Tình Hình Thu Thập Phiếu Khảo Sát Cá Nhân Đối Với Từng Địa Phương Trên Địa Bàn Vùng Kttđ Vùng Đbscl


nghiên cứu định tính, phương pháp thống kê mô tả và phương pháp chuyên gia. Việc vận dụng các phương pháp cho từng mảng nghiên cứu cũng chỉ mang tính tương đối bởi các phương pháp hòa quyện với nhau trong quá trình nghiên cứu. Chẳng hạn để có kết quả về việc tăng hay giảm dư nợ cho vay KTNo thì vừa sử dụng phương pháp thống kê để có số liệu thiết lập các bảng/biểu, vừa sử dụng phương pháp mô tả, đối chiếu so sánh số liệu, vừa sử dụng phương pháp phân tích, phương pháp logic lịch sử… mang tính phương pháp hỗn hợp trong nghiên cứu. Theo Diriwächter R. & Valsiner J. (2006): Sự kết hợp giữa thu thập dữ liệu định lượng và định tính thường được gọi là phương pháp nghiên cứu hỗn hợp [110].

8.2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính


Theo Diriwächter R. & Valsiner J. (2006), các phương pháp nghiên cứu định tính phát triển trong bối cảnh lịch sử và tri thức học của chúng [110]. Đề tài sử dụng nghiên cứu định tính là chủ yếu để tiếp cận bản chất vấn đề nghiên cứu một cách logic, thực hiện sưu tập số liệu, mô tả tổng hợp hệ thống về TDNH phát triển KTNo trong bối cảnh thực tiễn có những thay đổi lớn như sự biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt hơn đặt ra vấn đề bức bách về môi trường sinh thái; cách mạng công nghiệp mới lần thứ tư đang lan tỏa toàn cầu làm thay đổi về tư duy, về công nghệ và phương thức tác động trong lao động sản xuất; thị trường và nhu cầu tiêu dùng đòi hỏi ngày càng cao với nông sản thực phẩm sạch, dinh dưỡng, an toàn, thân thiện với môi trường… đề tài tiếp cận theo những thay đổi mới đó để đưa ra cách tiếp cận mới về phát triển KTNo, về hoạt động TDNH từ đó góp phần hoàn thiện thêm lý luận và góp phần hoàn chỉnh hoạt động thực tế nhằm đạt sự phát triển bền vững. Nghiên cứu định tính giúp xác định những vấn đề được đặt ra như, những lý thuyết chủ yếu nào phục vụ cho đề tài nghiên cứu; thực trạng TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ thời gian qua như thế nào; những yếu tố tác động, những hạn chế và nguyên nhân hạn chế TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ là gì; làm gì và làm như thế nào để có thể tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL. Nghiên cứu định tính còn định hướng cho nghiên cứu thống kê mô tả để xác định những câu hỏi trong bảng khảo sát nghiên cứu thống kê mô tả.


8.2.2. Phương pháp nghiên cứu thống kê mô tả


Thống kê mô tả (Descriptive statistics) là các phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu thường được sử dụng cho khoa học xã hội. Gói thống kê khoa học xã hội - SPSS (Statistical Package for the Social Science – SPSS) là phương pháp tổng hợp và xử lý dữ liệu để biến đổi dữ liệu thành thông tin thể hiện qua biểu diễn dữ liệu như bảng biểu, đồ thị và tổng hợp dữ liệu, tính các tham số mẫu. Phương pháp nghiên cứu thống kê mô tả giúp đề tài xem xét về mặt số lượng trên cơ sở các dữ liệu thu thập qua khảo sát thực tế với mục đích giúp đánh giá chính xác hơn về các yếu tố ảnh hưởng đối với khả năng tiếp cận vốn ngân hàng, những nguyên nhân hạn chế và các giải pháp TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL. Kết quả nghiên cứu thống kê mô tả bổ sung và là minh chứng nâng cao độ tin cậy của kết quả nghiên cứu định tính. Dưới đây là những cụ thể về sử dụng phương pháp thống kê mô tả.

Một. Chi tiết về dữ liệu khảo sát nghiên cứu thống kê mô tả


Đề tài đã thực hiện các cuộc khảo sát trên địa bàn các huyện/thị xã, phường/xã thuộc các tỉnh, thành của Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL bao gồm Cà Mau, Kiên Giang, An Giang và Cần Thơ. Mẫu khảo sát được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên và chọn mẫu thuận tiện. Đối tượng tiếp cận khảo sát bao gồm các chuyên gia trong lĩnh vực KTNo, tài chính ngân hàng và đa dạng các thành phần cá nhân là những khách hàng của ngân hàng, người sản xuất nông nghiệp, cán bộ thuộc các chi nhánh NHTM, thầy cô giáo đang giảng dạy trong lĩnh vực tài chính ngân hàng là thành phần có am hiểu về TDNH và KTNo để có được cái nhìn khái quát hơn và sâu sắc hơn về tình hình thực tế TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ. Phương pháp khảo sát được tiến hành theo cách thức kết hợp giữa trực tiếp với hình thức giống như cộng tác viên và các phương tiện công nghệ thông tin. Mẫu khảo sát và nội dung khảo sát bao gồm các nội dung sau:

(i) Tổng số phiếu khảo sát đối với các cá nhân đang sinh sống và làm việc trên địa bàn Vùng KTTĐ phát ra là 600 phiếu, tổng số phiếu thu về là 466 phiếu, đạt tỷ lệ 77,67%. (xem bảng 0.1):


Bảng 0.1. Tình hình thu thập phiếu khảo sát cá nhân đối với từng địa phương trên địa bàn Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL


Địa phương

Số phiếu phát ra (phiếu)

Số phiếu thu về (phiếu)

Tỷ lệ phiếu thu về

/ phiếu phát ra (%)

An Giang

150

113

75,33

Cà Mau

150

119

79,33

Cần Thơ

150

126

84,00

Kiên Giang

150

108

72,00

Tổng cộng

600

466

77,67

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 270 trang tài liệu này.

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)


Nội dung phiếu khảo sát gồm hai phần: phần một là đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đối với khả năng tiếp cận vốn TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ, bao gồm các yếu tố như chính sách tín dụng của TCTD, TSĐB, thu nhập/khả năng tài chính của gia đình, vốn xã hội, hiểu biết về tài chính, nhân khẩu học, điều kiện bên ngoài; phần hai là đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố (trong mỗi yếu tố nêu trên) đối với khả năng tiếp cận vốn TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ. Nội dung chi tiết của Bảng câu hỏi khảo sát (xem Phụ lục 0.1).

(ii) Tác giả thực hiện lấy ý kiến khảo sát đối với các chuyên gia, các nhà khoa học am hiểu về lĩnh vực tài chính ngân hàng và KTNo thông qua phiếu thực hiện phương pháp chuyên gia. Số phiếu xin ý kiến 30 chuyên gia, thu về là 28 (Chi tiết danh sách chuyên gia - xem Phụ lục 0.2). Nội dung của phiếu thực hiện phương pháp chuyên gia bao gồm hai phần: phần một là đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân hạn chế và phần hai là đánh giá mức độ ảnh hưởng của các giải pháp đối với tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ. Các nguyên nhân hạn chế và các giải pháp nêu trên được nhóm thành nhóm đối với bản thân các NHTM, nhóm về khách hàng, nhóm về quản lý vĩ mô, và nhóm khác. Nội dung chi tiết Phiếu thực hiện phương pháp chuyên gia (xem Phụ lục 0.3).

Bảng câu hỏi khảo sát cá nhân và Phiếu thực hiện phương pháp chuyên gia được xây dựng theo thang đo Likert với năm cấp độ đánh giá mức độ ảnh hưởng:

(1) Không ảnh hưởng, (2) Ảnh hưởng không đáng kể, (3) Ảnh hưởng trung bình,

(4) Ảnh hưởng khá mạnh, và (5) Ảnh hưởng rất mạnh. Bằng phương pháp thống kê mô tả, dữ liệu sau khi thu thập được tiến hành làm sạch, thực hiện tổng hợp và


xử lý bằng các phần mềm xử lý số liệu như Excel và SPSS. Kết quả thu được từ cuộc khảo sát cá nhân cho thấy mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến khả năng tiếp cận vốn TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ, trong đó nêu rõ mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố nội tại trong mỗi yếu tố. Kết quả thu được từ Phiếu khảo sát chuyên gia cho thấy được mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân hạn chế đối với tăng cường TDNH và mức độ ảnh hưởng của các giải pháp đối với tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ. Đây chính là những nền tảng, căn cứ thực tế để tác giả đề xuất các giải pháp khả thi có khả năng vận dụng vào thực tế nhằm tăng cường TDNH góp phần phát triển KTNo Vùng KTTĐ thời gian tới.

Hai. Mô tả dữ liệu nghiên cứu


- Mẫu điều tra cá nhân: Khảo sát mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến khả năng tiếp cận vốn TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL

Mẫu điều tra cá nhân gồm có 466 cá nhân đang sinh sống và làm việc tại Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL (trên 80% có trình độ đại học kinh tế, tài chính) với các thông tin thu thập như sau: (i) các thông tin cá nhân như tên người được phỏng vấn, độ tuổi, trình độ học vấn, công việc đang làm, và vị trí nơi đang sinh sống/làm việc; (ii) Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đối với khả năng tiếp cận vốn TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL; (iii) Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố (trong mỗi nhân tố nêu trên) đối với khả năng tiếp cận vốn TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL.

Thông tin sơ bộ về mẫu khảo sát cá nhân được mô tả ở Phụ lục 0.4. Theo đó có kết quả: mẫu khảo sát phát ra 600, thu về 466; trong đó số lượng nam là 273 người (chiếm tỷ lệ 58,6%), và số lượng nữ là 193 người (chiếm tỷ lệ 41,4%). Xét về độ tuổi của đối tượng được phỏng vấn, số lượng người nằm trong độ tuổi từ 18 đến dưới 25 là 67 người (chiếm tỷ lệ 14,6%), từ 25 đến dưới 35 tuổi là 137 người (chiếm tỷ lệ 29,4%), từ 35 đến dưới 50 tuổi là 224 người (chiếm tỷ lệ 48,1%), và độ tuổi từ 50 trở lên là 38 người (chiếm tỷ lệ 8,1%). Xét về trình độ học vấn, số lượng người chưa qua đào tạo là 63 người (chiếm tỷ lệ 13,5%), số lượng người đã được đào tạo nghề là 33 người (chiếm tỷ lệ 7,1%), số lượng người có trình độ tiểu học là 12 người (chiếm tỷ lệ 2,6%), số lượng người có trình độ trung học là 52


người (chiếm tỷ lệ 11,1%), số lượng người có trình độ đại học/cao đẳng là 265 người (chiếm tỷ lệ 56,9%), và số lượng người có trình độ trên đại học là 41 người (chiếm tỷ lệ 8,8%). Xét về góc độ việc làm của cá nhân được phỏng vấn, số lượng người làm công tác quản lý là 83 người (chiếm tỷ lệ 17,8%), số lượng chuyên viên là 61 người (chiếm tỷ lệ 13,1%), số lượng nhân viên là 172 người (chiếm tỷ lệ 36,9%), số lượng người đang dạy học là 14 người (chiếm tỷ lệ 3,0%), số lượng nông dân là 125 người (chiếm tỷ lệ 26,8%), và còn lại là 11 người đang công tác trong các lĩnh vực ngành nghề khác như buôn bán, làm thuê,... (chiếm tỷ lệ 2,4%). Kết quả thống kê từ phần mềm SPSS về mẫu ở các phương diện giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, việc làm thể hiện ở Phụ lục 0.4.

Nhìn chung, kết quả khảo sát ngẫu nhiên cho thấy tỷ lệ người lao động nam và nữ không chênh lệch nhiều (59:41); trong tổng số người tham gia khảo sát có độ tuổi độ tuổi từ 25 đến dưới 50 là chủ yếu, chiếm tỷ lệ 78%. Trong tổng số người được khảo sát số có trình độ học vấn từ trung học đến đại học/cao đẳng và trên đại học chiếm hơn 75%, tập trung ở các vị trí công việc như cán bộ quản lý, chuyên viên, nhân viên, và dạy học (phần lớn làm việc ở ngân hàng, trường học, công sở); 21% có trình độ học vấn đào tạo nghề và tiểu học và 14% còn lại chưa qua đào tạo phần lớn là những người nông dân. Trong tổng số nông dân tham gia sản xuất nông nghiệp thì có 50% nông dân chưa qua đào tạo, số còn lại đã được đào tạo nghề, hoặc có trình độ tiểu học, một số ít có trình độ trung học.

- Mẫu phương pháp chuyên gia: Khảo sát mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân hạn chế và giải pháp đối với tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL

Tác giả thực hiện lấy ý kiến trên mẫu bao gồm 28 nhà khoa học đang sinh sống và làm việc tại các tỉnh/thành phố (TP.) thuộc Vùng KTTĐ. Các thông tin cá nhân thu thập bao gồm: (i) họ và tên chuyên gia được phỏng vấn, nơi công tác, số điện thoại liên lạc hoặc email; (ii) Mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân hạn chế đối với tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL; (iii) Mức độ ảnh hưởng của các giải pháp tăng cường TDNH đối với phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL (Danh sách chuyên gia được thể hiện ở Phụ lục 0.2).


8.2.3. Phương pháp nghiên cứu chuyên gia


Phương pháp chuyên gia được thực hiện thông qua việc tham gia một số hội thảo khoa học về TDNH phát triển nông nghiệp Vùng ĐBSCL do Ngân hàng Nhà nước (NHNN), các NHTM, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh/TP., Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, các trường đại học, các tạp chí chuyên ngành tổ chức. Tác giả cũng đã thực hiện tham khảo ý kiến với các chuyên gia, các nhà khoa học trong lĩnh vực ngân hàng, nông nghiệp bằng cách tiếp xúc trực tiếp hoặc qua phương tiện công nghệ thông tin và Bảng khảo sát chuyên gia để có được những góp ý cho đề tài nghiên cứu của tác giả. Phương pháp nghiên cứu chuyên gia là một trong những cơ sở giúp tác giả hoàn thiện nội dung nghiên cứu của luận án.

8.2.4. Các phương pháp nghiên cứu khác


Các phương pháp nghiên cứu khác được sử dụng là những phương pháp thường được sử dụng trong nghiên cứu khoa học kinh tế và phù hợp với nghiên cứu của đề tài luận án. Trong đó: Phương pháp nghiên cứu tài liệu để nắm bắt tổng quan đối tượng nghiên cứu và những vấn đề liên quan đến nông nghiệp, TDNH cho nông nghiệp. Phương pháp mô tả hệ thống dùng để mô tả đối tượng nghiên cứu như tổng quan về phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL, lý luận cơ bản về TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ, đặc điểm KTXH Vùng KTTĐ tác động đến TDNH. Phương pháp logic lịch sử giúp nghiên cứu trung thực những diễn biến của TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ trong thời gian, không gian cụ thể. Phương pháp thống kê kinh tế giúp sưu tập số liệu từ những nguồn chính thức và xử lý số liệu như về huy động vốn, cho vay, nợ xấu. Phương pháp thống kê kế toán giúp tính toán các số liệu, đối chiếu, so sánh, tính toán dữ liệu để đưa ra con số đại diện một cách trung thực, đối chiếu, so sánh để chỉ ra sự hơn kém, nhiều hơn, ít hơn, tỷ lệ,… giúp suy luận lý giải tại sao huy động vốn, cho vay tăng hay giảm để tăng tính thuyết phục cho những nhận định, đánh giá trong nghiên cứu như TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL. Phương pháp phân tích hệ thống (System analysis) giúp nghiên cứu chỉnh thể thông qua từng yếu tố của sự vật, hiện tượng, chẳng hạn TDNH cho KTNo trong tổng dư nợ cho vay, tỷ trọng cho vay ngắn hạn, trung dài hạn hay cho vay từng ngành trong nền kinh tế, hay chia nhỏ


từng lĩnh vực cho vay để xem xét mức độ rủi ro tín dụng giúp cho nghiên cứu cụ thể và chính xác cao hơn. Đánh giá và suy luận logic được sử dụng xác định bản chất từng vấn đề hay toàn bộ vấn đề nghiên cứu như, Vùng KTTĐ là gì, KTNo là gì, phát triển KTNo là gì, TDNH phát triển KTNo là gì, thế nào là tăng cường TDNH để phát triển KTNo... Ngoài ra, việc thực hiện đề tài còn sử dụng công cụ hỗ trợ là công nghệ tin học để trình bày văn bản, xử lý các số liệu thu thập được.

9. Dữ liệu, quy trình, khung nghiên cứu


9.1. Dữ liệu nghiên cứu


Các dữ liệu thứ cấp sưu tập từ các tài liệu liên quan đến chủ đề nghiên cứu như tác phẩm kinh điển, giáo trình, sách chuyên khảo, bài báo/công trình nghiên cứu trong và ngoài nước trên tạp chí khoa học, tài liệu hội thảo khoa học, số liệu thống kê, dữ liệu TDNH, KTNo, các chính sách quản lý vĩ mô liên quan đến TDNH phát triển KTNo, báo cáo tổng hợp của NHNN, Chi nhánh NHNN, các chi nhánh NHTM các tỉnh, của Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ và của một số tỉnh, thành, địa phương, các nguồn tin dữ liệu của Chính phủ, các bộ, ngành được đăng tải từ các cổng thông tin điện tử, các websie; các dữ liệu sơ cấp từ bảng khảo sát thực tế. Các dữ liệu đều được chú thích nguồn theo quy định. Tuy nhiên việc sưu tập các số liệu liên quan và xử lý dữ liệu trong điều kiện tính hệ thống thống kê chưa cao nên gặp nhiều khó khăn trong chọn lọc số liệu.

9.2. Quy trình nghiên cứu


Quy trình nghiên cứu giúp cho quá trình nghiên cứu chặt chẽ, logic, vững chắc theo một lộ trình nghiên cứu nhằm đảm bảo thực hiện đầy đủ các yêu cầu của một công trình nghiên cứu khoa học. Việc thực hiện quy trình nghiên cứu được xin ý kiến của giáo sư hướng dẫn thông qua (xem bảng 0.2).


Bảng 0.2. Quy trình nghiên cứu

Bước 1

Xác định tên đề tài, trên cơ sở xác định vấn đề cần nghiên cứu, xây dựng đề cương nghiên cứu, đặt giả thuyết và xác định câu trả lời sơ bộ


Bước 2

Tìm hiểu, lược khảo những nghiên cứu liên quan để xác định khoảng trống còn lại trong nghiên cứu, thiết lập cơ sở chứng minh khẳng định tên đề tài và nội dung nghiên cứu không trùng lắp với những công trình trước đó

Bước 3

Thu thập thông tin dữ liệu thứ cấp, thiết kế, xây dựng bảng câu hỏi và thực hiện điều tra thực tế thu thập số liệu sơ cấp

Bước 4

Thu thập và xử lý thông tin dữ liệu


Bước 5

Lựa chọn xây dựng bổ sung lý thuyết, xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu đồng thời bổ sung, xây dựng, diễn đạt một số khái niệm mới trước thực tiễn có những thay đổi

Bước 6

Phân tích, đánh giá, bàn luận để đưa ra và trình bày khẳng định các kết quả nghiên cứu


Bước 7

Dựa trên những kết quả nghiên cứu đạt được để thảo luận đưa ra những giải pháp và những khuyến nghị gợi ý chính sách và chỉ đạo thực tiễn. (Hoàn chỉnh báo cáo luận án trình Cơ sở đào tạo để bảo vệ)

9.3. Khung phân tích trong nghiên cứu


Luận án trình Cơ sở đào tạo để bảo vệ 9 3 Khung phân tích trong nghiên cứu 1

Xem tất cả 270 trang.

Ngày đăng: 12/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí