Thành Tựu Đạt Được Và Những Vấn Đề Đang Đặt Ra Trong Phát Triển Kinh Tế Nông Nghiệp Vùng Kinh Tế Trọng Điểm Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long


sách phát triển sản xuất nông nghiệp gắn chặt với phát triển thông tin và thị trường (GP_QLVM9) với GTTB là 4,11. Giải pháp xây dựng chiến lược liên kết vùng nhất là trong đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế và lĩnh vực hạ tầng văn hóa, xã hội có mức độ ảnh hưởng trung bình (GP_QLVM3) với GTTB là 3,93.

Mức độ ảnh hưởng khá mạnh của nhóm các nguyên nhân khác được trình bầy xen kẽ trong đề tài như, tích cực chủ động chung sống với biến đổi khí hậu nhằm nâng cao khả năng gia tăng lợi ích kinh tế xã hội (GP_K1) với GTTB là 4,11; tăng cường nghiên cứu và ứng dụng các biện pháp đảm bảo môi trường sinh thái (GP_K2) với GTTB là 4,36. Giải pháp tăng cường tính chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực KTNo (GP_K3) với GTTB là 3,89.

Nhìn chung ĐLC của các giải pháp đối với tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ đều nhỏ hơn 1, chỉ có hai giải pháp có ĐLC lớn hơn 1 nhưng chỉ nằm ở mức tối đa 1,145. Điều này cho thấy sự dao động của các ý kiến đánh giá quanh GTTB khá thấp, chứng tỏ mức độ ảnh hưởng mạnh mẽ, cơ bản, và thường xuyên của các giải pháp đối với tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ. Điều cần thiết là cần phải xây dựng lộ trình để đưa các giải pháp này đi vào thực tế, áp dụng các giải pháp này một cách đồng bộ và theo lộ trình đã đề ra để tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL trong thời gian tới.

2.1.4. Thành tựu đạt được và những vấn đề đang đặt ra trong phát triển kinh tế nông nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng Sông Cửu Long

2.1.4.1. Thành tựu đạt được


- Thứ nhất về nông nghiệp: Về trồng lúa, tính trung bình hàng năm Vùng trồng ba vụ lúa là Đông Xuân, Hè Thu và lúa Mùa. Trong đó Vụ Đông Xuân trồng trên 620 nghìn ha, năng suất đạt 68,1 tạ/ha; vụ Hè Thu khoảng 1.020 nghìn ha, năng suất đạt 51,3 tạ/ha; vụ Mùa có gần 150 nghìn ha, năng suất thấp 33,1 tạ/ha. Bình quân năng suất lúa của Vùng giai đoạn 2011-2017 là 55,3 tạ/ha, cao hơn mức bình quân của ĐBSCL (khoảng 50 tạ/ha) [22,23,24,25]. An Giang và Kiên Giang là 2 tỉnh phát triển mạnh trồng lúa do có điều kiện tự nhiên phù hợp hơn các tỉnh khác.


Về trồng màu Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL bắt đầu có những chuyển đổi mô hình canh tác từ chuyên canh lúa sang xen canh rau màu trên đất lúa. Ước tính đến năm 2017 diện tích rau màu của Vùng KTTĐ đạt khoảng 70 ngàn ha với sản lượng gần 2 triệu tấn rau màu [22,23,24,25].

Về trồng cây ăn trái, ĐBSCL chiếm trên 50% diện tích và đóng góp trên 60% sản lượng cả nước, trong đó Vùng đóng góp cho ĐBSCL là 70%. Một số tỉnh Vùng KTTĐ trồng cây ăn trái đã được chứng nhận Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam (VietGAP), Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu (GlobalGAP). Cần Thơ có diện tích trồng cây ăn trái lớn nhất Vùng và lớn nhất nước, năm 2017 có 15.986 ha, chiếm 88,33% trong tổng diện tích cây lâu năm của Vùng [142].

Về chăn nuôi, nhìn chung chăn nuôi của Vùng KTTĐ chủ yếu vẫn phân tán nhỏ lẻ, tự phát, tuy nhiên số lượng gia súc, gia cầm của Vùng khá lớn, trong đó Kiên Giang là tỉnh chăn nuôi gia súc lớn nhất chiếm tỷ trọng 43% tổng số lượng gia súc của Vùng (với 10,3 nghìn con bò, 5,3 nghìn con trâu, và 340 nghìn con lợn trong năm 2017), An Giang có tỷ trọng là 26%, Cần Thơ là 15% và Cà Mau là 16% [22,23,24,25]. Gần đây xuất hiện một số mô hình chăn nuôi mới các tiêu chuẩn của VietGAP, GlobalGAP nhưng còn khá khiêm tốn.

- Thứ hai về lâm nghiệp: Tổng diện tích rừng của Vùng KTTĐ chiếm 59% tổng diện tích rừng của vùng ĐBSCL, chiếm 1% diện tích rừng của cả nước. Trong đó, Cà Mau có nhiều rừng nhất với 92,7 nghìn ha, Kiên Giang có 55,5 nghìn ha rừng, tỷ trọng 35%, An Giang có 12,3 nghìn ha [22,23,24,25]. Rừng ở Vùng KTTĐ có giá trị kinh tế và nhất là môi trường, góp phần quan trọng đối với cân bằng sinh thái, giữ nguồn nước, chống sói mòn.

- Thứ ba về thủy sản và phương tiện đánh bắt: Diện tích mặt nước của Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL chiếm tỷ trọng 59% diện tích mặt nước của Vùng ĐBSCL, bằng 41% diện tích mặt nước của cả nước. Trong bảy năm qua (2011 - 2017) Vùng KTTĐ đóng góp 24,5 triệu tấn thủy sản chiếm 57% sản lượng thủy sản của ĐBSCL và 25% sản lượng thủy sản của cả nước [22,23,24,25]. Riêng tôm Vùng ĐBSCL đóng góp 81,5% sản lượng tôm nuôi của cả nước, trong đó có 37% là


của Vùng KTTĐ. Tổng số trang trại nuôi trồng thủy sản của Vùng KTTĐ năm 2017 là 232 trang trại (chiếm tỷ trọng 26% tổng số trang trại của Vùng ĐBSCL và 10% tổng số trang trại trên toàn quốc), trong đó Cà Mau có số trang trại nhiều nhất là 93 trang trại với tỷ trọng 40%, Kiên Giang với tỷ trọng 38%, An Giang là 12%, và Cần Thơ là 10% [22,23,24,25]. Về phương tiện đánh bắt thủy hải sản, theo số liệu của Tổng Cục Thống Kê, số lượng tàu khai thác thủy sản biển có công suất từ 90 CV (Cheval Vapeur – sức ngựa hay mã lực) trở lên của Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL năm 2017 là 5.665 chiếc, với tổng công suất là 2.119 nghìn CV, trong đó của Kiên Giang là 4.196 chiếc với 1.749,5 nghìn CV (chiếm tỷ trọng 74%), Cà Mau là 1.469 chiếc với 369,8 nghìn CV (chiếm tỷ trọng 26%) [22,23,24,25]. Nhìn chung đa phần là tàu cũ, máy móc lạc hậu, kém chất lượng, thiếu các trang thiết bị an toàn theo quy định.

- Thứ tư về công nghiệp chế biến nông sản: So với trước đây công nghiệp chế biến của Vùng KTTĐ đã có những khởi sắc nhất định. Tuy nhiên đến nay mới chỉ khoảng 20% nông sản được chế biến nhưng chưa có thương hiệu [3], còn lại vẫn là xuất thô nên giá trị thấp.

- Thứ năm về dịch vụ phục vụ sản xuất KTNo: Nhìn chung dịch vụ cung ứng vật tư, máy móc nông nghiệp ở Vùng KTTĐ cũng như Việt Nam vẫn còn hạn chế, 65% - 70% máy nông nghiệp ở Việt Nam là nhập khẩu, phần lớn đã qua sử dụng. Tính đến cuối năm 2015 mức độ cơ giới hóa ở ĐBSCL chỉ khoảng 1,6 CV/ha đến 1,8 CV/ha, xấp xỉ bằng 1/3 so với Thái Lan và 1/4 so với Trung Quốc [142]. Dịch vụ kỹ thuật của Vùng KTTĐ đang hướng đến phát triển loại cây trồng có khả năng kháng mặn, chịu phèn, kháng sâu bệnh, có năng suất cao như lúa chịu hạn phèn mặn, tôm càng xanh, cá tra, vịt biển, hoặc các giống hoa màu, cây ăn trái phù hợp đặc điểm của Vùng KTTĐ trong biến đổi khí hậu. Dịch vụ sinh học, hóa học ở Vùng KTTĐ đang gặp không ít khó khăn trong phát triển cũng như triển khai phổ biến nhằm phát triển KTNo xanh, sạch, an toàn, bền vững. Dịch vụ công nghệ tin học gần đây có ứng dụng vào phát triển KTNo nhưng mới chỉ được ứng dụng tại một số nơi, ở một số lĩnh vực như truy cập internet để tìm kiếm thông tin về giống, kỹ thuật canh tác, mô hình kinh tế; một số tàu thuyền được thí điểm trang bị máy định vị ngư lợi; một số trang trại được gắn chíp kiểm soát lợn nái sinh sản, kiểm


soát độ ẩm không khí, theo dõi chất lượng hồ nuôi… hạn chế đó do điều kiện cơ sở vật chất chưa đáp ứng để có thể triển khai trên diện rộng. Dịch vụ tiêu thụ sản phẩm ở Vùng KTTĐ hiện còn chiếm tỷ lệ thấp, chưa thực sự hỗ trợ nhiều cho bà con nông dân trong tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, các hộ nông dân chủ yếu phải tự sản xuất và tự tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Dịch vụ tài chính – ngân hàng khá phát triển. Trong giai đoạn 2011 - 2017 tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn Vùng đạt

812.527 tỷ đồng, tổng dư nợ cho vay đạt 1.129.786 tỷ đồng, thể hiện sự cố gắng trong cung ứng dịch vụ tài chính ngân hàng trên địa bàn Vùng KTTĐ [50,51,52,53].

Tóm lại, KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL giai đoạn 2011 - 2017 nhìn chung có sự chuyển biến tích cực và đạt được những thành tựu đáng kể. Cơ cấu kinh tế của Vùng KTTĐ chuyển đổi tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng khu vực nông lâm ngư nghiệp (tỷ trọng 30%) và tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng, dịch vụ (tỷ trọng 70%). GRDP giai đoạn 2011 - 2017 Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL ước đạt khoảng 1.620.294 tỷ đồng [22,23,24,25]. Bước đầu hình thành vùng sản xuất tập trung, chuyên canh với các sản phẩm chủ lực là lúa gạo, thủy sản, trái cây, hàng năm sản xuất hơn 55% sản lượng lúa hàng hóa, 69% sản lượng thủy sản, 70% sản lượng trái cây của cả nước [3]. Những kết quả đạt được này có sự đóng góp đáng kể của TDNH, đồng thời cũng đặt TDNH trước những thuận lợi và những khó khăn trong việc tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL cần có giải pháp phát huy và khắc phục.

2.1.4.2. Tồn tại hạn chế và những vấn đề đang đặt ra trong phát triển kinh tế nông nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm

- Hạn chế về nguồn nhân lực: Khá đông LLLĐ chưa qua đào tạo, nhất là thiếu nhân lực bậc cao trong KTNo. Vấn đề đặt ra cần tăng cường nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực bậc cao để đảm bảo sử dụng hiệu quả các nguồn lực như công nghệ mới và nhất là vốn nhằm phát triển bền vững KTNo.

- Hạn chế bởi kết cấu và quy mô KTNo: Ngoài một số tổ hợp tác, hợp tác xã kiểu mới, cánh đồng mẫu lớn, một số công ty vật tư nông nghiệp, chế biến nông sản nhỏ và vừa còn lại chủ yếu vẫn là kinh tế hộ gia đình, sản xuất nhỏ lẻ, kỹ thuật thấp,


sản xuất chưa gắn kết thật sự với thị trường. Do những vướng mắc về quy định nên quy mô ruộng đất canh tác nhỏ vẫn chưa được tháo gỡ, khó có thể thực hiện sản xuất lớn áp dụng công nghệ kỹ thuật mới được.

- Hạn chế trong liên kết: Thiếu liên kết hoặc liên kết còn mang nặng hình thức là một trong những tồn tại hạn chế lớn của ĐBSCL, đặc biệt là Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL nên gặp nhiều khó khăn trong chuỗi liên kết giá trị, phát triển sản xuất, chế biến, tìm kiếm thị trường. Thực tế cho thấy các “thành viên” của Vùng KTTĐ vẫn tự bươn chải, vẫn mang tính chất cục bộ. Vấn đề đặt ra Vùng KTTĐ cần có một “nhạc trưởng” thực sự điều phối chung để gắn kết nội, ngoại Vùng để phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn Vùng trong phát triển.

- Hạn chế về công nghệ kỹ thuật mới: Hiện nay ở Việt Nam nói chung và KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL nói riêng việc ứng dụng khoa học công nghệ vừa thiếu lại vừa lạc hậu. Việc xây dựng KTNo hữu cơ, công nghệ cao chậm chuyển biến, chưa tạo được sự đột phá, vững chắc cho chuyển đổi cơ cấu KTNo theo hướng bền vững, tăng chuỗi giá trị. Một số kỹ thuật giống và canh tác mới đã được triển khai như bưởi da xanh của An Giang, xoài tím của Cần Thơ, lúa chịu mặn, hạn của Cần Thơ, An Giang, Cà Mau, tôm càng xanh của Cà Mau nhưng còn nhỏ bé. Hạn chế về công nghệ kỹ thuật mới là thách thức lớn đối với phát triển KTNo Vùng.

- Hạn chế về vốn đầu tư phát triển: Mặc dù được chú trọng nhưng thực tế nguồn vốn cho KTNo Vùng KTTĐ còn rất hạn chế. Do thiếu vốn đầu tư nên nhiều công trình quan trọng trong giao thông, vận tải, bến cảng và những cơ sở hạ tầng kinh tế khác chưa thể tiến hành hoặc triển khai rất chậm. Không chỉ thiếu vốn mà nguồn vốn hạn chế còn dàn trải, thiếu tập trung đó chính là một trong những điểm nghẽn đối với phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL.

- Hạn chế trong sống chung với biến đổi khí hậu: Hệ thống kênh rạch chằng chịt với gần 24.000 km đê bao, bờ bao ở ĐBSCL, trong đó quy mô lớn như tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười trước đây phát huy tác dụng tích cực nhưng nay dưới sự tác động của biến đổi khí hậu, tác động của hiện tượng La Nina và El Nino nên đã xuất hiện những ảnh hưởng không mong muốn đến phát triển KTNo. Những


công trình sống chung với biến đổi khí hậu, xâm mặn, hạn, sạt lở bờ biển, bờ sông phần lớn mang tính đối phó chưa có được tính hệ thống toàn bộ ĐBSCL nên hiệu quả không cao. Bên cạnh đó, việc triệt để trồng lúa vụ ba cho thấy đã làm cạn kiệt sức đất, tốn nhiều nước, chi phí tăng, tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên.

Tóm lại, những tồn tại hạn chế nêu trên chính là những vấn đề đang đặt ra cần nghiên cứu để có thể thực hiện tăng cường TDNH một cách tối ưu để phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL trong giai đoạn tới.

2.2. Thực trạng tín dụng ngân hàng phát triển kinh tế nông nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long

2.2.1. Về mạng lưới các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn Vùng kinh tế trọng điểm

Hiện tại Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL có trên 40 TCTD đang hoạt động. Trong đó có sáu chi nhánh NHTM Nhà nước với 81 chi nhánh và 135 điểm giao dịch; 28 chi nhánh NHTM cổ phần với 99 chi nhánh và 203 điểm giao dịch; 01 chi nhánh ngân hàng 100% vốn nước ngoài; 01 chi nhánh ngân hàng liên doanh (trụ sở chi nhánh và một điểm giao dịch); 02 chi nhánh ngân hàng chính sách với 08 chi nhánh cấp hai và 40 điểm giao dịch; ngân hàng hợp tác xã với 02 chi nhánh và 01 điểm giao dịch; Ngân hàng Phát triển Việt Nam và 55 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Nhìn chung Vùng KTTĐ có mạng lưới ngân hàng rộng khắp là thuận lợi đáng kể trong thực hiện tăng cường TDNH phát triển KTNo.

2.2.2. Về huy động vốn của các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long (2011 - 2017)

Hoạt động chủ yếu của NHTM là đi vay để cho vay, do đó vốn huy động là điều kiện quan trọng đảm bảo nguồn vốn cho vay phát triển KTNo Vùng KTTĐ.

2.2.2.1. Kết quả chung hoạt động huy động vốn


Nguồn vốn cho vay của NHTM chủ yếu là từ vốn huy động, do vậy huy động vốn là hoạt động quan trọng của NHTM. Những năm qua các NHTM trên địa bàn Vùng KTTĐ đã có nhiều cố gắng trong huy động vốn (Xem bảng 2.13)


Bảng 2.13. Vốn huy động của các chi nhánh NHTM trên địa bàn Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL (2011 - 2017)

(Đơn vị tính: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu

Năm

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

Tổng vốn huy động

66.326

87.560

95.664

110.420

126.694

148.914

176.949

Tỷ lệ tăng (%)

24,73

32,01

9,26

15,42

14,74

17,54

18,83

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 270 trang tài liệu này.

Tín dụng ngân hàng góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long - 15

Nguồn: Tổng hợp Báo cáo của các chi nhánh NHNN tỉnh [50,51,52,53]


Từ bảng 2.13 cho thấy nguồn vốn huy động năm 2011 là 66.326 tỷ đồng (tăng 24,73% so với năm 2010); tương tự so với năm liền kề trước đó năm 2012 là

87.560 tỷ đồng, tăng 32,01%; năm 2013 đạt 95.664 tỷ đồng, tăng 9,26%; năm 2014 đạt 110.420 tỷ đồng, tăng 15,42%; năm 2015 đạt 126.694 tỷ đồng, tăng 14,74%; năm 2016 đạt 148.914 tỷ đồng, tăng 17,54%; năm 2017 đạt 176.949 tỷ đồng, tăng 18,83%. Năm 2010 và 2012 vốn huy động tăng cao là do lãi suất huy động cao, có lúc chạm trần 22%. Một phần do thị trường bất động sản trong nước “bất động”, kinh tế thế giới vẫn chưa ra khỏi cuộc suy thoái năm 2007, là những tác động để nguồn tiền nhàn rỗi “chạy” vào ngân hàng. Nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng lên đã cải thiện đáng kể khả năng tài trợ vốn cho nền kinh tế, nhất là đối với phát triển KTNo Vùng KTTĐ như thời gian qua. Nguồn vốn huy động tăng lên kèm theo là cho vay cũng tăng lên nhưng KTNo vẫn trong tình trạng thiếu vốn so với nhu cầu vay. Điều đó cho thấy nguồn vốn huy động có tăng lên tạo điều kiện cấp tín dụng nhiều hơn qua các năm, tuy nhiên huy động vốn tại chỗ vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn, do vậy cần phải có giải pháp hiệu quả và thiết thực nhằm tăng cường huy động vốn phát triển KTNo của Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL. Có thể so sánh để thấy rõ hơn thực trạng huy động vốn của các NHTM ở Vùng KTTĐ với toàn vùng ĐBSCL (xem bảng 2.14).

Số liệu từ bảng 2.14 cho thấy vốn huy động của khu vực ĐBSCL và Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL tăng trưởng đều qua các năm, tạo cơ sở cho tăng trưởng tín dụng. Tốc độ tăng trưởng bình quân huy động vốn của toàn Vùng ĐBSCL từ 2011 - 2017 là 14,82%, trong khi đó Vùng KTTĐ là 18,93%; huy động vốn của Vùng KTTĐ chiếm tỷ trọng từ 35% - 42% trong tổng vốn huy động của vùng ĐBSCL.


Bảng 2.14. So sánh quy mô huy động vốn của các NHTM Vùng ĐBSCL và Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL (2011 - 2017)

(Đơn vị tính: Tỷ đồng)


Stt


Chỉ tiêu

Năm

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

1

Vốn huy động Vùng

ĐBSCL

186.471

209.373

235.409

273.310

319.519

375.728

447.635


Tỷ lệ tăng trưởng (%)

9,32

12,28

12,44

16,10

16,91

17,59

19,14

2

Vốn huy động Vùng

KTTĐ vùng ĐBSCL

66.326

87.560

95.664

110.420

126.694

148.914

176.949


Tỷ lệ tăng trưởng (%)

24,73

32,01

9,26

15,42

14,74

17,54

18,83


3

Tỷ trọng vốn huy động Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL/Vốn huy động

Vùng ĐBSCL (%)


35,57


41,82


40,64


40,40


39,65


39,63


39,53

(Nguồn: Tổng hợp từ Cục thống kê và các chi nhánh NHTM của các địa phương tại địa bàn Vùng KTTĐ) [22,23,24,25,50,51,52,53]

Tuy vốn huy động có tăng trưởng qua các năm nhưng tình trạng huy động vốn không đủ để cho vay vẫn đang xảy ra đối với các chi nhánh NHTM trên địa bàn vùng ĐBSCL và Vùng KTTĐ. Thực tế qua các năm từ 2011-2017 vốn huy động chỉ đáp ứng bình quân khoảng 80% dư nợ cho vay của ĐBSCL và 70% dư nợ cho vay của Vùng KTTĐ (xem bảng 2.15). Phần thiếu hụt được bù đắp bởi nguồn vốn điều chuyển từ nội bộ hệ thống các NHTM.

Bảng 2.15. So sánh tỷ trọng huy động vốn/dư nợ tín dụng của các chi nhánh NHTM Vùng ĐBSCL và Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL (2011 - 2017)

(Đơn vị tính: %)

Tt

Chỉ tiêu

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

1

Vốn huy động Vùng ĐBSCL/ Dư nợ tín dụng vùng ĐBSCL

76,72

76,15

77,04

78,59

83,00

84,39

85,64

2

Vốn huy động Vùng KTTĐ/ Dư nợ tín dụng Vùng KTTĐ

55,74

67,75

67,09

70,19

73,87

77,13

81,51

(Nguồn: Tổng hợp từ Cục thống kê và các chi nhánh NHTM của các địa phương tại địa bàn Vùng KTTĐ) [22,23,24,25,50,51,52,53]

2.2.2.2. Kết quả huy động vốn phân theo loại hình huy động


- Vốn huy động phân theo thời gian


Vốn huy động phân theo thời gian phản ánh cơ cấu nguồn vốn huy động của NHTM (xem bảng 2.16).

Xem tất cả 270 trang.

Ngày đăng: 12/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí