xưng có thể gọi là Tứ phủ Ông và Tứ phủ Nữ, tôn xưng có thể gọi là Tứ phủ Bà, Tứ phủ Mẫu, Mẫu Tứ phủ. Do đó, Tứ phủ Ông, Tứ phủ Bà đều thuộc về Tứ phủ Công đồng, tức Tứ phủ (thế giới thần linh).
Với tín ngưỡng thờ Mẫu, xưa dân gian thường gọi là thờ Chư vị, thờ các Bà. Theo đó, hệ Thần/Thánh/Mẫu - Tứ phủ Bà, tôn xưng có thể gọi là Tứ phủ Mẫu, Mẫu Tứ phủ, ắt cũng thuộc Tứ phủ, bao gồm các Nữ/Mẫu thần thuộc bốn miền cai quản của bốn Mẫu đứng đầu bốn phủ: Mẫu Thượng Thiên (thuộc Thiên phủ), Mẫu Địa (thuộc Địa phủ), Mẫu Thoải/Thủy (thuộc Thủy Phủ), Mẫu Thượng Ngàn (thuộc Nhạc phủ). Nếu gọi theo danh xưng đại diện thì có thể tạm hiểu: Tứ phủ Mẫu/Mẫu Tứ phủ chỉ bốn Mẫu đứng đầu các Mẫu trong Tứ phủ, thường được khái quát gồm: Thiên Tiên Thánh Mẫu, Cửu Trùng Thiên Thanh Vân Công chúa, Thiên Tiên Cửu Thiên Huyền Nữ (Thiên phủ Thiên Tiên Thanh Vân Cửu Trùng Công chúa); Địa Tiên Thánh Mẫu, Quỳnh Hoa Dung Liễu Hạnh Công chúa (Địa phủ Quỳnh Hoa Dung Liễu Hạnh Công chúa); Thủy Tiên Thánh Mẫu, Xích Lân Long Nữ , Bạch
Ngọc Động Hồ trung, Thủy Tiên Công chúa (Thủy phủ Thủy Tiên Lân Nữ Bạch Ngọc Thủy Tinh Công chúa); Sơn Tiên Thánh Mẫu, Diệu Tín Thiền sư, Thượng Ngàn Công chúa Lê Mại Đại vương (Nhạc phủ Thượng Ngàn Công chúa Lê Mại Đại vương). Như vậy, nên hiểu, chỉ có Mẫu đứng đầu các Mẫu (chúng mẫu chi mẫu
眾 母 之 母), các Bà trong Tam/Tứ phủ. Trong bối cảnh lịch sử - xã hội Mẫu hệ
(nếu có), quan điểm khẳng định có Mẫu đứng đầu Tam/Tứ phủ, làm chủ Tam/Tứ phủ, cai quản Tam/Tứ phủ, nắm quyền tối thượng trong Tam/Tứ phủ… như cách diễn giải của một người và một số tín đồ có thể đúng. Tuy nhiên, trong bối cảnh lịch sử - xã hội phụ hệ, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay, quan điểm này như có phần “suy tôn thái quá”, không nên cổ súy, bởi “suy tôn thái quá” chính là căn nguyên sâu xa dẫn đến xung đột tôn giáo - tín ngưỡng, thậm chí dẫn đến xung đột xã hội, bởi Tam/Tứ phủ bao gồm tất cả chư vị thần linh.
Tứ phủ Ông cũng thuộc về Tứ phủ, bao gồm các vị thần nam thuộc bốn miền cai quản của bốn Ông đứng đầu bốn phủ. Theo danh xưng đại diện còn có thể tạm hiểu: Tứ phủ Ông là bốn Ông đứng đầu các ông trong Tứ phủ, thường được khái quát gồm: Thiên phủ Thiên Tàng Bồ tát, Đại Thiên Giới Chủ Ma Hê Thủ La Thiên vương (Thiên phủ Chí tôn Hạo Thiên Kim Khuyết Ngọc Hoàng Huyền Khung Cao Thượng đế; Địa phủ Địa Tạng Vương Bồ tát, Địa phủ Chí Tôn, Bắc Âm Phong Đô Đại đế (Địa phủ Diêm La Thiên tử); Thủy phủ Chí Tôn, Phù Tang Cam Lâm Đại đế (Thủy phủ Phù Tang Cam Lâm Đại đế), Nhạc phủ Chí tôn, Đông Nhạc Thiên Tề Đại Sinh Nhân Thánh Đế quân (Nhạc phủ Chí tôn Thiên Tề Đại Sinh Nhân Thánh Đế quân).
6) Tương tự, trong hệ thần Tam phủ, theo giới, cũng có thể chia thành, Tam phủ Ông và Tam phủ Bà. Dân gian tôn xưng gọi Tam phủ Bà là Tam phủ Mẫu, Mẫu Tam phủ (Thiên - Địa - Thủy). Có thể tạm hiểu đây là mô hình một phủ, một Bà/Mẫu kiêm tri, với Tam tòa đại diện cho Tứ phủ.
7). Trong khoa lễ Tứ phủ Công đồng, có khi Thánh Mẫu Liễu Hạnh giữ vị trí đứng đầu hàng nữ Địa Tiên/Mẫu trong Địa phủ, cùng Đệ nhị Quảng cung, Đệ tam Quế cung, các bộ Tiên nương, chư vị tùy tùng, sứ giả, quyến thuộc và Thiên phủ Thiên tiên Thanh Vân Cửu Trùng Công chúa (đứng đầu hàng nữ Thiên Tiên/Mẫu trong Thiên phủ), Thủy phủ Thủy tiên Lân Nữ Bạch Ngọc Thủy Tinh Công chúa