Cũng liên quan đến trận này, cuối những năm 50 thế kỷ XX, ông Mười Thọ, cháu bốn đời của Nguyễn Trung Trực từ Bình Nhựt, huyện Bến Lức, Long An lên học ở Sài Gòn, ở trọ tại chùa Sùng Đức. Ông kể: Khoảng đầu năm 1958, một phái đoàn ký giả và những người viết sử từ Pháp sang chùa Sùng Đức gặp sư Thích Thiện Nghiêm (bác của ông mười) để tìm hiểu xem bằng cách nào nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã tấn chiếm và đốt chìm tàu Espérance lừng lững án ngự trên vàm sông Nhật Tảo. Sau buổi tiếp xúc, một người Pháp đã bật lên: Nếu Trung Quốc có Quan Vân Trường thì Việt Nam có Nguyễn Trung Trực. Câu nói đó luôn vang vọng bên tai ông Mười Thọ hơn 60 năm qua.
2.3.2.2 Huyền thoại Kiếm bạt Kiên Giang
Cả chính sử và các tài liệu trong gia tộc đều ghi nhận, sau trận Nhật Tảo oanh thiên địa, Pháp đã huy động một lực lượng lớn quay trở lại đàn áp nghĩa quân và khủng bố dân chúng trong vùng. Trước lực lượng lớn của giặc, Nguyễn Trung Trực đánh vài trận ở Long An, rồi di chuyển nghĩa quân đến An Giang, Kiên Giang để bảo toàn lực lượng, chiêu mộ thêm nghĩa quân chờ thời cơ khởi nghĩa. Tại nơi đây, Ông được nhân dân yêu mến, hưởng ứng bằng những hoạt động rất thiết thực như khai hoang, canh nông, trấn áp cường hào, ác bá thân Pháp tại địa phương, quãng thời gian này, Ông cũng để lại trong dân gian nhiều truyền thuyết.
Các nhà nghiên cứu trước đây như Giang Minh Đoán, Nguyễn Văn Khoa, Vò Phúc Châu, nhóm NCS viết bài trong Kỷ yếu do Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Kiên Giang ấn hành (2009, 2018) đã tập hợp và công bố trong các công trình của mình. Như đã trình bày ở trên, các câu chuyện này có cốt truyện giống nhau, sự khác nhau, dị bản của các câu chuyện về Nguyễn Trung Trực là ở các tình tiết theo cách nhìn, cách nghĩ của dân gian.
Chuyện rằng, lúc Nguyễn Trung Trực còn chủ trương luyện quân và chuẩn bị hậu cần, nghĩa quân nóng lòng thúc ông xuất trận, trong số đó có Bà Đỏ. Bà nói khích Ông Soái của chúng ta không có….không có dũng khí đàn ông. Ông không giận. Ngày sau, ông cho tập hợp nghĩa quân lại, bảo là đêm qua nằm mộng thấy thần linh xuất hiện bảo rằng lúc này phải cố gắng luyện tập và chuẩn bị lương thực, vò khí, chưa phải lúc tấn công. Nghĩa quân tin lời ông yên tâm rèn luyện và gấp rút chuẩn bị hậu cần, nhờ kế ấy mà khi ông tấn công đồn Kiên Giang mới thắng lợi trọn vẹn (PL 2.2.1). Trong khi đó cũng những kiểu câu chuyện như trên, NCS sưu tầm ở Bạc Liêu, Sóc Trăng có khác đôi chút về tình tiết, người dân ở đây kể rò hơn thần linh hiện ra là Quan Công, Ông Tà báo
mộng cho ông Nguyễn chuẩn bị lực lượng. Từ tình tiết trên, cho thấy nghĩa quân, nhân dân tin tưởng hơn vào Nguyễn Trung Trực, vào cuộc khởi nghĩa. Việc này có thể giải mã về mặt văn hóa như sau: Bạc Liêu là nơi có nhiều người Hoa sinh sống, với người Hoa, Quan Công vừa là dũng tướng, vừa là phúc thần tượng trưng cho trung nghĩa vẹn toàn; còn Sóc Trăng là nơi đông đảo người Khmer sinh sống, với người Khmer, Ông Tà được xem là vị thần tối cao, thần công lý của toàn vùng. Chính quá trình giao lưu văn hóa, trong tâm thức dân gian của các tộc người cùng cộng cư đã từng bước mang thần linh của dân tộc mình gán vào những huyền thoại về anh hùng Nguyễn Trung Trực để từ đó tạo nên chất keo văn hóa cố kết cộng đồng, cũng là cách gián tiếp bày tỏ sự ngưỡng mộ người đã vì nước hy sinh. Chính điều này đã làm cho những tình tiết trong những câu chuyện về Ông thêm lung linh và đa sắc màu trong từng tiểu vùng văn hóa.
Ở Rạch Giá, một lần đi xem xét đồn địch với Bà Đỏ, ông đứng từ xa theo dòi người trinh sát nữ của mình. Bà Đỏ bị tên Chánh phèn đón lại chọc ghẹo và định giở trò bỉ ổi, ông xông tới dùng một thế vò quật ngã tên thực dân, cắp Bà Đỏ nhảy một phóng lên đầu cột buồm của một chiếc ghe biển giữa sông rồi tiếp tục nhảy một phóng nữa sang bờ bên kia đi mất. Đêm đánh đồn Kiên Giang, lúc ém quân nơi vị trí tấn công, bất ngờ có một con rắn hồ mang lớn bằng bắp tay bò qua người chiến sĩ nằm gần, để giữ bí mật, ông thộp con rắn bứt đứt làm đôi và ném đi. Lúc đánh xáp lá cà với địch, ông thộp bắt từng tên lính Lang Sa làm vũ khí tấn công những tên còn lại (PL 2.1.2).
Liên quan đến trận đánh đồn Kiên Giang, tại đình Nguyễn Trung Trực xã Mỹ Hiệp Sơn, huyện Hòn Đất, Kiên Giang, trên các bức tường của điện thần, những nghệ nhân dân gian đã cụ thể hóa diễn biến lịch sử bằng những bức tranh đơn sơ, mộc mạc nhưng cũng không khéo tài hoa đó là cảnh nghĩa quân cầm dao, mác công đồn, là cảnh nhảy lên thành chém giặc, là cảnh nghĩa quân giáp lá cà với địch...Một điều thú vị mang đậm chất dân gian là trong trận đánh đồn này, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực giương cao lá cờ đỏ sao vàng, còn trong thành lũy của Pháp có bố trí cả xe tăng ( PL 6.44)
Sau khi quân tiếp viện của địch đánh thủng mặt trận Núi sập - Sóc Suông, ông lui về Rạch Giá cho bọn tù binh người Pháp mặc đồ nghĩa quân đứng lẫn lộn trong chiến sĩ thủ thành và cho phó tướng Lâm Quang Ky mặc sắc phục của ông để địch thấy. Giặc vừa hoang mang vừa tin là chủ soái của nghĩa quân còn ở tại đây, trong khi đó đại quân có thời gian rút về Hòn Chông và vượt biển ra Phú Quốc. Cũng lần rút binh này, NCS thu được nhiều tình tiết thú vị qua lời kể của ông Nguyễn Văn Sáo, Ban Quản Trị đình
Tà Niên, Châu Thành, Kiên Giang như sau : Sau khi Pháp huy động một lực lượng lớn đàn áp khởi nghĩa để trả thù cho việc đồn Kiên Giang bị đánh úp và nghĩa quân chiếm cứ, Nguyễn Trung Trực để lại một số quân sĩ cầm cự nghi binh rồi rút dần vào rừng núi, bản thân Ông một mình một ngựa chạy như bay nhắm hướng Hòn Chông thẳng tiến, chạy đến biển thì kỳ lạ thay, chú ngựa như được tiếp thêm thần lực chạy phăng phăng trên mặt nước như không hề có chuyện gì xảy ra. (PL 5.12). Theo lời anh Dương Văn Tuấn, ở Cà Mau - một trong những những hậu duệ thuộc Sáu ghe Bảy gánh - nghe các cụ kể rằng: lúc ở Kiên Giang, bị Pháp truy đuổi gắt gao, ông Nguyễn đã cùng các nghĩa quân lên ghe của các ngư dân mà chạy ra Hòn Chông. Chi tiết ngựa phi trên biển rất giống với mô tuýp cỡi ngựa qua sông Hằng của Phật thoại hay Triệu Tử Long đơn thương độc mã phá vòng vây trong Tam Quốc diễn nghĩa của tiểu thuyết Trung Hoa. Hình ảnh ngư dân bảo bọc, chở che cho ông Nguyễn và nghĩa quân có thể là một chi tiết thực của lịch sử, qua đó có thể giải mã tâm thức văn hóa bằng hiện tượng xã hội học. Sau này, đến ngày giỗ Nguyễn Trung Trực, các ngư dân Rạch Giá và các vùng lân cận không ra khơi mà neo ghe, đậu thuyền, thành tâm đến đình cúng bái, khấn nguyện hàng năm.
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Quát Tín Ngưỡng, Lễ Hội Ở Nam Bộ
- Nguyễn Trung Trực Nhân Vật Lịch Sử Và Huyền Thoại
- Huyền Thoại Về Người Anh Hùng Vò Nghệ Cao Cường Và Lời Thề Đánh
- Khảo Sát Việc Thờ Phụng Nguyễn Trung Trực Ở Nam Bộ
- Bản Đồ Các Đình Thờ Nguyễn Trung Trực Ở Nam Bộ (N Guồn : Ncs, Pl.1)
- Lễ Hội Tái Hiện Chiến Công Kháng Pháp Trên Đất Long An
Xem toàn bộ 280 trang tài liệu này.
Qua những chi tiết sưu tầm tại các nơi liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp của anh hùng Nguyễn Trung Trực, NCS nhận thấy trí tưởng tượng về Ông của dân gian là phong phú, họ thần thánh, linh thiêng hóa những hành động của người anh hùng bằng vốn văn hóa dân gian, từ sự trao truyền của người thân, của cộng đồng.
2.3.2.3 Huyền thoại căn cứ Phú Quốc
Phú Quốc là một đảo lớn ở phía tây Rạch Giá, nằm trong Vịnh Thái Lan. Nơi đây được coi là cứ địa chiến lược về mặt quân sự, nơi Gia Long trong thời gian bôn ba tìm đường cầu viện bên ngoài đã nhiều lần ghé lại đây để nương náu, cũng là nơi mà khi Pháp dồn đại binh lại để đánh chiếm thành Kiên Giang. Khi Pháp tấn công Kiên Giang, nhận định nghĩa quân khó bề chống nổi, Nguyễn Trung Trực đã rút về tạm lánh, lập căn cứ kháng chiến chuẩn bị khởi nghĩa. Chính sử chỉ ghi vài dòng về sự kiện này, nhưng trong dân gian, lúc về đây Nguyễn Trung Trực đã để lại nhiều giai thoại hào hùng, theo lời ông Trần Văn Nghĩa, 78 tuổi, ngụ tại thị trấn Dương Đông, khách hành hương trong dịp kỷ niệm 151 năm ngày giỗ anh hùng Nguyễn Trung Trực tại Rạch Giá, kể: Những ngày giặc bao vây ở Phú Quốc, ông dùng kế nghi binh cho từng tốp nghĩa quân phân tán vận động liên tục nơi này đến nơi khác, lúc ẩn, lúc hiện làm cho quân Pháp trên tàu dùng ống nhòm (viễn vọng kính) theo dòi tưởng rằng nghĩa quân rất đông phải trì hoãn việc
tấn công. Khi bị vây khốn, lương thực thiếu thốn, nghĩa quân phải săn thú rừng để ăn. Một lần, ông rượt đuổi một con trâu rừng đến bờ suối, nắm đuôi trâu lôi xuống suối, vật ngã, bẽ gãy cổ trâu, lấy thịt để khao quân, lấy sừng làm tù và hiệu lệnh trong doanh trại. Cũng theo lời ông Trần Văn Nghĩa thì ngư dân Phú Quốc cũng kể chuyện: trong một lần thuyền ông Nguyễn vượt biển Kiên Giang có đàn cá mập trừng lên ngăn đón. Trong lúc quân sĩ sợ sệt lùi vào giữa, ông bước ra mũi thuyền quắc mắt, rút gươm chỉ vào lũ cá. Đàn cá mập hoảng sợ, riu ríu lặn mất. Về sau, trên những chiếc ghe biển Rạch Giá đều có sơn hai con mắt trợn xếch, tròng đen và tròng trắng lộ ra một cách dữ tợn để hù dọa các loài cá dữ đến tấn công. (PL 5.18). Khi đối phương dùng thủ đoạn bắt, giết hại dần những người dân Phú Quốc để buộc Ông xuất hiện, Nguyễn Trung Trực sau bao đêm trăn trở đã quyết định chủ động ra đối mặt với kẻ thù, hy sinh thân mình để cứu người dân vô tội, Ông đã tập hợp nghĩa quân và người dân lại mà bộc bạch: Khi tôi ra nộp mình cho quân Pháp, tất chúng sẽ rút khỏi đảo này để đồng bào được yên thân vì giặc chỉ muốn bắt cho được tôi thôi. Vả lại nếu tôi không ra hàng thì quân Pháp kéo dài cuộc bao vây. Chúng ta sẽ lâm vào bế tắc vì cạn lương thực. Anh em trót đã theo tôi, có người từ vùng Nhựt Tảo tới, có người từ Rạch Giá tới, nay vận nước đã đến hồi suy vi. Vậy anh em hãy trở về sum họp với gia đình, chờ đợi thời cơ. Ông vừa dứt lời tất cả nghĩa quân đều khóc, có người quỳ ôm lấy chân ông xin sống chết có nhau. Ông khuyên đừng bịn rịn không ích lợi gì trong lúc này và gọi một nghĩa quân đến trói tay mình, nhưng không ai đành tâm. Cuối cùng, Nguyễn Trung Trực từ giã anh em nghĩa quân và ra đi. Trên đường đi, ông bứt vài cọng bông súng biển và tự trói cho có vẻ người ra quy thuận để Pháp khỏi phải nghi ngờ.
Truyền thuyết Nguyễn Trung Trực đặt con ở bọng cây sao với nải chuối vàng để nếu có ai đó gặp mang về nuôi giúp vẫn còn được truyền tụng cho đến nay. Về sự kiện Nguyễn Trung Trực rơi vào tay giặc cũng có nhiều giai thoại khác nhau. Có người cho rằng do Huỳnh Công Tấn bắt mẹ của ông, vì chữ hiếu nên ông phải ra nộp mình. Có ý kiến cho rằng Huỳnh Công Tấn bắt giết dân, mỗi ngày giết mười người, do đó, vì thương dân, không muốn dân phải chết oan uổng nên ông phải tự trói mình bằng dây rau muống biển rồi ra hàng. Cũng có người cho rằng ông đã bị bắt sau một trận ác chiến với quân thù. Với nhân dân Phú Quốc, sự kiện vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực xây dựng căn cứ kháng chiến ở địa phương là niềm tự hào. Đó cũng là câu chuyện liên quan đến nguyên do hình thành một cụm dân cư giữa vùng Cửa Cạn hoang vu từ những năm giữa
cuối thế kỷ XIX và tiếp tục định cư cho đến nay.
Ngày nay, đình thần và những địa danh gắn với huyền thoại về Nguyễn Trung Trực trên đảo Phú Quốc luôn là điểm đến không thể thiếu của các tour tham quan và khám phá đảo ngọc do các công ty du lịch trong và ngoài nước hướng đến khai thác. Trong những cuộc hành trình đó, các câu chuyện về Ông được người dân, hướng dẫn viên kể lại với sự say mê và ngưỡng vọng, những huyền thoại đó luôn là tiếng chuông ngân mãi trong lòng văn hóa dân gian, trong thời đại mới.
2.3.3 Huyền thoại về cái chết và sự thiêng hóa của người anh hùng
Một công thức bất di bất dịch trong lòng văn hóa dân gian Việt Nam là những người anh hùng dân tộc khi chết hoặc sau khi thọ hình đều được phong thần, xoay quanh hình tượng đó là những câu chuyện, những huyền thoại mang đậm màu sắc dân gian, kỳ bí. Cái chết của anh hùng Nguyễn Trung Trực không nằm ngoài quy luật văn hóa đó nhưng những lắng đọng trong trầm tích văn hóa chưa nhiều nên những câu chuyện cũng ít mang yếu tố kỳ ảo, hoang đường, ít màu sắc như những câu chuyện về những người anh hùng ở vùng đất cổ là Bắc Bộ. Tuy vậy, người dân cũng dành cho người anh hùng của mình những câu chuyện kỳ ảo, gắn với lịch sử dân tộc. Có một sự thật được ghinhận vào nửa cuối thế kỷ XIX, nhân dân Nam Bộ đã sinh ra, che chở, đùm bọc ngườingư dân Nguyễn Trung Trực và người ngư dân ấy ra đi vì nghĩa lớn; đã chiến đấu vìnhân dân Nam Bộ và sự hy sinh của người anh hùng sống mãi trong lòng nhân dân NamBộ.
Hầu hết các tài liệu đều ghi nhận, sau khi di lý Nguyễn Trung Trực từ Phú Quốc về Sài Gòn khảo cung và dùng mọi cách mua chuộc dụ dỗ bất thành, thực dân Pháp quyết định hành hình Ông tại Rạch Giá để thị uy dân chúng và trấn áp tinh thần các cuộc khởi nghĩa khác. Chính sử ghi nhận chi tiết về cuộc thọ hình của Nguyễn Trung Trực tại Rạch Giá, nhưng dân gian với lòng kính ngưỡng sâu sắc đã thiêng hóa cái chết, phong cho Ông là thần, làm cho Ông hóa thành bất tử.
Ngày giặc đưa Nguyễn Trung Trực ra pháp trường hành quyết tại Rạch Giá, Ông bảo chúng cởi trói và mở khăn bịt mắt, rồi ông nhìn trời, nhìn đồng bào, tươi cười. Đoạn Ông quay nhìn đám đao phủ, hỏi Hà nhân sát ngã? (người nào giết ta?). Đám đao phủ rạp người quỳ mọp không dám ngẩng lên. Sau khi Bòn Tưa, tên đồ tể chuyên nghiệp vung tay chém đầu Ông, hai tay Ông bợ giữ đầu lại không cho rơi xuống đất, ánh mắt liếc về kẻ chém Ông, tên đồ tể ngã ra hộc máu chết ngay tại chỗ (PL2 1.6). Hay, khi bị
Pháp hành hình, Ông trong tư thế đầu chưa đứt hẳn, máu từ cổ phun ra như cầu vồng. Mắt ông mở to, nhìn thẳng vào kẻ thù vừa chém đầu mình. Hắn lăn ra, tắt thở. Điều này thể hiện nhân dân đề cao Nguyễn Trung Trực nhằm ca ngợi hình tượng vừa hào hùng vừa bi tráng của một anh hùng đi vào lịch sử dân tộc.(69, 1968, tr.71)
Trong công trình Văn học dân gian Đồng bằng sông Cửu Long, NCS bắt gặp chi tiết Nguyễn Trung Trực được dân gian miêu thuật về khí phách trước khi thọ hình, mắt ông mở to, nhìn thẳng vào kẻ thù vừa chém đầu mình, hắn lăn ra tắt thở. Đặc biệt, còn có những chi tiết được thần thánh hóa: Mắt Ông nghiêng về bên trái, một lũ Pháp và tay sai gục xuống. Mắt Ông nghiêng về bên phải, bọn bên phải gục xuống. Bọn Pháp hoảng hốt, cắt rời đầu Ông, chôn kín một nơi không ai biết. (47, 1999, tr.68). Tương tự như câu chuyện về khí phách nêu trên của người anh hùng. Một lưu truyền tương đồng, song có vài chi tiết khác, tục truyền, ông Nguyễn bị chém, nhưng ông không để đầu rơi xuống đất. Hai tay ông nâng lấy đầu mình. Đôi mắt ông trợn ngược, tròng mắt đảo qua đào lại, chiếu thẳng vào tên đao phủ. Hắn hốt hoảng, rủ lên thất thanh và hộc máu chết ngay tại chỗ. Bọn lính Pháp bồng sủng đứng sắp hàng ở pháp trường hãi hùng, nhìn tránh đi nơi khác… Người dân Cẩn Đưởc xác nhận rằng, đôi mắt vẽ trên mũi ghe Cần Đước là đôi mắt đầy khi phách của người anh hùng dân chài trong giờ phút cuối cùng ấy (PL2 1.5).
Cũng liên quan đến việc Nguyễn Trung Trực bị thọ hình, NCS thu nhận được một dị bản từ lời kể của ông Hà Văn Vân, sinh 1921, ở Long Giang, Chợ Mới, An Giang như sau: Khi Pháp đem Quan thượng đẳng ra chém đầu ở Rạch Giá thì một số dân vùng này người kéo về dưới rần rần chờ cơ hội cướp pháp trường, số còn lại, theo lời truyền của Đức Quản Cơ (Trần Văn Thành, đại đệ tử của Phật Thầy Tây An) lập hương án cầu nguyện (PL 5.13). Theo những người chứng kiến cuộc thọ hình tại Rạch Giá về kể lại: thì tên Phấn (Đội Phấn, một Việt gian trước đây cùng với Nguyễn Trung Trực trong hàng ngũ nghĩa quân của Trương Định), chứ không phải Bòn Tưa, một người Khmer, phải mất ba lần mới chém được thủ cấp của Ông. Lần thứ nhất chém, Ông giơ tay hứng rồi ráp lại, lần thứ hai cũng thế đến lần thứ ba tên đao phủ dùng rượu thoa vào thanh đao và Pháp cho bắt mẹ Ông đến Pháp trường dọa giết. Ông nhìn về phía mẹ khóc rồi mới chịu ra đi. Cũng chi tiết hành hình này, tại Trà Vinh, Sóc Trăng và Hậu Giang lại có một tình tiết khá thú vị, theo lời kể của ông Lê Phúc Hồng, 82 tuồi, (cháu nội Ông Lê Văn Nên, từ đình đầu tiên, hiện có phần mộ được chôn trong khuôn viên đình Nguyễn Trung Trực, phường Bình Thạnh, thị xã Long Mỹ, Hậu Giang) người đang lo việc nhang khói
tại đình, thuật lại thì theo lời kể của ông nội ông: Hồi đó, Pháp xử bắn chứ không có chém, bắn không được nên nó mới dùng bùa chém, tương truyền, khi xử tử Nguyễn Trung Trực để thị uy và đàn áp khởi nghĩa, Pháp cho lập hẳn một đội hành quyết gồm 7 tên với súng trường trên tay. Ông không chịu cột, không chịu bịt mắt mà yêu cầu được mở mắt để nhìn thấy đồng bào, thấy kẻ thù giết mình. Nhưng, kỳ lạ thay, súng nổ liên hồi mà không có viên đạn nào ghim được tới Ông, những viên đạn chúng bắn vội, văng trúng chết mấy tên lính đứng gần đó, hoảng quá chúng mới dùng mẹ Ông uy hiếp và dùng bùa yếm vào thanh đao hành quyết, ông mới ra đi. (PL 5.19)
Qua các câu chuyện trên, chúng tôi thấy có mô-tip về chung người anh hùng bị chém đầu khi thấy mẹ mới chịu nhắm mắt. Trong Người anh hùng làng Gióng, Cao Huy Đỉnh đã phát hiện nét độc đáo trong cái chết của người anh hùng. Người anh hùng không chết trong tay giặc, càng không đầu hàng giặc. Người anh hùng bị chém đầu vẫn tỉnh táo nhặt đầu về cho mẹ và chỉ chết khi có lệnh của mẹ mà thôi. Đây là dạng thức người anh hùng bị chém rơi đầu, với cái chết thần kỳ mà nhân dân trân trọng gọi là Ngài hóa, rất linh thiêng. Với nhân dân Nam Bộ vốn thủ lễ nghĩa Nho gia thì chữ Hiếu được đặt lên hàng đầu, nhân dân đã để người anh hùng chết vì Hiếu trước, Nghĩa sau cũng là một điều mang tính tất yếu trong văn hóa dân gian.
Hơn ai hết, nhân dân xã Vĩnh Hòa Hiệp, huyện Châu Thành (Kiên Giang) luôn ghi nhớ về truyền thuyết chiếu Tà Niên. Truyền thuyết này gắn với sự hy sinh của Nguyễn Trung Trực. Người dân Tà Niên đẫm lệ dệt chiếu nâng bước chân anh hùng Nguyễn Trung Trực lên đoạn đầu đài đón nhận cái chết đầy dũng khí để rồi sống mãi trong lòng dân tộc. Hay tin Nguyễn Trung Trực sẽ bị hành quyết, đồng bào Tà Niên, nơi có người gia nhập nghĩa quân Nguyễn Trung Trực rất đông và nổi tiếng bởi nghề dệt chiếu, đã bàn với nhau rồi bất kể ngày đêm dệt những chiếc chiếu hoa để trải trên đường đi đưa ông Nguyễn vào còi thiên thu và cũng để đầu của Ông không rơi xuống đất. Ngày xưa, trên đường vua đi mới trải chiếu. Ở đây, lòng kính trọng của nhân dân đã vượt khỏi lẽ thường tình của tục lệ, làm nên huyền thoại chiếu Tà Niên, Tà Niên chiếu lệ mà hùng. Tương truyền, khi lưỡi đao của kẻ thù bổ xuống, máu từ cổ người anh hùng phun xuống mặt chiếu Tà Niên, đọng thành hình chữ Thọ. Thương nhớ Nguyễn Trung Trực, người Tà Niên đã mang chiếc chiếu thấm máu người anh hùng về lưu thờ và cũng từ đây, nghề dệt chiếu hoa với chữ Thọ không thể thiếu ở làng chiếu Tà Niên. Hiện nay tại đình Vĩnh Hòa Hiệp, huyện Châu Thành (Kiên Giang) có treo tấm chiếu được cho là do
dân làng Tà Niên dệt tiễn Nguyễn Trung Trực tại pháp trường.
Về câu chuyện dân gian, chiếu Tà Niên thấm đẫm máu người anh hùng vị quốc vong thân trong giờ khắc ra pháp trường thể hiện sự hòa quyện đầy chất bi hùng giữa lịch sử và huyền thoại. Nó thể hiện tinh thần ngưỡng mộ, tôn kính sâu sắc của đồng bào với anh hùng Nguyễn Trung Trực khiến cho người nghe khó phân biệt đâu là huyền thoại, đâu là lịch sử. Chữ Thọ được dệt trên chiếu hoa có ý nghĩa dù mất đi, nhưng Nguyễn Trung Trực sống mãi trong lòng nhân dân; là tinh thần bất diệt của nhân dân Nam Bộ trong cuộc kháng Pháp, như xúc cảm của thà thơ Huỳnh Mẫn Đạt trong hai câu kết bài Điếu Nguyễn Trung Trực:
“Anh hùng cương cảnh phương danh thọ Tu sát đê đầu vị tử nhân”
(Anh hùng cứng cổ thơm danh mãi Lũ sống khom lưng chết thẹn dần)
Sau khi Ông mất, bọn thực dân cho chôn thân một nơi, đầu một nơi. Nhưng đêm đêm từ dưới mộ dội lên tiếng gầm thét, tiếng gươm khua, giáo chạm, Pháp phải dùng dây lòi tói lớn xiềng quanh mộ và cho đội kèn đồng thổi hàng đêm. Hay một tình tiết khác, xử tử xong, giặc Pháp vội vã đem chôn ông Nguyễn, đầu một nơi, thân một nơi, giấu không cho ai biết. Chúng sợ ngay cả đến thi hài ông Nguyễn. Dân chúng tìm mãi mới được cái xác không dấu. Họ đem về mai táng ở chỗ khu vực khảm lớn sau này. Mười năm sau, có người tìm được cái đầu của ông, đem về rửa sạch, đặt kính cẩn lên khay, phủ vải đỏ, đem về Vĩnh Huê lập đền thờ. Sau đó lại lập bài vị ông, thờ ở miếu thờ cá Ông ở Vĩnh Thanh Vân và mặc nhiên coi đó là đền thờ ông Nguyễn (PL2 1.6).
Theo các kỳ lão trong Ban Bảo vệ đình Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá, ngôi đình này có trước năm 1852, ban đầu thờ Nam Hải đại tướng quân (cá voi). Khi Nguyễn Trung Trực hi sinh, trong tình thế bị Pháp khủng bố, ngăn cấm, người dân không thể thờ công khai nên đã lén đưa linh vị ông vào thờ cùng thần Nam Hải. Trong khi Pháp ra sức trấn áp các cuộc khởi nghĩa, truy lùng những sĩ phu yêu nước thì nhân dân luôn nuôi dưỡng ý chí chiến đấu chống giặc, lòng dân tưởng nhớ người anh hùng. Ngay cả trong những người Pháp sinh sống ở Việt Nam bấy giờ cũng có những người cảm tình với người dân Việt, tôn trọng những vị anh hùng, cứu nước. Một chi tiết thú vị, có một viên chức người Pháp tên là Le Nestour làm việc tại Sở Thương chánh tỉnh Rạch Giá, đóng gần đình Nam Hải, rất mến mộ Nguyễn Trung Trực. Năm 1881, khi nghe ban hương