Giải Pháp Hạn Chế Rủi Ro Đối Với Tăng Cường Tín Dụng Ngân Hàng Phát Triển Kinh Tế Nông Nghiệp Vùng Kinh Tế Trọng Điểm


25% cho vay sản xuất nông nghiệp kỹ thuật cũ, từ 2020 đến 2025 giảm tiếp 50% số còn lại, và đến 2030 chấm dứt cho vay KTNo sử dụng công nghệ cũ. Đây là vấn đề mang tính đột phá trong việc tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL.

- Năm. Sử dụng linh hoạt công cụ lãi suất: Cho vay của ngân hàng là một hoạt động kinh tế do vậy cần tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc hạch toán kinh tế, lấy thu bù chi phải có lãi. Các chi nhánh NHTM Vùng KTTĐ cần xây dựng cho mình một kế hoạch thực hiện chính sách lãi suất phù hợp với từng loại cho vay để khuyến khích khách hàng nâng cao năng lực sản xuất nông sản chất lượng cao dựa trên công nghệ cao, coi đó là những khách hàng trọng điểm. Ngân hàng có thể thiết lập thẻ “khách hàng bạc, khách hàng vàng, khách hàng kim cương, khách hàng truyền thống, khách hàng thân thiết, khách hàng uy tín”, không chỉ ưu tiên về số lượng cho vay mà còn có những phần quà thưởng xứng đáng. Sử dụng công cụ lãi suất thỏa thuận cả trong cho vay và trong huy động vốn phải đảm bảo vừa tăng khả năng huy động vừa tăng khả năng cho vay, sao cho tăng khả năng chủ động lớn cho ngân hàng. Sử dụng tốt công cụ lãi suất để vừa tăng cường huy động vừa tăng cường cho vay phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL.

3.2.1.4. Giải pháp hạn chế rủi ro đối với tăng cường tín dụng ngân hàng phát triển kinh tế nông nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm

Khi cho vay nhiều hơn sẽ đối mặt với rủi ro nhiều hơn nên cần tăng cường quản trị rủi ro. Theo đó cần chú trọng:

- Một. Tăng cường quản trị rủi ro cho vay: Thực tế cho thấy mỗi ngân hàng đều có chiến lược quản trị rủi ro tín dụng của mình. Một khi tăng cường TDNH phát triển KTNo có nghĩa là cho vay tập trung hơn, cho vay nhiều hơn, mạnh hơn, cho vay chặt chẽ hơn để tăng tính hiệu quả và hạn chế rủi ro cho cả khách hàng, ngân hàng và nền kinh tế. Các chi nhánh ngân hàng cần chú trọng xây dựng định hướng phát triển tín dụng chung, và định hướng tín dụng chi tiết đối với từng ngành nghề lĩnh vực cụ thể như, nghiên cứu kỹ để có thể cho vay trồng cây ăn trái, trồng lúa thời vụ, trồng hoa màu, nuôi cá, tôm, cho vay canh tác xen canh, canh tác hỗn


hợp lúa – tôm, khoai – bắp, nhãn – dưa leo, cho vay đầu tư công nghệ mới,… Như vậy ngân hàng cần tiếp cận sâu hơn khách hàng trong việc đánh giá sản xuất nông sản hàng hóa cụ thể gắn với thị trường như thế nào, sự liên kết của “năm nhà” như thế nào, nhất là sản xuất theo các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, ASC, SQF (Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm),... để có thể sản xuất nông sản xuất khẩu bền vững. Tuy nhiên đã có những ý kiến phản biện và cảnh báo cần lưu ý rằng, quy trình VietGAP hiện đang áp dụng có 65 tiêu chí bắt buộc và 10 tiêu chí khuyến cáo là sự chắp vá giữa các tiêu chí của GlobalGAP và AseanGAP mà không dựa theo quy chuẩn chung nào, do đó việc quản lý, thanh tra, kiểm tra xử lý trong thực tế gặp nhiều khó khăn. Thậm chí đã có sự dễ dãi thậm chí tiêu cực trong cấp giấy chứng nhận các sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP là những nguy cơ gây mất niềm tin, mất thị trường và tiềm ẩn rủi ro cao.

Cần tránh quan niệm cho rằng cho vay nông nghiệp chỉ là những món vay nhỏ, rủi ro giá trị thấp rồi chủ quan phòng ngừa rủi ro. Thật ra nếu tính trung bình chi phí đầu tư một ha ao nuôi cá tra thịt theo kiểu truyền thống cần một số vốn không nhỏ, khoảng 9 tỷ đồng; chi phí cho một công ruộng trồng lúa vào khoảng 2,56 triệu đồng … đem số này nhân với thực tế diện tích trồng lúa, nuôi cá là số tiền rất lớn (nếu nuôi, trồng theo công nghệ cao chí phí sẽ còn cao hơn bởi đầu tư ban đầu tốn kém hơn). Đó là chưa kể kiểu sản xuất theo phong trào, loại cây trồng, vật nuôi nào có giá là ồ ạt chạy theo bất kể cung cầu thị trường dẫn đến tình trạng “giải cứu” nông sản, dẫn đến “cụt vốn”, theo đó là rủi ro cho khách hàng, cho ngân hàng và cho cả nền kinh tế. Các định hướng này nên được các chi nhánh ngân hàng xây dựng hàng năm, thường xuyên cập nhật thay đổi phù hợp diễn biến thị trường. Tương ứng với quy trình tín dụng, cần xây dựng mô hình hoạt động theo hướng tách bộ phận tín dụng thành các bộ phận chuyên môn khác nhau với trách nhiệm rạch ròi của từng bộ phận. Cụ thể, bộ phận khách hàng tập trung tìm kiếm khách hàng, bộ phận hỗ trợ tín dụng thực hiện thẩm định và quản lý tín dụng, bộ phận tái thẩm định tư vấn cho cấp phê duyệt, cấp phê duyệt tín dụng ra quyết định đồng ý hay từ chối cấp tín dụng, bộ phận quản lý tín dụng kiểm soát giải ngân. Khi đó, các bộ phận tham gia kiểm soát chéo lẫn nhau, đứng trên những quan điểm khác nhau


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 270 trang tài liệu này.

nên nhìn thấy được mọi khía cạnh của vấn đề, từ đó có thể tăng cường hạn chế rủi ro tín dụng. Tăng cường quản trị rủi ro cho vay là nội dung đảm bảo một cách căn cơ nhằm đảm bảo an toàn tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ.

- Hai. Tăng cường quản trị rủi ro TDNH trong điều kiện mới: Điều kiện mới ở đây là sự tác động của biến đổi khí hậu, thời tiết thất thường, sự khan hiếm nguồn nước ngọt, sự nhỏ lẻ manh mún của ruộng đất dần được thay thế bằng quy mô diện tích ruộng đất lớn, tác động mạnh của thị trường trong nền kinh tế mở cửa hội nhập ngày càng sâu rộng, sản xuất nông sản sạch, sự thay đổi nhu cầu tiêu dùng nông sản của con người, KTNo chuyển từ nhỏ lẻ lạc hậu sang KTNo công nghệ cao. Do vậy các ngân hàng cần có những thay đổi cần thiết trong quản trị rủi ro cho vay KTNo, đặc biệt là thay đổi năng lực trình độ của cán bộ ngân hàng sao cho thích nghi với thực tiễn mới. Công nghệ tin học phải được nâng cấp đồng bộ và cán bộ các ngân hàng phải vận hành được với các chuẩn mực ngân hàng quốc tế, chẳng hạn áp dụng tiêu chuẩn Basel II, và tới đây là sự xâm nhập của công nghiệp 4.0, ngân hàng số đòi hỏi nguồn nhân lực vận hành khác với ngân hàng truyền thống. Vấn đề phòng chống rủi ro hoạt động ngân hàng công nghệ cao là vấn đề cực kỳ quan trọng. Tăng cường quản trị rủi ro TDNH trong điều kiện mới là nội dung quan trọng nhằm đảm bảo an toàn cho tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ.

Tín dụng ngân hàng góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long - 23

3.2.1.5. Giải pháp hoàn thiện kế hoạch thực hiện chiến lược khách hàng phù hợp với diễn biến thực tế

Các ngân hàng đều đưa ra chiến lược khách hàng chung nên mỗi chi nhánh ngân hàng cần không ngừng hoàn thiện kế hoạch thực hiện chiến lược khách hàng chung đó. Thực hiện giải pháp này các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn Vùng KTTĐ cần lưu ý những vấn đề sau:

Một. Chính sách khách hàng theo phân loại khách hàng:


- Chính sách khách hàng với loại khách hàng nằm trong chuỗi đầu tư trọng điểm: Đây là loại khách hàng có tiềm năng tài chính nhất định, cần được chú trọng chăm sóc, được tập trung đầu tư cao nhằm tạo nên lực lượng có tính chất xung kích trên mặt trận KTNo công nghệ cao. Những khách hàng này nằm trong chuỗi liên


hoàn sản xuất sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, hay ASC hoặc SQF gắn với chế biến sâu bằng công nghệ hiện đại, vận chuyển lưu trữ trong chuỗi logistics hiện đại, gắn với cảng xuất nhập khẩu. Các ngân hàng cần dành gói tín dụng lớn cho vay loại khách hàng nông nghiệp công nghệ cao này. Tuy nhiên trong thực hiện chiến lược khách hàng, ngân hàng cần góp phần làm cho khách hàng thấy rõ vai trò, trọng trách khi được vay nhiều, vay lớn, coi đó là vinh dự để khách hàng phấn đấu mạnh hoàn thành trọng trách của mình.

- Chính sách khách hàng với loại khách hàng là hợp tác xã kiểu mới: Đây là loại khách hàng tập thể, làm ăn tự nguyện tham gia trong một tổ chức là hợp tác xã, có quy mô và sản xuất vừa đến lớn trên cơ sở công nghệ cao, sản xuất gắn với thị trường, làm ăn có sự bền vững, nhất là những hợp tác xã có doanh nghiệp lớn tham gia với tư cách là xã viên. Loại khách hàng này có tiềm lực tài chính nhất định, có cơ hội phát triển ngày càng tốt hơn, các chi nhánh ngân hàng nên có chính sách ưu tiên loại khách hàng này để thực hiện tăng cường cho vay nhằm tạo nên sự đột phá trong cho vay và phát triển của khách hàng. Khách hàng hợp tác xã kiểu mới này có thể là đối tượng được vay gói tín dụng nông nghiệp công nghệ cao. Chính sách khách hàng của ngân hàng cần quan tâm góp phần thúc đẩy sự gắn kết giữa nông hộ với nhau, giữa nông hộ với doanh nghiệp.

- Chính sách khách hàng với loại khách hàng kinh tế hộ: Đây là loại khách hàng có thể phân ra hai cấp độ. [i] Cấp độ một, kinh tế hộ có khả năng tài chính nhưng hạn chế. Loại khách hàng này là những kinh tế hộ, có ruộng đất vừa phải, hoặc sơ chế nông sản, sản xuất chủ yếu theo phương thức truyền thống hoặc chưa đủ điều kiện để được công nhận là làm nông nghiệp công nghệ cao. [ii] Cấp độ hai là kinh tế hộ yếu kém năng lực tài chính. Đây là khách hàng thuộc diện nông dân nghèo, sản xuất nhỏ lẻ, canh tác kiểu kỹ thuật lạc hậu, bấp bênh. Khách hàng này là nông dân sản xuất nhỏ, dễ bị tổn thương trước những biến động của thời tiết, khí hậu, giá cả, thị trường. Thường khách hàng này ý chí tiết kiệm, tích lũy không cao, không quyết liệt, nhưng các khoản chi tiêu nói chung lại khá lớn. Cho nên nếu sản xuất bình thường thì vấn đề trả nợ vay ngân hàng không phải là khó, nhưng khó ở chỗ tâm lý phổ biến của bà con ở ĐBSCL là không giựt tiền của ngân hàng thì thôi,


vay thì chắc chắn sẽ trả, vụ này không trả thì vụ sau trả, đợt thanh toán này không trả thì dồn cuối năm trả, không cần thiết phải gấp gáp, do vậy mà việc trả nợ vay có khi rơi vào khó khăn. Người ta cũng so sánh một hình ảnh khá cụ thể đó là, những người nông dân từ vùng miền khác đến ĐBSCL lập nghiệp sau một khoảng thời gian sản xuất họ khá lên trông thấy, bởi ý chí tiết kiệm của họ cao, họ tận dụng triệt để sản xuất phụ để kiếm thêm thu nhập, có tám đồng thì ráng kiếm thêm hai đồng cho đủ mười đồng để tiết kiệm, để trả dần nợ vay, vì thế mà cũng cùng một điều kiện, một môi trường nhưng càng làm ăn thì họ càng khấm khá lên, còn ngược lại dân “gốc” ĐBSCL mãi chưa thoát khó, thoát nghèo.

Đối với loại khách hàng này có thể để họ tìm đến các nguồn vốn vay khác như, từ ngân hàng chính sách – xã hội, từ các tổ chức tài chính vi mô, quỹ tín dụng nhân dân, quỹ tương hỗ… một phần có thể vay từ “tín dụng phi chính thức”. Như đã đề cập, Nhà nước cần hợp thức tín dụng phi chính thức để quản lý và tạo thêm một kênh cung vốn cho KTNo, coi đây là một bước “xã hội hóa” nguồn cung vốn. Tóm lại, phân loại khách hàng một cách cụ thể để có chính sách khách hàng cụ thể phù hợp cho từng loại khách hàng đó cũng chính là sự đảm bảo đối với tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL.

Hai. Xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng: Để thực hiện tốt chính sách khách hàng các chi nhánh ngân hàng cần thường xuyên cập nhật dữ liệu khách hàng trong bộ dữ liệu của mình, từ đó có sự hiểu biết sâu sát khách hàng cả ở quá khứ, hiện tại, và đánh giá triển vọng tương lai. Dữ liệu khách hàng nên bao gồm cả ghi nhận kết quả sản xuất kinh doanh theo vụ mùa của họ để có thể đánh giá năng lực tài chính, khả năng tổ chức quản lý sản xuất của khách hàng. Những dữ liệu khách hàng sẽ giúp cho các cán bộ ngân hàng có cơ sở để đưa ra nhận định, đánh giá, phán quyết món vay phù hợp với nhu cầu và hoàn cảnh, mang lại giá trị cao hơn cho khách hàng, và ngược lại khách hàng sau đó sẽ mang về giá trị thặng dư cho ngân hàng. Xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng một cách chi tiết, khoa học nhằm thúc đẩy tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ một cách bền vững.


Ba. Hoàn thiện kế hoạch chăm sóc khách hàng: Các chi nhánh ngân hàng Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL cần chú trọng hoàn thiện kế hoạch thực hiện chiến lược khách hàng thông qua kế hoạch chăm sóc khách hàng. Mỗi loại khách hàng cần được chăm sóc một cách cụ thể khác nhau. Chăm sóc ngay từ khi làm hồ sơ vay vốn, cho đến lúc giải ngân, chăm sóc trong quá trình sử dụng vốn vay cho đến mùa thu hoạch tiêu thụ nông sản trả nợ vay cho ngân hàng, động viên khách hàng gửi tiền tiết kiệm. Hoàn thiện kế hoạch thực hiện chiến lược khách hàng phù hợp tạo sự hiểu biết và chia sẻ lẫn nhau giữa khách hàng với ngân hàng là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ.

3.2.1.6. Giải pháp đơn giản hóa quy trình, hồ sơ, thủ tục tín dụng gắn liền với tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát hoạt động ngân hàng

Để thực hiện giải pháp này cần chú trọng những nội dung chủ yếu sau:


Một. Đơn giản hóa quy trình, hồ sơ, thủ tục


- Đơn giản hóa sổ vay vốn: Sổ vay vốn vẫn còn phức tạp, khó hiểu. Các chỉ tiêu nên dùng từ phổ thông bên cạnh các thuật ngữ chuyên môn, miễn sao thể hiện cam kết rằng, số vốn cần vay là bao nhiêu, vay để làm gì, lãi suất bao nhiêu, thời hạn trả lãi, thời hạn trả nợ là ngày tháng năm nào, thời hạn tối đa trả nợ chậm là bao lâu, nếu phạt do trả nợ chậm là bao nhiêu, quá thời hạn trả nợ đến mức nào thì ngân hàng có quyền phát mãi tài sản để thu hồi nợ, lời cam kết này có giá trị tức thì và không phải ra tòa phán xét nữa.

- Linh hoạt thủ tục cam kết trong hồ sơ vay vốn: Không nhất thiết những người đồng sở hữu tài sản phải cùng ký cam kết trên một văn bản rằng đồng ý dùng tài sản chung làm đảm bảo vay vốn ngân hàng và nếu không trả được nợ thì chấp nhận để ngân hàng xử lý tài sản chung đó theo quy định để trả nợ cho ngân hàng, mà cũng với nội dung văn bản này những người đồng sở hữu tài sản có thể làm cam kết tại địa phương nào cũng được hoặc nơi mình đang ở. Những cam kết rời của từng cá nhân sẽ được tập hợp lại trong bộ hồ sơ vay vốn là được. Bởi vì có nhiều trường hợp tuy có đồng quyền sở hữu nhưng mỗi người đi làm ăn xa không ở cùng trên một địa bàn hành chính.


- Linh hoạt trong thực hiện quy trình cho vay: Theo Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của NHNN Việt Nam Quy định về hoạt động cho vay của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng (và những sửa đổi đính chính Thông tư 39 tại Quyết định số 312/QĐ-NHNN ngày 14 tháng 03 năm 2017 của NHNN Việt Nam), theo đó là những quy định chung có tính nguyên tắc về thủ tục, quy trình cho vay của ngân hàng [63,65]. Tuy nhiên dù đã cố gắng trong đơn giản hồ sơ, quy trình tín dụng, song vẫn còn không ít những vướng mắc trong khâu này. Bởi vì, thứ nhất do trình độ dân trí còn hạn chế, năng lực hiểu biết về tài chính thấp; thứ hai là do những quy định mang tính chất “hình sự hóa” hoạt động ngân hàng nên các ngân hàng đều đưa ra quy trình, hồ sơ thủ tục theo hướng “tự phòng thủ” nên khó tránh khỏi sự rườm rà. Thường các ngân hàng đưa ra sáu bước thực hiện quy trình cho vay. Với sáu bước đó thì thời gian cho vay khách hàng hộ nông dân ít nhất cũng mất hai tuần, còn nếu linh hoạt để rút ngắn thời gian làm thủ tục cho vay thì khi rủi ro lại cho rằng cho vay tùy tiện, có khi còn rơi vào tình trạng hình sự hóa quan hệ vay này. Đây là điều được nhiều người quan tâm, Nhà nước cũng đã chú trọng sửa đổi, song vẫn còn không ít những vướng mắc bởi những yếu tố hình sự hóa quan hệ tín dụng. Đơn giản hóa thũ tục hồ sơ vay vốn giúp cho việc tiếp cận vốn TDNH thuận tiện hơn góp phần vào việc tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ.

Hai. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát


Với mục đích tăng cường tín dụng phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL thì việc nâng cao vai trò và khai thác tối ưu, đúng mức hoạt động kiểm tra, kiểm soát hoạt động ngân hàng là vấn đề cấp thiết, cần có những giải pháp mang tính thực tiễn để thực hiện thành công. Các NHTM cần chú trọ

định, hướng dẫn, chính sách quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng chuẩn hóa đến từng lĩnh vực cho vay, quy trình thực hiện cụ thể, đính kèm danh mục hồ sơ tín dụng để công tác kiểm tra kiểm soát thực hiện rõ ràng, bài bản. Đồng thời, phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của cán bộ kiểm tra kèm theo các chế tài và biện pháp xử lý để nâng cao chất lượng kết quả kiểm tra kiểm soát. Chú trọng kiểm tra theo định kỳ, kiểm tra đột xuất để nắm bắt được tình hình hoạt động tín dụng thực


tế của đơn vị, phát hiện sớm rủi ro tiềm ẩn, kịp thời đưa ra biện pháp ngăn chặn. Kết quả kiểm tra phải được khắc phục ngay nhằm đảm bảo tính toàn diện, hiệu quả của công tác kiểm tra.

Để hoạt động kiểm tra, kiểm soát đạt chất lượng cao cần chú trọng xây dựng đội ngũ kiểm toán viên nội bộ chuyên nghiệp, trách nhiệm làm việc cao và có đạo đức nghề nghiệp. xây dựng hệ thống dữ liệu tín dụng liên kết tất cả các chi nhánh ngân hàng để thường xuyên cập nhật thông tin, mở rộng quy mô hệ thống thông tin để tất cả cán bộ kiểm tra đều có thể sử dụng phục vụ cho công tác kiểm soát rủi ro từ xa thông qua hệ thống này. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động ngân hàng nhằm góp phần tăng cường TDNH phát

ền vững hơn.


3.2.1.7. Giải pháp nâng cao năng lực xử lý nợ quá hạn, xử lý tài sản đảm bảo


Trước những khó khăn trong xử lý nợ xấu, ngày 21 tháng 06 năm 2017, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD, có hiệu lực trong năm năm, có hiệu lực từ ngày 15 tháng 08 năm 2017, đây là một trong những căn cứ quan trọng để đẩy mạnh và nâng cao tính khả thi trong xử lý nợ xấu của các TCTD [74]. Để thực hiện giải pháp nâng cao năng lực xử lý nợ quá hạn, xử lý TSĐB cần chú trọng những nội dung sau:

- Một. Xây dựng kế hoạch xử lý nợ quá hạn: Mỗi chi nhánh ngân hàng Vùng KTTĐ cần chủ động xây dựng kế hoạch xử lý nợ làm căn cứ chung cho hoạt động, chủ động tận dụng phương pháp hòa giải, tư vấn cho khách hàng tìm cách giải quyết vấn đề tồn đọng để thu hồi được nợ mà không gây căng thẳng. Khi cần nên chủ động cùng khách hàng tự bán TSĐB, đồng thời phối hợp với chính quyền địa phương để đẩy nhanh tốc độ và hiệu quả xử lý TSĐB. Những trường hợp khách hàng lừa gạt, không có thiện chí trả nợ cần dứt khoát chuẩn bị đầy đủ hồ sơ chọn phương án xử lý nợ thông qua tố tụng, kết hợp chặt chẽ đẩy mạnh khâu giải quyết thi hành án để thu hồi nợ.

Xem tất cả 270 trang.

Ngày đăng: 12/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí