Nguyên Nhân Hạn Chế Tăng Cường Tín Dụng Ngân Hàng Phát Triển Kinh Tế Nông Nghiệp Vùng Kinh Tế Trọng Điểm Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long


Nhà nước chưa có được một chiến lược cũng như kế hoạch thực tế, hữu hiệu trong phát triển nguồn nhân lực cho KTNo và lĩnh vực liên quan Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL. Dẫn đến nguồn nhân lực KTNo hiện nay vừa thiếu và vừa yếu, nhất là nhân lực cao. Đây là hạn chế có tính chất căn bản cần sớm khắc phục.

- Hai. Hạn chế trong tái cơ cấu kinh tế và liên kết với vùng ĐBSCL


Tái cơ cấu KTNo Vùng KTTĐ chưa thật sự chú trọng đến điều kiện tự nhiên, đến lợi thế so sánh Vùng, tiểu vùng, tỉnh nên thiếu sự phù hợp cần thiết. Thực tế có những khác biệt mang tính đặc trưng của từng tiểu vùng, từng tỉnh, do vậy trong tái cơ cấu KTNo cần chú trọng đến điều kiện tự nhiên, lợi thế so sánh, coi đó là một trong những điều kiện có tính chất quyết định. Trong thực hiện tái cơ cấu KTNo Vùng KTTĐ việc tái cơ cấu lao động, sản phẩm còn chạy theo phong trào nên thiếu tính bền vững, bất ổn cho việc cung ứng nguyên liệu nông sản.

Sự liên kết vùng, các tiểu vùng, các tỉnh còn mang tính hình thức, lỏng lẻo, chồng chéo, kém hiệu quả. Việc liên kết của Vùng KTTĐ và ĐBSCL với Vùng KTTĐ phía Nam tuy có đề ra song thực hiện chưa được bao nhiêu và chưa được coi trọng đúng mức nên không gắn kết được chuỗi giá trị.

- Ba. Hạn chế trong đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế do mang tính dàn trải


Đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế thời gian qua còn mang tính dàn trải, phân tán thiếu sự liên kết cần thiết, nhất là chưa có kế hoạch đầu tư chuỗi công trình trọng điểm, kết nối với nhau, nên chưa phát huy được hiệu quả tối ưu của các công trình. Có công trình đầu tư rơi vào dở dang, chẳng hạn như kênh Chợ Gạo mấy chục năm qua do thiếu hụt vốn nên chỉ bố trí được 800 tỷ trên tổng số hơn 1.200 tỷ đồng nên không thực hiện được, đến nay công trình vẫn dở dang, tàu cỡ 1.000 tấn đi lại rất khó khăn, xếp hàng chờ nước lớn, bởi mới nạo vét cho tàu 600 tấn lưu thông [3].

- Bốn. Hạn chế trong nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới phát triển KTNo công nghệ cao

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 270 trang tài liệu này.

Dù đã có những cố gắng nhưng việc ứng dụng khoa học và công nghệ mới trong KTNo vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu tính bền vững. Chưa có nhiều công trình


Tín dụng ngân hàng góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long - 19

thiết thực chung sống với biến đổi khí hậu, đảm bảo khai thác hiệu quả tài nguyên nước, tài nguyên rừng, khắc phục hiệu quả sạt lở, ứng dụng chế biến sâu nông thủy sản công nghệ cao, ứng dụng công nghệ hiện đại tạo ra những giống cây trồng vật nuôi có tính bền vững trước những yêu cầu mới cho sản xuất KTNo công nghệ cao.

- Năm. Hạn chế trong huy động tổng lực nguồn vốn phát triển KTNo


Thời gian qua chưa huy động được tổng lực các nguồn vốn để đầu tư tập trung tạo nên chuỗi liên kết công trình để có được sự đồng bộ cần thiết. Các nguồn vốn còn bị chia cắt chưa kết nối được với nhau. Chẳng hạn như Kiên Giang trong năm 2017 bố trí đến 130 dự án. Kênh Chợ Gạo (Tiền Giang) bố trí được 800 tỷ đồng chia làm mấy đợt nên kém hiệu quả, nạo vét nơi này thì nơi kia bị bồi lấp, luồng lạch không đều, không đảm bảo chỉ tiêu kỹ thuật nên gây lãng phí, thậm chí không có vốn để duy tu, công trình xuống cấp [3].

- Sáu. Chưa có ngân hàng chủ lực thật sự cho vay phát triển KTNo


Ở nước ta có Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) là ngân hàng cho vay nông nghiệp nông thôn. Dư nợ của Aribank cho nông nghiệp nông thôn chiếm khoảng 70% - 74% tổng dư nợ của Agribank [136]. Tuy nhiên vị thế, vai trò, nguồn vốn của Agribank đối với nông nghiệp nông thôn còn hạn chế do vậy chưa thể tập trung toàn lực để đầu tư cho nông nghiệp nông thôn, hạn chế này ảnh hưởng đối với cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn.

- Bảy. Chưa thiết lập được khu công nghiệp nông nghiệp


Hầu như tỉnh nào cũng có khu công nghiệp nhưng trong lĩnh vực nông nghiệp thì chưa có một khu nào đúng nghĩa là khu nông nghiệp có tầm vóc như khu côn nghiệp cả. Theo đó việc chú trọng đầu tư cho sản xuất nông nghiệp cũng bị hạn chế, mãi manh mún, kỹ thuật thấp kém, chất lượng, kích cỡ nông sản hàng hóa thiếu đồng nhất. Cứ mãi sản suất quy mô nông hộ thì khó có thể nói đến phát triển KTNo công nghệ cao được.

- Tám. Vùng KTTĐ và ĐBSCL thiếu một tổ chức trực tiếp điều phối chung Kể cả khi còn Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ cùng với Hội đồng Vùng KTTĐ thì


Vùng KTTĐ vẫn chưa có một “nhạc trưởng” đúng nghĩa, đúng tầm để điều phối chung. Do đó có quá nhiều kế hoạch đối với ĐBSCL và Vùng KTTĐ, có những nội dung chồng chéo, thậm chí xung đột nhau. Việc thiếu sự điều phối chung có đủ thẩm quyền đã làm giảm sức mạnh phát triển của Vùng KTTĐ và của ĐBSCL.

- Chín. Hạn chế do chính sách, cơ chế quản lý vĩ mô đối với KTNo chưa thật sự đi vào cuộc sống

Một số chính sách đối với KTNo như chính sách ruộng đất, mức hạn điền, định giá đất nông nghiệp quá thấp, chính sách tín dụng, chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chính sách phát triển nguồn nhân lực … chưa thực sự đi vào cuộc sống là một thực tế tồn tại trong nhiều năm qua. Giữa chính sách và thực tế vẫn còn không ít những khoảng cách cần được tiếp tục xem xét điều chỉnh cho phù hợp hơn.

[iii] Một số hạn chế chủ yếu từ Ngân hàng Nhà nước


Thực tế cho thấy tính hệ thống trong hoạt động ngân hàng ở Việt Nam nói chung và địa bàn Vùng KTTĐ nói riêng còn khá hạn chế, chưa kết nối được với nhau. Song song đó yếu kém do thiếu sự đồng bộ hóa hệ thống và khai thác công nghệ thông tin đến nay đã bộc lộ rõ. Thiếu tính đồng bộ, tính bảo mật và an toàn còn thấp, công nghệ lạc hậu nhất là công nghệ thẻ dễ để mất tiền trong tài khoản.

Những hạn chế trong quản lý vĩ mô đã trực tiếp hoặc gián tiếp làm cho năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất không tương xứng với công sức, tiền bạc, của cải bỏ ra. Đã làm cho đầu tư phát triển KTNo chậm lại, kém hiệu quả so với kế hoạch phát triển, trong đó có KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL.

2.3.3. Nguyên nhân hạn chế tăng cường tín dụng ngân hàng phát triển kinh tế nông nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long

2.3.3.1. Nguyên nhân hạn chế từ bản thân các ngân hàng thương mại


- Một là, nguyên nhân hạn chế do thiếu kế hoạch thực hiện chiến lược hoàn thiện huy động vốn và liên kết huy động vốn

Tình hình chung đối với các ngân hàng ở Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL là vốn huy động trên địa bàn không đủ để cho vay, phần thiếu hụt trông chờ vào vốn điều


chuyển từ hội sở chính nên lãi suất cho vay cao hơn do chi phí cao hơn, vì vậy cho vay sẽ khó hơn. Nguồn vốn huy động tại chỗ của các chi nhánh NHTM mới chỉ đáp ứng được bình quân khoảng 70% dư nợ trong giai đoạn 2011-2017, năm 2011 tỷ lệ này là 55,74%, năm 2017 tăng lên đạt tỷ lệ là 81,51% [50,51,52,53]. Nguyên nhân hạn chế này là do kế hoạch huy động vốn của ngân hàng chưa thật gắn với thực tế, chưa liên kết với nhau, chưa phù hợp với dòng tiền và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh KTNo, chưa phù hợp với tính cách của nông dân Tây Nam bộ. Huy động vốn chưa gắn được với cho vay nuôi dưỡng nguồn vốn. Do thiếu một kế hoạch hữu hiệu thực hiện chiến lược huy động vốn là nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng bất lợi đến tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ

- Hai là, nguyên nhân hạn chế do thiếu một kế hoạch thực hiện chiến lược trong xây dựng, phát triển nguồn nhân lực

Thực tế cho thấy các chi nhánh NHTM trên địa bàn Vùng KTTĐ còn thiếu một kế hoạch thực tế thực hiện chiến lược xây dựng và phát triển nguồn nhân lực có tính chuyên nghiệp cao. Một bộ phận cán bộ tín dụng còn hạn chế về năng lực, trình độ, và kinh nghiệm tín dụng. Các ngân hàng chưa thực sự chú trọng đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên nâng cao trình độ cho đội ngũ lao động trong ngân hàng. Do thiếu một kế hoạch hữu hiệu thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực là nguyên nhân có tính chất quyết định ảnh hưởng bất lợi đến tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ.

- Ba là, nguyên nhân hạn chế trong cho vay và sử dụng công cụ lãi suất


Việc cho vay dàn trải, gần như “chia vốn” cho các hộ sản xuất nông nghiệp, trồng lúa, chăn nuôi nhỏ, thiếu tập trung cho vay để có thể tạo nên sự phát triển đột phá. Thực ra cũng khó cho vay lớn hơn bởi TSĐB của khách hàng là rất giới hạn. Mức cho vay theo hình thức tín chấp cũng theo quy định là không lớn, do vậy sản xuất KTNo cũng như cho vay vốn của ngân hàng cũng cứ ì ạch trong suốt thời gian qua. Trong thực tế nông dân cho rằng lãi suất cho vay vẫn cao, điều kiện tiếp cận khoản vay khó khăn, quy trình thủ tục tín dụng rườm rà, mất nhiều thời gian chờ đợi. Do đó chỉ khi nào khai thông được dòng vốn tăng cường TDNH phát triển


KTNo Vùng KTTĐ thì mới có thể chấm dứt được “bài ca” của nông dân Tây Nam bộ “vay vốn ngân hàng khó như hái sao trên trời”. Trong đó cũng cần đề cập đến yếu tố do cơ chế cho vay nên các tài sản có giá trị như nhà kính, hệ thống tưới nước tự động, các công cụ thông minh của nông nghiệp công nghệ cao không thuộc diện là TSĐB nên không thể vay vốn ngân hàng. Tuy nhiên điều đáng quan tâm là cơ sở chậm kiến nghị với lãnh đạo ngân hàng để có điều chỉnh kịp thời, đây cũng là vấn đề thuộc về chất lượng nguồn nhân lực ngân hàng ảnh hưởng đến tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ. Nguyên nhân hạn chế trong cho vay và sử dụng công cụ lãi suất là nguyên nhân ảnh hưởng hạn chế đối với tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ.

- Bốn là, nguyên nhân từ việc thực hiện hạn chế rủi ro cho vay


Việc thực hiện quy trình tín dụng, kiểm tra kiểm soát chưa thật triệt để, kịp thời nên chậm phát hiện dấu hiệu rủi ro. Cho vay ỷ vào TSĐB là chính không đánh giá hết thực tế về khách hàng. Quy trình đánh giá, phân loại khách hàng lĩnh vực KTNo chưa thật chặt chẽ, chưa thật phù hợp. Ảnh hưởng của trạng thái thông tin bất cân xứng trong đánh giá cho vay. Nguyên nhân từ việc thực hiện hạn chế rủi ro cho vay là nguyên nhân ảnh hưởng hạn chế đối với tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ.

- Năm là, nguyên nhân từ thực hiện chiến lược khách hàng


Nhìn chung các ngân hàng còn thiếu kế hoạch thực hiện tối ưu chiến lược khách hàng. Hệ thống cơ sở dữ liệu khách hàng và công tác chăm sóc khách hàng thuộc KTNo chủ yếu là hộ chưa đầy đủ nên không thật hiểu rõ khách hàng. Thực tế tồn tại quan niệm bất thành văn chỉ có hai loại khách hàng, loại có đủ TSĐB và loại không đủ hoặc không có TSĐB, đã ảnh hưởng đến ứng xử trong giao dịch tín dụng, chăm sóc khách hàng. Nguyên nhân từ thực hiện chiến lược khách hàng là nguyên nhân ảnh hưởng hạn chế đối với tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ.

- Sáu là, nguyên nhân từ quy trình, hồ sơ, thủ tục tín dụng và hạn chế trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát hoạt động ngân hàng


Quy trình thủ tục cho vay của ngân hàng trên địa bàn Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL dù đã được cải tiến nhiều lần, tuy nhiên vẫn nặng tính “bảo vệ” người cho vay nên không ít điểm thiếu sự phù hợp cần thiết. Quy trình, hồ sơ, thủ tục vẫn rườm rà, nặng nề yếu tố luật pháp.

Thực tế hoạt động kiểm tra, kiểm soát của hệ thống ngân hàng, nhất là tại các chi nhánh chưa được coi trọng đúng mức. Biểu hiện đó là, cán bộ ngân hàng yếu chuyên môn, không bố trí được công việc, có “phốt” lại được bố trí về phòng kiểm tra kiểm soát. Hoạt động của bộ phận này phần nhiều mang tính hình thức, chưa tuân thủ chặt chẽ quy trình và chuẩn mực về kiểm tra kiểm soát. Bên cạnh đó nhân lực kiểm toán viên chưa được đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về tín dụng KTNo.

Nguyên nhân từ thực hiện quy trình, hồ sơ, thủ tục tín dụng và hạn chế trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát hoạt động ngân hàng là nguyên nhân ảnh hưởng hạn chế đối với tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ.

- Bảy là, nguyên nhân hạn chế trong xử lý nợ quá hạn, xử lý TSĐB


Khi rủi ro khách hàng không trả được nợ thì xử lý TSĐB là cách tốt nhất để đảm bảo thu hồi vốn cho ngân hàng. TSĐB của nông dân thường là đất, định giá theo quy định thấp hơn giá thị trường hai đến ba lần, nên khi đã có rủi ro việc thu hồi vốn là khó khăn. Thực trạng cơ chế, quy định xử lý nợ xấu còn không ít vướng mắc, phải qua nhiều khâu, mất nhiều thời gian xử lý. Vấn đề đặt ra là cần có những giải pháp thực hiện đồng bộ hơn nữa thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 cùa Quốc Hội về thì điểm xử lý nợ xấu của các TCTD được ban hành ngày 21/06/2017 và có hiệu lực từ ngày 15/08/2017, bởi xử lý nợ xấu vẫn đang gặp khó [74].

Nguyên nhân từ xử lý nợ quá hạn, xử lý TSĐB là nguyên nhân ảnh hưởng hạn chế đối với tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ

2.3.3.2. Nguyên nhân hạn chế từ phía khách hàng


- Một. Nguyên nhân từ chất lượng nguồn nhân lực, năng lực tài chính và bất cập của mô hình sản xuất

Nguồn nhân lực lao động của KTNo Vùng KTTĐ còn nhiều hạn chế, thiếu


nhân lực công nghệ cao, một số rất ít tiếp cận công nghệ cao cũng theo kiểu truyền nghề. Theo Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, toàn vùng ĐBSCL tỷ lệ lao động qua đào tạo chỉ đạt 10,4%; tỷ lệ thiếu việc làm chiếm 6% và thất nghiệp là 2,42%, như vậy có đến 80,6% lao động nông nghiệp hiện nay chưa qua đào tạo [3]. Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL cũng tương tự như vậy, phần lớn lao động trong nông nghiệp chưa qua đào tạo. Đội ngũ quản lý trong KTNo của Vùng KTTĐ phần lớn không được trang bị kiến thức quản lý KTNo, do vậy thiếu bài bản, thiếu tầm nhìn về định hướng phát triển, về thị trường nên sản xuất vẫn bấp bênh, thiếu bền vững.

Năng lực tài chính của KTNo Vùng KTTĐ yếu bởi sản xuất, chế biến nông sản nhỏ, khả năng tích lũy hạn chế. Ngay cả một số nông dân có ít vốn đầu tư nông nghiệp công nghệ cao, nhưng do tài sản như nhà kính, hệ thống tưới tiêu giá trị lớn song không thể làm TSĐB vay vốn ngân hàng nên rơi vào cảnh thiếu vốn sản xuất.

Về mô hình tổ chức sản xuất ngoài một số hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ, một số cánh đồng mẫu lớn đã xuất hiện nhưng thiếu bền vững. Còn lại mô hình tổ chức sản xuất KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL về cơ bản vẫn là kinh tế hộ, nhỏ lẻ, manh mún, thiếu những vùng chuyên canh cần thiết, cây lúa vẫn là chủ yếu.

Nguyên nhân từ chất lượng nguồn nhân lực, năng lực tài chính và bất cập của mô hình sản xuất là nguyên nhân hạn chế tang cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL.

- Hai. Nguyên nhân yếu kém trong ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật


Mô hình canh tác và kỹ thuật cũ không còn hoàn toàn phù hợp với KTNo Vùng KTTĐ nữa. Nhưng việc thay đổi mô hình sản xuất mới, ứng dụng công nghệ, kỹ thuật mới trong sản xuất KTNo Vùng KTTĐ còn hạn chế, làm cho năng suất và sản lượng hàng hóa nông sản thiếu ổn định, chất lượng kém, giá trị thấp, sức cạnh tranh thấp. Chủ trương của Chính phủ chuyển từ nền nông nghiệp “cởi trói” sang nông nghiệp công nghệ cao đang gặp trở ngại bởi việc ứng dụng công nghệ mới vào KTNo còn chậm trễ. Nguyên nhân hạn chế ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật mới để nâng cao chất lượng nông sản hàng hóa đã hạn chế việc tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL cần sớm được khắc phục.


- Ba. Nguyên nhân thiếu gắn kết sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến và thị trường

Có thể thấy KTNo Vùng KTTĐ vẫn chưa thực sự phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế vốn có, các nguồn lực chưa được khai thác và sử dụng hiệu quả, chuỗi giá trị gia tăng thấp, năng lực cạnh tranh kém, sản xuất thiếu bền vững. Không ít lần cá, tôm, lúa “thừa ế” do doanh nghiệp chế biến không mua và cũng không ít lần ngược lại doanh nghiệp thiếu nguyên liệu. Tình trạng nhiều năm qua KTNo Vùng KTTĐ cứ sản xuất nhưng không biết khi thu hoạch sẽ bán cho ai, giá bao nhiêu, sản xuất bao nhiêu là đủ. Sản xuất thiếu liên kết với nhau, thiếu gắn kết với doanh nghiệp, với thị trường thường dẫn đến “trúng mùa thì thất giá, thất mùa thì trúng giá, thậm chí thất mùa kèm theo thất giá”, và điệp khúc “giải cứu” nông sản lại vang lên. Sản xuất nông nghiệp dường như càng sản xuất lại càng thấy xa cách thị trường nhiều hơn. Nguyên nhân hạn chế do không lấy thị trường làm căn cứ, làm cơ sở để sản xuất, thiếu tính chủ động chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động, sản phẩm để gắn với thị trường, thiếu gắn kết sản xuất với công nghiệp chế biến đã hạn chế việc tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ.

2.3.3.3. Nguyên nhân hạn chế từ quản lý vĩ mô


[i] Đối với lãnh đạo các tỉnh Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL


- Một. Nhận thức về biến đổi khí hậu


Có thể nói lãnh đạo các tỉnh Vùng KTTĐ trong những năm đầu phần nào đã bị động trong việc nhận thức và tiếp nhận về tác động của biến đổi khí hậu diễn ra một cách khá nhanh và bất thường đối với ĐBSCL nói chung và Vùng KTTĐ nói riêng. Do vậy chưa thật kịp thời có kế hoạch ứng phó với những biến động đó. Đây là nguyên nhân quan trọng, bởi từ nhận thức đã dẫn đến bị động trong sản xuất dẫn đến thiệt hại, thậm chí mất vốn không còn khả năng tiếp cận TDNH. Bản thân ngân hang cũng e dè không dám cho vay vì vậy ảnh hưởng không nhỏ đến tang cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ.

Xem tất cả 270 trang.

Ngày đăng: 12/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí