Tín ngưỡng thờ mẫu Liễu Hạnh ở Phủ Giày qua tư liệu Hán Nôm - 21


(đứng đầu hàng nữ Thủy Tiên/Mẫu trong Thủy phủ), Nhạc phủ Thượng Ngàn Công chúa Lê Mại Đại vương (đứng đầu hàng nữ Nhạc Tiên/trong Nhạc phủ) hợp thành hệ Mẫu Tứ phủ, cai quản các vị nữ thần, gắn với chức phận nữ trong Tứ phủ.

Tuy nhiên, riêng với phủ Giày, Thánh Mẫu Liễu Hạnh cùng Đệ nhị Quảng cung, Đệ tam Quế cung lại được diễn giải đều thuộc hàng Thiên Tiên, hội lại thành hệ Mẫu Tam vị/Tam tòa - ba ngôi Thánh Mẫu phủ Giày muộn nhất cũng phải từ thế kỷ XVII. Sắc phong ngày Hai mươi bốn tháng Sáu nhuận năm Chính Hòa thứ 4 (1683) lại xác nhận, Thánh Mẫu Liễu Hạnh thuộc hệ Thiên Tiên, còn được phong

cai quản tiên nữ sáu cung…, kiêm quản Bộ Sơn Tinh thuộc miền Núi - Rừng (權該

六宮嬪娘兼知山林掌管山精部).

Như vậy, qua diễn giải dân gian và thần sắc, có thể nhận thấy, Thánh Mẫu Liễu Hạnh từng hiện diện với tư cách là Mẫu Thiên Tiên, Mẫu Địa Tiên và Mẫu Nhạc Tiên (Nhạc phủ), tức Bà mang tư cách kiêm tri. Vì thế, sau khi vai trò của Nhạc phủ được đề cao và tách khỏi Địa phủ thành một phủ độc lập, Thánh Mẫu Liễu Hạnh được suy tôn làm Mẫu Đệ nhất Thượng Thiên, vai trò gắn với Địa tiên của Bà không hẳn mất đi, mà chỉ bị “ẩn”, tức là Bà vẫn kiêm tri đứng đầu hàng nữ Địa phủ. Có lẽ, chính vì lý do này mà trong mô hình thờ Mẫu bộ ba phổ biến trong dân gian (Thiên - Nhạc - Thủy), với Đệ nhất Thượng Thiên (Thánh Mẫu Liễu Hạnh), Đệ nhị Thượng Ngàn, Đệ Tam Thoải phủ, thường chỉ thấy sự hiện diện linh tượng của Tam tòa Thánh Mẫu trong Tứ phủ. Nghiên cứu sinh tạm gọi đây là mô hình một phủ, một Bà/Mẫu kiêm tri - Địa phủ thuộc/theo Thiên phủ trong bộ ba (Thiên - Nhạc - Thủy). Vì thế mà dân gian vẫn thường thỉnh “Tam tòa Thánh Mẫu, Tứ phủ Công đồng” mỗi khi kêu cầu.

Về qúa trình xác lập mô hình Tứ phủ và mô hình Tam phủ, với một phủ kiêm tri, với kết cấu Tam tòa đại diện cho Tứ phủ (Tam tòa Thánh Mẫu - Tứ phủ Công đồng) trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt, bước đầu nghiên cứu sinh tạm đưa ra một giả thiết mang tính diễn giải để làm việc như sau:

Thờ Mẫu Tứ phủ là một tín ngưỡng bản địa, gắn liền với lịch sử dân tộc từ buổi khởi nguyên khi người Việt còn tụ cư ở miền rừng núi với phương thức kiếm sống chủ yếu là hái lượm và săn bắt/bắn. Với phương thức kiếm sống chủ yếu gắn


với núi rừng, qua sự phân công lao động như theo thiên chức tự nhiên, với đàn ông thiên về săn bắt - bắn (động - dương), tuy công việc nặng nhọc nhưng kết quả thu được lại khá bấp bênh, trong khi đó, phụ nữ lại đảm đương và khẳng định vai trò tốt hơn, bởi hoạt động hái lượm (tĩnh - âm) đơn giản là kiếm rau, củ, quả, cây, hạt… trong núi rừng nhưng đem lại nguồn sống ổn định.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 312 trang tài liệu này.

Trong môi trường sinh sống và phương thức khai thác tự nhiên như vậy thì việc định hình một tín ngưỡng sùng bái các vị thần thuộc miền Rừng Núi (Nhạc phủ) theo nguyên lý Mẫu mà truyền thuyết dân gian về thời kỳ Hùng Vương giải

thích sự hình thành ngồn gốc dân tộc Việt cho là vốn thuộc dòng Mẹ Tiên (-

Tín ngưỡng thờ mẫu Liễu Hạnh ở Phủ Giày qua tư liệu Hán Nôm - 21

người trên núi) là một điều tất yếu.

Qua các bước phát triển, vì yêu cầu cuộc sống, người Việt dần rời xa miền đất cũ, gắn với rừng núi vùng cao, tiến xuống khai thác rừng núi ở vùng châu thổ cao, rồi đến rừng và đầm lầy (cũng là rừng) ở vùng châu thổ thấp.

Trong điều kiện tự nhiên - xã hội mới, với nền kinh tế trồng lúa nước sử dụng nước tại chỗ (chủ yếu là sông, ngòi, đầm, hồ, ao…), phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, thì một hệ quả tất yếu là tín ngưỡng sùng bái các vị thần nông nghiệp, với hệ thần đại diện cho ba miền Trời, Đất, Nước được định hình là điều dễ hiểu. Đó là một tiền đề để hệ thần thuộc ba miền này hội với tín ngưỡng khởi nguyên (thờ Nhạc phủ) mà người Việt mang theo trong hành trang từ vùng cao tiến xuống khai phá và làm chủ châu thổ sông Hồng hợp thành hệ Tứ phủ, một dạng thức khái quát hóa thiên về nguyên lý Âm - Mẹ, bởi theo quan niệm âm dương dân gian: Bốn là số chẵn, thuộc âm, gắn với nữ/mẫu - theo nguyên lý Mẫu/Mẫu hệ).

Đương nhiên, cũng trong quá trình tiến xuống khai thác và làm chủ châu thổ Sông Hồng, quá trình giao lưu, hội nhập văn hóa của người Việt với khu vực đã diễn ra tương đối mạnh mẽ. Cùng với sự phát triển của công cụ lao động và phương thức sản xuất, trên nền cảnh này, xu hướng trọng nam (theo Phụ hệ), dần được khẳng định và đề cao. Trong khi đó, đặc tính xa rừng của người Việt ngày càng đậm, khiến cho nguyên lý Mẫu ngày một nhạt nhòa. Dưới sự tác động, ảnh hưởng của các tôn giáo ngoại nhập, như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Đạo giáo, đặc biệt là sự chi phối mạnh mẽ của hệ tư tưởng Nho giáo…, hệ thần nông nghiệp với những vị thần


đại diện cho Thiên phủ - Địa phủ - Thủy phủ chiếm vị trí tối thượng. Đó là một biểu hiện cụ thể về sự xác lập và thắng thế của nguyên lý Phụ hệ - Theo quan niệm âm dương dân gian, ba là số lẻ, thuộc dương, gắn với nam/Cha - theo nguyên lý Cha/Phụ hệ). Lúc này, cư dân nông nghiệp Việt như “vô tình” để chư thần Nhạc phủ “ẩn” đi với lý sự dân gian giải thích nôm na: Núi trên đất nhưng thuộc đất (đất chở) để hướng sự tôn thờ tập trung vào hệ thần đại diện cho bộ ba: Thiên (phủ), Địa (phủ), Thủy (phủ) như một hiện tượng đồng quy văn hóa. Tuy nhiên, trong thực tiễn, ít nhất là qua hệ thần và các dạng thức thờ tự, thực hành văn hóa, nguyên lý Mẫu không hẳn đã mất đi, bởi thực chất đây (bộ ba Thiên - Địa - Thủy) vẫn bao quát Tứ phủ, tức mô hình Tam phủ với một phủ kiêm tri, bởi Địa phủ kiêm tri Nhạc phủ (trong Tứ phủ: 3 hiển, 1 ẩn).

Cũng qua các bước phát triển của lịch sử và biến động xã hội…, vào khoảng thế kỷ XVI, trong bối cảnh nội chiến, hệ tư tưởng Nho giáo và nhiều tôn giáo ở nước ta dần rơi vào đà khủng hoảng, trong khi kinh tế thương mại và Đạo giáo lại có phần trỗi dậy và được đề cao, tầng lớp thương nhân, đặc biệt là thị dân, vốn là nông dân và cũng chưa hẳn đã thoát li hoàn toàn cội rễ nông dân, với quan niệm tiền rừng bạc biển (thuộc miền Nước), đã đề cao hệ thần thuộc Nhạc phủ. Trên nền tín ngưỡng bản địa, hệ thần đại diện thuộc ba miền: Thiên (phủ), Nhạc (phủ), Thủy (phủ) trong Tứ phủ được tôn lên. Theo đó, với tầng lớp thương nhân và thị dân, hệ thần đại diện cho miền Đất, nghiễm nhiên trở nên yếu thế, sau bị “ẩn” đi - Đất nhập với Trời, bởi theo nguyên lý âm dương và nguyên lý Phụ hệ (nặng về Nho giáo) thì trời thuộc dương - là cha/chồng, đất thuộc âm - là mẹ/vợ - Thuyền theo lái, gái theo chồng là điều dễ hiểu. Đây cũng là mô hình Tam phủ, với một phủ kiêm tri, bởi Thiên phủ kiêm tri Địa phủ (trong Tứ phủ: 3 hiển, 1 ẩn).

Tuy nhiên, dù hệ thần gắn với thương mại (Thiên - Nhạc - Thủy) có phần được đề cao nhưng trên nền cảnh chung của văn hóa xã hội, với cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp thì hệ thần nông nghiệp gắn với bộ ba Thiên - Địa - Thủy được định hình trước đó, cơ bản vẫn được đông đảo cộng đồng làng xã phụng thờ.

Phải chăng, cũng trên nền cảnh lịch sử - xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng ấy, để đáp ứng nhu cầu đa dạng và thống nhất trong xã hội, đòi hỏi phải có một vị thần có


sức quy tụ thần linh trong Tứ phủ ra đời. Có thể coi đây là một tiền đề để Mẫu Liễu Hạnh, một vị Thần nữ vốn thuộc dòng Thiên Tiên đã nhập vào hệ thần Tứ phủ để quy tụ thần linh bản địa như một sự trỗi dậy của tín ngưỡng bản địa và nguyên lý Mẫu trong văn hóa Việt vào khoảng thế kỷ XVI.

Đến đây, một câu hỏi cũng hết sức thú vị cần đặt ra là: Vậy trong Tứ phủ, thực tế Tứ phủ ông và Tứ phủ Bà/Mẫu hiện diện thế nào trong các điện thờ?

Như trên đã trình bày, trong tín niệm dân gian, Tứ phủ là một hệ liên thông, có cơ cấu tổ chức như một “Nhà nước quân chủ chuyên chế do vua đứng đầu”. Theo chức năng và cơ cấu về giới, có thể chia thành hệ Tứ phủ ông và Tứ phủ bà. Tuy nhiên, đó chỉ là hình thức biểu hiện bên ngoài “yếu tố hiển”. Tùy thuộc vào điều kiện lịch sử - xã hội mà nảy sinh những hình thức thờ tự đại diện tương ứng, phù hợp trong từng thần điện, nghi thức hành lễ.

Với tín ngưỡng thờ Mẫu, trong tiềm thức tín đồ, đặc biệt là qua văn cúng và cách thức bài trí thờ tự. Trong các điện Mẫu không thể thiếu ban Công đồng thờ tất cả chư vị thần linh trong Tứ phủ. Và, đây cũng là vị trí đắc địa mà các tín đồ thường hay ngồi đồng (trước ban Công đồng), với sự cung kính thỉnh mời chư vị thần linh trong Tứ phủ về chứng đàn, giám lễ trong mọi khóa lễ. Dường như, có thể nhận thấy, ẩm hiện đâu đó, như vẫn thấy bóng dáng của Tam/Tứ phủ ông, dù là đại diện qua cách bài trí thờ tự và hành lễ trong các điện Mẫu, như sự xuất hiện của Đức Thánh Trần (nhiều khi được đồng nhất với vua cha Ngọc hoàng), vua cha Ngọc hoàng (thường được gán cho là nhân vật có địa vị chí tôn đại diện cho Tam/Tứ phủ, cũng là đại điện cho Tam/Tứ phủ ông) hoặc Tam vị Đức vua Cha (vua ca Ngọc Hoàng - đại diện cho Thiên phủ, vua Cha Bát Hải - đại diện cho Thủy phủ, vua Cha Diêm Vương - đại diện cho Địa phủ)… và nhiều vị khác nữa mà theo cơ cấu giới thuộc về Tam/Tứ phủ ông. Ở một một chiều kích khác, thực tế còn thấy rõ sự hiện diện đại diện của Tứ phủ Ông (vua Cha Ngọc Hoàng - Thiên phủ, Thập Diện Diêm Vương - Địa phủ), Tứ phủ Bà (Tam tòa thánh Mẫu, một vị kiêm tri) trong nhiều ngôi chùa hay sự xuất hiện của Thánh Mẫu Liễu Hạnh trong điện thờ Nội đạo (qua thần tích). Đặc biệt là sự xuất hiện của ban Công đồng trong nhiều ngôi chùa nhiều điện thờ thuộc tín ngưỡng dân gian hiện nay…

Phải chăng, đó là những biểu hiện của “yếu tố mật”, khẳng định sức bền của


nguyên lý nguyên lý Mẫu, nguyên lý Âm - Dương/ MẸ - CHA, nguyên lý thờ đa thần, nguyên lý thờ thần đa chức năng… trong tâm tâm thức tôn giáo - tín ngưỡng của người Việt..

Tiểu kết

Phân tích và bàn lại câu chuyện tiếp cận văn hóa quanh tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày qua khảo chứng Vân Cát Thần nữ truyện, nghiên cứu một làn nữa khẳng định lại mối quan hệ địa chính và văn hóa giữa Vân Cát - An Thái và Tiên Hương trong lịch sử phụng thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Theo đó, Một số vấn đề liên quan trong Vân Cát Thần nữ truyện “cũng được giải ảo”. Vấn đề tư cách chính tự (được triều đình công nhận thờ tự hợp pháp từ thế kỷ XVII) của phủ Giày, cơ bản đã được giải quyết một cách thấu đáo. Câu chuyện phủ Chính và vai trò thờ tự Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giầy của các cộng đồng làng xã trực tiếp liên quan thực chất là câu chuyện chính tự (được triều đình công nhận việc thờ tự hợp pháp).

Cũng qua tổng hợp, phân tích tư liệu Hán Nôm, nghiên cứu sinh đã bước đầu phác lại một nghi lễ trình đồng Tứ trước năm 1945, qua đó, từng bước “giải ảo” để góp phần làm rõ vị trí, vai trò của Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Tam phủ, Tứ phủ trong hệ thần Tứ phủ và một số vấn đề lịch sử - văn hóa có liên quan.

Với Tứ phủ, có thể tạm coi, hệ thần Tứ phủ là một hệ liên thông, gần với mô hình “Nhà nước quân chủ chuyên chế do vua đứng đầu” trong xã hội phương Đông thời cổ đại, với đầy đủ tầng lớp, đẳng cấp trên dưới.

Nếu tạm lấy hệ Tứ phủ làm hệ quy chiếu thì Mẫu Tam phủ thuộc mô hình một phủ, một vị kiêm tri. Tuy một phủ “ẩn” nhưng vẫn có thể nhận diện được đầy đủ đại diện của hệ thần Tứ phủ (hệ thần “hiển”). Theo đó, trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt, dạng thức Tam tòa Thánh Mẫu - Tứ phủ Công đồng là mô hình phổ biến. Trong mô hình này, vai trò kiêm tri của Thánh Mẫu Liễu Hạnh hiện lên rất rõ.

Thông qua việc phân định hệ thần Tứ phủ theo giới, qua hình thức thờ tự và thực hành nghi lễ, bước đầu nghiên cứu cũng đặt vấn đề tìm hiểu mối quan hệ giữa Tứ phủ Ông và Tứ phủ Bà trong các điện thờ Mẫu, trong các ngôi chùa…, nhằm góp phần làm rõ, “yếu tố hiển” và “yếu tố mật” trong hiện tượng văn hóa này.


KẾT LUẬN

Tư liệu Hán Nôm về tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ phong phú về số lượng, nội dung, đa dạng về loại hình, hàm chứa đầy đủ giá trị của loại hình di sản văn hóa tư liệu, có thể khai thác để tìm hiểu về tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ nói riêng, những vấn đề về lịch sử - văn hóa dân tộc nói chung, đặc biệt là lịch sử khai thác làm chủ tự nhiên, quan hệ ứng xử với tự nhiên - xã hội; lịch sử tín ngưỡng dân gian bản địa, vũ trụ quan tôn giáo - tín ngưỡng dân gian; lịch sử sắc phục; lịch sử âm nhạc nghi lễ dân gian, múa nghi lễ dân gian, ngôn ngữ, văn học dân gian...

Trên nền lịch sử và địa chính chung, mối quan hệ vốn thờ chung thần, đặc biệt là Thánh Mẫu Liễu Hạnh giữa hai cộng đồng Vân Cát và Tiên Hương cũng biến đổi theo những bước thăng trầm, giãn co của không gian địa chính để đi đến phân dịnh và chấp nhận một tồn tại lịch sử như thấy hiện nay: phủ Giày - phủ Vân Cát - phủ Tiên Hương đều được gọi/gọi được là phủ Giày, gắn với nơi thờ Mẫu Liễu Hạnh trong ý thức về cội nguồn và tư duy hồi cố dân gian của cộng đồng làng xã liên quan, đến nay vẫn vậy. Đó là “thương hiệu văn hóa” của phủ Giày ở Kẻ Giày, thuộc sở hữu chung, không của riêng ai, riêng của bên nào dù đã trải qua nhiều bước thăng trầm hợp - li/li hợp.

Cũng giống như một số vị thần khác, các vị Thánh Mẫu phủ Giày cũng có một “hành trạng thần tiên”. Bên cạnh đó, các Mẫu còn như có một “hành trạng thế tục”. Đây là một minh chứng cụ thể về xu hướng “thần thánh hóa” con người bên cạnh xu hướng nhân hóa thần linh trong tín ngưỡng truyền thống Việt.

Tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở Phủ Giày có thể được định hình từ thế kỷ XVI, đã được định hình quy mô kiến trúc muộn nhất cũng từ thế kỷ XVII, xác lập cặp đôi vào khoảng cuối thế kỷ XIX. Diện mạo kiến trúc của hai phủ hiện nay, chủ yếu mang đặc trưng kiến trúc từ niên đại Thành Thái, Duy Tân trở lại đây.

Hội phủ Giày là một hội lớn, có thể mang quy mô hàng phủ ở dưới thời Lê. Trong hội có nhiều sinh hoạt văn hóa đặc sắc, hàm chứa nhiều lớp văn hóa chồng lấn - thờ đa thần, đa tín ngưỡng (thờ Thần Cây - Mẹ Núi Rừng, Mẹ Nông nghiệp, thần Y, thần Buôn…) trong sự dung hội với nhiều tôn giáo và hệ tư tưởng khác (Ấn


Độ giáo, Đạo giáo, Phật giáo, Nho giáo) nhưng cơ bản trước năm 1945 vẫn là lễ hội gắn với nông nghiệp, khát vọng cầu mưa, cầu mùa mặc dù yếu tố gắn với thương mại tiểu thương, nghề buôn đã được định hình khá rõ.

Vai trò chủ thể của các cộng động trong việc phụng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày chủ yếu gắn với Vân Cát - An Thái - Tiên Hương cũng không thể tách rời lịch sử địa chính và văn hóa khu vực Kẻ Giày. Theo đó, trên đất Kẻ Giày, ngôi vị chính tự, chính từ, chính thần của ba vị Thánh Mẫu được xác lập tương đối sớm, ít nhất là từ thế kỷ XVII - Trên thực tế lịch sử có lẽ phải sớm hơn? Sau khi được triều đình công nhận, ban đầu, việc thờ tự thuộc trách nhiệm chung, ít nhất của cả khu vực Kẻ Giày cổ/xưa. Chính từ thuộc Kẻ Giày (cộng đồng chủ thể). Sau khi Kẻ Giày phân tách (trước thế kỷ XVII), trách nhiệm thờ tự chính vẫn thuộc về hai xã Vân Cát và An Thái. Sau khi xã Vân Cát và An Thái sáp nhập thành xã An Thái (mới) (khoảng từ 1805 - 1811), việc thờ tự ba vị thuộc trách nhiệm chung cả dân xã An Thái (mới). Đến khoảng cuối thời Thiệu Trị - đầu thời Tự Đức nhưng không thể muộn hơn năm Tự Đức thứ 3 (1850), xã Vân Cát tách khỏi xã An Thái (mới), tái lập xã Vân Cát, xã An Thái đổi thành xã Tiên Hương, bên Vân Cát chuyển giao nguyên hội lệ cho bên Tiên Hương. Từ đây, việc thờ Mẫu và đền Mẫu riêng bên xã Tiên Hương chính thức được công nhận ngôi vị chính tự và chính từ - Tư cách chính từ - phủ chính từ - phủ chính bên xã Tiên Hương cũng chính thức được xác lập. Đến khoảng năm 1918 - 1919, hội Vân Cát lại được phép phục hồi (sau khi bị gián hơn 60 năm). Hiện nay, hai cộng đồng đều thuộc xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định vẫn duy trì việc thờ riêng Mẫu Liễu Hạnh.

Với tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, tại phủ Giày, từ khoảng thé kỷ XVI - XVII đã định hình dạng thức thờ Mẫu bộ ba (hiển hiện) đại diện cho hệ Thượng thiên (Đệ nhất Liễu Hạnh, Đệ nhị Quỳnh cung, Đệ tam Quảng cúng) trong Tứ phủ (ẩn tàng), dù cũng thuộc mô hình thờ Mẫu đại diện, gồm Tam tòa đại diện cho Tứ phủ nhưng đây lại là điểm khác biệt căn bản so với mô hình thờ Mẫu đại diện với Tam tòa (Thiên - Địa - Thủy hoặc Thiên - Nhạc - Thủy) - Tứ phủ (Thiên - Địa - Thủy - Nhạc) trước đó và về sau tại nhiều địa điểm khác. Thực chất, đây đều là mô hình biến thể mà xưa nay dân gian thường đúc kết và định danh


là mô hình thờ Tam tòa đại diện cho Tứ phủ - Thực tế, các mô hình thờ này khi hành lễ đều thỉnh mời đầy đủ chư vị thần linh trong Tứ phủ nhưng vì không thể tạc tượng, vẽ tranh, làm bài vị nhập linh tất cả chư vị vị thần linh trong Tứ phủ để phụng thờ nên phải tạc và thờ đại diện. Theo đó, hình thức thờ đại diện được xem là một giải pháp tối ưu. Có thể coi mô hình thờ Tam tòa đại diện cho Tứ phủ là một biến thể của thờ Tứ phủ, tức một phủ kiêm tri (trong Tứ phủ: 3 phủ hiển hiện, 1 phủ ẩn tàng) nhưng tính chất thờ Tứ phủ không thay đổi. Đó là một biểu hiện rất cụ thể về tín ngưỡng thờ đa thần và sức bền của nguyên lý Mẫu trong văn hóa Việt.

Từ khoảng thế kỷ XVII - XVIII, tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh phủ Giày đã có sự lan tỏa tương đối mạnh mẽ trong không gian văn hóa Bắc Bộ. Đến khoảng đầu khoảng đầu thế kỷ XX, tín ngưỡng này đã lan tỏa trong một không gian có thể tạm tính từ Thừa Thiên Huế, với các hình thức thờ đại diện cũng rất đa dạng: thờ bài vị, thờ tranh, thờ thần tượng. Về nguồn gốc, dưới sự diễn giải của tư duy tôn giáo dân gian, hình tượng Mẫu Liễu Hạnh cơ bản được dân gian cho là gắn với Thiên phủ (thiên thần), cá biệt, một số cộng đồng cho là gắn với nguồn gốc nhân thần. Đặc biệt, trong sự giao lưu và tiếp biến văn hóa, một số cộng đồng làng xã đã bê nguyên mô hình thờ Tam vị Thánh Mẫu phủ Giày/Tam vị Thánh Mẫu Sòng Sơn vào điện thờ, thậm chí tôn thờ làm Thành hoàng làng.

Cũng thông qua việc tìm hiểu về tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh qua tư liệu Hán Nôm, một số vấn đề liên quan tới tín ngưỡng thờ Tứ phủ, Mẫu Tam phủ, Tứ phủ nói riêng và lịch sử - văn hóa dân tộc nói chung tạm được rút ra là:

- Tại phủ Giày nói riêng, các điện thờ Mẫu ở nơi khác nói chung, cũng như trong một số kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng khác của người Việt, không thể thiếu ban thờ Tứ phủ Công đồng, nơi thờ tất cả thần linh. Theo đó, hình tượng các Mẫu và một số vị liên quan được thể hiện qua tượng pháp, bài vị, tranh thờ trong các điện Mẫu cũng như nhiều cơ sở thờ thực khác chỉ mang tư cách là các vị thần đại diện - Yếu tố hiển. Về bản chất, sau khi hệ thần Tứ phủ được định hình, các điện thờ Mẫu và nhiều kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng khác của người Việt đều thờ tất cả thần linh Tứ phủ (Thiên - Địa - Thủy - Nhạc) - Yếu tố mật. Đó là một biểu hiện cụ thể về tín ngưỡng thờ đa thần và sức bền của nguyên lý Mẫu trong văn hóa Việt.

Xem tất cả 312 trang.

Ngày đăng: 25/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí