chức làng bàn định việc xây dựng lại ngôi đình để thờ Nguyễn Trung Trực và thần Nam Hải, Le Nestour liền hưởng ứng bằng cách đóng góp nhiều tài vật và tham gia ban xây dựng đình.
Mặc dù có một số chuyện hoang đường nhưng từ sự ngưỡng mộ, từ lòng tôn kính, dân gian cứ tưởng tượng ra để đề cao người anh hùng vì dân vì nước và lưu truyền mãi cho đến ngày nay: Nguyễn Trung Trực là một con người bất tử. Đối chiếu các tư liệu liên quan, các câu chuyện này là cơ sở cần thiết cho luận án trong quá trình giải mã hiện tượng nhân dân phong thần cho ông Nguyễn. Sau khi ông hy sinh, do hoàn cảnh đất nước rơi vào tay Pháp, không thể công khai cúng tế, họ Nguyễn ở Xóm Nghề tổ chức ngày khao binh để tưởng nhớ Nguyễn Trung Trực với danh nghĩa là cúng Việc lề. Từ đó, ngày mùng 10 tháng 3 hàng năm từ ý nghĩa cúng cầu ngư trở thành ngày cúng Việc lề của dòng họ. Ông Mười Thọ cho biết, trong nghi thức lễ, ngoài các mâm cúng Cửu Huyền Thất Tổ, đất đai, chiến sĩ, Nguyễn Trung Trực được dành một nơi trang trọng ở phía trước giữa nhà để thân tộc khấn vái. Không như các nhân vật xuất thân từ nhiên thần, Nguyễn Trung Trực là một nhân vật có thực trong lịch sử. Từ những chiến công và hào khí bất tử, Ông được người dân Nam Bộ thần hóa và theo quy luật của sáng tạo huyền thoại những nhân vật gần gũi, thân thiết với người anh hùng cũng được nhân dân quan tâm và truyền tụng. Đó là cha mẹ, vợ con, bạn bè xoay quanh trục tam cương của Nho gia: Phụ tử, phu thê, bằng hữu của người anh hùng. Điều này càng thể hiện sự thiêng hóa trở nên gần gũi, đi vào lòng người.
2.3.4 Huyền thoại liên quan đến người thân
2.3.4.1 Về lòng hiếu đễ với cha mẹ
Nguyễn Trung Trực rất có hiếu với mẹ. Lúc nhỏ, hàng ngày ông phải đi đánh bắt cá để có tiền phụ giúp gia đình. Theo sách Hỏi đáp cuộc khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực, lúc đến ở Tà Niên, chuẩn bị tấn công đồn Kiên Giang, Ông đã đưa mẹ đến ẩn náu tại nhà Dương Công Thuyên ở chợ Rạch Giá. Đến khi rút về Hòn Chông, ông cũng đưa mẹ đi theo. Chỉ đến khi vượt biển ra đảo Phú Quốc, ông mới đành phải để mẹ ở lại. Không bắt được ông, thực dân Pháp đã sai người bắt mẹ ông, rồi tìm mọi cách để bà viết thư khuyên con ra hàng, nhưng bà không nghe. Về sau, biết tin con ra hàng, bà tức giận thổ huyết mà chết. Nhưng có người lại nói rằng mẹ ông không bị quân Pháp bắt. Đây là chuyện bịa để buộc ông vì chữ hiếu mà ra hàng. Lúc Pháp tấn công Hòn Chông, bà đã đi lánh nạn ở đâu không rò. Nhưng sau đó bà về ẩn náu ở Tân Thuận (nay là xã Tân
Tiến, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau) rồi mất ở đó. Cũng theo sách này, cha Nguyễn Trung Trực mất sớm, bỏ lại tám người con khiến mẹ ông phải sớm hôm tảo tần vất vả. Nhưng theo câu chuyện còn lưu lại trong họ tộc, cha ông Nguyễn không mất sớm. Sau khi Nguyễn Trung Trực bị bắt ở Phú Quốc, ông vẫn còn sống để đưa gia đình mình và gia đình của các nghĩa quân xuống ghe về ẩn náu ở Cà Mau. Một giai thoại khác, khi chồng di chuyển đến Cà Mau, bà Lê Kim Hồng (mẹ của ông Nguyễn) vẫn còn ở lại Hòn Chông, trong sự quản thúc của chính quyền thực dân và bà đã mất ở đó. Mãi sau này, hài cốt của bà mới được cải táng về nằm bên cạnh chồng ở Đầm Dơi (Cà Mau).
Khi điền dã ở Kiên Giang và Cà Mau, chúng tôi nghe nhiều về câu chuyện Bảy ghe sáu gánh. Theo Ban quản lý đình Vĩnh Hòa Hiệp, huyện Châu Thành, Kiên Giang và bà tư, nhà kế phần mộ của ông Nguyễn Cao Thăng và bà Lê Kim Hồng (thân phụ, thân mẫu của Nguyễn Trung Trực) kể lại: Sau khi Nguyễn Trung Trực bị Tây hại ở Rạch Giá, để tránh sự truy sát của giặc, ông Phụng (thân phụ Nguyễn Trung Trực) cùng với các ông cai Thoại, cai Kiển và nghĩa quân còn sống sót ở bãi luyện quân hội ý rời khỏi Tà Niên. Bảy ghe sáu gánh họ đồng nhổ sào kéo buồm chạy ra biển tìm nơi lánh giặc. Sáu họ đi trên bảy ghe bầu từ Tà Niên xuống vùng Cà Mau. Họ Nguyễn đông nhất, đi trên hai ghe, còn lại năm họ: Lâm, Lê, Trần, Trương, Trịnh mỗi họ đi một ghe, mỗi ghe khoảng 15 - 20 người, nhắm hướng đồng hoang, rừng rậm mà chèo. Đoàn người đến nơi có con rạch nhỏ, hai bên cây cối rậm rạp, dựng dãy nhà ở chung, đùm bọc nhau qua ngày bằng nghề ăn ong (lấy mật ong), đặt nò, đắp bọng bắt cá tôm mang ra chợ Cà Mau bán. Khi xóm có nhà đông đúc, mọi người góp sức cất một ngôi đình, đặt tên là đình Tân An để vọng nhớ cố hương Tân An phủ. Năm 1946, Tây vô lùng sục, lấy đình làm bót, bị hậu duệ Nguyễn Trung Trực đánh bật ra, bà con sợ chúng quay lại bèn phá luôn ngôi đình. Tính đến nay, hơn 150 năm sinh cư lập nghiệp trên vùng đất mới, hậu duệ Nguyễn Trung Trực đã phát triển đến đời thứ chín, thứ mười với hàng ngàn người sinh sống, tập trung tại hai xã Tân Tiến, Tân Đức thuộc huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.
2.3.4.2 Huyền thoại về vợ con người anh hùng
Theo lời dân gian, Nguyễn Trung Trực có người vợ tên Điều, tục gọi là bà Đỏ, người làng Minh Lương (nay thuộc huyện Châu Thành, Kiên Giang). Nguồn tư liệu khác cho rằng bà Điều và bà Đỏ là hai chị em ruột chứ không phải một người. Bà Điều là người đã từng theo sát ông Nguyễn trong suốt thời gian chống Pháp ở Kiên Giang. Chuyện rằng, có lần bà đi do thám đồn Săn Đá ở Rạch Giá, bị đối phương bắt được,
nhưng Nguyễn Trung Trực đến giải cứu kịp. Sau này, bà bị bắt lần nữa, bị nhốt trong khám lớn Rạch Giá, mãi đến khi ông Nguyễn đánh chiếm đồn Kiên Giang (1868) mới giải thoát cho bà. Hai người có con hay không, bà đã hy sinh ở đâu và lúc nào thì chưa rò. Khi xây dựng căn cứ đánh Pháp ở Phú Quốc, ông có thêm một vợ tên là Lê Kim Định (tục gọi bà Quan Lớn Tướng), sinh được một trai nhưng chết non. Hiện nay, mộ và đền thờ của bà còn ở Cửa Cạn, Phú Quốc. Theo lời kể, khi nghĩa quân bị vây khốn vào năm 1868, bà Định đã dùng ghe theo dòng sông Cửa Cạn để ra biển về đất liền. Nhưng chẳng may gặp đoạn sông bị cát lấp, ghe của bà bị mắc cạn, không đi được. Kiệt sức, bà sinh non trong một đêm mưa bão, và rồi bị băng huyết mà chết. Hài nhi sinh non cũng chết theo. Có người tìm gặp cả hai thi hài, đem giấu vào một bọng cây. Đến khi yên ổn, người dân mới đem hài cốt hai mẹ con bà chôn cất tử tế tại bãi Ông Lang. Mộ bà được gọi là mộ Bà Lớn Tướng.
Trong biên bản hỏi cung khi ông Trực bị giam ở khám lớn Sài Gòn, có câu: Số phận tôi đã đầy đủ, tôi đã không thành công trong việc cứu nguy nước tôi, tôi chỉ xin một điều là người ta kết liễu đời tôi càng sớm càng tốt và mong rằng người ta cho những đứa con của tôi lên Sài Gòn. Nếu căn cứ vào câu này, thì ông Trực có ít nhất hai ba đứa con, nhưng cuộc đời của họ sau này ra sao, không thấy tài liệu nào nói đến. Trên báo Tiền Phong có bài viết Dấu ấn Gia Long và Nguyễn Trung Trực ở Phú Quốc, NCS vẫn tìm thấy các huyền thoại liên quan đến những người thân của ông Nguyễn, lược trích: Ở gần cửa sông Cửa Cạn là ngôi mộ Bà Tướng Lớn - vợ của thần tướng Nguyễn Trung Trực cũng được người dân tôn tạo, trông coi ngày đêm. Dân trên đảo Phú Quốc hiện còn lưu truyền câu chuyện rằng: Vợ Nguyễn Trung Trực sinh con nhưng thiếu sữa cho con bú. Biết được việc này, quân Pháp ra lệnh hễ ai cho con của Nguyễn Trung Trực bú thì sẽ tru di ba đời. Dân làng ở Cửa Cạn lo sợ đã không dám cho sữa. Đi xin sữa cả làng không ai cho, người vợ của Nguyễn Trung Trực lên thuyền vượt biển vào đất liền để cứu con, nhưng ghe bị mắc cạn và hai mẹ con đã qua đời. Địa danh Cửa Cạn ra đời từ đó. Sau khi Bà Tướng Lớn qua đời thì tại xã Cửa Cạn, hễ ai sinh con ra cũng không thể nuôi được. Người dân đồn rằng Bà Tướng Lớn hận người đời nên ai sinh con ra là bà bắt đi. Người dân Cửa Cạn muốn nuôi được con thì phải đi nơi khác sinh, hết thời kỳ cho bú mới dám đưa về nhà. Mộ Bà Tướng Lớn được tìm thấy ngày 27/4/1963, ở vùng Đồng Bà, ấp 3, xã Cửa Cạn. Hàng năm vào các ngày 18 và 19/8 âm lịch người dân tổ chức lễ giỗ cúng bà. (Báo Tiền Phong ngày 28 - 11 - 2014).
2.3.4.3 Huyền thoại về nghĩa bạn bè
Trong tâm thức dân gian Việt Nam, những nhân vật khởi nghĩa chống ngoại xâm thường có những phó tướng, bằng hữu phò tá, sẵn sàng hy sinh vì nghĩa lớn. Lịch sử có Lê Lai cứu Chúa thì anh hùng Nguyễn Trung Trực cũng có một Lâm Quang Ky cứu bạn. Lâm Quang Ky tự là Hưng Thái, sinh tại huyện An Biên (Kiên Giang), sống ở vùng Tà Niên. Lâm Quang Ky con ông Lâm Quang Diêu, gốc người Hoa, là cai tổng bấy giờ; và là bạn của Nguyễn Trung Trực. Sau khi đốt tàu Pháp ở vàm sông Nhật Tảo, ông Nguyễn hoạt động ở vùng Tứ giác Long Xuyên, xuôi xuống Rạch Giá và bí mật ở nhà Lâm Quang Ky. Hai người rất tương đắc trong bàn định kế hoạch đánh Pháp. Tại đây, Lâm Quang Ky đã giới thiệu cho ông Nguyễn thêm bốn người bạn cùng chí hướng của mình là Ngô Văn Bút, Hồng Vân Ngàn, Nguyễn Văn Miên và Trịnh Văn Tư. Trong trận đánh chiếm đồn Kiên Giang đêm 16 tháng 6 năm 1868, Lâm Quang Ky là người có công lớn. Sau khi chiếm được thành, ông Nguyễn đích thân lên miệt Núi Sập để xây càn đắp chắn ngang sông, ngăn đường tiến quân của giặc. Việc giữ thành, ông giao lại cho Lâm Quang Ky. Giặc Pháp vội vã huy động quân theo kinh Núi Sập hòng chiếm lại thành Kiên Giang. Lâm Quang Ky kiên cường giữ thành từ sáng ngày 16 đến chiều ngày 21 tháng 6 năm 1868. Biết không thể cầm cự được lâu dài, ông Lâm rút một toán quân về kinh thứ mười rồi đến Đầm Cùng, Bãi Háp. Khi Nguyễn Trung Trực ra hoạt động ở Phú Quốc, Pháp nghe lời tên Việt gian Huỳnh Công Tấn bắt mẹ ông và truyền rao gọi ông về qui hàng. Lâm Quang Ky quyết tâm đứng ra chết thay cho ông Nguyễn để ông tiếp tục sống mà lập chi lớn đánh Pháp. Ông Lâm giả dạng là Nguyễn Trung Trực ra hàng. Trước khi nạp mình, ông đem khay trầu rượu, vành khăn tang và rót ly rượu, đến quý trước thân sinh là Cai tổng Lâm Quang Diêu để xin tha tội bất hiếu. Cụ Diêu nâng ly rượu uống và ca ngợi hành động của con. Quân Pháp tưởng vớ được địch thủ lợi hại, liền đem ra xử chém. Nhưng khi chém, tên Việt gian đội Lượm, nguyên là bộ hạ của Lâm Quang Ky, nhận diện ra ông. Giặc mới biết đây không phải là Nguyễn Trung Trực mà chi là Lâm Quang Ky giả dạng. Tuy nhiên, thấy ông là người tiết nghĩa nên chúng cho thân nhân đem về chôn (PL2 2.1). Mộ của Lâm Quang Ky hiện nay ở ấp Vĩnh Thanh A, ngang đình thần, chếch về hướng Đông Đông Nam, được con cháu trùng tu, kiến thiết rất thẩm mỹ. Qua câu chuyện, trong tâm thức người dân, Nguyễn Trung Trực là một lãnh đạo vì dân vì nước nên mới có thuộc hạ xả thân cứu người anh hùng như vậy. Trong khi đó, Lâm Quang Ky hy sinh thân mình cứu Nguyễn Trung Trực được ghi nhận
tinh thần nghĩa dũng. Ông dũng cảm, sẵn sàng nhận lấy cái chết vì bạn. Vì nghĩa, ông cứu chủ tướng, người đứng đầu cuộc khởi nghĩa, để ông Nguyễn có thời gian củng cố lực lượng, tiếp tục lãnh đạo nhân dân kháng Pháp.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Nguyễn Trung Trực không chỉ là một người anh hùng trong lịch sử mà còn là nhân vật trong huyền thoại. Nửa cuối thế kỷ XIX, ở Nam Bộ bất chấp lệnh bãi binh của triều đình, phong trào chống Pháp nổi lên khắp nơi, như Trương Định ở Gò Công, Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá, Hà Tiên, Thủ khoa Huân ở Mỹ Tho, Thiên Hộ Dương ở Đồng Tháp Mười. So với các cuộc khởi nghĩa kháng Pháp của các lãnh tụ khác, khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực có một ý nghĩa đặc biệt. Đây là cuộc khởi nghĩa đầu tiên làm tổn hao tâm, sinh lực địch một cách có quy mô từ trận Nhật Tảo đến trận công kích đồn Kiên Giang, cũng là trận đánh mở màn cho việc tiêu diệt tàu sắt, hiện đại, vốn là niềm tự hào bất khả chiến bại của Pháp. Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực là nhân vật lịch sử đã được thiêng hóa thành thần trong tâm thức và tín ngưỡng dân gian Nam Bộ.
Những câu chuyện lưu truyền trong dân gian, được ghi chép lại chứng minh Nguyễn Trung Trực là một nhân vật huyền thoại được nhân dân Nam Bộ kính trọng, thờ cúng. Trong phạm vi tư liệu thành văn và tư liệu điền dã, NCS nhận thấy nhóm truyền thuyết liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trung Trực là khá lớn trong nhóm các truyền thuyết dân gian về anh hùng kháng Pháp ở Nam Bộ. Trong chương 2, luận án đã miêu thuật các câu chuyện, huyền thoại về anh hùng Nguyễn Trung Trực, đó là những câu chuyện về việc giỏi vò, mưu trí, dũng cảm, hiếu đễ với cha mẹ, những câu chuyện về những chiến công và sự linh thiêng của Nguyễn Trung Trực. Theo thời gian, mặc dù đã hơn một thế kỷ rưỡi trôi qua nhưng những huyền thoại ấy vẫn còn mang giá trị nhân văn sâu sắc, các cụ già vẫn thường kể cho con cháu nghe lúc nông rỗi ngư nhàn. Việc tham dự lễ giỗ, lễ hội đình của nhân dân như một cách tiếp nối, giáo dục con cháu về lòng yêu nước, về sự ngưỡng mộ, tôn kính anh hùng dân tộc đã vị quốc vong thân.
Ngày nay, bên cạnh những câu chuyện, những huyền thoại đã trở thành điển cố, người dân lại tiếp tục sáng tạo thêm những dị bản, những câu chuyện huyền ảo về người anh hùng cho phù hợp với cái nhìn, cái nghĩ của người bình dân trong thời đại mới, tuy nhiên số tình tiết và dị bản này rất ít và chỉ tập trung nhiều ở tình tiết vò công cao cường, khí tiết hiên ngang, uy vũ bất phục của Nguyễn Trung Trực trước kẻ thù. Truyền thuyết về Nguyễn Trung Trực vừa có cái chung của truyền thuyết dân gian vừa có cái riêng độc
đáo. Các câu chuyện trong hệ thống truyền thuyết này có nội dung đa dạng, nghệ thuật phong phú nhằm mục đích ca ngợi Trí - Dũng - Tiết - Nghĩa của Ông. Tất cả vừa đậm chất lịch sử vừa bay bổng chất lãng mạn anh hùng ca.
CHƯƠNG 3: KHẢO SÁT VIỆC THỜ PHỤNG NGUYỄN TRUNG TRỰC Ở NAM BỘ
Là vùng đất mới, Nam Bộ thừa hưởng thành tựu văn hóa trước đó là một điều tất yếu lịch sử. Tuy nhiên, từ thế kỷ XVII - XVIII, nước ta bị phân cách thành Đàng Trong và Đàng Ngoài nên đa số lưu dân đến Đồng Nai, Gia Định là dân Thuận - Quảng. Điều này chỉ ra rằng, văn hóa Thuận - Quảng là những hạt giống đầu tiên được gieo trồng tại vùng đất mới này. Mặc khác, lưu dân Thuận - Quảng vào Đồng Nai - Gia Định đa số là người nghèo nên hành trang văn hóa mang đến vùng đất mới chủ yếu là văn hóa dân gian, bao gồm câu hò, điệu lý cũng như loại hình diễn xướng, tập tục sinh hoạt cùng thiết chế văn hóa tín ngưỡng của quê hương bản quán, trong đó không thể thiếu ngôi đình. Khi người dân vì nhiều hoàn cảnh khác nhau đến vùng đất mới sinh cơ lập ấp thì hiển nhiên trong nhu cầu văn hóa họ sẽ xây dựng các cơ sở thờ tự như: chùa, đình, miếu để thòa mãn nhu cầu tâm linh để cầu bình an, cũng như khẳng định chủ quyền nơi địa vực họ sinh sống.
Nguyễn Xuân Hồng (2010) Lễ hội của người Việt ĐBSCL truyền thống và phát triển, Luận án tiến sĩ, Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam, (33, tr.50 -51) đã thống kê số lượng các lễ hội dân gian truyền thống của người Việt ở Nam Bộ có 683 cơ sở, trong đó đình chiếm đến 635 ngôi (chiếm tỷ lệ 92,97% ). Tỉnh có số lượng đình làng nhiều nhất là Bến Tre (174 đình, chiếm tỷ lệ 27,40%), Tiền Giang (95 đình, chiếm tỷ lệ 14,96%), Đồng Tháp (67 đình, chiếm tỷ lệ 10,55%), tỉnh có số lượng đình làng ít nhất là Cà Mau (19 đình, chiếm tỷ lệ 2,99%), thành phố Cần Thơ (18 đình, chiếm tỷ lệ 2,84%), Bạc Liêu (11 đình, chiếm 1,73 %). Điều này cho thấy nhu cầu tín ngưỡng, tâm linh của người dân Nam Bộ không phải là nhỏ, trong đó có các cơ sở thờ phụng Nguyễn Trung Trực.
3.1 KHÁI QUÁT CÁC CƠ SỞ THỜ PHỤNG NGUYỄN TRUNG TRỰC Ở NAM BỘ
3.1.1 Thống kê di tích thờ Nguyễn Trung Trực ở Nam Bộ
Các yếu tố lịch sử, giao lưu và cố kết cộng đồng, điều kiện địa lý đã quy định việc lập ấp, xây đình của người Việt. Ở Nam Bộ, đa phần các ngôi đình có niên đại trên 200 năm đều có vị trí nằm gần sông hoặc trục lộ giao thông chính, càng tiến xa hướng cực Nam số lượng đình càng giảm. Ngày trước, do đất đai, thổ nhưỡng của vùng đất này là phèn chua, nước mặn không thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp nên ít thu hút dân cư đến khai phá và lập nghiệp, tuy vậy, ngưỡng mộ người anh hùng dân tộc, nhân
dân lập đình, đền, miếu thờ; số lượng đình thờ dần được phát triển, mở rộng; đối tượng thờ là Nguyễn Trung Trực. Qua xử lý tư liệu và thực địa tại các địa phương có liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trung Trực, NCS lập bảng thống kê và phân bố các cơ sở thờ tự ở Nam Bộ như sau:
Bảng 3. 1 Thống kê sự phân bố các di tích thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực ở các tỉnh Nam Bộ
Tỉnh | Địa chỉ | Phân loại di tích | |
1 | Long An | Khu Tưởng niệm vàm Nhật Tảo, An Nhật Tân, huyện Tân Trụ | Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh |
Đình Bình Đức, xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức | Thờ Nguyễn Trung Trực | ||
2 | Kiên Giang | Đình thần Nguyễn Trung Trực ở xã Mỹ Hiệp Sơn, huyện Hòn Đất. | * |
Đình thần Nguyễn Trung Trực ở xã Mỹ Lâm, huyện Hòn Đất. | * | ||
Đình thần Nguyễn Trung Trực ở xã Mỹ Lâm, huyện Hòn Đất | * | ||
Đình thần Nguyễn Trung Trực ở xã Sóc Sơn, huyện Hòn Đất. | * | ||
Đình thần Nguyễn Trung Trực thị trấn Hòn Đất, huyện Hòn Đất. | * | ||
Đình thần Nguyễn Trung Trực ở xã Thổ Sơn, huyện Hòn Đất. | * | ||
Đình thần Nguyễn Trung Trực thị trấn Tân Hiệp, huyện Tân Hiệp. | * | ||
Đình thần Nguyễn Trung Trực ở xã Tân Hiệp B, huyện Tân Hiệp. | * | ||
Đình thần Nguyễn Trung Trực ở xã Gành Dầu, huyện Phú Quốc. | * | ||
Đình thần Nguyễn Trung Trực ở xã Cửa Cạn, huyện Phú Quốc. | * | ||
Đình thần Nguyễn Trung Trực ở xã Mong Thọ, huyện Châu Thành. | * | ||
Đình Vĩnh Hòa Hiệp, huyện Châu Thành | Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh | ||
Đình thần Nguyễn Trung Trực ở thành phố Rạch Giá. | Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia | ||
Đình thần Nguyễn Trung Trực ở xã Lại Sơn, huyện Kiên Hải | * |
Có thể bạn quan tâm!
- Nguyễn Trung Trực Nhân Vật Lịch Sử Và Huyền Thoại
- Huyền Thoại Về Người Anh Hùng Vò Nghệ Cao Cường Và Lời Thề Đánh
- Huyền Thoại Về Cái Chết Và Sự Thiêng Hóa Của Người Anh Hùng
- Bản Đồ Các Đình Thờ Nguyễn Trung Trực Ở Nam Bộ (N Guồn : Ncs, Pl.1)
- Lễ Hội Tái Hiện Chiến Công Kháng Pháp Trên Đất Long An
- Đình Vĩnh Hòa Hiệp Ở Huyện Châu Thành (Kiên Giang)
Xem toàn bộ 280 trang tài liệu này.
Tỉnh | Địa chỉ | Phân loại di tích | |
3 | An Giang | Đình Nguyễn Trung Trực ở xã Long Giang, huyện Chợ Mới | * |
Đình Nguyễn Trung Trực ở Thành phố Long Xuyên | * | ||
Đình thần Nguyễn Trung Trực ở xã Vĩnh Trạch, huyện Thoại Sơn | * | ||
4 | Cần Thơ | Đình Thường Thạnh, xã Thường Thạnh, quận Cái Răng | Đình thờ Nguyễn *Trung Trực |
5 | Hậu Giang | Đình Long Mỹ, Thị xã Long Mỹ | *Thờ Nguyễn Trung Trực |
Đình Long Bình, Thị xã Long Mỹ | * | ||
Đình Long Trị, Thị xã Long Mỹ | * | ||
Đình Thuận Hưng, Thị xã Long Mỹ | * | ||
Đình Rạch Gòi, huyện Châu Thành | * | ||
Đình thần Phụng Hiệp, TP Ngã Bảy | * | ||
6 | Sóc Trăng | Đình thần Nguyễn Trung Trực ở An Thạnh Đông, huyện Cù Lao Dung | * |
Đình thần Nguyễn Trung Trực ở Thị trấn Cù Lao Dung, huyện Cù Lao Dung | * | ||
Đình Nguyễn Trung Trực ở thị trấn Long Phú, huyện Long Phú | * | ||
Đình Nguyễn Trung Trực ở xã An Lạc Thôn, huyện Kế Sách | * | ||
Đình Nguyễn Trung Trực ở xã Phú Lộc, huyện Thạnh Trị | * | ||
Đình Nguyễn Trung Trực ở TT Ngã Năm | * | ||
7 | Bạc Liêu | Đình Nguyễn Trung Trực ở xã An Trạch A, huyện Đông Hải. | * |
Đình Nguyễn Trung Trực, thị trấn Ngang Dừa, huyện Hồng Dân | * | ||
Đình Nguyễn Trung Trực ở xã Phước Long, huyện Phước Long | * | ||
8 | Trà Vinh | Đình Nguyễn Trung Trực ở xã Lưu Nghiệp Anh, huyện Trà Cú | * |
Đình Nguyễn Trung Trực ở xã An Quảng Hữu, huyện Trà Cú | * |