Hành Trạng Thế Tục Của Tam Vị Thánh Mẫu Phủ Giày


Một đều thú vị, là qua đoạn truyện này và những phân tích trên, có thể tạm rút ra một số vấn đề sau:

1). Chuyện Thánh Mẫu Liễu Hạnh hiển linh ở Phố Cát, Thanh Hoa/Hóa được diễn giải mang màu sắc thần kỳ, huyền ảo dưới hình thức mà dân gian thường gọi là “nhập đồng phán truyền”. Đây cũng là hình thức chung để diễn giải sự tích Thánh Mẫu, truyền lời Thánh Mẫu trong thuyết gắn với ba lần Thánh Mẫu giáng sinh và nhiều thực hành tín ngưỡng gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, cùng một số tín ngưỡng dân gian khác (thờ Đức Thánh, Trần, gọi hồn, gọi rí/dí, áp vong…).

2). Nếu quả thực có việc triều đình cho phép dựng đền và phong sắc cho Mẫu Liễu Hạnh (công nhận việc thờ tự hợp pháp) dưới thời Cảnh Trị như Truyện Vân Cát thần nữ và nhiều bản thần tích về Mẫu Liễu Hạnh tại các địa phương khác đề cập thì nhất định đây là chuyện diễn ra ở (đền) Phố Cát, Thanh Hoa/Hóa, nhất định không phải cho tất cả các địa điểm đương thời có thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh trên toàn cõi Việt.

3). Ít nhất, từ khoảng thế kỷ XVIII - XIX, việc phụng thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ đã rất phổ biến trong không gian văn hóa Bắc Bộ, đặc biệt là tại tư gia, với hình thức phổ biến là treo tranh thờ.

Qua phân tích hai ví dụ tiêu biểu trong một văn bản Hán Nôm về Mẫu Liễu Hạnh được khắc in và ghi rõ niên đại có thể khẳng định, những lớp chồng văn hóa và tính tính chân xác lịch sử qua các thông tin là điều rất đáng quân tâm và cần phải được khảo chứng và bóc tách rành mạch trước khi dẫn dụ để minh chứng cho một sự kiện lịch sử hay một hiện tượng văn hóa liên quan.

4.2. Hành trạng thế tục của Tam vị Thánh Mẫu phủ Giày

Trong tâm thức dân gian khu vực kẻ Giày xưa và tư liệu Hán Nôm liên quan, đâu đó, như vẫn phảng phất một “hành trạng thế tục” của ba vị Thánh Mẫu phủ Giày, dù khá mờ và đậm màu huyền ảo. Qua diễn giải dân gian khu vực kẻ Giày, có thể lược thuật về “thân phận thế tục” của ba vị Thánh Mẫu như sau:

Về Mẫu Đệ nhất, tức Mẫu Liễu Hạnh, xin được điểm lại như sau: Mẫu vốn là Tiên Tiên giáng trần, đâu đó vào khoảng thế kỷ XVI, đầu thai làm con của một gia


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 312 trang tài liệu này.

đình họ Lê giàu có, lại làm con nuôi của một vị quan họ Trần. Lớn lên, Mẫu nức danh nhan sắc, nổi tiếng tài hoa, thích thơ phú từ chương, thích đàn ca ngâm vịnh. Lớn lên, Mẫu lấy chồng, làm dâu nhà quan (họ Trần, cũng là bố nuôi), vui thú sắt cầm hòa hợp, sinh con rồi mất sớm (bạc mệnh). U hồn tịch mịch (không siêu thoát), cha mẹ sớm tối thương nhớ không nguôi, bèn lập ban thờ trong nhà, đèn nhang thờ phụng vẫn thấy phảng phất như lúc sinh thời. Bỗng một đêm, mẫu hiện về trước ban thờ tự thuật lại duyên cớ. Trong xóm, ngoài làng đều cảm thấy kinh hãi, tác yêu, tác quái khiến nhà chồng ngày càng khánh kiệt, ra sức trấn trị nhưng người tin theo ngày càng tôn kính, tiếng tăm ngày một lẫy lừng, gần thì truyền tai trong xóm, xa thì thiên hạ vang danh. Tiếng đồn đến kinh thành, dưới thời Lê, năm Dương Hòa thứ 8 (1642), phụng lệnh chỉ dựng đền thờ lợp ngói. Năm Chính Hòa thứ 4 (1683) được tặng sắc phong. Từ đó về sau, đền thiêng hiển hách, được triều đình nhiều lần phong tặng…

Với Mẫu Đệ nhị Ngọc nữ Quỳnh cung Công chúa và Mẫu Đệ tam Quảng cung Công chúa, theo gia phả họ Trần Lê (Tiên Hương), “hành trạng thế tục” cũng được diễn giải gắn bó rất mật thiết mới Mẫu Liễu Hạnh:

Tín ngưỡng thờ mẫu Liễu Hạnh ở Phủ Giày qua tư liệu Hán Nôm - 18

Mẫu Đệ nhị (là chị hoặc em dâu của Mẫu Liễu Hạnh): Họ Trần, húy Sâm, sinh thời thích làm việc thiện, đoan trang, thuần khiết, phụng sự thân cô (cô Thắng, tức Liễu Hạnh) như phụng sự cha mẹ, hưởng thọ 51 tuổi, ngày mùng Chín tháng Ba, bỗng dưng không bệnh tật mà mất, u hồn tịch mịch, linh khí tích tụ, giữa đêm mượn mồn người khác tự xưng là Ngọc nữ Quỳnh cung Duy Tiên Công chúa và được phối thờ cùng Liễu Hạnh Công chúa, tôn lăng tại xứ Chợ Sại, tọa Càn (Tây Bắc), hướng Tốn (Đông Nam).

Mẫu Đệ tam (cháu của Mẫu Liễu Hạnh): Húy Liên, tự Quế Anh, sinh thời là người đoan trang, công dung trọn vẹn, năm 9 tuổi, đúng ngày Rằm tháng Ba, không bệnh tự nhiên mà mất, u hồn tịch mịch, giữa ban ngày ban mặt (mượn mồm người khác) tự xưng là Ngọc nữ Quảng cung Quế Hoa Công chúa, được phối thờ cùng với hai vị là Liễu Hạnh Công chúa và Duy Tiên Công chúa, tôn lăng tại xứ Đồng Sau, hướng Khôn (Tây Nam).

Biện giải về “hành trạng thế tục” của ba vị Thánh Mẫu, nhiều đời nay, các tín đồ vẫn gọi đền thờ Mẫu ở Vân Cát là đền Cố Trạch. Mẫu yên nghỉ tại gò Cây Đa


Bóng, cạnh phủ Bóng, nay vẫn còn lăng. Họ Trần Lê ở Tiên Hương, thuộc dòng dõi Mẫu, đã lập đền thờ Thân phụ và Thân mẫu của Mẫu nhiều đời nay, phối thờ Mẫu là bà cô tổ. Bên Vân Cát cũng có đền thờ Thân phụ và Thân mẫu của Mẫu. Đặc biệt, vào cuối thời Nguyễn, họ Trần Lê còn được triều đình sắc phong, giao trách nhiệm cho cùng xã Tiên Hương thờ Mẫu?

Qua diễn giải dân gian, một điểm chung dễ nhận thấy là: Mẫu Đệ nhất, Đệ nhị, Đệ tam đều là những nhân vật được được dân gian cho là mất đột ngột (chết bất đắc kỳ tử) chết giờ thiêng nên sau khi mất rất thiêng. Đặc biệt, Mẫu Đệ nhất và Mẫu Đệ tam mất khi còn rất trẻ. Sau khi mất, u hồn của họ đều tịch mịch, không siêu thoát, thường hiện về hoặc “nhập đồng” mượn mồm người khác giao tiếp với dương gian, thậm chí, Mẫu Liễu còn nhiều lần tác yêu tác quái, khiến cho làng nước không yên, người người khiếp sợ mà sinh lòng kính trọng...

Dưới góc nhìn thế tục, đằng sau chuyện ba Mẫu họ Trần dồn dập hiển linh (chết trẻ) như phảng phất đâu đó một bi kịch tang thương trong gia đình Mẫu, mà gân gian thường nọi nôm na là “họa trùng tang”. Trong tín niệm dân gian, khi rơi vào hoàn cảnh này thì việc kêu cầu hồn người chết nhập đồng hoặc xem bói, gọi hồn… được xem như một giải pháp tâm linh hóa giải tối ưu, để âm dương cách trở có thể giao tiếp với nhau tỏ rõ sự tình. Phải chăng, đây chính là cái lõi “hành trạng thế tục” của ba vị Thánh Mẫu phủ Giày, với quan niệm sống khôn - chết thiêng, đặc biệt đối với những người trẻ và thường được gán cho là thần tiên giáng thế, đến hẹn phải về trời, để khi hội đủ các điều kiện về lịch sử - kinh tế - xã hội, các Mẫu dần được thiêng hóa và mang căn cước thần linh, nhập vào cõi Tiên, đất Thánh lẫy lừng trong Tứ phủ?

Góp phần xác thực về “hành trạng thế tục” của ba vị Thánh Mẫu phủ Giày, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ cho biết, năm Thiệu Trị thứ 2 (1842), vua Thiệu Trị quy định: “Các thần hiệu trong cả nước, hoặc đã phong hoặc chưa phong, gián

hoặc có những chữ nguyên viết là Đại vương 大 王 , Thánh phi 聖 妃, Công chúa

公 主 và công hầu quý phủ, trừ ngoài ra một vị Liễu Hạnh Công chúa đã phụng Thánh chỉ cho vẫn để hiệu cũ, và đế vương, thân phiên các đời được phong tước ấy, cùng khai quốc công thần đời trước, nguyên có tước hiệu, đều theo như cũ mà viết


vào. Còn thì đều chiểu tùy văn nghĩa đổi những chữ làm Tôn thần 尊 神, Chi thần

之 神, Phủ quân 府 君, Phu nhân 夫 人 để chính tên gọi” [25, tr. 56].

Với hiệu lực của quy định này, tước hiệu Công chúa trong các sắc phong cho ba vị Thánh Mẫu tại phủ Giày vốn được phong trước đó (1842), chỉ có trường hợp Mẫu Đệ nhất Liễu Hạnh Công chúa được bảo lưu, Mẫu Đệ nhị và Mẫu Đệ tam đều được đổi sang mang tước Phu nhân (sắc ngày Hai mươi tháng Năm năm Thiệu Trị thứ 4 (1844), phong cho Liễu Hạnh Công chúa; sắc ngày Hai mươi tháng Năm năm Thiệu Trị thứ 4 (1844), phong cho Đệ tam Ngọc nữ Quảng cung Quế Anh Phu nhân; sắc ngày Hai mươi bốn tháng Mười một năm Tự Đức thứ 33 (1880), phong cho Liễu Hạnh Công chúa, Duy Tiên Phu nhân và Quế Anh Phu nhân; sắc ngày mùng Một tháng Bảy năm Đồng Khánh thứ 2 (1886), phong cho Liễu Hạnh Công chúa, Duy Tiên Phu nhân và Quế Anh Phu nhân…).

Cũng theo Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, vào năm Tự Đức thứ 3 (1850), vua Tự Đức ban hành quy định:

Vị nào liệt ở Thượng đẳng thì Thiên thần gia tặng chữa Túy mục 粹 穆,

Thổ thần gia tặng chữ Hàm quang 含 光 , Sơn thần gia tặng chữ Tuấn tĩnh 峻 靜 , Thủy thần gia tặng chữ Hoành/Hoằng hiệp 浤 洽 , Dương thần (Nhân thần nam) gia tặng chữ Trác vĩ 卓 偉 , Âm thần (Nhân thần nữ) gia tặng chữ Trang huy 莊 徽 . Vị nào liệt ở Trung đẳng thì Thiên thần gia tặng chữ Linh thúy 靈 邃 , Thổ thần gia tặng chữ Tĩnh hậu 靜 厚 , Sơn thần gia tặng chữ Tủng bạt 聳 拔 , Thủy thần gia tặng chữ Uông nhuận 汪 潤 , Dương thần gia tặng chữ Quang ý 光 懿 , Âm thần gia tặng chữ Trai thục 齋 淑 . Vị nào liệt ở hàng Hạ đẳng thì Thiên thần gia tặng chữ Thuần chính 純 正 , Thổ thần gia tặng chữ Đôn ngưng 敦 凝 , Sơn thần gia tặng chữ Tú

nghi 秀 嶷, Thủy thần gia tặng chữ Trừng trạm 澄 湛, Dương thần gia

tặng chữ Đoan túc 端 肅, Âm thần gia tặng chữ Nhàn uyển 嫻 婉. Mỗi thần hiệu đều được gia tặng hai chữ, các thần hiệu dự ở phong tặng đều xét từng hạng viết điền vào, nhưng trong khi viết sắc, đem cả những chữ


tích phong trước kia và mỹ tự gia tặng lần này viết liền, cho hợp với việc làm trước [25, tr. 56].

Qua khảo sát, mỹ tự trong sắc phong thần thời Nguyễn tuy đã được giản lược nhiều so với thời Lê nhưng cơ bản vẫn tuân thủ nguyên tắc, triều sau kế thừa triều trước, lần phong sau kế thừa lần phong trước, thường bảo lưu nguyên mỹ tự đã phong và gia phong thêm. Chiểu theo nguyên tắc này và định chế kể trên (quy định của triều đình), có thể nhận thấy, mỹ tự phong cho các thần trong những thần sắc được phong từ năm Tự Đức thứ 3 (1850) trở về sau, mang thông tin vô cùng quý giá mà có thể dựa vào đây để xác định nguồn gốc xuất thân của vị thần được phong theo ý thức hệ đương thời.

Trở lại với sắc phong cho ba vị Thánh Mẫu phủ Giày, liên quan tới tước vị và nguồn gốc xuất thân của ba vị Thánh Mẫu, có thể điểm qua các bản thần sắc sau:

- Sắc ngày Mười bảy tháng Mười năm Tự Đức thứ 5 (1852) phong cho Mẫu Đệ nhị Quỳnh cung, hiện lựu tại nhà thờ họ Trần Lê xác nhận, tại thời điểm được

phong (1852), Mẫu Đệ Tam phủ Giày mang tước Phu nhân (dù thời Lê Mẫu từng được phong tước Công chúa), gắn với mỹ tự Trai thục 齋 淑, thuộc hệ Âm thần,

nguồn gốc Nhân thần nữ, hàng Trung đẳng.

- Sắc ngày mùng Một tháng Bảy năm Đồng Khánh 2 (1886) phong cho ba vị Thánh Mẫu, hiện lưu tại phủ Tiên Hương xác nhận, tại thời điểm được phong (1886),

Mẫu Liễu Hạnh vẫn được giữ tước Công chúa, gắn với mỹ tự Trang huy 莊 徽 , thuộc

hệ Âm thần, nguồn gốc Nhân thần nữ, hàng Thượng đẳng; Mẫu Đệ nhị giữ tước Phu nhân (dù thời Lê Mẫu từng được phong tước Công chúa), gắn với mỹ tự Trai thục 齋淑, thuộc hệ Âm thần, nguồn gốc Nhân thần nữ, hàng Trung đẳng; Mẫu Đệ tam giữ

tước Phu nhân (dù thời Lê Mẫu từng được phong tước Công chúa), gắn với mỹ tự Trai

thục 齋 淑, thuộc hệ Âm thần, nguồn gốc Nhân thần nữ, hàng Trung đẳng:

- Sắc ngày Mười một tháng Tám năm Duy Tân thứ 3 (1909) phong cho ba vị Thánh Mẫu, hiện lưu tại nhà thờ họ Trần Lê xác nhận, tại thời điểm được phong

(1909): Mẫu Liễu Hạnh vẫn được giữ tước Công chúa, gắn với mỹ tự Trang huy


, thuộc hệ Âm thần, nguồn gốc Nhân thần nữ, hàng Thượng đẳng; Mẫu Đệ nhị giữ tước Phu nhân, gắn với mỹ tự Trai thục 齋 淑, thuộc hệ Âm thần, nguồn gốc

Nhân thần nữ, hàng Trung đẳng; Mẫu Đệ tam giữ tước Phu nhân, gắn với mỹ tự Trai thục 齋 淑, thuộc hệ Âm thần, nguồn gốc Nhân thần nữ, hàng Trung đẳng.

Như vậy, qua những phân tích trên, “hành trạng thế tục” của Tam vị Thánh Mẫu phủ Giày đã bước đầu được “giải ảo”. Đặc biệt, vấn đề này một lần nữa lại được khẳng định rõ hơn khi triều đình phong sắc cho Thánh phụ và Thánh Mẫu của Mẫu Liễu Hạnh:

敕 南 定 省 務 本 縣 僊 鄉 社 陳 黎 族 仝 奉 事 啟 生 僊 父 黎 德 正 之 神

稔 著 靈 應 肆 今 丕 丞 耿 命 緬 念 神 庥 著 封 為 翊 保 中 興 靈 扶 之 神 準 其奉 事 庶 幾 神 其 相 佑 保 我 黎 民.

欽 哉!

啟 定 貳 年 參 月 拾 捌 日.

Sắc cho họ Trần Lê và xã Tiên Hương, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định cùng phụng thờ thần là đức Khải sinh Tiên phụ Lê Đức Chính, có công hiển linh rõ rệt. Nay thừa mệnh lớn, nhớ đến ơn thần, phong là Dực Bảo Trung Hưng Linh Phù chi thần. Những mong, thần hãy phù giúp, che chở muôn dân.

Kính cẩn thay!

Ngày Mười tám tháng Ba năm Khải Định 2 (1917).

敕 南 定 省 務 本 縣 僊 鄉 社 陳 黎 族 仝 奉 事 啟 生 僊 母 陳 氏 妙 福 之神 稔 著 靈 應 肆 今 丕 丞 耿 命 緬 念 神 庥 著 封 為 翊 保 中 興 靈 扶 之 神 準其 奉 事 庶 幾 神 其 相 佑 保 我 黎 民.

欽 哉!

啟 定 貳 年 參 月 拾 捌 日.

Sắc cho họ Trần Lê và xã Tiên Hương, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định cùng phụng thờ thần là đức Khải sinh Tiên mẫu Trần Thị Diệu Phúc, có công hiển linh rõ rệt. Nay thừa mệnh lớn, nhớ đến ơn thần, phong là Dực Bảo Trung Hưng Linh Phù chi thần. Những mong, thần hãy phù giúp, che chở muôn dân.


Kính cẩn thay!

Ngày Mười tám tháng Ba năm Khải Định 2 (1917)…

4.3. Vai trò của các cộng đồng làng xã trực tiếp liên quan trong việc phụng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giầy

Trong quản lý hoạt động thờ tự thần linh (quản giám bách thần), thần sắc là một dạng văn bản hành chính của triều đình phong, gia phong cho thần, xác nhận tư cách chính thần (được ghi trong Tự điển/Điển thờ tự), cho phép thờ tự. Qua tư liệu Hán Nôm và trong sự hiểu biết hiện nay, chưa thể xác định Tự điển/Điển thờ tự của các triều quân chủ ở nước ta chính thức được xác lập từ khi nào, nhưng có thể tạm hình dung: Tự điển/Điển thờ tự là một tập hợp danh sách các vị thần đã được triều đình công nhận tư cách chính thần, chính tự (được phép thờ tự qua thẩm định lý lịch) dưới các triều đại. Đương nhiên, triều đại sau sẽ kế thừa triều đại trước, kèm theo đó là những quy định để áp dụng, vận hành, như cơ chế xác định việc thờ thần và lý lịch của thần như thế nào thì được đưa vào Tự điển, căn cứ để thăng cấp, giáng cấp đền thờ, thăng cấp, giáng cấp của thần hoặc xóa bỏ tư cách chính thần, chính tự/thờ tự…

GS. Hà Văn Tấn từng khẳng định, lệ phong thần sắc ở nước ta ít nhất đã có từ thời Lý Thái Tổ (năm Thuận Thiên thứ 7 - 1016) [55, tr. 42 - 50]. Qua thư tịch Hán Nôm, có thể tạm tin, lệ phong thần sắc ở nước ta được ghi nhận ít nhất từ thời Trần - Sách Việt điện u linh tập cho biết: Năm Trùng Hưng thứ nhất (1285), thứ tư (1288), đời Trần Nhân Tông (1285) và năm Hưng Long thứ 20 (1312), triều đình đã phong thần sắc và gia phong mỹ tự cho các thần [70, tr. 60 - 91]. Tuy nhiên, hiện chưa có cứ liệu để xác định rõ về hình thức và nội dung cụ thể của một đạo thần sắc dưới thời Trần ra sao, nhưng có thể khẳng định, lệ này được các triều sau tiếp tục duy trì cho đến tận cuối thời Nguyễn.

Qua khảo sát điền dã, thần sắc sớm nhất hiện còn, là các sắc phong mang niên hiệu Hồng Đức (thế kỷ XV), hiện được lưu trữ tại 02 di tích thuộc tỉnh Thái Bình hiện nay. Muộn hơn, còn một vài thần sắc mang niên đại thời Mạc (thế kỷ XVI). Điều đáng tiếc là hầu hết các sắc này đều trong tình trạng tàn khuyết khá nhiều, cần sớm có phương án bảo tồn, phát huy giá trị. Về cơ bản, đa phần thần sắc


trong các di tích hiện nay, có thể khảo được, chủ yếu nằm trong khung niên đại từ thế kỷ XVII trở về sau.

Về nội dung, có thể khái lược như sau: Thần sắc thời Lê là văn bản hành chính của triều đình phong hoặc gia phong (mỹ tự) cho thần, mặc nhiên thừa nhận tư cách chính tự cho thần và tư cách chính từ cho ngôi đền thờ thần, không đề cập đến nghĩa vụ thờ tự thần thuộc về cộng đồng dân cư nào. Chưa rõ, khi phong sắc, đương thời, triều đình có ban hành kèm theo sắc phong văn bản quy định rõ nghĩa vụ thờ tự hay không. Khắc phục nhược điểm trong quy cách quản lý bách thần thời Lê - lòng sắc phong không ghi rõ địa chỉ cụ thể của cộng đồng dân cư chịu trách nhiệm thờ tự, lần gia phong sau kế thừa mỹ tự lần phong trước và ban tặng thêm, khiến mỹ tự không ngừng được nối dài, dần trở thành huyền bí và tối nghĩa, triều Nguyễn đã cho sát hạch lại lý lịch các thần, lịch sử thờ tự, chia rõ hệ thần, giản lược mỹ tự, rút ngắn tên thần khi đưa vào lòng sắc, đồng thời, quy định rõ trách nhiệm thờ tự thần thuộc cộng đồng dân cư nào (thường là cấp làng xã, nhưng cũng có một số ngoại lệ, như phong sắc cho công thần, nhân thần được thờ tự trong nhà thờ dòng họ chẳng hạn…).

Lịch sử cũng cho thấy, khởi nguyên, các đền thờ thần trong dân gian thường được cộng đồng làng xã lập nên mang tính tự phát nhằm đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh, tôn giáo, tín ngưỡng của cộng đồng. Qua các bước phát triển, truyền thống thờ thần được cộng đồng xác lập, duy trì qua các đời, dần trở thành tục lệ, được dung dưỡng bởi nền tảng tâm thức văn hóa tín ngưỡng, với các thành tố căn bản không khó nhận diện, đó là: Hệ thần, địa điểm và không gian thờ tự, các thực hành văn hóa tín ngưỡng liên quan (hội, lệ).

Tuy nhiên, đây mới chỉ là bước xác lập truyền thống văn hóa tín ngưỡng ở phạm vi cộng đồng làng xã, chưa được triều đình (chính quyền) công nhận chính thức theo chuẩn chung của quốc gia. Theo đó:

- Hoạt động thờ tự và sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng liên quan của cộng đồng làng xã gắn với ngôi đền thờ thần vẫn có thể bị coi là dâm tự (thờ tự trái phép);

- Vị thần được cộng đồng làng xã tôn thờ vẫn có thể bị coi là dâm thần (thần chưa được công nhận tư cách chính thần);

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/12/2023