Mức tăng dư nợ tín dụng KTNo trong năm 2011 so với năm 2010 là 2.778 tỷ đồng (tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 5,9%). Tương tự cho các năm từ 2012- 2017 là, dư nợ tín dụng KTNo năm 2012 tăng 4.211 tỷ đồng so với năm 2011 (tăng trưởng 8,44%), năm 2013 tăng 7.804 tỷ đồng so với 2012 (tăng trưởng 14,43%), năm 2014 tăng 5.391 tỷ đồng so với 2013 (tốc độ tăng trưởng là 8,71%), năm 2015 tăng 15.718 tỷ đồng so với 2014 (tăng trưởng 23,36%), dư nợ tín dụng KTNo năm 2016 tăng 14.231 tỷ đồng so với 2015 (tăng trưởng 17,15%), và dư nợ tín dụng KTNo năm 2017 tăng 12.310 tỷ đồng so với 2016 (tăng trưởng 12,66%). Tỷ trọng dư nợ tín dụng KTNo trong tổng dư nợ tín dụng nền kinh tế năm 2011 là 41,91%; năm 2012 là 41,85%; năm 2013 là 43,40%; năm 2014 là 42,77%; năm 2015 là
48,39%; năm 2016 là 50,36%; và năm 2017 là 50,46%.
Bảng 2.22. Dư nợ cho vay kinh tế nông nghiệp tại các chi nhánh NHTM trên địa bàn Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL (2011 - 2017)
(Đơn vị tính: Tỷ đồng)
Năm | |||||||
2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | |
Tổng dư nợ tín dụng nền kinh tế | 119.001 | 129.231 | 142.584 | 157.313 | 171.513 | 193.066 | 217.078 |
Tổng dư nợ tín dụng KTNo | 49.873 | 54.084 | 61.888 | 67.279 | 82.997 | 97.228 | 109.538 |
Mức tăng dư nợ tín dụng KTNo | 2.778 | 4.211 | 7.804 | 5.391 | 15.718 | 14.231 | 12.310 |
Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng KTNo (%) | 5,90 | 8,44 | 14,43 | 8,71 | 23,36 | 17,15 | 12,66 |
Tỷ trọng dư nợ tín dụng KTNo/Tổng dư nợ tín dụng (%) | 41,91 | 41,85 | 43,40 | 42,77 | 48,39 | 50,36 | 50,46 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thống Kê Mô Tả Các Yếu Tố Thuộc Yếu Tố Hiểu Biết Về Tài Chính
- Thành Tựu Đạt Được Và Những Vấn Đề Đang Đặt Ra Trong Phát Triển Kinh Tế Nông Nghiệp Vùng Kinh Tế Trọng Điểm Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long
- Vốn Huy Động Phân Theo Thời Gian Của Các Chi Nhánh Nhtm Trên Địa Bàn Vùng Kttđ Vùng Đbscl (2011 - 2017)
- Hệ Số Thu Nợ Tín Dụng Ktno Của Các Chi Nhánh Nhtm Trên Địa Bàn Vùng Kttđ Vùng Đbscl (2011 - 2017)
- Nguyên Nhân Hạn Chế Tăng Cường Tín Dụng Ngân Hàng Phát Triển Kinh Tế Nông Nghiệp Vùng Kinh Tế Trọng Điểm Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long
- Quan Điểm, Định Hướng, Mục Tiêu Chủ Yếu Phát Triển Kinh Tế Nông Nghiệp Vùng Kinh Tế Trọng Điểm Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long Đến Năm 2025 Và Tầm
Xem toàn bộ 270 trang tài liệu này.
Nguồn: Tổng hợp Báo cáo của các chi nhánh NHNN tỉnh [50,51,52,53]
Dựa trên kết quả tính toán số liệu thực tế cho thấy dư nợ TDNH tăng qua các năm phản ánh sự nỗ lực của TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ. Tỷ trọng và quy mô tín dụng KTNo tăng chủ yếu là nhờ các chính sách và chỉ đạo của Chính phủ và NHNN, đặc biệt là khi có Nghị định 41/2010, Nghị quyết số 14/NQ-CP, Nghị định số 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông
nghiệp nông thôn, và Thông tư 10/2015/TT-NHNN của NHNN Việt Nam nhằm hoàn thiện hơn nữa chính sách tín dụng đối với nông nghiệp nông thôn. Năm 2011 dư nợ cho vay nông nghiệp đạt 49.873 tỷ đồng, năm 2017 đạt 217.078 tỷ đồng, tăng gấp 1,8 lần so với năm 2011. Trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng nền kinh tế khó khăn thì tốc độ tăng trưởng tín dụng nông nghiệp thời gian qua thể hiện nỗ lực của ngành ngân hàng mà trực tiếp là các NHTM trên địa bàn.
- Hai. Về quy mô khách hàng có dư nợ tín dụng kinh tế nông nghiệp
Trong những năm qua các chi nhánh NHTM trên địa bàn Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL đã cố gắng mở rộng quy mô khách hàng (Xem bảng 2.23)
Bảng 2.23. Quy mô khách hàng của các chi nhánh NHTM trên địa bàn Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL (2011 - 2017)
(Đơn vị tính: Lượt khách hàng)
Năm | |||||||
2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | |
Số khách hàng còn dư nợ | 753.359 | 763.824 | 775.453 | 802.083 | 836.327 | 861.417 | 889.326 |
Số lượng khách hàng tăng | 9.348 | 10.465 | 11.629 | 26.630 | 34.244 | 25.090 | 27.909 |
Nguồn: Tổng hợp Báo cáo của các chi nhánh NHNN tỉnh [50,51,52,53] Vận dụng công thức [1.1] và số liệu từ bảng 2.23 ta có:
Như vậy cuối năm 2012 có 763.824 lượt khách hàng (tăng 10.465 lượt so với cuối năm 2011); tương tự cuối năm 2013 là 775.453 lượt, tăng 11.629 lượt; cuối năm 2014 là 802.083 lượt, tăng 26.630 lượt; cuối năm 2015 là 836.327 lượt, tăng
34.244 lượt; cuối năm 2016 là 861.417 lượt, tăng 25.090 lượt; và cuối năm 2017 là
889.326 lượt, tăng 27.909 lượt. Quy mô khách hàng có dư nợ tín dụng KTNo ở Vùng KTTĐ tăng dần qua các năm, và tăng mạnh nhất trong các năm từ 2014 – 2017, cho thấy sự cố gắng của các chi nhánh NHTM trong việc tăng cường mở rộng và đa dạng hóa khách hàng vay vốn phục vụ cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, và đây cũng chính là sự nỗ lực của hệ thống các chi nhánh NHTM trên địa bàn Vùng nhằm tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL.
2.2.4.2. Về cơ cấu cho vay kinh tế nông nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm
- Một. Cơ cấu cho vay phân theo nội bộ ngành nông nghiệp
Những năm qua các chi nhánh NHTM trên địa bàn Vùng KTTĐ đã có nhiều cố gắng trong cho vay phát triển KTNo gồm sản xuất nông nghiệp, xây dựng các vùng nguyên liệu và công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản (xem bảng 2.24)
Bảng 2.24. Dư nợ phân theo nội bộ KTNo của các chi nhánh NHTM trên địa bàn Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL (2011 - 2017)
(Đơn vị tính: Tỷ đồng)
Năm | |||||||
2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | |
Tổng dư nợ nền kinh tế | 119.001 | 129.231 | 142.584 | 157.313 | 171.513 | 193.066 | 217.078 |
Tổng dư nợ KTNo | 49.873 | 54.084 | 61.888 | 67.279 | 82.997 | 97.228 | 109.538 |
Tỷ trọng dư nợ KTNo/Tổng dư nợ (%) | 41,91 | 41,85 | 43,40 | 42,77 | 48,39 | 50,36 | 50,46 |
Trong đó | |||||||
- Dư nợ sản xuất nông nghiệp | 22.296 | 23.455 | 26.257 | 29.049 | 33.673 | 40.641 | 45.102 |
Tỷ trọng/Tổng dư nợ (%) | 44,71 | 43,37 | 42,43 | 43,18 | 40,57 | 41,80 | 41,17 |
- Dư nợ công nghiệp, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp | 16.908 | 17.596 | 20.542 | 22.168 | 27.316 | 30.627 | 40.364 |
Tỷ trọng/Tổng dư nợ (%) | 33,90 | 32,53 | 33,19 | 32,95 | 32,91 | 31,50 | 36,85 |
- Dư nợ phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp | 227 | 249 | 337 | 341 | 572 | 710 | 1.514 |
Tỷ trọng/Tổng dư nợ (%) | 0,46 | 0,46 | 0,54 | 0,51 | 0,69 | 0,73 | 1,38 |
- Dư nợ khác | 10.442 | 12.784 | 14.752 | 15.721 | 21.436 | 25.250 | 22.558 |
Tỷ trọng/Tổng dư nợ (%) | 20,94 | 23,64 | 23,84 | 23,37 | 25,83 | 25,97 | 20,59 |
Nguồn: Tổng hợp Báo cáo của các chi nhánh NHNN tỉnh [50,51,52,53]
Vận dụng công thức [1.4] và sử dụng số liệu từ bảng 2.24 dưới đây, tính toán được tỷ trọng dư nợ sản xuất nông nghiệp trong tổng dư nợ tín dụng KTNo như sau:
Tính tương tự ta có tỷ trọng dư nợ KTNo trong tổng dư nợ năm 2012 là 41,85%; năm 2013 là 43,40%; năm 2014 là 42,77%; năm 2015 là 48,39%; năm 2016 là 50,36%; và năm 2017 là 50,46%. Tổng dư nợ tín dụng KTNo năm 2011 đạt 49.873 tỷ đồng, năm 2017 đạt 109.538 tỷ đồng, tăng gấp 1,8 lần so với năm 2011. Chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ tín dụng nội bộ ngành KTNo là sản xuất nông nghiệp, bình quân khoảng 40-45%; kế đến là công nghiệp, dịch vụ chế biến, tiêu thụ
sản phẩm nông nghiệp, bình quân khoảng 33%; còn lại là dư nợ tín dụng đối với phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, và dư nợ tín dụng khác.
Bên cạnh tỷ trọng dư nợ sản xuất nông nghiệp trong tổng dư nợ tín dụng KTNo tính toán được ở trên cho thấy quy mô tín dụng đối với KTNo tăng từ 22.296 tỷ đồng năm 2011 lên 45.102 tỷ đồng năm 2017, với tỷ lệ tăng 102%. Tương tự công nghiệp, dịch vụ chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tăng từ 16.908 tỷ đồng năm 2011 lên 40.364 tỷ đồng năm 2017, tỷ lệ tăng 138%. Những số liệu thực tế trên cho thấy trong những năm qua các chi nhánh NHTM trên địa bàn Vùng KTTĐ đã có nhiều cố gắng trong cho vay phát triển KTNo gồm sản xuất nông nghiệp, xây dựng các vùng nguyên liệu và công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản để nâng cao chất lượng sản phẩm chế biến, tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp. Việc chú trọng cho vay KTNo sản xuất hàng hóa là điều đáng mừng, tuy nhiên vẫn chưa tạo được sự phát triển vững chắc, chưa có những thương hiệu nông sản và chế biến nông sản có sức cạnh tranh cao trên thị trường cả trong và ngoài nước, một phần hạn chế đó do thiếu vốn đầu tư công nghệ cao, đây là vấn đề đặt ra trong tăng cường TDNH phát triển KTNo của Vùng KTTĐ trong thời gian tới.
- Hai. Cơ cấu tín dụng kinh tế nông nghiệp phân theo thời gian
Dư nợ tín dụng KTNo phân theo thời gian tại các chi nhánh NHTM trên địa bàn Vùng qua các năm từ 2011 đến 2017 chủ yếu vẫn là ngắn hạn (Xem bảng 2.25).
Bảng 2.25. Dư nợ tín dụng kinh tế nông nghiệp phân theo thời gian tại các chi nhánh NHTM trên địa bàn Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL (2011 - 2017)
(Đơn vị tính: Tỷ đồng)
Năm | |||||||
2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | |
Tổng dư nợ tín dụng KTNo | 49.873 | 54.084 | 61.888 | 67.279 | 82.997 | 97.228 | 109.538 |
Trong đó: | |||||||
1. Dư nợ tín dụng ngắn hạn | 39.166 | 39.675 | 44.545 | 49.158 | 62.946 | 75.303 | 82.137 |
Tỷ trọng dư nợ tín dụng ngắn hạn/Tổng dư nợ tín dụng KTNo (%) | 78,53 | 73,36 | 71,98 | 73,07 | 75,84 | 77,45 | 74,98 |
2. Dư nợ tín dụng trung dài hạn | 10.707 | 14.409 | 17.343 | 18.121 | 20.051 | 21.925 | 27.401 |
Tỷ trọng dư nợ tín dụng trung dài hạn/Tổng dư nợ tín dụng KTNo (%) | 21,47 | 26,64 | 28,02 | 26,93 | 24,16 | 22,55 | 25,02 |
Nguồn: Tổng hợp Báo cáo của các chi nhánh NHNN tỉnh [50,51,52,53]
Vận dụng công thức [1.6] và [1.7] trên cơ sở số liệu của trong bảng 2.25 tính được tỷ trọng dư nợ tín dụng KTNo ngắn hạn và tỷ trọng dư nợ tín dụng KTNo trung dài hạn trong tổng dư nợ tín dụng KTNo. Cụ thể:
Theo đó, tỷ trọng dư nợ tín dụng KTNo ngắn hạn trong tổng dư nợ tín dụng KTNo năm 2011 là 78,53% và tỷ trọng trung dài hạn hạn là 21,47% đến năm 2017 tỷ trọng này là 2017 là 74,98%, tỷ trọng bình quân trong giai đoạn 2011-2017 là 75%. Tỷ trọng dư nợ tín dụng KTNo trung dài hạn trong tổng dư nợ tín dụng KTNo lần lượt năm 2012 là 26,64% đến năm 2017 là 25,02%, tỷ trọng bình quân trong giai đoạn 2011 – 2017 là 25%. Như vậy dư nợ KTNo Vùng KTTĐ ngắn hạn là chủ yếu, còn nhu cầu vốn trung dài hạn để đầu tư, ứng dụng công nghệ kỹ thuật mới là rất hạn chế, đây cũng là một trong những lý do KTNo Vùng KTTĐ chưa có được sự đột phá trong phát triển nhằm đảm đương được vai trò đầu tàu của Vùng.
- Ba. Cơ cấu tín dụng kinh tế nông nghiệp phân theo đối tượng khách hàng
Dư nợ tín dụng KTNo phân theo đối tượng khách hàng tại các chi nhánh NHTM trên địa bàn Vùng KTTĐ (2011 - 2017) như sau: (Xem hình 2.1)
Vận dụng công thức [1.9] và so sánh số liệu trong hình 2.1, tính toán được tỷ trọng dư nợ tín dụng của từng đối tượng khách hàng trong tổng dư nợ tín dụng KTNo. Cụ thể, tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với cá nhân trong tổng dư nợ tín dụng KTNo của năm 2011 được tính như sau:
Tương tự sẽ tính được tỷ trọng dư nợ tín dụng KTNo của hộ gia đình, chủ trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp trong tổng dư nợ tín dụng KTNo các năm từ 2011 đến 2017. Theo đó, dư nợ tín dụng doanh nghiệp có tỷ trọng là 43%, kế đến là cá nhân với tỷ trọng 39%, hộ gia đình chiếm 17%, còn lại là của các hợp tác xã.
Hình 2.1. Dư nợ tín dụng KTNo phân theo đối tượng khách hàng tại các chi nhánh NHTM trên địa bàn Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL (2011 - 2017)
Nguồn: Tổng hợp Báo cáo của các chi nhánh NHNN tỉnh [50,51,52,53]
2.2.5. Thực trạng chất lượng tín dụng phát triển kinh tế nông nghiệp
Đánh giá chất lượng tín dụng qua các chỉ tiêu nợ xấu, hệ số thu hồi nợ và vòng quay vốn.
2.2.5.1. Nợ xấu tín dụng kinh tế nông nghiệp
- Nợ xấu chung tín dụng KTNo: Các chi nhánh NHTM ở Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL đã có những nỗ lực trong hạn chế rủi ro TDNH (Xem bảng 2.26)
Bảng 2.26. Nợ xấu tại các chi nhánh NHTM trên địa bàn Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL (2011 - 2017)
(Đvt: Tỷ đồng)
Năm | |||||||
2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | |
Tổng dư nợ tín dụng nền kinh tế | 119.001 | 129.231 | 142.584 | 157.313 | 171.513 | 193.066 | 217.078 |
Nợ xấu nền kinh tế | 3.527 | 4.558 | 3.702 | 6.458 | 7.124 | 6.479 | 6.298 |
Tỷ trọng nợ xấu nền kinh tế/Tổng dư nợ tín dụng nền kinh tế (%) | 2,96 | 3,53 | 2,60 | 4,11 | 4,15 | 3,36 | 2,90 |
Nợ xấu KTNo | 884 | 1.331 | 1.315 | 1.553 | 1.462 | 1.444 | 1.643 |
Tỷ trọng nợ xấu KTNo/Tổng dư nợ tín dụng nền kinh tế (%) | 0,74 | 1,03 | 0,92 | 0,99 | 0,85 | 0,75 | 0,76 |
Nguồn: Tổng hợp Báo cáo của các chi nhánh NHNN tỉnh [50,51,52,53]
Vận dụng công thức [1.10] và dựa vào số liệu trong bảng 2.26 ta tính được tỷ lệ nợ xấu của nền kinh tế và tỷ lệ nợ xấu KTNo trong tổng dư nợ tín dụng nền kinh tế trong năm 2011 như sau:
Tương tự cách tính trên sẽ tính được tỷ lệ nợ xấu của nền kinh tế và tỷ lệ nợ xấu KTNo trong tổng dư nợ tín dụng nền kinh tế các năm từ 2012 đến năm 2017. Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu của nền kinh tế lần lượt các năm 2012, 2013, 2014, 2015, 2016 là 3,53%; 2,60%; 4,11%; 4,15%; 4,15% và 3,36%. Nợ xấu tại các chi nhánh NHTM trên địa bàn Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL tăng mạnh và vượt mức cho phép theo quy định của NHNN (dưới 3%) trong các năm 2012, 2014, 2015, 2016 là do một phần ảnh hưởng tín dụng các doanh nghiệp chế biến thủy sản từ tỉnh Cà Mau. Tỷ lệ nợ xấu của các chi nhánh NHTM ở Cà Mau rất cao, bình quân giai đoạn 2011-2017 là 6,46%, do rủi ro từ các doanh nghiệp thủy sản trong thời gian qua như Bình An, Sông Hậu, Phương Nam,... và các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực bất động sản.
Tuy nhiên nếu xem xét, đánh giá riêng tỷ lệ nợ xấu của KTNo trong tổng dư nợ tín dụng nền kinh tế cho thấy một thực tế khác, đó là nợ xấu thấp, năm 2012 tỷ lệ nợ xấu là 1,03%; năm 2013 là 0,92%; năm 2014 là 0,99%; năm 2015 là 0,85%; năm
2016 là 0,75%; năm 2017 là 0,76%; nợ xấu KTNo bình quân giai đoạn 2011-2017 vào khoảng 0,86%, chiếm khoảng 25% tổng nợ xấu nền kinh tế. Nợ xấu KTNo chiếm tỷ trọng thấp so với các ngành khác, năm 2011 có nợ xấu cao nhất trong 5 năm qua cũng chỉ ở mức 1,03%. Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý nợ xấu KTNo thấp do phần nhiều TDNH tập trung cho vay duy trì sản xuất theo phương pháp truyền thống, chưa cho vay đầu tư công nghệ mới, chưa phải do sản xuất KTNo hiệu quả cao nên nợ xấu thấp. Song cũng cần ghi nhận những nỗ lực kiểm soát chất lượng tín dụng KTNo của các chi nhánh NHTM trên địa bàn Vùng.
- Nợ xấu phân theo nội bộ KTNo và phân theo đối tượng khách hàng: Để đánh giá sâu sắc hơn chất lượng tín dụng KTNo, chúng ta cần xem xét nợ xấu KTNo phân theo nội bộ ngành nông nghiệp và phân theo đối tượng khách hàng của các chi nhánh NHTM trên địa bàn Vùng KTTĐ từ 2011-2017 (xem bảng 2.27).
Bảng 2.27. Nợ xấu phân theo nội bộ KTNo và phân theo đối tượng khách hàng tại các chi nhánh NHTM trên địa bàn Vùng KTTĐ (2011 - 2017)
(Đơn vị tính: Tỷ đồng)
Năm | |||||||
2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | |
1. Nợ xấu KTNo | 884 | 1.331 | 1.315 | 1.553 | 1.462 | 1.444 | 1.643 |
Trong đó | |||||||
2. Nợ xấu KTNo phân theo nội bộ ngành nông nghiệp | |||||||
2.1. Sản xuất nông nghiệp | 354 | 519 | 527 | 635 | 518 | 555 | 521 |
Tỷ trọng/Tổng dư nợ KTNo (%) | 40,05 | 38,99 | 40,08 | 40,89 | 35,43 | 38,43 | 31,71 |
2.2. Công nghiệp, dịch vụ chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp | 272 | 429 | 355 | 482 | 537 | 547 | 791 |
Tỷ trọng/Tổng dư nợKTNo (%) | 30,77 | 32,23 | 27,00 | 31,04 | 36,73 | 37,85 | 48,14 |
2.3. Phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp | 13 | 14 | 21 | 23 | 33 | 28 | 9 |
Tỷ trọng/Tổng dư nợ KTNo (%) | 1,47 | 1,05 | 1,60 | 1,48 | 2,26 | 1,97 | 0,55 |
2.4. Khác | 245 | 369 | 412 | 413 | 374 | 314 | 322 |
Tỷ trọng/Tổng dư nợ KTNo (%) | 27,71 | 27,72 | 31,33 | 26,59 | 25,58 | 21,75 | 19,60 |
3. Nợ xấu phân theo đối tượng khách hàng | |||||||
3.1. Cá nhân | 294 | 401 | 353 | 428 | 611 | 615 | 661 |
Tỷ trọng/ Tổng dư nợ KTNo (%) | 33,26 | 30,13 | 26,84 | 27,56 | 41,79 | 42,57 | 40,23 |
3.2. Hộ gia đình | 186 | 324 | 400 | 427 | 84 | 97 | 87 |
Tỷ trọng/ Tổng dư nợ KTNo (%) | 21,04 | 24,34 | 30,42 | 27,50 | 5,75 | 6,75 | 5,30 |
3.3. Chủ trang trại | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
Tỷ trọng/ Tổng dư nợ KTNo (%) | - | - | - | - | - | - | - |
3.4. Hợp tác xã | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
Tỷ trọng/ Tổng dư nợ KTNo (%) | - | - | - | - | - | - | - |
3.5. Doanh nghiệp | 404 | 606 | 562 | 698 | 767 | 732 | 895 |
Tỷ trọng/ Tổng dư nợ KTNo (%) | 45,70 | 45,53 | 42,74 | 44,95 | 52,46 | 50,68 | 54,47 |
Nguồn: Tổng hợp Báo cáo của các chi nhánh NHNN tỉnh [50,51,52,53]