Thống Kê Mô Tả Các Yếu Tố Thuộc Yếu Tố Hiểu Biết Về Tài Chính


Bảng 2.10: Thống kê mô tả các yếu tố thuộc yếu tố hiểu biết về tài chính


Thống kê mô tả

Nội dung

Mẫu

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

Giá trị trung bình

Độ lệch chuẩn

HBVTC22

466

1

5

3,60

0,867

HBVTC23

466

1

5

3,64

0,864

HBVTC24

466

1

5

3,89

0,874

HBVTC25

466

1

5

3,84

0,847

HBVTC26

466

1

5

3,63

0,868

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 270 trang tài liệu này.

Tín dụng ngân hàng góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long - 14

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát thực tế trên phần mềm SPSS)


Từ bảng 2.10 cho thấy, các yếu tố thuộc nhóm yếu tố HBVTC có ảnh hưởng trung bình đến khả năng tiếp cận TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ. Trong đó khả năng quản lý khoản vay và hiệu quả sử dụng vốn vay (HBVTC24) với GTTB là 3,89; minh bạch về tài chính (HBVTC25) với GTTB là 3,84; kiến thức tài chính cơ bản (HBVTC23) với GTTB là 3,64; số lượt vay vốn từ các TCTD (HBVTC26) với GTTB là 3,63; và trình độ học vấn (HBVTC22) với GTTB là 3,60. ĐLC của các yếu tố trong nhóm yếu tố hiểu biết về tài chính ở mức khá thấp (nhỏ hơn 1) cho thấy mức độ ảnh hưởng mạnh mẽ của các yếu tố này đến khả năng tiếp cận TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ. Trong đó, minh bạch về tài chính (HBVTC25) có ĐLC là 0,847; kiến thức tài chính cơ bản (HBVTC23) có ĐLC là 0,864; số lượt vay vốn từ các TCTD (HBVTC26) có ĐLC là 0,868; trình độ học vấn (HBVTC22) có ĐLC là 0,867; khả năng quản lý khoản vay và hiệu quả sử dụng vốn vay (HBVTC24) có ĐLC là 0,874. Kết quả trên phản ánh đúng thực tế phần lớn nông dân ở Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL không chỉ sản xuất nông nghiệp nhỏ, kỹ thuật lạc hậu mà còn do điều kiện học hành hạn chế nên trình độ học vấn còn thấp dẫn đến hạn chế trong HBVTC, họ thường gặp khó khó khăn trong việc lập hồ sơ vay vốn, khó khăn khi quản lý khoản vay và sử dụng vốn vay kém hiệu quả. Điều này hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu của Lusardi và Mitchell (2006, 2007a, b); Hilgert và Hogarth (2002); và Agarwal, Driscoll, Gabaix và Laibson (2007) khi các nghiên cứu này đểu cho rằng do học vấn hạn chế, sự thiếu hiểu biết về kiến thức tài chính cơ bản đang còn khá phổ biến và ảnh hưởng đến khả năng nhận thức của nông dân [103,113,116,117,118].


(vi) Mức độ ảnh hưởng của nhóm yếu tố nhân khẩu học


Nhóm yếu tố NKH bao gồm các yếu tố: độ tuổi (NKH27), giới tính (NKH28), thâm niên lao động (NKH29), vị trí xã hội (NKH30), tình trạng hôn nhân (độc thân, đã kết hôn,...) (NKH31), nguồn lực lao động (NKH32), số lượng người phụ thuộc (NKH33), diện tích đất canh tác (NKH34). Mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố trong nhóm yếu tố NKH đến khả năng tiếp cận TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL thể hiện ở bảng dưới đây (xem bảng 2.11):

Bảng 2.11: Thống kê mô tả các yếu tố thuộc yếu tố nhân khẩu học


Thống kê mô tả

Nội dung

Mẫu

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

Giá trị trung bình

Độ lệch chuẩn

NKH27

466

1

5

3,28

0,908

NKH28

466

1

5

3,15

0,950

NKH29

466

1

5

3,45

0,934

NKH30

466

1

5

3,49

0,888

NKH31

466

1

5

3,09

0,927

NKH32

466

1

5

3,37

0,868

NKH33

466

1

5

3,30

0,906

NKH34

466

1

5

3,72

0,918

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát thực tế trên phần mềm SPSS)


Từ bảng 2.11 cho thấy, các yếu tố thuộc nhóm yếu tố nhân khẩu học ảnh hưởng trung bình đến khả năng tiếp cận TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL, trong đó diện tích đất canh tác (NKH34) có GTTB là 3,72; vị trí xã hội (NKH30) có GTTB là 3,49; thâm niên lao động (NKH29) có GTTB là 3,45; nguồn lực lao động (NKH32) có GTTB là 3,37; số lượng người phụ thuộc (NKH33) có GTTB là 3,30; độ tuổi (NKH27) có GTTB là 3,28; giới tính (NKH28) có GTTB là 3,15; tình trạng hôn nhân (độc thân, đã kết hôn,...) (NKH31) có GTTB là 3,09. ĐLC của các yếu tố trong nhóm yếu tố nhân khẩu học ở mức khá thấp (nhỏ hơn 1), trong đó nguồn lực lao động (NKH32) có ĐLC là 0,868; vị trí xã hội (NKH30) có ĐLC là 0,888; số lượng người phụ thuộc (NKH33) có ĐLC là 0,906; độ tuổi (NKH27) có ĐLC là 0,908; diện tích đất canh tác (NKH34) có ĐLC là 0,918; tình trạng hôn nhân (độc thân, đã kết hôn,...) (NKH31) có ĐLC là 0,927; thâm niên lao động (NKH29) có ĐLC là 0,934; giới tính (NKH28) có ĐLC là 0,950. Không chỉ riêng


các NHTM trên địa bàn Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL mà bất kỳ ngân hàng nào khi tiếp cận hồ sơ xin vay vốn đều xem xét các đặc điểm cơ bản của người vay vốn để nhận diện được đối tượng đang tiếp cận nhằm hỗ trợ trong việc đưa ra quyết định cấp tín dụng. Các yếu tố thuộc nhân khẩu có tác động đến việc sử dụng vốn vay và trả nợ vì đây chính là đối tượng chính tiếp nhận vốn vay, chịu trách nhiệm chính trong việc sử dụng vốn vay và trả nợ vay cho ngân hàng. Điều này hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu của Mohamed (2003), Robert (2006), Mpuga (2008), Shete và Garcia (2011), Wangai và Omboi (2011) khi các tác giả này cho rằng tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, số lượng người phụ thuộc, trình độ học vấn, địa vị, tuổi lao động, diện tích đất canh tác có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng [122,123,125,129].

(vii) Mức độ ảnh hưởng của nhóm yếu tố điều kiện bên ngoài


Nhóm yếu tố điều kiện bên ngoài bao gồm: tình hình kinh tế, xã hội, tự nhiên (ĐKBN35); thị trường tiêu thụ (ĐKBN36); các chính sách của Chính phủ, và Nhà nước (ĐKBN37); địa bàn đang sinh sống, khoảng cách từ nhà đến địa bàn trung tâm gần nơi đang cư ngụ (ĐKBN38); khoảng cách từ nơi ở đến TCTD (ĐKBN39); số lượng các TCTD trên địa bàn (ĐKBN40). Mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố trong nhóm yếu tố điều kiện bên ngoài đến khả năng tiếp cận TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL thể hiện ở bảng dưới đây (xem bảng 2.12):

Bảng 2.12: Thống kê mô tả các yếu tố thuộc yếu tố điều kiện bên ngoài


Thống kê mô tả

Nội dung

Mẫu

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

Giá trị trung bình

Độ lệch chuẩn

ĐKBN35

466

1

5

3,69

0,851

ĐKBN36

466

1

5

3,97

0,835

ĐKBN37

466

1

5

3,92

0,867

ĐKBN38

466

1

5

3,47

0,950

ĐKBN39

466

1

5

3,33

0,943

ĐKBN40

466

1

5

3,57

0,930

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát thực tế trên phần mềm SPSS)


Từ bảng 2.12 cho thấy, các yếu tố thuộc nhóm yếu tố điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng trung bình đến khả năng tiếp cận TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ


vùng ĐBSCL, trong đó thị trường tiêu thụ (ĐKBN36) có GTTB là 3,97; các chính sách của Chính phủ, và Nhà nước (ĐKBN37) có GTTB là 3,92; tình hình kinh tế, xã hội, tự nhiên (ĐKBN35) có GTTB là 3,69; số lượng các TCTD trên địa bàn (ĐKBN40) có GTTB là 3,57; địa bàn đang sinh sống, khoảng cách từ nhà đến địa bàn trung tâm gần nơi đang cư ngụ (ĐKBN38) có GTTB là 3,47; khoảng cách từ nơi ở đến TCTD (ĐKBN39) có GTTB là 3,33. ĐLC của các yếu tố trong nhóm yếu tố điều kiện bên ngoài ở mức khá thấp (nhỏ hơn 1) cho thấy mức độ ảnh hưởng mạnh mẽ của các yếu tố này đến khả năng tiếp cận TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL. Thị trường tiêu thụ (ĐKBN36) có ĐLC là 0,835; tình hình kinh tế, xã hội, tự nhiên (ĐKBN35) có ĐLC là 0,851; các chính sách của Chính phủ, và Nhà nước (ĐKBN37) có ĐLC là 0,867; số lượng các TCTD trên địa bàn (ĐKBN40) có ĐLC là 0,930; khoảng cách từ nơi ở đến TCTD (ĐKBN39) có ĐLC là 0,943; địa bàn đang sinh sống, khoảng cách từ nhà đến địa bàn trung tâm gần nơi đang cư ngụ (ĐKBN38) có ĐLC là 0,950. Có thể thấy rằng, khả năng tiếp cận vốn tín dụng NHTM phát triển KTNo Vùng KTTĐ còn chịu ảnh hưởng bởi các điều kiện bên ngoài như sự can thiệp của Chính phủ; tình hình kinh tế, xã hội, tự nhiên; thị trường tiêu thụ; bên cạnh đó, khoảng cách từ nhà đến trung tâm, khoảng cách từ nhà đến TCTD, và số lượng các TCTD trên địa bàn. Điều này hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu của Ammar Siamwalla và các cộng sự (1990), Duong và các cộng sự (2002), Turvey và các cộng sự (2011), Mwongera (2014) [104,111,133].

2.1.3.2. Kết quả khảo sát mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân hạn chế và giải pháp tăng cường tín dụng ngân hàng phát triển kinh tế nông nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm

Nghiên cứu sinh đã thực hiện lấy ý kiến của 28 nhà khoa học có sự am hiểu về lĩnh vực tài chính ngân hàng và KTNo để tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân hạn chế và giải pháp đối với tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL thông qua phiếu thực hiện phương pháp chuyên gia. Phiếu thực hiện phương pháp chuyên gia đã sử dụng thang đo Likert để đo lường mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân hạn chế và mức độ ảnh hưởng của giải pháp tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ năm cấp độ của mức độ ảnh hưởng.


Trong đó, nguyên nhân hạn chế và giải pháp được nhóm thành các nhóm phân chia theo các đối tượng bao gồm, từ bản thân các NHTM, từ khách hàng vay vốn, từ quản lý vĩ mô. Số liệu khảo sát thu thập được tác giả tổng hợp và xử lý trên phần mềm SPSS và thu được kết quả về mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân hạn chế và giải pháp tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ. Nhận biết được mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân hạn chế và giải pháp tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ chính là cơ sở thực tế kết hợp với phân tích, đánh giá trực trạng TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ trong chương này để tác giả đề xuất các nhóm giải pháp thiết thực và hữu hiệu trong tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ trong thời gian tới ở chương 3. Kết quả khảo sát của phương pháp chuyên gia được đính kèm ở Phụ lục 2.2.

- Một. Mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân hạn chế


Kết quả khảo sát nguyên nhân hạn chế đối với tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ như sau, về bản thân các NHTM thì các nguyên nhân có mức độ ảnh hưởng khá mạnh là, thiếu một kế hoạch thực tế thực hiện chiến lược trong xây dựng, phát triển nguồn nhân lực có tính chuyên nghiệp cao (NNHC_NHTM4) với GTTB là 4,21; còn thụ động trong chọn phương án xử lý nợ quá hạn, xử lý tài sản đảm bảo (NNHC_NHTM7) với GTTB là 4,07; chưa thực sự coi trọng đúng mức hoạt động kiểm tra, kiểm soát (NNHC_NHTM9) với GTTB là 4,07. Các nguyên nhân hạn chế có mức độ ảnh hưởng trung bình là thiếu một kế hoạch thực hiện triệt để chiến lược hoàn thiện huy động vốn và liên kết huy động vốn (NNHC_NHTM1) với GTTB là 3,75; thiếu sáng tạo, linh hoạt trong mô hình quản lý và hoạt động (NNHC_NHTM2) với GTTB là 3,82; thiếu một kế hoạch thực hiện tối ưu chiến lược khách hàng (NNHC_NHTM3) với GTTB là 3,86; thiếu kế hoạch linh hoạt trong thực hiện chiến lược lãi suất cũng như sự linh hoạt, sáng tạo cần thiết trong thực hiện quy trình, thủ tục tín dụng (NNHC_NHTM5) với GTTB là 3,79; hệ thống công nghệ thông tin thiếu đồng bộ và cũng chưa được khai thác tối ưu trong hoạt động (NNHC_NHTM6) với GTTB là 3,86; chưa coi trọng đúng mức tính hệ thống trong hoạt động ngân hàng (NNHC_NHTM8) với GTTB là 3,75.


Về các nguyên nhân hạn chế từ các khách hàng vay vốn, nguyên nhân hạn chế có mức độ ảnh hưởng khá mạnh là tính tự phát trong sản xuất còn cao, chưa gắn kết thực sự với tín hiệu thị trường, dẫn đến thu nhập thấp và thất thường (NNHC_KH3) với GTTB là 4,32; thiếu chủ động trong thực hiện định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động, sản phẩm (NNHC_KH4) với GTTB là 4,29. Các nguyên nhân hạn chế còn lại có mức độ ảnh hưởng trung bình bao gồm ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật còn hạn chế (NNHC_KH1) với GTTB là 3,86; thiếu sự gắn kết thực sự giữa sản xuất nguyên liệu với công nghiệp chế biến nông sản (NNHC_KH2) với GTTB là 3,89; khả năng tích lũy còn khá hạn chế (NNHC_KH5) với GTTB là 3,93.

Ở tầm quản lý vĩ mô thì mức độ ảnh hưởng khá mạnh của các nguyên nhân hạn chế đối với tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL bao gồm các nguyên nhân hạn chế sau: thiếu một chiến lược cũng như kế hoạch thực tế, hữu hiệu trong phát triển nguồn nhân lực cho KTNo và lĩnh vực liên quan (NNHC_QLVM1) với GTTB là 4,36; mô hình tổ chức sản xuất KTNo thiếu tính bền vững, vẫn trong tình trạng sản xuất hàng hóa nhỏ, hạn chế trong ứng phó với biến đổi khí hậu (NNHC_QLVM2) với GTTB là 4,46; thiếu bền vững trong chiến lược liên kết vùng nhất là trong đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế và lĩnh vực hạ tầng văn hóa, xã hội (NNHC_QLVM3) với GTTB là 4,21; thiếu sự triển khai hữu hiệu chính sách hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng, đa dạng và ứng phó kịp thời trước những biến động kinh tế xã hội (NNHC_QLVM4) với GTTB là 4,14; thiếu chính sách mang tính bền vững cần thiết trong triển khai nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật mới cho KTNo (NNHC_QLVM5) với GTTB là 4,25; triển khai chính sách, cơ chế cho hoạt động TDNH chưa thật sự linh hoạt, phù hợp cần thiết (NNHC_QLVM7) với GTTB là 4,00; chính sách, cơ chế xử lý nợ có vấn đề còn kém thực thi (NNHC_QLVM8) với GTTB là 4,21. Các nguyên nhân hạn chế ở tầm quản lý vĩ mô có mức độ ảnh hưởng trung bình gồm thiếu tính bền vững và chưa có kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và cơ cấu sản phẩm (NNHC_QLVM6) với GTTB là 3,64; thiếu chiến lược thông tin và phát triển thị trường (NNHC_QLVM9) với GTTB là 3,82.


Về nhóm các nguyên nhân khác được đề cập trong luận án cho thấy, nguyên nhân khác có mức độ ảnh hưởng khá mạnh đến tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ bao gồm việc xâm hại môi trường tự nhiên ngày càng ô nhiễm rộng, phức tạp chưa được ngăn chặn kịp thời, hiệu quả (NNHC_K2) với GTTB là 4,00; thiếu chủ động cần thiết đối với cạnh tranh trong lĩnh vực KTNo ngày càng gay gắt (NNHC_K3) với GTTB là 4,14. Tác động không thuận lợi từ biến đổi khí hậu ngày càng mạnh (NNHC_K1) có mức độ ảnh hưởng trung bình với GTTB là 3,93.

Nhìn chung ĐLC của các nguyên nhân hạn chế đối với tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL đều nhỏ hơn 1, chỉ có một số ít chỉ tiêu (5 nguyên nhân hạn chế) lớn hơn 1 nhưng chỉ nằm ở mức tối đa 1,143. Điều này cho thấy sự dao động của các ý kiến đánh giá quanh GTTB khá thấp, chứng tỏ mức độ ảnh hưởng mạnh mẽ, cơ bản, và thường xuyên của các nguyên nhân hạn chế tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL là khá tập trung. Đây cũng chính là định hướng cơ bản cho việc xây dựng các giải pháp thiết thực, khả thi nhằm tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL.

- Hai. Mức độ ảnh hưởng của các giải pháp


Các giải pháp tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL, về phía bản thân các NHTM thì các giải pháp có mức độ ảnh hưởng khá mạnh bao gồm chủ động hoàn thiện mô hình, linh hoạt về tổ chức và quản lý, tăng cường tín dụng gắn chặt với hạn chế rủi ro (GP_NHTM2) với GTTB là 4,18; hoàn thiện kế hoạch thực hiện chiến lược khách hàng phù hợp với diễn biến thực tế (GP_NHTM3) với GTTB là 4,07; hoàn thiện kế hoạch thực hiện chiến lược phát triển, nâng cao tính chuyên nghiệp nguồn nhân lực thích ứng với ứng dụng công nghệ, kỹ thuật mới (GP_NHTM4) 4,11; nâng cao năng lực xử lý nợ quá hạn, xử lý tài sản đảm bảo (GP_NHTM7) với GTTB là 4,14; nâng cao vai trò và khai thác tối ưu, đúng mức hoạt động kiểm tra, kiểm soát hoạt động ngân hàng (GP_NHTM9) với GTTB là 4,04. Các giải pháp có mức độ ảnh hưởng trung bình bao gồm tăng cường hoàn thiện năng lực huy động vốn và liên kết huy động vốn (GP_NHTM1) với GTTB là 3,75; hoàn thiện kế hoạch thực hiện chiến lược lãi suất linh hoạt, sáng


tạo trong thực hiện quy trình, thủ tục tín dụng theo hướng đơn giản tối ưu (GP_NHTM5) với GTTB là 3,89; nâng cao tính đồng bộ đồng thời khai thác tối ưu ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin (GP_NHTM6) với GTTB là 3,86; chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch đảm bảo tính hệ thống trong hoạt động ngân hàng (GP_NHTM8) với GTTB là 3,50.

Về phía các khách hàng vay vốn thì các giải pháp có mức độ ảnh hưởng khá mạnh đến tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL bao gồm tăng cường đầu tư theo hướng đồng bộ công nghệ, kỹ thuật mới để nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa (GP_KH1) với GTTB là 4,25; nâng cao sự gắn kết thực sự giữa sản xuất nguyên liệu với công nghiệp chế biến nông sản (GP_KH2) với GTTB là 4,29; chủ động gắn chặt sản xuất hàng hóa nông sản với thị trường (GP_KH3) với GTTB là 4,18; nâng cao thu nhập, tăng cường khả năng tích lũy (GP_KH5) với GTTB là 4,07. Giải pháp có mức độ ảnh hưởng trung bình là chủ động nâng cao tính bền vững trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động, sản phẩm (GP_KH4) với GTTB là 3,89.

Nhóm các giải pháp về quản lý vĩ mô có mức độ ảnh hưởng khá mạnh đến tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL bao gồm tăng cường bổ sung hoàn thiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho KTNo và các lĩnh vực liên quan theo hướng bền vững (GP_QLVM1) với GTTB là 4,32; đa dạng hóa mô hình tổ chức sản xuất đảm bảo tính bền vững, đưa sản xuất nông nghiệp lên sản xuất lớn hiện đại (GP_QLVM2) với GTTB là 4,46; có chiến lược đi trước, đón đầu hữu hiệu ứng phó kịp thời trước những biến động trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng (GP_QLVM4) với GTTB là 4,11; tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật mới đảm bảo tính bền vững cần thiết trong sản xuất nông nghiệp (GP_QLVM5) với GTTB là 4,21; xây dựng chiến lược và kế hoạch thực thi chiến lược để đảm bảo tính bền vững trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và cơ cấu sản phẩm (GP_QLVM6) với GTTB là 4,25; đảm bảo một chính sách, cơ chế thuần túy hóa trách nhiệm kinh tế cho hoạt động tín dụng ngân hàng (GP_QLVM7) với GTTB là 4,18; nâng cao hiệu quả và tính khả thi của chính sách, cơ chế xử lý nợ có vấn đề nhằm thu hồi vốn (GP_QLVM8) 4,36; chính

Xem tất cả 270 trang.

Ngày đăng: 12/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí