Tín ngưỡng thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực trong đời sống văn hóa cư dân Nam Bộ - 29

* Người trả lời: ông Nguyễn Văn Sáo, sinh năm 1943, huyện Châu Thành, Kiên Giang, Phó Ban quản lý đình Vĩnh Hòa Hiệp, huyện Châu Thành, Kiên Giang.

- Thời gian: 08 - 8 - 2019

- Địa điểm phỏng vấn: xã Vĩnh Hòa Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang

* Nội dung phỏng vấn

Hỏi: Thưa chú, cùng với Hòn Chông, Tà Niên để lại nhiều dấu ấn sâu sắc, vi là nơi ông Nguyễn luyện tập nghĩa quân, chuẩn bị lực lượng đánh Pháp phải không chú?

Trả lời: Đúng rồi. Tà Niên là nơi ông Nguyễn dừng chân khá lâu. Đây là nơi Nguyễn Trung Trực luyện binh, được nhân dân, bạn bè che chở, cũng là nơi xuất phát đánh đồn Kiên Giang thắng lợi. Nghĩa binh làm chủ tỉnh lỵ 6 ngày. Sau đó, Pháp dồn lực lượng đánh chiếm lại. Sau đó, ông Nguyễn rút quân ra Hòn Chông rồi Phú Quốc, tập hợp lực lượng tiếp tục đánh Pháp.

Hỏi: Ở đây, cháu nghe nói có nhiều câu chuyện về Nguyễn Trung Trực phải không chú?

Trả lời: Ờ, nhiều giai thoại lắm. Có những chuyện nói về sức mạnh của Ông, như, có lần ông Nguyễn biểu diễn tài nghệ của mình cho nghĩa quân xem. Ngày trước, quạ ở vùng này nhiều, thường ăn xác thú vật nổi trên sông, có lần Ông núp ở bờ rạch, chờ khi dân quạ bay tới, Ông tung người phi thân qua bờ rạch bên kia, hai tay giơ lên hai con quạ. Có lần đang luyện tập cho nghĩa quân, ông lấy một cái cây chống xuống bờ kinh, rồi tung người lên, nhảy qua bờ kinh cách đó mấy mươi thước. Nghĩa quân bái phục. Còn sau khi Pháp huy động một lực lượng lớn đàn áp khởi nghĩa để trả thù cho việc đồn Kiên Giang bị đánh úp và nghĩa quân chiếm cứ, Nguyễn Trung Trực để lại một số quân sĩ cầm cự nghi binh rồi rút dân vào rừng núi, bản thân Ông một mình một ngựa chạy như bay nhắm hướng Hòn Chông thẳng tiến, chạy đến biển thì kỳ lạ thay, chú ngựa như được tiếp thêm thần lực chạy phăng phăng trên mặt nước như không hề có chuyện gì xảy ra.

- Hỏi: Nghi thức cúng tế

- Trả lời: Tại đình Vĩnh Hòa Hiệp thờ ông Nguyễn Trung Trực. Trong năm, ngày 16, 17, 18 tháng Giêng là lễ hội Cầu an. Lễ giỗ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực đổi lại làm lễ hội truyền thống tổ chức ngày 28 tháng 8. Lễ hội cầu an thì để cầu quốc thới dân an mưa thuận gió hòa trong năm mới. Song song đó, hồi xưa, cụ Nguyễn tập hợp nghĩa quân để đánh thành Kiên Giang năm 1868, không bao lâu sau, Ông hy sinh. Dân làng lập bài vị thờ Cụ từ đó cho đến bây giờ. Còn ngày 28 tháng 8 ở đình Tà Niên vẫn cúng giỗ Ông; bên thân tộc cụ Nguyễn thì lại nói ngày 12 - 9. Giả thiết đưa ra cũng hợp tình hợp lý, từ đó, UBND tỉnh cùng Sở VHTTDL tỉnh Kiên Giang mới đổi lại thành lễ hội truyền thống anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, chứ không còn lễ giỗ AHDT nữa.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 280 trang tài liệu này.

Ở Long An, nếu có điều kiện ghé chỗ cụ Nguyễn đốt tàu Tây ở ngã ba dòng sông Nhật Tảo, giờ là Khu tưởng niệm ở Nhật Tảo rộng đến 7 ha. Trến đó tổ chức ngày 12 tháng 9. Chú kiếm được ông Nguyễn An Thọ, cháu mấy đời của Nguyễn Trung Trực, thì nghĩ lại lúc đó, giặc truy lùng gắt gao quá nên gia tộc mới tổ chức ngày 28 tháng 8. Năm rồi, chú có đến xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi, Cà Mau nơi thân sinh của cụ Nguyễn sinh sống và an táng ở đó. Thân tộc còn sống ở đó nhiều. Hồi đó lánh nạn tới 6 kiến họ. Hồi tháng trước chú có thấy đoàn khảo sát của Sở VHTTDL đến viếng mộ ông Lâm Quang Ky, là phó tướng, trước không ai để ý ông này, giờ cơ quan chức năng định đề xuất với lãnh đạo tỉnh vinh danh ông này.

Hỏi: Chú cho cháu hỏi, về cúng tế, tổ chức văn nghệ, trò chơi dân gian có thay đổi gì so với trước?

Tín ngưỡng thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực trong đời sống văn hóa cư dân Nam Bộ - 29

Trả lời: Về cúng tế Ông, từ xưa đến nay cũng vậy, không thay đổi nhiều. Đình không tổ chức hát bội, chỉ hát tuồng tích, phục vụ văn nghệ, đờn ca tài tử. Trò chơi dân gian thường gặp như: nhảy bao, đập nồi, bắt vịt... cũng theo thời giờ. Chủ đề phải phù hợp với truyền thống của đình chớ không phải ủy mị. Việc này cũng phải được Phòng Văn hóa huyện cho phép mới diễn như chủ đề lòng yêu nước để thế hệ trẻ noi theo.

Hỏi: Việc thành lập Ban quản lý chặt chẽ, có sự tham gia của chính quyền phải không chú?

Trả lời: Chỉ có tổ chức lễ cầu an thì chính quyền tham gia trong Ban tổ chức, làm trưởng ban tổ chức lễ hội, phó ban là người ở trong đình. Công việc bình thường hàng ngày, nếu có gì liên quan đến nhà nước, Ban bảo vệ di tích phải làm tờ trình đến UBND xã, Phòng Văn hóa, UBND huyện xin phép thì mới thực hiện, không thể tự động làm được.

Hỏi: Về kiến trúc, ở đình xưa nay có thay đổi nhiều không?

Trả lời: Không nhiều. Đình Nguyễn Trung Trực có cấu trúc giống như đình làng Nam Bộ xưa ba căn hai chái bắt vần, hai bên có Đông lang, Tây lang. Cột trong chánh điện đình Vĩnh Hòa Hiệp vẫn còn nguyên cột gỗ, có vài cột bên ngoài hư mục thì có thay bằng cột xi măng giả gỗ.

1.13. Bản ghi chép phỏng vấn số 13:

* Người trả lời: ông Hà Văn Vân, sinh năm 1921, già yếu, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang

- Thời gian: 08 - 8 - 2019

- Địa điểm phỏng vấn: tại nhà ông Hà Văn Vân, ấp Long Thạnh 2, xã Long Giang, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.

* Nội dung phỏng vấn:

Hỏi: Ông thờ ông Nguyễn Trung Trực ở nhà lâu chưa?

Trả lời: Tôi thờ lâu rồi, từ năm 1971, thỉnh Ông từ ngôi thờ về đây. Ông linh thiêng lắm, có công lớn với dân với nước. Đức thầy bảo mà. Nhà của tôi, một bên thờ Đức thầy một bên thờ ông Nguyễn. Xóm này ai cũng thờ như vậy.

Hỏi: Ngoài việc lễ hội được tổ chức, ngày thường ông có đến viếng dinh ông Nguyễn không?

Trả lời: Ngày rằm, mồng một tôi đến dinh để đốt nhang. Còn hàng ngày, Ban quản lý với ông từ thay phiên lo dâng hương, cơm nước một ngày ba bữa, chủ yếu là cúng tương. Ông linh thiêng lắm?

Hỏi: Ông Nguyễn thiêng như thế nào hả ông?

Trả lời: Nghe nói, lúc đóng quân ở Kiên Giang, ông Nguyễn múa roi cho bọn trẻ ném đá vào nhưng không có viên nào trúng được tới Ông. Có bữa, luyện tập nghĩa binh, một tay Ông cầm giáo, một tay xoắn quần nhảy qua lại con rạch trước cửa rộng cả mười thước, rồi chuyện Ông biểu diễn phi thân theo một bầy quạ bay ngang, nắm bắt hai tay hai con quạ giơ lên cho binh sĩ và đồng bào xem. Người dân cũng truyền nhau, nhờ Ông nước từ đục sau khi đem lên trở nên trong vắt. Còn ở Rạch Giá, trước đây định tôn dời tượng Ông, họ lấy dây cáp quấn ba vòng. Dây đưa vô bao nhiêu đứt hết, không dời được, Ông vẫn đứng vững. Linh vậy đó.

Ông Sáu Vui, cùng ngồi uống trà nói thêm:

Ngày xưa, một hôm, tốp thợ đến đình để sửa chữa, một thợ tuổi còn trẻ có chuyện bực mình, lỡ lời chửi tục. Hôm sau, không thấy người thợ trẻ đến làm, hỏi ra mới biết bị đạu bụng, chạy thuốc nhiều ngày không khỏi bệnh. Đến khi khấn vái, hứa với Ông sửa chữa, từ đó, bệnh dần thuyên giảm và hết hẳn.


Giang

1.14. Bản ghi chép phỏng vấn số 14:

* Người trả lời: anh Trần Văn Dũng, sinh năm 1968, làm ruộng ở Chợ Mới, An


- Thời gian: : 08 - 8 - 2019

- Địa điểm: Dinh thờ Nguyễn Trung Trực tại xã Long Giang, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang

* Nội dung phỏng vấn:

Hỏi: Xin anh cho biết, nhà anh ở gần Dinh?

Trả lời: Nhà tôi ở gần đây nên tôi thường đến đây viếng. Dinh mở cửa thường

xuyên, thường khi rảnh rỗi, hoặc đi công việc tôi thường ghé đây đốt nhang, uống trà gặp anh em chuyện vãn.

Hỏi: Anh biết nhiều về cuộc đời Nguyễn Trung Trực?

Trả lời: Quê của Ông ở Long An, sau trận đánh chìm tàu giặc ở sông Nhựt Tảo, Ông di chuyển xuống ở vùng này, sinh sống với nhân dân. Ông chiêu mộ nghĩa quân đánh giặc ở Rạch Giá, sau Ông hy sinh ở đó. Khi mất đi, Ông linh thiêng lắm, phò trợ nhân dân nên dân lập ngôi thờ này.

Hỏi: Vậy là ông Nguyễn có đến vùng này sinh sống?

Trả lời: Tôi nghe nói lại, hồi xưa, Ông có đến vùng An Giang để sinh sống với bổn đạo, kết bạn với Đức Quản cơ, chiêu mộ nghĩa quân, khởi nghĩa. Cho nên, sau khi Ông bị hành hình, người dân ở cù lao này đau xót, nhớ thương, lập ngôi thờ hàng ngày hương khói.

Hỏi: Hàng ngày đều có người đến Dinh thờ để hương khói hả anh?

Trả lời: Đúng rồi, anh thấy Dinh rất khang trang, sạch đẹp. Đó là vì hàng ngày đều có người đến đây để làm công quả, quét dọn, nấu nướng. Còn ở thường trực thì có ông từ. Ngày ba bữa đều cúng cơm, đồ ăn là tương. Thường là rau củ, tàu hủ, nước tương, chao. Hương khói xuyên suốt, không lúc nào ngừng. Ở đây, người dân trong đạo tôn sùng Ông lắm. Một phần, Ông đánh giặc lập nhiều chiến công, hy sinh vì nhân dân, phần khác Ông là một trong 12 ông đạo nên dân tin tưởng. Tất cả, gốc từ Phật thầy Tây An mà ra, thời gian nó diễn biến hoài. Nhìn chung, trung thần gom về một mối, như quan Thượng đẳng đại thần Nguyễn Trung Trực, Đức cố quản Trần Văn Thành, Trần Văn Nhu sinh ra để độ đời thôi.

Hỏi: Nguyễn Trung Trực là AHDT, các nơi khác ghi là đình thần, Vì sao ở đây gọi là Dinh, là ngôi thờ? Vì sao gọi Nguyễn Trung Trực là Quan thượng đẳng vậy anh? Trả lời: Đặt là ngôi thờ vì nó lớn, vì đây là nơi ở. Gọi ông Nguyễn là Quan thượng đẳng đại thần vì Ông có công lớn với dân với nước, mà việc này Đức thầy dạy vậy, truyền lại nên dân tôn kính, thờ phụng. Không những vậy, người trong bổn đạo còn

thỉnh Ông về thờ ở nhà.

Hỏi: Đến dự lễ hội hàng năm thì chủ yếu thành phần nào hả anh?

Trả lời: Đủ thành phần, không thiếu thành phần nào hết trơn. Nói chung là tập thể, đa thành phần. Người có đóng góp hay không thì cũng đến dự, ăn uống miễn phí.

1.15. Bản ghi chép phỏng vấn số 15:

* Người trả lời: ông Dương Văn Phến, sinh năm 1943, ấp Chợ, xã An Quảng Hữu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.

- Thời gian: 09 - 11 - 2019

- Địa điểm: xã An Quảng Hữu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà vinh

* Nội dung phỏng vấn

Hỏi: Thưa ông, đình Nguyễn Trung Trực ở An Quảng Hữu được lập từ bao giờ ?

Trả lời: theo các vị kỳ lão trong Ban Hội đình kể lại thì đình ở đây có khoảng 200 năm, nghe đâu có từ thời vua Nguyễn .

Hỏi: Đình ở đây còn giữ sắc phong nào không ?

Trả lời: Có chứ, cái này cất kỹ lắm à; mỗi năm cúng Hạ điền mới đem ra kiến, trình thần. Hiện nay do ít người trông nên gửi cho Sư cô trong chùa, theo như sắc ghi thì đình được vua Tự Đức sắc phong năm ngũ niên.

Hỏi: Hồi nào đến giờ đình vẫn mang tên là đình thần Nguyễn Trung Trực hả

ông?

Trả lời: Đâu có, đình mới mang tên đình thần Nguyễn Trung Trực từ năm 2010

thôi, trước kia là Thần Hoàng bổn cảnh

Hỏi: Xin ông cho biết cụ thể vì sao có sự thay đổi này?

Trả lời: Theo như ông ngoại tôi kể lại thì trước kia đình lớn lắm, làm toàn gỗ quý mua ở miệt trên, sau nàyccó một số người ở miệt Cù lao (chỉ Cù Lao Dung) tị nạn xin qua ở đậu. Nghe nói, họ lén lút hoạt động chống Pháp nên bị Pháp bố, sau đó chúng đốt đình, ném luôn sắc phong xuống sông, may là người dân miệt Ngã ba vớt được đem trả lại đình .

Hỏi: vậy nguyên do nào đình mình có tên là Nguyễn Trung Trực?

Trả lời: Ông này là tướng chống Pháp, có công với dân với nước nên khi xin đặt tên đình Ban Hội đình thống nhất lấy tên này.

Hỏi: Ông cho cháu hỏi, hiện nay, việc cúng tế, tổ chức trò chơi dân gian có thay đổi gì so với trước ? mình cúng chay hay cúng mặn ?

Trả lời: Về cúng tế Ông, từ xưa đến nay cũng vậy đình cúng vào ngày 16/03 âm lịch hàng năm, nghi thức tế không thay đổi nhiều. Trước đây cúng đình có tổ chức hát bội, cứ 3 năm đáo lệ một lần nhưng từ sau 1975 đến nay thì ít tổ chức vì đình xuống cấp, lại không biết mời đoàn hát bội ở đâu, họ tứ tán hết rồi nên thôi. Đình này nào giờ cúng mặn, một con heo sống là bắt buộc, hoa quả trên các bàn thờ, dân ai có gì cúng nấy. Hiện tại, đình được xây cất hoàn toàn bằng các vật liệu hiện đại như sắt thép, xi măng, cột, kèo đắp sơn giả gỗ, hai bên tường trong chính tẩm là các bức tranh được người dân địa phương tự vẽ gồm thanh long, bạch hổ, đào viên kết nghĩa, Quan công cầm đao cởi ngựa, gian giữa là di ảnh của anh hùng Nguyễn Trung Trực.

Hỏi: Việc thành lập Ban quản lý, có sự tham gia của chính quyền phải không?

Trả lời: Chỉ có Ban Hội đình thôi gồm nhũng người lớn tuổi có uy tín, khi tổ chức cúng kiến thì làm đơn báo chính quyền thôi.

Hỏi: Vậy đình ở nơi đây cúng Nguyễn Trung Trực vào ngày nào vậy ông?

Trả lời: Thì gộp chung cúng luôn cho tiện chú ơi, cúng chung vào tháng 03(âl).

Hỏi: Ông có đề xuất gì cho hoạt động cúng tế của đình ông Nguyễn không?

Trả lời: Nói chung là việc cúng tế, các kinh phí do người dân đóng góp, chỉ mong chính quyền quan tâm hỗ trợ đình xin kinh phí sửa chữa, mua sắm thêm bàn ghế đãi khách chứ giờ mỗi lần cúng là mỗi lần thuê bên ngoài tốn kém lắm.

1.16. Bản ghi chép phỏng vấn số 16:

* Người trả lời: ông Trần Văn Quý, sinh năm 1939, xã Lưu Nghiệp Anh, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.

- Thời gian: 10 - 11 – 2019

- Địa điểm: xã Lưu Nghiệp Anh, huyện Trà Cú, tỉnh Trà vinh

* Nội dung phỏng vấn

Hỏi: Thưa ông, ông người nơi này hay nơi khác đến, hôm nay ông đến đình với mục đích gì?

Trả lời: Tui là người ở đây, nay đến để cúng đình, kế là cầu bình an, khỏe mạnh, năm nào cũng vậy, hễ cúng đình thì viếng.

Hỏi: Ông có hiểu rò về thân thế của ông Nguyễn không?

Trả lời: Nghe ông bà với các vị trong Ban chánh tế đời trước kể, ông Nguyễn là người giỏi vò, tay không bắt hổ và một mình đánh cả đội quân Pháp bằng cách bẻ cổ một tên lấy thân nó làm vũ khí chống lại kẻ địch - theo lời Ông Trần Văn Quý, 78 tuổi, người dân địa phương đến viếng đình.

Hỏi: Thưa ông đình Nguyễn Trung Trực được lập từ bao giờ ?

Trả lời: Theo mấy ông bà già xưa kể lại thì đình có khoảng 200 năm, có từ hồi trào Pháp. Trước kia là Đình cổ truyền, đình mới mang tên Nguyễn Trung Trực từ năm 2010 thôi.

Hỏi: Đình mình còn giữ sắc phong nào không, thưa ông ?

Trả lời: Nghe nói là có nhưng do chiến tranh, loạn lạc giờ không còn nữa

Hỏi: Cho phép cháu hỏi, về ngày cúng tế ? Đình cúng chay hay cúng mặn ? có mời đoàn hát về hát không chú ?

Trả lời: Về cúng tế thần , từ xưa đến nay cũng vậy đình cúng vào ngày 16/03 âm lịch hàng năm, trùng với đình bên Bắc Trang (An Quảng Hữu), nghi thức tế không thay đổi nhiều. Đình này nào giờ cúng mặn, một con heo sống là bắt buộc, hoa quả trên các bàn thờ, dân ai có gì cúng nấy.

Hỏi: Khi cúng đình, Ban tổ chức có mời đoàn hát về hát không hả ông?

Trả lời: Xưa nay, hổng nghe quý vị Ban Quý tế đời trước kể lại có mời đoàn hát, chứ từ khi tui biết tời giờ, có hát hò gì đâu.

Hỏi: Đình có tổ chức Ban quản lý, trong đó có sự tham gia của chính quyền phải không ông?

Trả lời: Chỉ có Ban Hội đình thôi gồm nhiều người lớn tuổi có uy tín, khi tổ chức cúng thì báo với chính quyền thôi. Khi cúng thì bên xã cũng cử người xuống dự, đốt nhang.

Hỏi: Xin ông cho biết cụ thể vì sao đình có kiểu kiến trúc như hiện nay ?

Trả lời: Theo như ông nội tôi kể lại thì trước kia đình lớn lắm, làm toàn gỗ quý, tới trào Pháp, nó ruồng bố, đốt đình cháy rụi. Giờ cất lại nhỏ hơn nhiều mà toàn bằng xi măng, sắt thép không chứ có cây gỗ nào đâu. Khi làm thì họp dân bàn làm lại cho giống mấy đình khác trong vùng này.

Hỏi: Vậy nguyên do nào đình mình có tên là Nguyễn Trung Trực?

Trả lời: Ban Hội đình đặt tên theo đình ở Bắc Trang .

Hỏi: Vậy đình cúng Ông Nguyễn Trung Trực vào ngày nào?

Trà lời: Bà con gộp chung cúng luôn cho tiện chú ơi, cúng chung vào tháng 03 âl hàng năm.

Hỏi: Ông có đề xuất gì cho hoạt động cúng tế của đình mình không?

Trả lời: cái này mới nhắm nhắm thôi, trong dịp tuyển quân hàng năm, chính quyền nên xem xét làm cho xôm xôm lên nữa để nhiều người tới đình vừa coi văn nghệ vừa gặp gỡ cho vui.

1.17. Bản ghi chép phỏng vấn số 17:

* Người trả lời: ông Trần Văn Tố, sinh năm 1937; ông Trần Đức Tuấn, sinh 1947.

- Thời gian: 09 - 10 – 2019

- Địa điểm: xã An Nhựt Tân, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An.

* Nội dung phỏng vấn

Hỏi: Thưa bác, hôm nay ông đến viếng Khu di tích ở đây ( Nhật Tảo) với mục đích gì?

Trả lời: Trước là đến giỗ ông Nguyễn, sau là cầu bình an, quốc thới dân an, năm nào cũng đén chú ơi.

Hỏi: Bác là người vùng này hay nơi khác đến?

Trả lời: Tui bốn đời ở đây rồi, bên kia sông.

Hỏi: Bác biết nhiều về thân thế của ông Nguyễn không?

Trả lời: Chú nói chơi... dân vùng này ai không biết ông Nguyễn, người dân còn biết cháu chắt của Ông nữa, họ sống ở vùng này mà.

Hỏi: Bác có thể kể chút ít về ông Nguyễn?

Trả lời: Hồi ông ngoại tui còn sống, ông kể, lúc trẻ, ông Trực nổi tiếng giỏi vò nghệ khắp vùng, có lần thủ vò đài ở phủ Tân An suốt ba ngày mà không có đối thủ, tiếng tăm lừng lẫy khắp Nam Kỳ lục tỉnh. Các Cụ nói nếu ông Nguyễn bị hàng trăm người vây, ông muốn thoát ra chừng nào cũng được, với một thanh đao, ông có thể phóng lên mái nhà, nhảy qua kinh rạch như đi chơi.

Hỏi: Còn trận ông Nguyễn đốt tàu giặc ở vàm Nhật Tảo này?

Trả lời: (ông Trần Đức Tuấn thêm vào)

Nghe ông bà kể, ông Nguyễn giả làm đám cưới, xông trận, Ông cầm búa bay lên bổ vào đầu giặc một nhát chết tươi hai thằng, nghĩa quân tràn lên cướp súng, đốt tàu, Pháp chết nhiều lắm. Chúng thù nghĩa quân, lập Bia căm thù để ghi nhớ sự kiện đó, giờ bị phá, nó nằm ở sau UBND xã .

1.18. Bản ghi chép phỏng vấn số 18:

* Người trả lời: Ông Trần Văn Nghĩa, sinh năm: 1941, căn cứ Phú Quốc

- Thời gian: 07 - 11 - 2018

- Địa điểm: thị trấn Dương Đông, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang

* Nội dung phỏng vấn:

- Hỏi: Thưa ông, ông ở đâu đến viếng đình Nguyễn Trung Trực, với mục đích gì ạ ?

- Trả lời: Trước là đến dự lễ giỗ Ông, sau là cầu bình an, làm ăn phát đạt … năm nào cũng đến đây chú ơi.

- Hỏi: Vậy ông có biết gì về thân thế, chiến công của ông Nguyễn không?

- Trả lời: Tui dân Phú Quốc nên chỉ nghe chuyện lúc Ông Trực ở đó thôi, mấy Ông già xưa kể: lúc đóng quân ở đảo, thiếu lương thực, một lần, ông rượt đuổi một con trâu rừng đến bờ suối, nắm đuôi trâu lôi xuống suối, vật ngã, bẻ gãy cổ trâu, lấy thịt để nuôi quân, lấy sừng làm tù, làm hiệu lệnh trong doanh trại.

- Hỏi: Ông còn nghe chuyện kể về ông Nguyễn lúc ở đảo không?

- Trả lời: Thường nghe bạn thuyền kể như vầy: trong một lần thuyền ông Nguyễn vượt biển Kiên Giang có đàn cá mập trừng lên ngăn đón. Trong lúc quân sĩ sợ sệt lùi vào giữa, ông bước ra mũi thuyền quắc mắt, rút gươm chỉ vào lũ cá. Đàn cá mập hoảng sợ, riu ríu lặn mất. Ở Cửa Cạn bây giờ còn mộ của vợ ông Nguyễn, hồi đó, bà sanh non nên bà cùng con chết. Nhân dân thương mến, chôn cất, lập miếu thờ. Bà linh thiêng lắm. Lâu lắm rồi, ngư dân đi biển gặp bão, thuyền lật, sau mấy ngày chống chọi với sóng biển, các ngư dân kiệt sức, thuyền trưởng khấn cầu ơn trên phò hộ độ trì. Chốc lát có một con thuyền cổ xưa xuất hiện mờ mờ trong sóng dữ. Trên tàu có một thiếu phụ ẵm con hát ru. Khi tỉnh dậy, các ngư dân thấy nằm trên một bãi biển hoang sơ, biển yên bình. Cạnh bãi biển là cánh rừng hoang vu, trong đó có một ngôi mộ đất. Mọi người đến mộ lạy tạ, phát hoang bụi rậm như tỏ lòng biết ơn và hứa sẽ sẽ trở lại xây mộ đàng hoàng hơn. Khi về hỏi ra mới biết đó là mộ Bà lớn, vợ ông Trực. Sau này, mộ của Bà được nhân dân bỏ công sức, tiền bạc xây dựng nên. Ngư dân Phú Quốc thường truyền nhau câu chuyện này đó chú.

1.19. Bản ghi chép phỏng vấn số 19:

* Người trả lời: Ông Lê Phúc Hồng, sinh năm: 1947

- Thời gian: 09 - 11 - 2018

- Địa điểm: Phường Bình Thạnh, Tp. Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang

* Nội dung phỏng vấn

Hỏi: Thưa chú, hôm nay chú đến đình ông Nguyễn để làm gì ạ ?

Trả lời: À...trước là đến quét dọn, đốt nhang cho Ông, sau là cầu cho mình và con cháu bình an, khỏe mạnh…

Hỏi: Chú là người ùng này hay từ nơi khác đến ?

Trả lời: cười…Ông nội tui chết, chôn kế đình kìa (chỉ về bên phải đình)

Hỏi: Vậy chú có biết gì về ông Nguyễn?

Trả lời: Chút đỉnh, cũng nghe ông, bà kể lại thôi

Hỏi: Vậy xin chú kể cụ thể

Trả lời : Ông nội tôi kể: hồi đó Pháp xử bắn chứ không có chém, bắn không được nên nó mới dùng bùa chém, tương truyền, khi xử tử Nguyễn Trung Trực để thị uy và đàn áp khởi nghĩa, Pháp cho lập hẳn một đội hành quyết gồm 7 tên với súng trường trên tay. Ông không chịu cột, không chịu bịt mắt mà yêu cầu được mở mắt để nhìn thấy đồng bào, thấy kẻ thù giết mình. Nhưng, kỳ lạ thay, súng nổ liên hồi mà không có viên đạn nào ghim được tới Ông, những viên đạn chúng bắn vội, văng trúng chết mấy tên lính đừng gần đó, hoảng quá chúng mới dùng mẹ Ông uy hiếp và dùng bùa yếm vào thanh đao hành quyết, ông mới ra đi.

Hỏi: Thưa Ông Ông còn biết gì thêm không ạ?

Trả lời: biết có bao nhiêu, để tui hỏi mấy bạn già thêm, có gì a lô cho chú . Xin cám ơn

1.20. Bản ghi chép phỏng vấn số 20:

* Người trả lời: Ông Nguyễn Hữu Lộc Ban quản lý đình Nguyễn Trung Trực ở Gành Dầu, huyện Phú Quốc, Kiên Giang, sinh năm: 1939

- Thời gian: 15 - 12 - 2019

- Địa điểm: đình Nguyễn Trung Trực ở xã Gành Dầu, Phú Quốc

* Nội dung phỏng vấn

Hỏi: Ông là người ở đây, làm ở đình lâu chưa ạ?

Trả lời: Sau giải phóng, nơi đây còn vắng vẻ, hoang sơ. Năm 1986, 1987, Nhà nước chủ trương lập khu dân cư, tôi là người đầu tiên đến đây. Nơi này, trước đây là một ấp của xã Cửa Cạn, năm 1997 tách ra thành xã Gành Dầu. Trước đây khu này được gọi là khu phi quân sự vì không có bóng người, đến năm 2002 thì được khoảng 200 hộ dân sinh sống. Đáng lý ra đền thờ này phải lập ở xã Cửa Cạn, chỗ từ cầu đúc vô trong. Nhưng giờ ở đó là di tích. Từ sự vĩ dại của Ông, cô bác ở đây, khoảng 4,5 người, xin phép chính quyền lập đền thờ và được nhà nước chấp thuận.

Hỏi: Đình được lập năm nào, xây mới năm nào, thưa ông?

Trả lời: Năm 1993, đền thờ được cất 3 gian nhà lá làm phòng thuốc chữ thập đỏ. Ở giữa thờ Ông, một bên để ở, một bên làm phòng thuốc thuộc xã Cửa Cạn đến ngày 19/5/1997, ở đây được đổi thành xã Gành Dầu. Năm 1996, được người dân gần xa đóng góp xây dựng và ngày một hoàn thiện, đến năm 2016 thì được mạnh thường quân ở TP Hồ Chí Minh hỗ trợ kinh phí để xây dựng khang trang như hiện tại.

Hỏi: Ngày giỗ của Ông tổ chức vào lúc nào?

Trả lời: Ngày 26, 27, 28 tháng 8 cùng ngày với lễ hội ở Rạch Giá. Vào lễ hội, dân đến viếng rất đông, khoảng 20000 đến 30000 người.

Hỏi: Dân ở đây hay nơi khác đến, vùng nào nhiều, thưa ông?

Trả lời: Nói chung ở Phú Quốc dân đến hết, dân đến đủ các nơi như An Giang, Cần Thơ, Thành phố...

Hỏi: Thế lễ hội, các nghi thức có biến đổi nhiều không?

Trả lời: Việc tổ chức ngày càng tốt hơn, cơ ngơi ngày càng khang trang hơn.

Năm nay đông, không mưa, chứ hàng năm giỗ Ông mưa dữ lắm.

Hỏi: Lễ vật dâng cúng như thế nào, có khác với nơi khác không?

Trả lời: Dâng cúng hoa quả, vật cúng thì cúng chay, đãi mặn, nói chung làm theo bên Kiên Giang. Kiên Giang là điểm chính, nơi đây lập sau nên căn cứ bên đó mà làm. Cúng thì đồ chay, đãi thì chủ yếu là heo, có kho, xào, canh. Nói chung, lễ giỗ của ông diễn ra hàng năm vào ngày 26, 27, 28/8, ngày càng được nhiều người dân biết đến và về viếng Ông, ban đầu số lượng còn ít, dần dần đông hơn và riêng trong năm 2019 thu hút hơn 20.000 người dân từ khắp nơi trên cả nước đổ về và rất nhiều khách du lịch quốc tế. Ban tổ chức phải dùng đến 2 tấn heo để đãi bà con chưa kể đến hàng trăm heo quay do quý khách mang đến để cúng giỗ ông. Đồ cúng ông thì làm đồ chay, tuy nhiên kèm theo đó là 2 con cá lóc và 3 trái bắp, tôi cũng không hiểu rò tại sao vì đây là phong tục được lưu truyền từ trước đến giờ.

Hỏi: Vì sao có cúng 2 con cá, 3 trái bắp?

Trả lời: Tôi cũng không hiểu rò tại sao vì đây là phong tục được lưu truyền từ trước đến giờ, theo lệ thì cúng.

Hỏi: Cho hỏi về thành phần tham dự lễ?

Trả lời: Đủ thành phần, Tây cũng có, như Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Philipin.... Họ cũng đốt nhang, xin lộc, có ngày chúng tôi tiếp hơn 200 khách Tây. Từ ngày có du lịch Tây đến nhiều hơn.

Hỏi: Vậy là đền linh thiêng lắm?

Trả lời: Đền thờ rất linh thiêng, có rất nhiều người dân khắp nơi đến để khấn vái trong làm ăn và được như ý nguyện. Điển hình là có cả hàng trăm con heo quay được người dân đem đến ngày giỗ ông để cúng trả lễ. Họ đến khấn vái, về nhà làm ăn được nên quay trở lại cúng Ông. Tôi có hỏi sao quay lại? Họ nói: Kỳ trước đến cúng có khấn Ông, Ông cho được nên quay lại trả lễ, có 4, 5 người đến. Có lần tôi đi Kiên Giang, đi tắc xi, chú tài xế thuật lại mẫu chuyện như thế này: Chú tài xế có người quen, giựt của chú 7 tỷ, hai năm không trả. Chú đến đây khấn vái Ông, không biết khấn gì, nửa tháng sau ông kia mang tiền trả, chú mới lên đây cúng heo trả lễ.

Hỏi: Nơi đây có thờ Mẫu không ông?

Trả lời: Thờ các tướng của Ông, có Bà Chúa xứ, Thần hổ.

Hỏi: Thế nhà nước góp công của nhiều không hay dân là chính?

Trả lời: Dân là chính, nhà nước chỉ quản lý hình thức, tất cả không có xâm phạm gì hết, đình tự thu, tự chi lấy. Đình ở đây do một nhà mạnh thường quân ở TP Hồ Chí Minh tài trợ 30 tỷ mới xây dựng khang trang, đẹp như thế này đây. Tượng đồng của Ông nặng 800kg, bệ đứng 50kg.

Hỏi: Các trẻ, trường học ở đây có tìm hiểu về Ông không ạ?

Trả lời: Các cháu học sinh đến đây có lấy đề tài về Ông để thi, như ở Dương Đông do các thầy cô giáo đưa đến, Đại học Cần Thơ cũng có xuống mấy trăm sinh viên.

Hỏi: Người buôn bán có đi lễ nhiều không ông?

Trả lời: Người buôn bán cũng có viếng, ở đây trái cây cúng là họ mang tới, cúng nguyên thùng, trái cây với bông.

Hỏi: Người đi ghe có thường đến đây không ạ?

Trả lời: Người ta đến đây rất tôn kính Ông, đặt niềm tin ở Ông.

Hỏi: Thế có thờ Trương Định, Thủ khoa Huân không?

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022