Bản Đồ Các Đình Thờ Nguyễn Trung Trực Ở Nam Bộ (N Guồn : Ncs, Pl.1)

STT

* Đình chưa xếp loại di tích LSVH

(Nguồn: NCS, Khảo sát từ năm 2017 đến 2019)

Như vậy, qua khảo sát đến thời điểm 2019, Nam Bộ có tổng cộng có 37 đình, ngôi thờ, khu di tích Nguyễn Trung Trực (về sau gọi chung là đình). Số lượng các đình có thờ Nguyễn Trung Trực theo từng tỉnh như sau:

Bảng 3. 2 Thống kê số lượng đình thờ Nguyễn Trung Trực tại các tỉnh


Tên đình

Tỉnh

Số lượng

Ghi chú


Đình thần Nguyễn Trung Trực

Long An

2


Kiên Giang

14


An Giang

3


Cần Thơ

1


Hậu Giang

6


Sóc Trăng

6


Bạc Liêu

3


Trà Vinh

2


TỔNG

37


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 280 trang tài liệu này.

(Nguồn: NCS, PL4.3.14)

Các đình trên có phổ thời gian khác nhau, có những đình hình thành sau khi Nguyễn Trung Trực thọ hình ít lâu, cũng có những đình được xây dựng cách đây vài thập niên. Về địa điểm, không phải tất cả các tỉnh thành Nam Bộ đều có cơ sở thờ Nguyễn Trung Trực, phần lớn các đình, di tích được xây dựng ở các tỉnh phía Nam sông Hậu (An Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng) hoặc cặp bờ bắc sông Hậu (Trà Vinh) và di tích ở Long An, quê hương Ông. Song, dù là tồn tại ở dạng nào, khi so sánh quy chiếu, chúng ta thấy các đình này chủ yếu nằm ở hai hình thức: một là, tên đình là tên chính thần; hai là, tên đình là tên địa danh nhưng chính thần là Nguyễn Trung Trực. Dưới đây là bản đồ các đình, di tích thờ Nguyễn Trung Trực ở Nam Bộ

Hình 3 1 Bản đồ các đình thờ Nguyễn Trung Trực ở Nam Bộ N GUỒN NCS PL 1 1

Hình 3. 1 Bản đồ các đình thờ Nguyễn Trung Trực ở Nam Bộ (NGUỒN: NCS, PL.1)

Nhận xét: Qua bản đồ các di tích thờ Nguyễn Trung Trực, NCS nhận thấy, ngoài việc gia đình mang di ảnh Nguyễn Trung Trực thờ ở chùa Sùng Đức, TP Hồ Chí Minh, đến nay ở Đông Nam Bộ chưa thấy đình thờ Nguyễn Trung Trực. Ở Tây Nam Bộ, các di tích thờ Nguyễn Trung Trực tập trung nhiều nhất ở Kiên Giang, điều này cho thấy ảnh hưởng sâu rộng của Nguyễn Trung Trực ở nơi Ông hoạt động, tập hợp lực lượng, khởi nghĩa đánh Pháp. Mặt khác, các di tích tập trung ở vùng Nam sông Hậu và ven biển, là những nơi nghĩa quân di tản đến lập nghiệp sau khi Ông bị thụ hình. Tưởng nhớ người anh hùng, những nghĩa sĩ dựng miếu, lập đình thờ phụng, hương khói. Qua thời gian, các cơ sở thờ tự Nguyễn Trung Trực dần dần lan tỏa ở các địa phương khác trong khu vực. Việc này làm nên đặc điểm thờ phụng Nguyễn Trung Trực ở Nam Bộ.

3.1.2 Không gian đình Nguyễn Trung Trực

Kiến trúc các đình Nguyễn Trung Trực vừa mang nét chung của đình làng Nam Bộ vừa có nét riêng tùy theo khả năng của từng địa phương. Từ ngoài vào là: cổng đình, bình phong, sân đình, ngôi đình chính. Cổng đình có kiểu dáng không cố định. Những đình lớn xây cổng tam quan, phía trên lợp ngói, đình nhỏ thì xây cột, lập bảng tên đình phía trên. Bình phong nằm chính giữa phía trước sân đình, mặt bình phong thường đắp nổi, tùy đình nhiều nơi không có bình phong. Giữa sân đình là tượng Nguyễn Trung Trực đứng uy nghi, một số ít đình không có lập tượng như ở Trà Vinh, Sóc Trăng. Trong kiến trúc xưa, ngưỡng cửa rất phổ biến trong xây dựng của người Việt. Song, hiện tại kiến trúc này chỉ còn thấy ở đình, chùa, đền và những công trình nhà cổ. Ngưỡng cửa của đình không chỉ tạo khung vững chắc, tính thẩm mỹ cho di tích mà còn là biểu tượng cho tâm thế khi mọi người bước qua thì những xấu xa của đời thường được gạt lại, giữ tâm trong sạch khi tiếp cận với thần linh. Bên trong mỗi đình có cách bố trí cơ bản giống nhau, nhưng thường là có ba gian chính: vỏ ca, vỏ qui và chính điện, hai bên là Đông lang, Tây lang, nơi cơ sở nhỏ thì chỉ có ngôi thờ chính. Vò ca là gian phía trước, nơi dành để xây chầu, hát bội vào lễ hội Nguyễn Trung Trực. Vò quy là gian giữa, nơi dùng làm chỗ cho các chức sắc chầu lễ, cầm chầu mỗi khi hát bội. Hiện nay, gian giữa là nơi để bàn thờ Hội đồng, Trăm quan đại thần, sắc phong, gần đây một số đình còn lập bàn thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, đại tướng Vò Nguyên Giáp ở gian này (PL6. 37). Công trình phụ như: bếp, kho, nơi nghỉ ngơi…các loại vật liệu thô sơ được tận dụng để xây dựng. Ban đầu, ở thế kỷ XIX, khi lập đình hoặc những ngôi miếu nhỏ, người dân thường dựng cây, lá đơn sơ, đến thế kỷ XX thì được xây dựng kiên cố, mở rộng dần. Đến nay, các đình thờ Nguyễn

Trung Trực, hầu hết được xây dựng kiên cố. Ở Nam Bộ , các sản vật trời ban cho cũng nhiều nhưng khó khăn do tự nhiên gây ra cũng không ít, còn có cái khắc ngiệt của nóng ấm. Do đó, những công trình kiến trúc có tính chất thiêng liêng, lâu dài, khi xây dựng, người dân thường chú ý đến ứng phó với nắng nóng, khí ẩm, việc thông gió được coi trọng như: mái đình thường rất cao, lợp ngói, đầu tường xung quanh thường được chừa thoáng. Để chống ẩm, mối mọt mục chân cột, thường ở mỗi chân cột các loại tán đá đã được lót phía dưới. Bên cạnh đó, sự giao lưu văn hóa mạnh mẽ nên kiến trúc đình thờ Nguyễn Trung Trực chịu sự ảnh hưởng bởi kiến trúc Khmer, Hoa, Chăm. Những công trình kiến trúc tồn tại cùng thời gian đã tạo nên nét riêng cho kiến trúc Nam Bộ, đã để lại nhiều dấu ấn là các công trình kiến trúc đặc sắc. Mặt khác, ở mỗi đình thờ Nguyễn Trung Trực, tùy khả năng của từng địa phương, nhiều nơi không xây dựng Đông lang, Tây lang, có nơi không có tượng thờ.

Đình tại Nam Bộ hầu hết không có thần tích, thần phả cụ thể, ít có sắc phong (nếu có nhiều nhất là vào thời Nguyễn), không có truyền thống khắc bia đá hay ghi chép lại việc xây đình, cất miễu mà chủ yếu qua trí nhớ của các từ đình hay các bô lão địa phương nên khó xác định được năm lập đình. Hơn nữa do chiến tranh loạn lạc, giặc đốt phá các cơ sở thờ tự, truy lùng, khủng bố người dân yêu nước, những người kháng Pháp nên việc tầm nguyên chính xác năm thành lập, năm trùng tu các đình là việc khó khăn. Các đình thờ Nguyễn Trung Trực cũng trong tình trạng tương tự. Trong các đình thờ Nguyễn Trung Trực làm chính thần, qua thực tế điền dã, phỏng vấn sâu các vị trong Ban Quản trị thì ít người nhớ chính xác năm lập đình hay cung cấp tư liệu, tài liệu chính xác về lịch sử di tích thờ Nguyễn Trung Trực

3.1.3 Thời gian cúng tế đình Nguyễn Trung Trực

Trong đời sống văn hóa, khi lưu dân vì nhiều hoàn cảnh khác nhau đến vùng đất mới sinh cơ lập ấp thì hiển nhiên họ sẽ xây dựng các cơ sở thờ tự như: chùa, đình, miếu để thỏa mãn nhu cầu tâm linh cũng như khẳng định chủ quyền nơi địa vực họ sinh sống. Người xưa nói vô lễ sự bất thành, với truyền thống uống nước nhớ nguồn, nhớ công lao người đi trước đã dày công khai khẩn, sinh cơ trên vùng đất mới nhiều nguy hiểm, ngoài các lễ chính như Kỳ yên, Thượng điền, Hạ điền, các đình ở Nam Bộ còn có các lễ: lễ cúng tiên sư, tạp tế (cúng cho nhiều vị thần có danh tính hoặc vô danh phù trợ dân làng), giỗ hậu và giỗ các anh hùng lịch sử. Tuy nhiên, do đặc điểm lịch sử ở vùng đất mới, việc tế lễ ở đình Nam Bộ cũng mang sắc thái văn hóa vùng miền khác với miền Trung

hay miền Bắc. Huỳnh Ngọc Trảng – Trương Ngọc Tường trong Nam Bộ xưa và nay ghi rò: Nghi thức cúng tế và lễ hội đình làng ở Nam Bộ về cơ bản là không giống nhau. Tuy nhiên, đình Nam Bộ là một trú sở nơi tập hợp nhiều đối tượng phối tự đa tạp nên lịch lễ hàng năm của mỗi đình có khác nhau và không chỉ ngày lễ chính là Kỳ yên mà kể cả các ngày lễ cúng vía của các đối tượng phối tự. Vả lại, cùng một vị thần nhưng ở đình này cũng chưa hẳn đã cùng ngày với đình khác. Trừ các lễ Tam nguyên và Tứ thời tiết lạp, ngay cả lễ thượng điền và hạ điền – tức các lễ gắn với chu kỳ canh tác lúa trong năm cũng không phải nhất loạt được tiến hành cùng một ngày cho tất cả các đình (133, 1999, tr.161). Điều này biểu hiện rò nhất trong việc thờ tự và cúng tế tại các đình thờ Nguyễn Trung Trực làm chính thần.

Về thời gian cúng tế, tùy từng điều kiện, mỗi địa phương thực hiện mỗi khác, có đình thực hiện đủ lễ có đình chỉ cúng tế vào các ngày lễ lớn như lễ Kỳ yên. Hiện nay, một số đình ở Nam sông Hậu tổ chức ngày giỗ Nguyễn Trung Trực vào lễ Kỳ yên thay vì làm trùng ngày với Kiên Giang và An Giang. Nếu như ở miền Trung, miền Bắc cùng một đối tượng thờ cúng anh hùng dân tộc như Trần Hưng Đạo, Lý Nam Đế, Lê Lợi... thường sẽ thống nhất về ngày cúng, nghi thức cúng, lễ vật, việc kiêng tên hèm... thì ở Nam Bộ, do hoàn cảnh lịch sử, văn hóa, việc thờ cúng ở các đình cũng không giống nhau về thời gian, nghi thức và lễ vật. Việc thờ cúng anh hùng Nguyễn Trung Trực cũng nằm trong dòng chảy văn hóa này. Ngày lễ giỗ, lễ hội Nguyễn Trung Trực được tổ chức chưa thống nhất ở các đình có thờ Ông ở Nam Bộ.

3.1.4 Nghi thức cúng tế đình Nguyễn Trung Trực

Ghi nhận về việc tế lễ ở các đình Nam Bộ, Trịnh Hoài Đức (1765 – 1825) trong Gia Định thành thông chí, mục Phong tục chí viết: Về tế xã: Cúng Kỳ yên, mỗi làng có dựng một ngôi đình, ngày cúng tế phải chọn cho được ngày tốt, đến buồi chiều ngày ấy lớn nhỏ đều nhóm tại đình, họ ở lại suốt đêm ấy, gọi là Túc yết. Sang ngày mai, học trò lễ mặc áo, mão gióng trống khua chiêng làm lễ Chánh tế, ngày sau nữa làm lễ dịch tế, gọi là đại đoàn, lễ xong lui về. Ngày giờ cúng tế tùy theo tục từng làng không đều nhau, hoặc lấy tháng Giêng cầu phúc gọi là Tế xuân; hoặc lấy táng 8, tháng 9 báo ơn thần là Tế thu, hoặc lấy trong 3 tháng mùa đông là tế tròn năm thành công. Tế chưng, tế lạp chạp là để tạ ơn thần. Việc tế đều có chủ ý chung gọi là Kỳ yên. Ngoài tế phẩm ra có mổ trâu, bò và ca hát hay không ấy là tùy lệ từng làng, việc ngồi có thứ tự đều nhượng cho vị hương quan ngồi trên, hoặc làng nào có học thức thì làm theo lễ Hương ẩm tửu

cùng giảng quốc luật và hương ước. Ấy là làng có tục tốt. Cũng trong ngày ấy xét sổ sách làng coi trong một năm thâu nạp thuế khóa, tiêu dịch, lúa tiền thiếu thế nào, ruộng nương được mất thế nào trình bày tính toán công khai, rồi cử người chức sự làm việc làng và cũng bàn giao chức vụ trong ngày ấy. (24, 2006, tr.184).

Ngày nay, dù đã qua nhiều thăng trầm lịch sử nhưng những gì Trịnh Hoài Đức viết vẫn còn mang giá trị khoa học và nhân văn sâu sắc, các đình ở Nam Bộ về cơ bản vẫn theo cổ lệ thực hiện nghi thức tế lễ. Theo lệ cúng đình ở Nam Bộ, các lễ diễn ra tuần tự như sau: lễ Nghinh sắc, lễ Đàn cả, lễ Hậu phối. Các đình thờ Nguyễn Trung Trực cũng thực hiện theo cổ lệ này. Việc thờ tự tại các đình Nguyễn Trung Trực ở Nam Bộ, ngoài tượng hay di ảnh của Ông trên điện thờ thì hai bên thường là cách phối thờ theo cách thức thờ của đình làng Nam Bộ gồm: Tả ban, Hữu ban, Tiền hiền, Hậu hiền. Bên ngoài chính điện, trong khuôn viên, hầu hết các đình thờ Thần nông, Ngũ hành nương nương, Thần Bạch hổ, các nơi gần biển như Rạch Giá hay đảo Phú Quốc thì có tích hợp thờ Nam Hải Đại Càn, có nơi thờ Thần Tài, Thổ Địa (xã An Quảng Hữu, huyện Trà Cú, Trà Vinh). Đặc biệt, trên điện thờ, việc bài vị Phó cơ Nguyễn Hiền Điều và Phó lãnh binh Lâm Quang Ky ở hai bên tả, hữu chỉ có vùng Kiên Giang. Lễ vật dâng cúng theo lệ cúng đình ở Nam Bộ. Ngai thờ là trung tâm của chính điện, thường xuyên được lau chùi sạch bóng, trang hoàng sáng đẹp nổi bật trong không gian trầm mặc, thiêng liêng. Vật dâng cúng là hoa, quả, hương, đèn, nguyên con heo đã mổ, làm sạch và xôi. Heo để trên mâm trong tư thế quỳ đầu hướng về thần, xôi dâng cúng còn tinh nguyên. Các món dâng cúng trên hương án cố định bốn món: thịt luộc, canh, xào, kho, còn nhiều món dâng cúng hơn thì tùy theo qui mô tổ chức ở mỗi đình, hầu hết các đình cúng mặn. Nằm trong dòng chảy của văn hóa Nam Bộ, các đình ở Nam Bộ có thời gian, nghi thức cúng tế không thống nhất nhau là tùy từng điều kiện địa lý, hoàn cảnh của địa phương. Khi tham chiếu vào đình thờ Nguyễn Trung Trực, NCS nhận thấy có hiện tượng tương tự. Việc này do không gian thờ tự trải rộng nhiều tỉnh, thành, với điều kiện lịch sử xã hội khác nhau nên lịch cúng, nghi thức cúng tế ở các đình Nguyễn Trung Trực cũng biểu hiện đa dạng và mang đậm sắc thái vùng miền, địa phương. Từ điền dã thực tế tại địa bàn, NCS lập bảng so sánh để làm nổi bật những nét cơ bản về thời gian, nghi thức cúng tế Nguyễn Trung Trực và hành lễ tại địa phương.

Bảng 3. 3 Thời gian, nghi thức ở các tỉnh có di tích thờ Nguyễn Trung Trực


Địa điểm

Thời gian cúng

Nghi thức

Thực hiện

Long An Khu di tích Nhật Tảo

Gia đình


12 – 9 âl

10 – 3 âl

11-9 Lập hương án, dâng hương 12 - 9 Lễ viếng, dâng hương viếng, dâng hương

Chính quyền + Ban Quản trị + gia tộc


Kiên Giang


26, 27, 28 - 08

âl

* Ngày 26 - 8 âl

* Ngày 27 - 8 âl

*Ngày 28- 8

- Lập hương án Khai mạc lễ hội

- Lễ diễu hành rước linh vị Nguyễn Trung Trực

- Thượng đại kỳ

- Lễ Đàn cả,

- Lễ Hậu phối

- Lễ viếng và dâng hương tại đình.


Chính quyền

+ Ban quản trị

+ gia tộc


An Giang

26, 27, 28 - 08

âl

* Ngày 26 tháng 8 âl

*Ngày 27 tháng

8 âl

*Ngày 28 tháng

8 âl


- Nghi thức lập hương án và dâng hương:

- Lễ viếng và dâng hương tại đình.

- Lễ chánh tế

-Lễ diễu hành



Sóc Trăng


16,17, 18 tháng

03 âl

*Ngày 16 – 03

*Ngày 17 - 03

* Ngày 18 - 03

- Nghi thức lập hương án và dâng hương

- Lễ rước sắc; an vị sắc

- Lễ chánh tế

- dâng hương

- Lễ hậu phối (tế Tiền hiền, Hậu hiền)


- Chính quyền

- Ban Quản trị


Trà Vinh


15,16 - 3 âl

* Ngày 15 - 03

* Ngày 16 - 03

- Nghi thức lập hương án và dâng hương:

- Thầy chùa tụng cầu an, nghinh sắc, an vị sắc

- Lễ dâng hương

- Lễ hậu phối (tế Tiền hiền, Hậu hiền)


Ban quản trị


Các nơi khác


26, 27, 28 - 8 âl

- Nghi thức lập hương án và dâng hương:

- Lễ Chánh tế

- Lễ dâng hương

- Lễ hậu phối (tế Tiền hiền, Hậu hiền)


- Chính quyền

- Ban quản trị

( Nguồn: NCS, PL4 3.18)

Trong hầu hết các đình Nguyễn Trung Trực ở Nam Bộ, chỉ có đình Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá trong phần nghi thức cúng tế có lễ Thượng kỳ và các lễ Nghinh sắc, lễ Đàn cả còn lại đa số các đình làm theo cổ lệ đơn giản từ xưa của các đình Nam Bộ. Ở tất cả các đình Nguyễn Trung Trực, qua khảo sát, NCS nhận thấy nghi thức cúng tế Ông mang đặc trưng của cư dân vùng Nam Bộ là không câu nệ chuyện lễ nghi, tiểu tiết với đối tượng thờ cúng. Ban chủ tế hay người viếng đình tin rằng miễn có lòng thành thờ phụng thì thần thánh sẽ chứng giám phù hộ, độ trì cho họ. Chính đặc điểm văn hóa này đã tạo nên sự đa dạng của tín ngưỡng thờ cúng anh hùng Nguyễn Trung Trực trong dòng chảy văn hóa Nam Bộ. Cũng những lý do trên, mọi người có thể lý giải vì sao ngày giỗ Nguyễn Trung Trực ở Kiên Giang cúng vào tháng 08 âm lịch, ở Long An là tháng 09 Âm lịch, một số đình lại cúng Ông vào ngày lễ Kỳ yên như đình Long Phú ở Sóc Trăng, các đình ở huyện Trà Cú, Trà Vinh.

3.2 MỘT SỐ LỄ HỘI TIÊU BIỂU THỜ NGUYỄN TRUNG TRỰC Ở NAM

BỘ

Nói đến sinh hoạt tín ngưỡng không thể không đề cập đến lễ hội vì tín ngưỡng là

phần hồn, phần cốt, lễ hội là vỏ bọc của tín ngưỡng. Lễ hội truyền thống chứa đựng khát vọng và là nơi giải tỏa những ước muốn tâm linh của người nông dân trong xã hội xưa. Lễ hội thiết lập sự cân bằng cần thiết trong quan hệ nhiều chiều giữa người và người, giữa người và vạn vật, người và thần linh, người và vũ trụ. Người dân đến với lễ hội để bày tỏ sự tôn kính với vị thần được thờ phụng và mong ước về những điều tốt lành trong cuộc sống. Vì vậy, lễ hội truyền thống mang tinh thần hướng thượng cao. Từ sự ngưỡng vọng, tôn thờ đến lễ hội tưởng nhớ mang tính quy mô địa phương, vùng miền, quốc gia là con đường đi tất yếu của văn hóa dân gian, tín ngưỡng nói chung và tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực của cư dân Nam Bộ nói riêng. Lễ hội thường được diễn ra ở những khu vực có công trình kiến trúc nghệ thuật như đình, chùa, đền, miếu, phủ, điện, bia, tượng, lăng, tháp. Những công trình đó không chỉ là những di sản văn hoá vật thể tồn tại qua thời gian, mà còn là nơi lưu giữ các huyền thoại, truyền thuyết, cổ tích về các vị cả thiên thần và nhân thần tiên, thần, thánh, Phật đến những người có công khai hoang mở đất và xây dựng đất nước, những người anh hùng chống ngoại xâm. Bàn về vấn đề này, nhóm tác giả Thạch Phương, Hồ Lê viết: Các lễ hội nhằm tưởng nhớ các anh hùng khai phá, anh hùng văn hóa và đặc biệt những anh hùng chống xâm lăng ở thời cận đại như Nguyễn Trung Trực, Trương Định, bốn vị tứ kiệt ở Cai Lậy (Tiền

Xem tất cả 280 trang.

Ngày đăng: 21/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí