hướng chủ động, thông minh, thích ứng biến đổi khí hậu, đảm bảo an toàn trước thiên tai; tài nguyên thiên nhiên được sử dụng hợp lý; đa dạng sinh học và truyền thống văn hóa lịch sử được duy trì và tôn tạo, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao” [89] và mục tiêu đến năm 2050 đưa ĐBSCL “trở thành vùng có trình độ phát triển khá so với cả nước, có trình độ tổ chức xã hội tiên tiến; thu nhập bình quân đầu người đạt cao hơn trung bình cả nước, sinh kế của người dân được bảo đảm; tỉ trọng nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm trên 80%, độ che phủ rừng đạt trên 9% (so với 4,3% hiện nay), các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng được bảo tồn và phát triển” [89].
3.1.2. Quan điểm tăng cường tín dụng ngân hàng phát triển nông nghiệp và kinh tế nông nghiệp Đồng bằng Sông Cửu Long
3.1.2.1. Quan điểm lãnh đạo định hướng của Đảng
Đại hội XII của Đảng đã chỉ ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn là “Xây dựng nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; nâng cao giá trị gia tăng, đẩy mạnh xuất khẩu” [31]. Đảng cũng chỉ rõ “đẩy nhanh cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nền nông nghiệp sinh thái phát triển toàn diện cả về nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh và tổ chức lại sản xuất, thúc đẩy ứng dụng sâu rộng khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, công nghệ thông tin vào sản xuất, quản lý nông nghiệp và đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, bảo đảm chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài; nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân. Chú trọng đầu tư vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp. Có chính sách phù hợp để tích tụ, tập trung ruộng đất, thu hút mạnh các nguồn lực đầu tư phát triển nông nghiệp; từng bước hình thành các tổ hợp nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ công nghệ cao” [31]; “tập trung thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững, xây dựng nông thôn mới và cải thiện đời sống của nông dân” [31].
3.1.2.2. Quan điểm của ngành ngân hàng
Ngành ngân hàng cũng thể hiện rõ việc tập trung tăng cường vốn TDNH cho phát triển nông nghiệp với tư tưởng không để nông dân thiếu vốn. Ngày 24 tháng 04 năm 2017, NHNN Việt Nam ban hành Quyết định số 813/QĐ-NHNN về Chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch và những kế hoạch tăng thêm vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn [20,66]. Trong đó tập trung nỗ lực, tích cực đưa nguồn vốn tín dụng góp phần thúc đẩy tăng trưởng KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL là trung tâm lớn về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy hải sản, đóng góp lớn vào xuất khẩu nông thủy sản của cả nước.
3.1.2.3. Xây dựng quan điểm tăng cường tín dụng ngân hàng phát triển nông nghiệp và kinh tế nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long
Trên cơ sở những quan điểm của Đảng, của ngành ngân hàng có thể xác định quan điểm cụ thể tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL với nội dung cơ bản sau:
Thay đổi căn bản cách nhìn nhận đánh giá về KTNo với nông nghiệp, thay đổi cách cho vay từ cho vay dàn trải, phân tán đối với nông nghiệp sản xuất nhỏ sang cho vay tập trung đáp ứng nhu cầu vốn cho KTNo hiện đại, nông nghiệp công nghệ cao. Theo đó, cần tăng cường nguồn vốn của ngân hàng để có thể đáp ứng đầy đủ, nhanh chóng các nhu cầu vay vốn của các chủ thể KTNo cả về quy mô số lượng, số lượt vay vốn; cho vay theo hướng tập trung, mạnh mẽ, chặt chẽ đối với nông nghiệp công nghệ mới để đảm bảo an toàn, hiệu quả của tín dụng; chú trọng tăng điểm giao dịch, mở rộng địa bàn hoạt động nhằm đưa ngân hàng đến gần với khách hàng KTNo sao cho giao dịch được diễn ra nhanh chóng, thuận tiện, an toàn, tiết kiệm chi phí; mở rộng đối tượng khách hàng KTNo vay vốn trên cở sở đảm bảo theo đúng các quy định cho vay của ngân hàng để có thể kiểm soát được rủi ro tín dụng; tăng cường các dịch vụ ngân hàng liên quan tín dụng KTNo để có thể cung cấp đến khách hàng một hoặc một bộ sản phẩm dịch vụ ngân hàng trọn gói, hoàn hảo xuyên suốt quá trình sản xuất kinh doanh của KTNo.
3.1.3. Định hướng, mục tiêu chủ yếu phát triển Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, và tầm nhìn đến 2030
3.1.3.1. Định hướng phát triển Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, và tầm nhìn đến năm 2030
Ngày 16 tháng 4 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án thành lập Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL gồm bốn tỉnh, TP. trực thuộc Trung ương là: TP. Cần Thơ, tỉnh An Giang, tỉnh Kiên Giang và tỉnh Cà Mau. Theo đó, xây dựng Vùng KTTĐ trở thành vùng phát triển năng động, có cơ cấu kinh tế hiện đại, đóng góp cho cả nước và góp phần quan trọng vào việc xây dựng cả vùng ĐBSCL giàu mạnh, các mặt văn hoá, xã hội tiến kịp mặt bằng chung của cả nước; bảo đảm ổn định chính trị và an ninh quốc phòng vững chắc.
- Định hướng: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt quy hoạch nông nghiệp nông thôn Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL đến năm 2020, và tầm nhìn đến năm 2030 tại Quyết định số 805/BNN-KH ngày 22 tháng 04 năm 2014 với những nội dung chủ yếu sau [9]: “Quy hoạch nông nghiệp nông thôn Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL phải phù hợp Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH, Quy hoạch nông nghiệp nông thôn vùng ĐBSCL và các quy hoạch chuyên ngành khác trên địa bàn đã được các cấp thẩm quyền phê duyệt”.
Quy hoạch nông nghiệp nông thôn Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL trên cơ sở phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế và điều kiện tự nhiên của mỗi địa phương trong vùng; đẩy mạnh tái cơ cấu ngành, nâng cao thu nhập cho nông dân và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên. Quy hoạch phát triển nông nghiệp Vùng KTTĐ thành trung tâm dịch vụ khoa học và công nghệ nông nghiệp, vùng trọng điểm sản xuất lúa gạo, nuôi trồng thủy sản, tạo động lực thúc đẩy phát triển nông nghiệp nông thôn khu vực ĐBSCL.
Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới, tạo sự phát triển cả khu vực nông thôn, thành thị, biên giới, hải đảo; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có chất lượng cao, chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động nông thôn; sắp xếp, bố trí lại dân cư; bảo đảm vững chắc quốc phòng
an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Một số chỉ tiêu cụ thể đến năm 2020: [i] Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông lâm thủy sản bình quân 4,8% - 5,2%/năm; trong đó nông nghiệp tăng 3,7% - 4,2%/năm, lâm nghiệp tăng 2% - 2,5%/năm và thủy sản tăng 7,5% - 8 %/năm; [ii] Cơ cấu giá trị sản xuất: Nông nghiệp 56,2%, lâm nghiệp 0,5% và thủy sản là 43,3%;
[iii] Giá trị sản phẩm bình quân trên 1 ha đất trồng trọt đạt 140 - 150 triệu đồng/ha/năm, nuôi trồng thủy sản đạt 260 - 270 triệu đồng/ha/năm; [iv] Tổng sản lượng lúa đạt 10,2 triệu tấn, tổng sản lượng thủy hải sản đạt 1,8 triệu tấn; [v] Tỉ lệ xã đạt tiêu chí xã nông thôn mới đạt trên 50%.”[9]
- Tầm nhìn đến 2030: Một số chỉ tiêu định hướng đến năm 2030: “[i] Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông lâm thủy sản bình quân 4,5% - 5%/năm; trong đó nông nghiệp tăng 3,3%-3,8%/năm, lâm nghiệp tăng 2%-2,5%/năm, thủy sản tăng 7,2%- 7,7%/năm; [ii] Cơ cấu giá trị sản xuất: Nông nghiệp là 51,9%, lâm nghiệp 0,4% và thủy sản là 47,7%; [iii] Giá trị sản lượng bình quân trên 1 ha đất trồng trọt đạt 240 - 250 triệu đồng/ha/năm, nuôi trồng thủy sản đạt 430 - 450 triệu đồng/ha/năm; [iii] Tổng sản lượng lúa đạt 9,5-10 triệu tấn, sản lượng thủy hải sản trên 2 triệu tấn.”[9]
Riêng đối với định hướng quy hoạch đất nông nghiệp đến năm 2020: “Đất sản xuất nông nghiệp khoảng 1,41 triệu ha (trong đó đất lúa 787 nghìn ha, trong đó đất chuyên lúa 704 nghìn ha; đất cây lâu năm 130,7 nghìn ha, trong đó đất trồng cây ăn quả và trồng dừa 49,5 ngàn ha); đất lâm nghiệp đến 2020 là 215 nghìn ha (trong đó rừng sản xuất 96,8 nghìn ha, rừng phòng hộ 61,1 nghìn ha và rừng đặc dụng 57,1 nghìn ha); đất nuôi thủy sản năm 2020 là 259,3 nghìn ha (trong đó nuôi thủy sản nước ngọt 12,1 nghìn ha, nước lợ 247,2 nghìn ha, đất sản xuất muối ổn định 80 ha). Tầm nhìn đến 2030: “Dự báo toàn vùng có khoảng 10 nghìn ha đất sản xuất nông nghiệp bị ngập do nước biển dâng dự kiến sẽ chuyển sang đất lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản; đất nông nghiệp giảm còn khoảng 1,4 triệu ha, đất lâm nghiệp tăng lên 220-225 nghìn ha, đất nuôi trồng thủy sản tăng lên 265-270 nghìn ha” [9].
Như vậy, có thể ước tính định hướng các chỉ tiêu đến năm 2025 nằm vào khoảng giữa chỉ tiêu định hướng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
3.1.3.2. Mục tiêu chủ yếu phát triển Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
Ngày 05/06/2014, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã công bố Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH Vùng KTTĐ phía Nam và ĐBSCL đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được Chính phủ phê duyệt [112] (Xem bảng 3.1)
Bảng 3.1. Mục tiêu phát triển Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL đến 2020 - tầm nhìn đến năm 2030
Chỉ tiêu | Thời gian tính đến | |||
2015 | 2020 | 2030 (Ước tính) | ||
1 | Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) (%/năm) | 11 | 10,5 | |
2 | Cơ cấu kinh tế (%): | |||
- Nông lâm, thủy sản | 23,1 | 17,3 | 14 | |
- Công nghiệp-xây dựng | 33,3 | 37,4 | 39 | |
- Dịch vụ | 43,6 | 45,3 | 47 | |
3 | GDP bình quân đầu người (USD) | 2.470 | 4.400 | 9.300 |
4 | Giá trị xuất khẩu (tỷ USD) | 5,6 | 10,3 | |
5 | Tỷ lệ huy động ngân sách từ GDP (%) | 9,5 - 10 | 10 - 11 | |
6 | Sản lương thóc (triệu tấn) | 9 | 10,2 | |
7 | Sản lượng thủy sản nuôi trồng, khai thác (nghìn tấn) | 2.030 | 2.420 | |
8 | Tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế (%) | 90 |
Có thể bạn quan tâm!
- Hệ Số Thu Nợ Tín Dụng Ktno Của Các Chi Nhánh Nhtm Trên Địa Bàn Vùng Kttđ Vùng Đbscl (2011 - 2017)
- Nguyên Nhân Hạn Chế Tăng Cường Tín Dụng Ngân Hàng Phát Triển Kinh Tế Nông Nghiệp Vùng Kinh Tế Trọng Điểm Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long
- Quan Điểm, Định Hướng, Mục Tiêu Chủ Yếu Phát Triển Kinh Tế Nông Nghiệp Vùng Kinh Tế Trọng Điểm Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long Đến Năm 2025 Và Tầm
- Giải Pháp Hoàn Thiện Kế Hoạch Thực Hiện Chiến Lược Nâng Cao Năng Lực Nguồn Nhân Lực Thích Ứng Với Hoạt Động Ngân Hàng Thời Kỳ Mới
- Giải Pháp Hạn Chế Rủi Ro Đối Với Tăng Cường Tín Dụng Ngân Hàng Phát Triển Kinh Tế Nông Nghiệp Vùng Kinh Tế Trọng Điểm
- Nhóm Giải Pháp Đối Với Khách Hàng Nhằm Tạo Cơ Sở Vững Chắc Để Tăng Cường Tín Dụng Ngân Hàng Phát Triển Kinh Tế Nông Nghiệp Vùng Trọng Điểm
Xem toàn bộ 270 trang tài liệu này.
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư [88]
Từ bảng 3.1 cho thấy, mục tiêu phát triển Vùng KTTĐ trở thành vùng phát triển năng động, có cơ cấu kinh tế hiện đại, trở thành vùng động lực góp phần thúc đẩy phát triển mạnh mẽ vùng ĐBSCL và cả nước. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân (2015-2020) đạt 10,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.400 USD vào năm 2020; đến năm 2020 khu vực nông lâm thủy sản giảm xuống còn khoảng 17,3%; khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 37,4%; khu vực dịch vụ chiếm 45,3%; giá trị xuất khẩu khoảng 10,3 tỷ USD; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 65% vào năm 2020.
3.1.4. Định hướng tăng cường vốn tín dụng phát triển nông nghiệp nông thôn của ngành ngân hàng
3.1.4.1. Nhu cầu vốn phát triển kinh tế nông nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Ước tính bình quân nhu cầu vốn sản xuất KTNo Vùng KTTĐ (xem bảng 3.2)
Bảng 3.2: Ước tính nhu cầu vốn trồng trọt, chăn nuôi cho một vụ của Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL
Số lượng (nghìn ha) | Chi phí sản xuất (triệu đồng/1000ha) | Nhu cầu vốn (triệu đồng) | |
Lúa | 1.795 | 3.000 | 5.385.000 |
Mặt nước nuôi trồng thủy sản | 456 | 200.000 | 91.200.000 |
Rau màu | 70 | 20 | 1.400 |
Ăn trái | 144,94 | 150.000 | 21.741.000 |
Chỉ tiêu | Số lượng (nghìn con) | Chi phí sản xuất (triệu đồng/1000con) | Nhu cầu vốn (triệu đồng) |
Chăn nuôi gia cầm | 13.406 | 85 | 1.139.510 |
Chăn nuôi trâu | 9,60 | 10.000 | 96.000 |
Chăn nuôi bò | 110,60 | 10.000 | 1.106.000 |
Chăn nuôi heo | 715,80 | 3.800 | 2.720.040 |
Tổng cộng nhu cầu vốn sản xuất | 123.388.950 | ||
Dư nợ tín dụng KTNo | 97.228.000 | ||
Tỷ trọng dư nợ tín dụng KTNo / nhu cầu vốn (%) | 78,80 |
Nguồn: Ước tính dựa trên số liệu chi phí sản xuất thực tế của các tỉnh Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL theo năm 2017
Từ bảng 3.2 cho thấy chi phí vốn sản xuất cho một vụ hoặc một lứa chăn nuôi của các tỉnh Vùng KTTĐ vào khoảng trên 123 ngàn tỷ đồng (123.388.950 triệu đồng). Trong khi đó dư nợ tín dụng KTNo của Vùng trên 97 ngàn tỷ đồng (97.228.000 triệu đồng), tỷ trọng dư nợ tín dụng với nhu cầu vốn là 78,80%, như vậy số vốn thiếu hụt vào khoảng 26 ngàn tỷ đồng (26.160.950 triệu đồng) tương ứng là 21,20%. Ước tính này phù hợp với công bố của báo cáo của các tỉnh và của Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ về TDNH chỉ mới đáp ứng được 70% đến gần 80% nhu cầu vay vốn [140,142,147,148,149]. Thực tế vốn sản xuất thấp hơn vốn đầu tư trồng mới hay nuôi mới đàn gia súc, gia cầm. Đây là nhu cầu vốn trong điều kiện sản xuất bình thường chưa kể đến những phát sinh do sâu rầy, dịch bệnh, hạn hán, tiêu thụ chậm nông sản; chưa kể đến nhu cầu vốn đầu tư công nghệ mới để phát triển KTNo theo chiều sâu, chưa kể đến nhu cầu vốn phát triển công nghiệp chế biến, đầu tư cơ sở hạ tầng KTNo … Điều đó cho thấy để phát triển KTNo Vùng KTTĐ cần một số lượng vốn rất lớn mà chỉ có huy động tổng lực vốn trong và ngoài nước mới có thể đáp ứng được. Vấn đề đặt ra cần có sự kết nối và tập trung cao các nguồn vốn tạo nên sự đồng bộ trong đầu tư phát triển KTNo Vùng KTTĐ theo chiều sâu.
3.1.4.2. Định hướng, chỉ tiêu chủ yếu của ngành ngân hàng về tăng cường cung ứng vốn phát triển kinh tế nông nghiệp
[i]. Định hướng
Thực hiện chủ trương về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới của Chính phủ, Nghị Quyết số 30/NQ-CP ngày 07 tháng 03 năm 2017 của Chính phủ Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 02 năm 2017 và mới đây là Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về Cơ chế khuyến khích doanh nghiệp đầu tư và nông nghiệp, nông thôn; ngay từ năm 2017 NHNN Việt Nam đã có Quyết định số 813/QĐ-NHNN ngày 24 tháng 04 năm 2017 về Chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch và những kế hoạch tăng thêm vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn [20,66]. Nhận thức sâu sắc vị trí chiến lược và vai trò quan trọng của Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL là trung tâm lớn về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy hải sản, đóng góp lớn vào xuất khẩu nông thủy sản của cả nước, NHNN chỉ đạo các NHTM trên địa bàn Vùng phấn đấu hoạt động theo định hướng chung, tích cực đưa nguồn vốn tín dụng góp phần thúc đẩy tăng trưởng KTNo Vùng KTTĐ. Theo đó triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh nguồn vốn huy động tại chỗ kết hợp với nguồn vốn điều hòa đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho phát triển KTNo, tiếp tục tăng trưởng tín dụng nông nghiệp, nâng cao tỷ trọng vốn cho vay trung, dài hạn theo mức tăng trưởng bình quân; đơn giản hóa thủ tục vay vốn để người nông dân dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng NHTM .
[ii]. Chỉ tiêu
Căn cứ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL đến năm 2020 định hướng đến năm 2030, căn cứ định hướng của NHNN Việt Nam về dựa vào số liệu thực tế tình hình hoạt động huy động vốn và cho vay của các chi nhánh NHTM trên địa bàn Vùng KTTĐ trong giai đoạn 2011-2017 có thể đưa ra định hướng nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng trên địa bàn Vùng KTTĐ từ nay đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 như sau: [i] Phấn đấu đưa mức tăng trưởng vốn huy động giai đoạn 2018
- 2025 ở mức 15% bình quân năm, năm 2011 đạt 66.326 tỷ đồng, năm 2017 đạt 176.949 tỷ đồng, và ước tính đến năm 2025 tổng nguồn vốn huy động đạt 541 tỷ đồng; [ii] Phấn đấu đưa mức tăng trưởng dư nợ giai đoạn 2018 - 2025 ở mức 10% bình quân năm, năm 2011 là 119.001 tỷ đồng, năm 2017 là 217.078 tỷ đồng, và ước tính đến năm 2025 dư nợ nền kinh tế đạt mức 465 tỷ đồng; [iii] Về huy động phấn đấu nguồn vốn huy động trung và dài hạn chiếm 30% tổng vốn huy động và phấn đấu dư nợ cho vay trung dài hạn đạt khoảng trên 30% tổng dư nợ cho vay trên địa bàn, trong đó tập trung cho vay theo định hướng của Vùng KTTĐ đối với phát triển KTNo [50,51,52,53].
3.2. Giải pháp tăng cường tín dụng ngân hàng phát triển kinh tế nông nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030
Cụ thể những nhóm giải pháp chủ yếu tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030:
3.2.1. Nhóm giải pháp đối với các ngân hàng thương mại
3.2.1.1. Giải pháp tăng cường hoàn thiện huy động vốn và liên kết huy động vốn
Huy động vốn là tiền đề, là cơ sở có tính chất quyết định đối với tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ. Thời gian qua tuy có nhiều cố gắng song nguồn vốn huy động tại chỗ của các chi nhánh NHTM Vùng KTTĐ mới chỉ đáp ứng được bình quân khoảng 70% nhu cầu vay vốn, năm 2011 tỷ lệ này là 55,74%, năm 2017 có khá hơn với tỷ lệ là 81,51% [50,51,52,53]. Để tăng cường huy động vốn các chi nhánh NHTM Vùng KTTĐ cần chú trọng một số vấn đề sau:
Các chi nhánh cần xây dựng kế hoạch mở rộng huy động vốn thông qua các hình thức đa dạng như tiền gửi tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm siêu linh hoạt, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm trả lãi trước, tiết kiệm tích lũy, tiết kiệm gửi một nơi rút được ở nhiều nơi khácơi… Thực hiện phân khúc khách hàng, đưa ra các sản phẩm huy động vốn phù hợp với đặc trưng sản xuất nông nghiệp và cuộc sống người dân Vùng KTTĐ nhằm tăng cường huy động vốn tại chỗ. Chẳng hạn, khách hàng nuôi gia súc, gia cầm thì huy động theo thời điểm xuất chuồng; nuôi cá bè, cá ao, nuôi tôm đầm thì huy động theo vụ thu hoạch; khách hàng nuôi trồng đánh bắt thủy hải