Huyền Thoại Về Người Anh Hùng Vò Nghệ Cao Cường Và Lời Thề Đánh

và đuốc, từ các ghe nhảy lên, vừa la hét, vừa đánh xáp lá cà với lính thủy Pháp. Ở hai bên bờ, các nghĩa quân cũng nhanh chóng đến tiếp chiến. Nguyễn Học, Hồ Quang Chiêu lấy búa sắt phá tàu không vỡ nên đã cho phóng lửa đốt tàu, đánh chìm. Do bị tấn công bất ngờ nên quân Pháp bị thiệt hại lớn: tiểu hạm Espérance bị đánh chìm, 17 lính và 20 cộng sự người Việt bị giết, chỉ có tám người trốn thoát, gồm hai lính Pháp và sáu lính Tagal (tức lính đánh thuê Philippines, cũng còn gọi là lính Ma Ní). Sĩ quan chỉ huy tàu là Parfait vắng mặt nên cũng thoát chết. Nghĩa quân toàn thắng, nhưng có bốn người hy sinh. Để trả thù, Pháp đã đốt phá nhiều nhà cửa (thiệt hại về người không rò), rồi sau đó còn cho xây một bia tưởng niệm ở bên bờ sông.Trận Nhật Tảo, nghĩa quân đốt tàuEspérance, giết chết nhiều lính Pháp, tay sai và thu nhiều chiến lợi phẩm. Giữa lúc cáccuộc dấy binh của nghĩa quân khắp nơi bằng chiến thuật du kích chỉ giết lẻ tẻ vài tênxâm lược thì chiến công của Nguyễn Trung Trực thật là lừng danh.

2.2.2.2 Trận tập kích đồn Rạch Giá

Trận đồn Kiên Giang hay trận đồn Rạch Giá xảy ra vào ngày 16 tháng 6 năm 1868 và kết thúc khoảng năm ngày sau đó. Cuộc đánh chiếm này do Nguyễn Trung Trực khởi xướng, và đã gây cho Pháp nhiều thiệt hại. Tuy nghĩa quân làm chủ tòa thành có năm ngày, nhưng sự kiện này đã được NCS George Tônirrwell đánh giá là một sự kiện bi thảm (un événement tragique) của thực dân Pháp ở Việt Nam. Sau Hòa ước Nhâm Tuất 1862, ba tỉnh miền Đông lọt vào tay Pháp. Nguyễn Trung Trực rút quân về hoạt động ở ba tỉnh miền Tây. Đầu năm 1867, ông được triều đình phong chức Hà Tiên thành thủ úy để trấn giữ đất Hà Tiên, nhưng chưa kịp đến nơi thì tòa thành này đã bị quân Pháp chiếm vào ngày 24 tháng 6 năm 1867. Không theo lệnh triều đình rút quân ra Bình Thuận, Nguyễn Trung Trực đem quân về lập chiến khu ở Sân chim (tả ngạn sông Cái Lớn, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang). Từ nơi này, ông lại dẫn quân đến Hòn Chông (nay thuộc xã Bình An, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, lập thêm căn cứ kháng Pháp. Sau khi nắm được tình hình của đối phương và tập trung xong lực lượng, vào khoảng nửa đêm ngày 16 tháng 6 năm 1868, Nguyễn Trung Trực cùng nghĩa quân bất ngờ dùng ghe chèo di chuyển theo bờ biển, đổ bộ lên bờ rạch Lăng Ông, Rạch Giá. Sau khi hợp với đoàn nghĩa quân đến từ Hòn Chông, khoảng 4 giờ sáng, Nguyễn Trung Trực cho người lẻn vào giết chết lính canh, rồi phát lệnh tấn công. Lập tức, người thì trèo tường, người thì phá cổng. Đang lúc say ngủ, quân Pháp không kịp phản ứng gì, nên đồn bị nghĩa quân chiếm lĩnh khá nhanh chóng...

Sau trận đồn Rạch Giá, về phía Pháp có 5 sĩ quan người Pháp, trong số đó có Chủ tỉnh là trung úy hải quân Chánh Phèn, 67 lính (gồm người Pháp và người Việt) bị giết. Nghĩa quân thu được khoảng trăm khẩu súng đủ loại cùng nhiều đạn dược. Đây là lần đầu tiên, lực lượng nghĩa quân với trang bị thô sơ đã chủ động tấn công thực dân Pháp ngay tại trung tâm đầu não của tỉnh và giành thắng lợi. Cho nên, khi nhận tin Chủ tỉnh Rạch Giá cùng vài sĩ quan khác bị giết ngay tại trận, George Tônirrwell đã gọi đây là một sự kiện bi thảm (un événement tragique).

2.2.2.3 Lập căn cứ kháng chiến ở Phú Quốc

Sau trận đánh đồn Rạch Giá, nghĩa quân làm chủ tình hình sáu ngày. Sau đó, Bộ chỉ huy Pháp ở Mỹ Tho điều động lực lượng phản công. Do quân địch quá mạnh, Nguyễn Trung Trực phải rút về Hòn Chông (Kiên Lương) rồi vượt biển ra đảo Phú Quốc, đóng quân tại vùng rừng ở Cửa Cạn. Tháng 9 - 1868, Pháp tiếp tục điều động lực lượng hùng hậu ra đảo Phú Quốc truy đuổi nghĩa quân Nguyễn Trung Trực. Nghĩa quân đã chống trả quyết liệt hàng tháng trời trên đảo, đến khi biết không thể địch nổi thế giặc mạnh, để bảo toàn tính mạng cho nghĩa quân, người dân và để làm tròn chữ hiếu, Nguyễn Trung Trực tự nộp mình cho Pháp.

2.2.3 Sự hy sinh anh dũng

Biết không thể mua chuộc Nguyễn Trung Trực, Pháp đưa Ông lên Sài Gòn để lấy khẩu cung, viên thống soái Nam Kỳ lúc đó vừa dụ hàng, vừa hăm dọa, Ông trả lời: Thưa Pháp soái, chúng tôi chắc rằng lúc nào ngài trừ cho hết cỏ trên mặt đất thì chừng đó ngài mới may ra trừ được những người ái quốc của xứ sở này. Cuối cùng, chúng đưa Ông trở về Rạch Giá hành hình ngày 27 tháng 10 năm 1868. Dân chúng từ các nơi trong tỉnh Rạch Giá đến dự khán buổi hành quyết Nguyễn Trung Trực rất đông, cũng là dịp để họ vĩnh biệt vị anh hùng tài đức mà họ vô cùng cảm mến. Khí phách anh dũng và những chiến công oanh liệt mà Nguyễn Trung Trực đã tạo ra, hiếm có người anh hùng dân tộc kháng Pháp có được những huyền thoại gắn liền với hiện thực xã hội, với các cộng đồng dân tộc và cả tôn giáo như Ông.

Về mộ Nguyễn Trung Trực, qua chỉ dẫn của nhà văn Sơn Nam, năm 1986, Sở Văn hóa tỉnh Kiên Giang cho khai quật một ngôi mộ trong khuôn viên Tòa Bố cũ (nay là UBND tỉnh Kiên Giang) và đưa bộ hài cốt về chôn ở đền thờ Nguyễn Trung Trực ở TP Rạch Giá. Hơn 27 năm sau khi hài cốt được cho là của anh hùng Nguyễn Trung Trực được đưa vào đền lập mộ, vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau từ phía các nhà nghiên cứu,

lãnh đạo địa phương và đặc biệt là gia đình của vị anh hùng dân tộc. Vấn đề này đã được Báo Thanh Niên phản ánh trong loạt bài: Tranh cãi về ngôi mộ trong đền Nguyễn Trung Trực. Chúng tôi, khi tiếp xúc với ông Nguyễn An Thọ (Mười Thọ), hậu duệ Nguyễn Trung Trực tại Long An cũng ghi nhận về vấn đề này. Song, có lẽ cần nhiều thời gian và luận cứ khoa học từ các cơ quan chuyên môn, như nhà nghiên cứu Trần Văn Giàu khẳng định: có thể cần điều tra, khảo sát thêm cho đến khi nào có bằng cớ là không phải thì ta nhận định lại. Còn bây giờ hãy xem đó là di hài của Nguyễn Trung Trực.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 280 trang tài liệu này.

Trong luận án này, NCS không đặt nặng vấn đề trên mà tập trung vấn đề cơ bản: Nguyễn Trung Trực được người dân Nam Bộ phong thần, được phụng thờ trên một phổ văn hóa rộng. Hằng năm, lễ giỗ của Ông thu hút hàng triệu người thuộc đủ mọi thành phần dân tộc, tôn giáo tham gia và hàng ngày vẫn đang tích hợp mạnh mẽ vào tín ngưỡng thờ thành hoàng trong các đình cổ hoặc mới lập ở Nam Bộ.

Nhận xét

Tín ngưỡng thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực trong đời sống văn hóa cư dân Nam Bộ - 9

Cuộc kháng Pháp của Nguyễn Trung Trực ở Nam Bộ, tiêu biểu là hai trận đánh thắng lợi là đốt tàu Pháp ở vàm Nhật Tảo, Long An và đánh đồn Rạch Giá, Kiên Giang, nhân dân nhận rò tài năng, mưu trí của người anh hùng vì dân vì nước. Cuộc chiến đấu chống giặc của Nguyễn Trung Trực chứng minh tinh thần quật cường, lấy ít thắng nhiều, lấy yếu thắng mạnh, vũ khí thô sơ có thể đánh trả vũ khí hiện đại với ý chí bất khuất của con người Việt Nam. Khi có giặc người con trai ra trận. Người con gái trở về nuôi cái cùng con. Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh. Nhiều người đã trở thành anh hùng(Nguyễn Khoa Điềm). Nguyễn Trung Trực vì hiếu quên thân, vì nghĩa quên mình đã tự nộp mình cứu mẹ, cứu nghĩa binh và người dân trên đảo. Khí phách can trường khi ra pháp trường của Nguyễn Trung Trực đã để lại trong lòng những người chống Pháp, người dân Rạch Giá nói riêng, Nam Bộ và cả nước nói chung lòng ngưỡng mộ lẫn kính phục. Sự kính trọng vô bờ bến là yếu tố căn bản, là cơ sở hình thành, phát triển tín ngưỡng và lễ hội về Ông sau này.

2.3 NGUYỄN TRUNG TRỰC - NHÂN VẬT HUYỀN THOẠI

Truyền thuyết hay huyền thoại thường chú ý nhiều hơn đến những nhân vật có xuất thân nông dân hoặc gần dân. Truyền thuyết dân gian thường kể về người anh hùng trong mối quan hệ với dân, trong đó nhân dân vừa là người tham gia, vừa là chỗ dựa tin cậy để người anh hùng làm nên chiến thắng. Như vậy, người ta không thể tìm thấy trong truyền thuyết những sự kiện lịch sử chính xác đích thực, nhưng lại có thể tìm thấy những

thứ mà không có một tài liệu lịch sử nào có thể ghi lại được. Đó chính là quan điểm đánh giá lịch sử của nhân dân; là tâm tư, tình cảm của nhân dân mong muốn truyền đạt lịch sử qua cách kể lại các sự kiện. Đó còn là tinh thần tự chủ, là niềm tự hào, niềm tin vào khả năng và sức mạnh bản thân của nhân dân. Nó như một dòng chảy âm thầm, nhưng mạnh mẽ mà nhân dân đã khéo léo thể hiện và nuôi dưỡng qua việc chủ động đánh giá lịch sử.

Nếu quan niệm huyền thoại là những câu chuyện mang nhiều yếu tố hoang đường, kỳ ảo về nhân vật, về phép thuật biến hóa hô mây gọi gió hay rải đậu thành binh thì khi đem những câu chuyện về Nguyễn Trung Trực đưa vào khó có thể đáp ứng được tiêu chí này. Nhưng, nếu xét thuật ngữ huyền thoại (legend) theo cách của các nhà nghiên cứu văn hóa Âu Mỹ sử dụng thì những câu chuyện này thỏa mãn được hầu hết các tiêu chí, trong đó có tiêu chí: làm việc gì đó khác với người bình thường, sức mạnh hơn người, tài trí thông minh, dũng cảm hơn người. Cũng cần nói thêm rằng, mảng huyền thoại về các nhân vật anh hùng dân tộc ở Nam Bộ so với Bắc Bộ thì ít hơn do bề dầy lịch sử văn hóa quy định, những câu chuyện chứa đựng yếu tố kỳ ảo, biến hóa về anh hùng kháng Pháp cũng không nhiều. Cũng như các anh hùng dân tộc khác, cuộc đời của Nguyễn Trung Trực cũng có nhiều chuyện kể mang tính phóng đại, vừa thực tế vừa nhuốm màu huyền thoại. Các câu chuyện này được các nhà nghiên cứu trước tập hợp lại trong các công trình đã công bố, nhưng chủ yếu viết dưới dạng lịch sử; hoặc xuất phát từ những địa phương gắn với sự nghiệp của Nguyễn Trung Trực như Long An, Kiên Giang; những địa phương có yếu tố tôn giáo chi phối đến việc cúng tế như huyện Chợ Mới (An Giang); những nơi các nghĩa sĩ lánh nạn như huyện Giá Rai (Bạc Liêu), huyện Long Phú (Sóc Trăng). Do đó, các câu chuyện chưa thể trình bày đầy đủ, trọn vẹn những sắc thái cảm xúc của người bình dân Nam Bộ dành cho người anh hùng. Bên cạnh những câu chuyện được ghi trong chính sử, trong các Kỷ yếu, từ thực tế điền dã tại các địa phương, NCS đã thu thập thêm được một số tình tiết, chi tiết truyện kể, huyền thoại về cuộc đời, cái chết và sự hiển linh của người anh hùng để góp phần nhận diện đặc điểm, vai trò, giá trị của tín ngưỡng này trong đời sống văn hóa của cư dân vùng này.

Thống kê từ các công trình, luận án đã công bố về vấn đề và cũng từ thực tế điền dã trên địa bàn nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy số lượng các truyền thuyết về Nguyễn Trung Trực có tỉ lệ cao, có sức sống mãnh liệt trong đời sống văn hóa tinh thần của

người dân. Ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nhất là những tỉnh có di tích, cơ sở thờ tự anh hùng Nguyễn Trung Trực, dân gian còn lưu truyền nhiều câu chuyện đậm chất huyền thoại gắn liền với thân thế, sự nghiệp và những chiến công oanh liệt của Ông. Vò Phúc Châu đã sưu tầm, ghi chép 101 câu chuyện trong dân gian về những vị anh hùng kháng Pháp, trong đó có 13 câu chuyện về Nguyễn Trung Trực để truyền lại cho thế hệ sau. Nhiều nhà nghiên cứu như Nguyễn Văn Khoa, Bùi Mạnh Nhị hay cơ quan quản lý như Sở VHTTDL Kiên Giang cũng quan tâm sưu tầm những câu chuyện về Nguyễn Trung Trực. Khi thực tế, NCS cũng thu nhận thêm các tình tiết mà người kể nghe lại trong dân gian. Về cơ bản, các câu chuyện về Nguyễn Trung Trực có cốt truyện giống nhau, chỉ khác nhau ở tình tiết của câu chuyện. Trong phạm vi tư liệu hiện có, chúng tôi nêu lên một số huyền thoại nổi bật, tiểu biểu có phổ văn hóa rộng gắn với cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trung Trực trong đời sống văn hóa xã hội người dân Nam Bộ. Các huyền thoại được sắp xếp theo trật tự thời gian: lời thề đánh Pháp, về những chiến công oanh liệt, về cái chết và sự thiêng hóa của người anh hùng.

2.3.1 Huyền thoại về người anh hùng vò nghệ cao cường và lời thề đánh

Pháp

Tính cách anh hùng tự thiếu niên của Nguyễn Trung Trực bộc lộ từ lúc nhỏ. Thuở

thiếu niên, Nguyễn Trung Trực làm nghề chài lưới, Ông nổi tiếng vò nghệ, có lần thủ vò đài ở phủ Tân An suốt ba ngày mà không có đối thủ, tiếng tăm lừng lẫy khắp Nam Kỳ lục tỉnh. Năm 18 tuổi, Nguyễn Trung Trực đã đệ đơn lên quan trấn thủ tỉnh Định Tường là Ngô Xuân Liêm để xin lập đạo nghĩa quân chống giặc cướp bảo vệ xóm làng, nhưng đơn bị bác. Ông đến Long Hồ để xin lần nữa, viên trấn thủ ở đây chấp thuận, ông trở về quê chiêu tập quân sĩ. Các câu chuyện về Gốc tích hình trạng, Chuyện Ông Nguyễn, Truyền thuyết về vò nghệ Ông Nguyễn của Nguyễn Văn Khoa, Vò Phúc Châu, Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Kiên Giang (2009, 2018) công bố đều ghi nhận về vò nghệ cao cường của Nguyễn Trung Trực bộc lộ từ lúc nhỏ, nhưng chi tiết cụ thể cao cường như thế nào thì không thấy đề cập, điển hình như: “Thuở thiếu niên, Nguyễn Trung Trực làm nghề chài lưới, Ông nổi tiếng bơi lặn giỏi như rái cá, chài lưới bao giờ cũng được cá tôm nhiều hơn mọi người….Mười tám môn vò nghệ không môn nào chài Lịch không tinh thông” (93, 2018, tr.82). Khi chúng tôi tiếp xúc và phỏng vấn trực tiếp với ông Trần Văn Tố, 82 tuổi có bốn đời cư ngụ gần Khu di tích Vàm Nhật Tảo, ông còn kể : Hồi ông ngoại tôi còn sống, ông kể về ông Trực lúc trẻ, “Ông nổi tiếng vò nghệ khắp vùng, có

lần thủ vò đài ở phủ Tân An suốt ba ngày mà không có đối thủ, tiếng tăm lừng lẫy khắp Nam Kỳ lục tỉnh. Các Cụ nói nếu ông Nguyễn bị hàng trăm người vây, ông muốn thoát ra chừng nào cũng được, với một thanh đao, ông có thể phóng lên mái nhà, nhảy qua kinh rạch như đi chơi”. (PL 5.17)

Ông Hà Văn Vân, sinh năm 1921, ở xã Long Giang, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang thì bổ sung thêm chi tiết mới về vò nghệ cao cường của Ông: Nghe nói lúc đóng quân ở Kiên giang, ông Nguyễn múa roi cho bọn trẻ ném đá vào nhưng không có viên nào trúng được tới Ông. Có bữa, luyện tập nghĩa binh, một tay Ông cầm giáo, một tay xoắn quần nhảy qua lại con rạch trước cửa rộng cả mười thước, rồi chuyện Ông biểu diễn phi thân theo một bầy quạ bay ngang, nắm bắt hai tay hai con quạ giơ lên cho binh sĩ và đồng bào xem (PL 5.13)

Ở Rạch Giồng, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng, người dân lý giải việc đúc tượng Nguyễn Trung Trực được đặt trang trọng trước sân đình cầm gươm bằng tay trái (trong khi các nơi khác là tay phải) là do Ông có vò nghệ cao cường. Ông Đỗ Hoàng Thoại (Tám Thoại, Trưởng Ban quản trị đình) và các vị cao niên người Khmer ở gần đình cùng bảo: nghe người lớn kể lại, ông Trực vò nghệ siêu phàm lắm, tay trái, tay phải gì cũng giết giặc được hết.(PL 5.4)

Tại xã Lưu Nghiệp Anh, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh thì tương truyền chuyện Nguyễn Trung Trực tay không bắt hổ và một mình đánh cả đội quân Pháp bằng cách bẻ cổ một tên lấy thân nó làm vũ khí chống lại kẻ địch - theo lời Ông Trần Văn Quý, 78 tuổi, người dân địa phương đến viếng đình. (PL 5.16)

Tại đình Thần Hộ quốc - Nguyễn Trung Trực tại ấp Chợ, xã An Quảng Hữu huyện Trà Cú, Trà Vinh, chúng tôi có dịp phỏng vấn ông Lý Văn Phến (năm Phến), thành viên Ban Quản trị về cuộc đời, sự nghiệp của Thần được thờ trong đình thì được Ông kể: theo mấy vị Chánh tế đời trước, Ông bà xưa (chỉ những người sống cách đây ba, bốn đời theo quan niệm của người địa phương) kể lại, hồi đó có mấy người ở miệt trên (chỉ Long An, Tiền Giang) chạy giặc xuống định cư ở Vàm, rồi dần dần chuyển vô Ngã Ba và Chợ, sau nhập với nhóm người Hoa định cư làm chánh trị lập Kèo Xanh, Kèo Vàng chống Pháp thì chủ tướng cũ của họ (ám chỉ Nguyễn Trung Trực) là người rất giỏi vò nghệ, nhứt là trường kiếm, một có thể đánh cả trăm, chẳng may, sức yếu thế cô nên phải bôn đào chờ thời phục nghiệp. (PL 5.15)

Bên cạnh những câu chuyện về vò nghệ cao cường, dân gian Nam Bộ, nhất là những người trong thân tộc, hậu duệ Nguyễn Trung Trực còn truyền với nhau câu chuyện ông Nguyễn lập tuyên thệ xuất binh đánh giặc vào ngày mùng 10 tháng 3 năm Canh Thân (1860), trước đông đảo người trong thân tộc và nhân dân địa phương. Gốc gác của Nguyễn Trung Trực làm nghề chài lưới mà ngư dân xưa thì có lệ làm lễ cầu ngư ngày mùng 10 tháng 3. Hàng năm, việc cúng tế rất trang trọng. Nhân ngày lễ cầu ngư, Nguyễn Trung Trực tổ chức lễ xuất quân, thề đi đánh giặc Pháp, thể hiện rò quyết tâm chống giặc thù xâm lược dù năm đó Ông mới 22 tuổi và ngay năm sau, Ông đã làm nên trận Nhật Tảo oanh thiên địa. Ngày nay, cũng đúng ngày 10 tháng 03 âm lịch hàng năm, tại di tích Xóm Nghề xã Thạnh Đức, con cháu,thân tộc, hậu duệ và đông đảo người dân địa phương cùng với chính quyền địa phương cũng long trọng tổ chức, phục dựng lại lễ xuất quân để tưởng nhớ và tri ân người anh hùng đã vị quốc vong thân, chống Sài lang đến hơi thở cuối cùng.

2.3.2 Huyền thoại về những chiến công

2.3.2.1 Huyền thoại về Hỏa hồng Nhật Tảo

Dù nhiều tài liệu lịch sử nói nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã ngụy trang làm ghe buôn xin giấy thông hành để tiếp cận và đốt tàu Espérance, nhưng trong dân gian vẫn tồn tại một số truyền thuyết lịch sử về trận Nhật Tảo. Để tổ chức đánh tàu, Nguyễn Trung Trực (lúc này dân gọi là Quản Lịch) được sự giúp sức rất lớn của nhân dân làng Nhật Tảo. Ông Hồ Văn Chương vốn có mối quan hệ bạn bè với Quản Lịch khi cả hai đều là người của Trương Định, có con là Hồ Quang Minh làm cai tổng Cửu Cư Hạ (nay là huyện Tân Trụ, Long An) nên ít nhiều biết được quân tình của Pháp. Biết giặc không chịu nổi nắng nóng miền nhiệt đới, ông Minh với vị trí xã hội của mình đã giao thiệp và khuyên địch nên làm mái che bằng lá dừa nước trên boong tàu và giới thiệu Quản Lịch làm thợ mộc đóng giàn. Vì vậy, ông Lịch có quá trình nghiên cứu cách bố phòng của địch trên tàu.

Trước trận đánh ở vàm Nhật Tảo, để phân tán lực lượng địch trên bờ, dân làng tổ chức tại chùa Ông mời lính Tây đến dự đám hát bội và tiệc tùng, khi có hiệu lệnh của người cầm chầu thì tấn công, tiêu diệt. Theo qui ước, trên bờ phối hợp với cánh quân ở dưới sông, cùng lúc tấn công tàu địch. Kết quả, nghĩa quân diệt gọn đám lính Tây ở chùa Ông và gây thiệt hại nặng nề cho đám lính trên tàu. Vì vậy, Pháp đã lập bia ghi nhớ sự thất bại, tổn hao này ở phía sau chùa mà nhân dân vùng này gọi là bia bại trận hay bia căm thù. Liên quan đến trận đánh kinh thiên động địa này, dân gian cũng có nhiều cách

kể khác nhau, về sự kiện và kết quả thì không có thay đổi nhiều nhưng về tình tiết thì có khác nhau. Theo ông Mười Thọ ở Long An thì trận Nhật Tảo, Nguyễn Trung Trực tổ chức đám cưới giả, dự tính giờ Ngọ đánh tàu, nhưng trể nửa tiếng đồng hồ. Lúc đó, khi đi thả xuống theo con nước, vì mình đi toàn ghe tam bản, chúng chặn lại xét hỏi khi đó trên ghe toàn đồ dùng đám cưới. Sau đó mới trở về lấy dụng cụ (PL 5.1). Cũng theo ông Mười, ông Nguyễn là người đầu tiên giết tên lính Pháp, ra hiệu cho nghĩa quân lên tàu tấn công. Ông Trực đóng giả chú rể, cầm trường kiếm phi thân bay lên tàu giết giặc (PL 5.1). Ông Trần Đức Tuấn, 72 tuổi sinh sống bằng nghề chài lưới gần vàm Nhật Tảo thì kể: Ông Trực cầm búa bay lên bổ vào đầu giặc một nhát chết tươi hai thằng (PL 5.17). Trong khi đó, theo ông Tám Thoại ở Cù Lao Dung thì Ông phi thân từ ghe nhỏ lên tàu, dùng tay không bẻ cổ chết hai tên giặc Pháp mở đường cho nghĩa quân tràn lên giết giặc, đốt tàu.(PL 5.4).

Giữa trưa nắng nóng rất khó chịu, vừa chợp mắt thì bị nghĩa quân tấn công, thực dân Pháp rất bất ngờ. Một số lính Pháp trên tàu phản kháng yếu ớt, một số nhảy xuống sông, đa phần bị nghĩa quân giết. Vừa truy lùng giặc vừa đốt tàu, nghĩa quân dùng cây lá làm mồi và đốt tàu bằng dầu chai để trong tĩn, bên ngoài cũng dán giấy đỏ như đám cưới. Khi áp trận thì chỉ quăng tĩn đựng dầu chai lên tàu, tĩn bể, dầu chai tràn, bắt lửa cháy dữ dội, chớ hồi xưa làm gì có xăng dầu, ông Mười Thọ kể (PL 5.1). Sau trận đánh, nghĩa quân đưa dân đi lánh nạn để tránh sự khủng bố của Pháp và rút quân về Tân Hiệp (Tiền Giang), nhưng Pháp đem quân bố ráp nên Ông rút quân về Thủ Thừa (Long An). Sau trận đánh ở vàm Nhật Tảo, Nguyễn Trung Trực đánh một vài trận ở Long An rồi di chuyển đến vùng sông Hậu huấn luyện nghĩa quân, tiếp tục đánh Pháp.

Chính sử đã miêu tả cụ thể trận đánh này vì nó mở đầu cho việc kháng Pháp một cách bài bản, có tổ chức, gây tổn thất khá lớn cho lực lượng quân viễn chinh nhưng chỉ ghi nhận những con số cụ thể, kết quả cụ thể còn tình tiết, diễn biến thì do dân gian thêm vào, diễn tả theo suy nghĩ của riêng mình nên đã tạo ra nhiều dị bản khác nhau. Các tình tiết này góp phần làm cho những chiến công của Nguyễn Trung Trực thêm phần hấp dẫn và thi vị, qua đó, thể hiện khát vọng thần thánh hóa người anh hùng. Ngày nay, ngoài địa điểm đánh tàu ở vàm sông, chứng tích của trận Hỏa hồng Nhật Tảo, còn có các cụm di tích liên quan đến sự kiện này như chùa Ông, đình thần Nhật Tảo đã được nhà nước công nhận là di tích lịch sử quốc gia.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022