Những Thống Nhất Cơ Bản Của Các Công Trình Nghiên Cứu Trước


phần thúc đẩy phát triển KTXH vùng ĐBSCL; từ đó tác giả đề xuất những giải pháp nhằm tăng cung tín dụng để có thể phát triển KTXH vùng ĐBSCL [82].

- Lý Hoàng Ánh (2014), “TDNH thực hiện CNH, HĐH ĐBSCL”. Tác giả đã có những đánh giá sâu vai trò của TDNH thực hiện CNH, HĐH ở ĐBSCL. Trong đó đưa ra năm kiến nghị về chính sách và tạo điều kiện cho các TCTD tăng cường hoạt động đóng góp cho phát triển nông nghiệp theo CNH, HĐH [1].

- Lê Khương Ninh (2014), “Tín dụng nông thôn ở ĐBSCL, thành tựu và hạn chế”, đề tài cho rằng khả năng tự tích lũy thấp nên nông hộ ở ĐBSCL rất cần vay vốn tín dụng với quy mô lớn. Do hạn chế bởi thông tin bất cân xứng, chi phí giao dịch và rủi ro nên các TCTD chỉ cung cấp lượng tín dụng nhỏ, vì vậy tín dụng phi chính thức có cơ hội vận hành. Do đó để cấp TDNH cho nông hộ, Chính phủ cần kiểm soát giá cả, phát triển thị trường hàng hóa và hệ thống kết cấu hạ tầng, các TCTD cần đổi mới cho vay và các nông hộ cần liên kết trong sản xuất [57].

- Hạ Thị Thiều Dao (2014), “Tiếp cận TDNH của doanh nghiệp ĐBSCL”, bài viết đánh giá những thuận lợi, những hạn chế trong tiếp cận vốn TDNH của doanh nghiệp và đưa ra một số đề xuất, kiến nghị tháo gỡ khó khăn để doanh nghiệp thuận lợi hơn trong tiếp cận TDNH [26].

- Nguyễn Phong Quang (2015), “Cơ cấu lại và phát triển bền vững nông nghiệp ĐBSCL trên cơ sở liên kết vùng”, trong đề tài tác giả đã đánh giá quá trình phát triển KTXH của ĐBSCL vẫn đang còn tồn tại nhiều yếu kém, bất cập trong tăng trưởng kinh tế và khai thác tiềm năng, lợi thế của vùng, kinh tế phát triển chủ yếu theo chiều rộng, đầu tư và ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tạo ra giá trị gia tăng không cao, hệ thống kết cấu hạ tầng còn thiếu đồng bộ, giá trị sản xuất nông nghiệp thiếu tính ổn định, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường đến sản xuất nông nghiệp [71].

- Nguyễn Văn Thạnh (2015), “Chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại ĐBSCL”. Đề tài này đã có những thành công trong việc tổng hợp khá hoàn chỉnh cơ sở lý luận về TDNH hộ sản xuất, về chất lượng và rủi ro TDNH. Đã đánh giá khá toàn diện thực trạng TDNH hộ sản xuất nông nghiệp thông qua điển hình nghiên cứu là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank). Luận


án đưa ra những giải pháp trước mắt cũng như lâu dài có tính thực tế và khả thi trong việc nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại Agribank [84].

- Huy Vũ (2016), “Tạo động lực phát triển mới cho Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL”, theo tác giả, Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL được xác định là “đầu tàu” thúc đẩy phát triển KTXH toàn vùng ĐBSCL. Giai đoạn 2011 - 2015, bên cạnh những bước phát triển khả quan, Vùng KTTĐ còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế cần sớm được tháo gỡ để thực sự trở thành vùng kinh tế năng động, tạo động lực phát triển nhanh và bền vững cho ĐBSCL trong thời kỳ hội nhập quốc tế [100].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 270 trang tài liệu này.

Bên cạnh đó còn nhiều các thông tin, các bài viết khoa học khác về TDNH phát triển ĐBSCL như, Bửu (2014), “CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL - 30 năm nhìn lại” [11]; Đông (2014) đề cập “Chương trình cho vay thí điểm phát triển nông nghiệp theo mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao và xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp” [32]; Nhung (2014) “Nghiên cứu về TDNH góp phần tái cơ cấu và xây dựng nông thôn mới vùng ĐBSCL” [55].

Tuy mỗi công trình nghiên cứu chuyên sâu vào những khía cạnh khác nhau nhưng nhìn chung các nghiên cứu trên cho thấy những điểm chung là TDNH rất cần thiết đối với nông nghiệp. Gắn liền đó là nông dân rất cần được vay vốn TDNH. Tuy nhiên việc vay được vốn TDNH là rất khó khăn do nhiều hạn chế từ cả các tổ chức tài chính va người vay. Các tác giả cho rằng cần có những thay đổi để nông dân có thể vay được vốn để sản xuất.

Tín dụng ngân hàng góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long - 5

2.2. Khoảng trống còn lại và vấn đề nghiên cứu


2.2.1. Những thống nhất cơ bản của các công trình nghiên cứu trước


- Vai trò của TDNH rất quan trọng và rất cần thiết trong phát triển nông nghiệp nông thôn, cần chú trọng cung ứng vốn TDNH cho phát triển ĐBSCL;

- Cần tăng cường về hiệu quả sử dụng vốn tín dụng, về quản trị rủi ro TDNH, đảm bảo an toàn tín dụng;

- Thống nhất rằng những yếu tố tác động đến tiếp cận tín dụng của nông hộ như tài sản thế chấp chủ yếu là đất đai, trình độ tổ chức quản lý sản xuất nông nghiệp của nông dân còn hạn chế;


- Băn khoăn vì sao TDNH tuy đã cung ứng không ít vốn cho nông nghiệp, nông thôn nhưng phát triển sản xuất hàng hóa, hiệu quả vẫn thấp;

- Sản xuất nông nghiệp chưa gắn với thị trường; kỹ thuật sản xuất còn lạc hậu, năng lực cạnh tranh của nông sản hàng hóa thấp kém;

- Vấn đề liên kết vùng, tiểu vùng đang đặt ra trong phát triển ĐBSCL;


- Cần có sự hỗ trợ từ Chính phủ nhằm đảm bảo cho sự phát triển của nông nghiệp và nông thôn, trong đó có ĐBSCL.

2.2.2. Những khoảng trống còn lại và vấn đề nghiên cứu Một. Những khoảng trống còn lại trong nghiên cứu

- Chưa có công trình nghiên cứu nào xây dựng một cách hệ thống lý luận về phát triển KTNo, về TDNH trong điều kiện hoàn cảnh mới dưới sự tác động của biến đổi khí hậu, khan hiếm nguồn nước, xâm mặn, sạt lở, tác động của công nghệ mới, yêu cầu mới của thị trường nông sản hàng hóa.

- Chưa có nghiên cứu làm sao, làm như thế nào để có thể tạo nên sự đột phá từ TDNH góp phần phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL;

- Chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu nào một cách có hệ thống về tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL;

Những khoảng trống còn lại đó đề tài sẽ tiếp tục nghiên cứu với nội dung TDNH góp phần phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL. Tên đề tài, mục đích, mục tiêu, nội dung của đề tài không trùng lắp với các đề tài khác đã công bố.

Hai. Vấn đề nghiên cứu


Vấn đề nghiên cứu được đặt ra vì sao thời gian qua các chính sách, các chương trình đưa vốn về cho nông nghiệp, ngân hàng cho vay vốn nông nghiệp tuy đã mang lại những kết quả nhất định, song KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL vẫn thiếu vốn để phát triển, Vùng KTTĐ vẫn chưa trở thành vùng động lực cho phát triển kinh tế. Thực trạng đó là do nhiều yếu tố tác động như, tác động mạnh của biến đổi khí hậu gây bất ổn trong KTNo; sản xuất KTNo Vùng KTTĐ vẫn manh mún, kỹ thuật thấp, thiếu gắn kết giữa sản xuất với thị trường, thiếu liên kết Vùng


và tiểu vùng, hạn chế về nguồn nhân lực, nhất là nhân lực bậc cao; sự tác động của thông tin bất cân xứng trong quan hệ tín dụng; sự hạn chế về nguồn vốn, sự dàn trải trong cho vay, sự thiếu kết nối cần thiết giữa TDNH với nhau, giữa TDNH với những nguồn vốn khác, những hạn chế về chính sách. Do đó nghiên cứu tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL là vấn đề mới có ý nghĩa khoa học cả về lý luận và thực tiễn đang đặt ra. Tăng cường ở đây được hiểu là bao hàm cả mở rộng và phát triển TDNH nhưng ở mức độ cao hơn, toàn diện hơn. Đó là cùng lúc làm cho TDNH tăng mạnh hơn, tăng nhiều hơn, tập trung hơn một cách hợp lý, chặt chẽ hơn một cách đúng mức nhằm hạn chế rủi ro TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL. Đó là lý do tôi lựa chọn đề tài: Tín dụng ngân hàng góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long” để làm luận án tiến sỹ kinh tế.

3. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu


3.1. Mục đích nghiên cứu


Hướng đến việc làm cho TDNH thực sự là một trong những nguồn cung vốn hữu hiệu phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL nhằm góp phần làm cho Vùng KTTĐ thực sự là vùng động lực thúc đẩy phát triển ĐBSCL và nền kinh tế.

3.2. Mục tiêu nghiên cứu


3.2.1. Mục tiêu tổng quát


Nghiên cứu thực trạng TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL trong thời gian qua nhằm góp phần xây dựng hệ thống hóa lý thuyết về tăng cường tín dụng và đưa ra những giải pháp tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL trong điều kiện mới biến đổi khí hậu, tác động của công nghệ mới và yêu cầu mới của thị trường.

3.2.2. Mục tiêu cụ thể


+ Tổng hợp, bổ sung góp phần làm rõ lý luận về KTNo Vùng KTTĐ và phát triển KTNo Vùng KTTĐ trong điều kiện mới; tín dụng KTNo và tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ làm lý luận cơ sở cho công cuộc nghiên cứu;


+ Xác định những hạn chế tồn tại, những yếu tố tác động và những nguyên nhân cụ thể hạn chế TDNH đối với phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL;

+ Đề xuất những giải pháp hữu hiệu góp phần tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL đến 2025 và tầm nhìn đến 2030.

4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu


4.1. Câu hỏi nghiên cứu


+ Có hay không việc cần thiết bổ sung lý luận cơ sở về KTNo Vùng KTTĐ, lý luận về tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ trong điều kiện mới?

+ Có hay không trong thực tế vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định của TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL?

+ Những yếu tố tác động nào và những nguyên nhân hạn chế nào đối với tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL thời gian qua?

+ Những giải pháp nào và làm gì, làm như thế nào để có thể thực hiện việc tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL?

4.2. Giả thuyết nghiên cứu


+ Thực tế đã có những thay đổi lớn như về cách thức sản xuất, về sự tác động của biến đổi khí hậu, về nhu cầu mới trong tiêu dùng của thị trường và những tác động của cách mạng công nghiệp 4.0... đòi hỏi cần thiết có những bổ sung góp phần hoàn thiện lý luận cơ sở về KTNo, Vùng KTTĐ, về tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ.

+ Thời gian qua TDNH đã có những góp phần đáng kể phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân ĐBSCL và Vùng KTTĐ, tuy nhiên thực tế cho thấy vẫn còn những hạn chế nhất định của TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ cần được nghiên cứu để có giải pháp khắc phục. Những hạn chế đó là do bản thân các NHTM, do khách hàng, do chính sách quản lý vĩ mô và do những tác động không mong muốn khác.


+ Các yếu tố như sản xuất nhỏ manh mún, kỹ thuật lạc hậu, sản xuất bấp bênh, yếu về TSĐB, về năng lực tài chính, về quản trị sản xuất, về hiểu biết kiến thức tài chính cơ bản,… là những yếu tố hạn chế khả năng tiếp cận vốn TDNH của nông dân Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL. Đó cũng chính là những yếu tố tác động làm hạn chế tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL trong thời gian qua.

+ Nếu đưa ra được những giải pháp khả thi về tăng cường nội lực ngân hàng đồng thời tăng cường năng lực của khách hàng cùng sự hỗ trợ hữu hiệu của quản lý vĩ mô thì có thể thực hiện được việc tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL.

5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án


5.1. Đối tượng nghiên cứu


Nghiên cứu việc tăng cường TDNH cho phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL.

5.2. Phạm vi nghiên cứu


5.2.1. Phạm vi về không gian


Nghiên cứu tại Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL bao gồm bốn bốn tỉnh thành là tỉnh Kiên Giang, tỉnh Cà Mau, tỉnh An Giang và Thành phố Cần Thơ.

5.2.2. Phạm vi về thời gian


Từ năm 2011 đến năm 2017.


5.2.3. Phạm vi về nội dung nghiên cứu


Luận án chỉ nghiên cứu TDNH của các chi nhánh NHTM trên địa bàn Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL để phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL, chủ yếu là huy động nguồn vốn nhàn rỗi và cho vay đối với phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL. Các vấn đề khác được đề cập trong luận án chỉ nhằm phục vụ cho việc làm rõ mục đích, mục tiêu nghiên cứu.


6. Tổng quan những đóng góp mới của luận án


6.1. Về lý luận


Tổng hợp, chọn lọc và bổ sung góp phần hoàn thiện khung lý thuyết về tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ. Lần đầu tiên xây dựng khái niệm mới về KTNo, khái niệm KTNo Vùng KTTĐ; khái niệm về tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ; và xây dựng những chỉ tiêu phản ánh tăng cường TDNH phát triển KTNo.

6.2. Về thực tế


- Phân tích, đánh giá thực trạng KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL và thực trạng TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ được tiến hành với cách tiếp cận mới trong điều kiện biến đổi khí hậu thất thường, công nghiệp mới 4.0 phát triển mạnh mẽ, yêu cầu thay đổi của thị trường và khi mà những giải pháp cũ đã không còn thích hợp hoàn toàn trong phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL. Đóng góp mới còn là việc chỉ ra việc cho vay trước đây thiếu sự tập trung đồng bộ cần thiết, cho vay dàn trải thiếu sự đột phá cần thiết, thiếu bước đi vững chắc của TDNH cùng với các nguồn vốn khác thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển KTNo Vùng KTTĐ.

- Những giải pháp đưa ra vừa có tính chung, vừa có tính đặc thù phù hợp với TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL. Những giải pháp mới như, cho vay tập trung đồng bộ, đồng thời làm cho TDNH mạnh thêm, tập trung và nhiều thêm tương ứng với nhu cầu vay vốn hợp lý gắn với chặt chẽ thêm trong quản lý rủi ro cho vay để nâng cao an toàn cho TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ. Cùng với việc tập trung tổng hợp nguồn vốn đầu tư “chuỗi công trình hạ tầng kinh tế trọng điểm” là tăng cường TDNH phải tạo được sự đột phá trong cho vay nhưng đồng thời phải gắn với hạn chế rủi ro cho vay nhằm đảm bảo an toàn cho cả người vay, cho ngân hàng và cho xã hội; đưa ra các chỉ tiêu đánh giá tăng cường TDNH; giải pháp TDNH gắn với trách nhiệm xã hội…

- Kết quả nghiên cứu này có thể làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu cho những ngành học liên quan và cho các tổ chức cơ quan quản lý, các nhà hoạt động thực tế trong việc hoạch định cũng như trong hoạt động ngân hàng phát triển KTNo.


7. Hạn chế của đề tài


- TDNH đối với nông nghiệp là những nội dung có tính chất khá phổ biến, được tổng kết và đánh giá ở khía cạnh này, khía cạnh khác trong nhiều tài liệu khác nhau như, lý thuyết kinh điển, giáo khoa, số liệu thống kê, các báo cáo kinh tế xã hội, số liệu về địa lý do vậy trong trích dẫn dữ liệu khó tránh khỏi những trùng lắp nhất định về số liệu, lý thuyết kinh điển. Tuy nhiên luận án nghiên cứu chuyên sâu mang tính đặc thù về tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL trong một không gian, thời gian cụ thể là từ năm 2011 đến năm 2017 nên cùng những dữ liệu đó luận án có cách nhìn nhận, đánh giá riêng nên không trùng lắp về nội dung trình bày.

- Do nguồn số liệu nhiều khi đứt đoạn, đơn vị tính không có sự thống nhất cần thiết, không thật khớp với nhau kể cả số liệu thống kê nên việc chọn lọc số liệu khá khó khăn, phải đối chiếu giữa các nguồn số liệu để có thể có số liệu đáng tin cậy nhất. Số liệu khảo sát được chọn bất kỳ từ nhiều đối tượng, ngẫu nhiên, tiện lợi, do đó kết quả phụ thuộc nhiều vào sự nhận thức của các cá nhân nên có thể có những hạn chế trong việc tìm chính xác tuyệt đối dữ liệu sơ cấp. Địa bàn Vùng KTTĐ khá rộng nên việc tiến hành khảo sát thu thập số liệu cũng gặp những khó khăn nhất định.

8. Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu


8.1. Phương pháp luận


Đề tài sử dụng phương pháp luận biện chứng duy vật dẫn dắt trong nghiên cứu, giúp cho quá trình nghiên cứu TDNH góp phần phát triển KTNo vùng KTTĐ vùng ĐBSCL được xem xét, đánh giá một cách toàn diện, lịch sử cụ thể và phát triển. Đó là xem xét tăng cường TDNH trong mối liên hệ với phát triển KTNo, phương thức tài trợ TDNH trong bối cảnh tác động biến đổi khí hậu, tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 và tác động của thị trường, tăng cường TDNH với tăng cường hạn chế rủi ro tín dụng; đảm bảo tính ứng dụng của kết quả nghiên cứu.

8.2. Phương pháp nghiên cứu


Phương pháp nghiên cứu của đề tài mang tính hỗn hợp nhưng chủ yếu là

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/05/2023