điều kiện cho phát triển KTNo. Ngân hàng phục vụ nông nghiệp là NHTM nhà nước với tên gọi gắn với nhân dân, nông nghiệp nông thôn. Chính phủ có những chính sách, quy định rõ ràng trong cho vay KTNo. Tuy nhiên cũng cần lưu ý sự tài trợ vốn cho nông nghiệp sao cho hợp lý để tránh vi phạm quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Hai là. Nhà nước tăng cường tập trung nguồn vốn cho KTNo vào các ngân hàng phục vụ KTNo. Vốn của các ngân hàng này đều do Nhà nước cấp và các nguồn vốn khác huy động trong và ngoài nước. Chính phủ của các nước này đều quy định các NHTM khác phải gửi từ 20% đến 25% vốn huy động tiết kiệm vào ngân hàng phục vụ phát triển KTNo nhằm tăng cường vốn cho ngân hàng này.
Ba là. Áp dụng phương thức cho vay như là bán buôn thông qua các hợp tác xã, nhóm kinh tế hộ với lãi suất ưu đãi thường thấp hơn lãi suất cho vay khác từ 1% đến 2% để vừa dễ vừa tăng cường quản lý vừa giúp giảm chi phí.
Bốn là. Chính sách hỗ trợ, quy chế cấp tín dụng rõ ràng, hồ sơ thủ tục tín dụng đơn giản, dễ hiểu để nông dân thuận lợi giao dịch trực tiếp với ngân hàng, tạo sự tự tin và trách nhiệm, nghĩa vụ trả nợ cho khách hàng.
Năm là. Nhà nước quy định và có những biện pháp thiết thực cụ thể hỗ trợ các NHTM cho vay phát triển KTNo cũng như hướng dẫn kỹ thuật giúp người vay tăng khả năng hiệu quả sử dụng vốn vay để tăng khả năng trả nợ ngân hàng. Điều này tạo nên môi trường quan tâm, tin cậy, chia sẻ lẫn nhau giữa khách hàng với ngân hàng và ngược lại ngân hàng cũng có những động thái chia sẻ với khách hàng trong những lúc khó khăn nhất thời.
Kết luận chương 1
Phát triển KTNo đóng vai trò quan trọng bởi sản xuất nông nghiệp cung ứng lương thực, thực phẩm nguồn sống chủ yếu của con người, cung ứng thị trường và nguồn nhân lực cho lĩnh vực phi nông nghiệp, cung ứng một phần vốn ban đầu cho nền kinh tế. Trong những điều kiện nhất định, nhất là những quốc gia từ sản xuất nông nghiệp nhỏ đi lên KTNo sản xuất hàng hóa lớn thường thiếu vốn. Vấn đề đặt ra là khi khả năng tự tích lũy của KTNo còn thấp, những nguồn vốn khác còn hạn chế thì việc đáp ứng thiết thực nhu cầu vốn phát triển KTNo vẫn phải dựa vào kênh TDNH là một tất yếu.
Để thực hiện đề tài luận án đã tổng hợp Lý luận cơ bản về tăng cường TDNH phát triển KTNo vùng KTTĐ. Trong đó đề cập đến lý luận cơ bản về phát triển KTNo vùng KTTĐ thông qua lý thuyết chủ yếu liên quan bao gồm Quan niệm phát triển bền vững, Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của A. Smith và lợi thế so sánh của D. Ricardo, Lý luận của chủ nghĩa Marx về tái sản xuất nền sản xuất xã hội, Lý thuyết về phát triển cân đối hay các “cực tăng trưởng” của A.Hirschman, F. Perrons và G. Pestane de Bernis. Luận án luận giải thuật ngữ mang tính chất mới đó là KTNo và làm rõ những điểm khác biệt với sản xuất nông nghiệp thuần túy. Những khái niệm mới được đưa ra bao gồm khái niệm KTNo, khái niệm phát triển KTNo vùng KTTĐ. Những đặc điểm KTNo và những tác động của những đặc điểm này đến TDNH cũng được tập trung làm rõ. Luận án trình bày nội dung vai trò của vùng KTTĐ trong nền kinh tế. Phần lý luận về tăng cường TDNH phát triển KTNo vùng KTTĐ được tập trung làm rõ trong luận án. Những vấn đề cơ bản về tín dụng NHTM như khái niệm, bản chất đặc trưng, vai trò, phân loại TDNH được đề cập trong luận án. Lý luận cơ bản về tăng cường tín dụng phát triển KTNo được tập trung trình bày thông qua những khái niệm mới được luận án lần đầu đưa ra gồm khái niệm tín dụng KTNo, khái niệm tăng cường tín dụng phát triển KTNo, đặc điểm tín dụng KTNo, vai trò của TDNH phát triển KTNo vùng KTTĐ. Những chỉ tiêu phản ánh tăng cường tín dụng KTNo được đưa ra trong luận án gồm Nhóm các chỉ tiêu phản ánh quy mô tín dụng; Nhóm các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tín dụng và
Nhóm các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng. Nội dung Thông tin bất cân xứng và những yếu tố hạn chế khả năng tiếp cận tín dụng và ảnh hưởng đến tăng cường tín dụng phát triển KTNo được trình bày làm cơ sở chủ yếu để xây dựng bảng câu hỏi khảo sát thực tế về những hạn chế, những nguyên nhân hạn chế TDNH phát triển KTNo. Tăng cường TDNH tất yếu sẽ tăng thêm những tiềm ẩn rủi ro, vì vậy luận án đề cập nội dung tăng cường hạn chế rủi ro tín dụng trong tăng cường tín dụng phát triển KTNo. Luận án đề cập những bài học có giá trị tham khảo đối với Việt Nam và vùng KTTĐ từ một số nước trong khu vực về việc tăng cường TDNH phát triển KTNo từ Thái Lan, Malaysia, Indonesia.
Chương 2
Thực trạng tín dụng ngân hàng phát triển kinh tế nông nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long (2011 - 2017)
2.1. Thực trạng kinh tế - xã hội Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long – những tác động ảnh hưởng đến tăng cường tín dụng ngân hàng
2.1.1. Khái quát chung về kinh tế - xã hội Đồng bằng sông Cửu Long
ĐBSCL là trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn nhất của Việt Nam, chiếm 12% diện tích và 19% dân số cả nước, điều kiện tự nhiên có lợi thế về phát triển nông nghiệp, công nghiệp chế biến thực phẩm, du lịch, năng lượng tái tạo. Hàng năm ĐBSCL đóng góp 50% sản lượng lúa, 65% sản lượng nuôi trồng thủy sản và 70% các loại trái cây của cả nước; 95% lượng gạo và 60% sản lượng cá xuất khẩu [3]. ĐBSCL còn có vị trí thuận tiện trong giao thương với các nước ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) và Tiểu vùng sông Mê Kông. Tuy nhiên, với tiềm năng lợi thế vốn có nhưng ĐBSCL vẫn chưa thể hiện hết được vai trò hết sức quan trọng trong phát triển KTNo của đất nước. Điều đó thể hiện rõ qua việc những thành tựu trong ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất KTNo của ĐBSCL vẫn còn mang tính tự phát cao, rời rạc; chuyển dịch cơ cấu kinh tế tuy đúng hướng nhưng còn chậm và thiếu sự bền vững. Sản xuất chưa gắn chặt với thị trường, năng suất, chất lượng sản phẩm chưa đủ tầm cạnh tranh trên thị trường; công nghệ kỹ thuật mới chưa được ứng dụng rộng rãi, hầu như tât cả cũng chỉ mới là bắt đầu. Thực tế KTNo của ĐBSCL vẫn còn thiếu sự liên kết trong vùng và với các vùng kinh tế khác của cả nước, nhất là chưa có được một tổng thể cần thiết ứng phó với biến đổi khí hậu và những nhu cầu mới mà thị trường đang đặt ra. Nhìn chung ĐBSCL vừa có nhiều tiềm năng phát triển về thủy sản, cây ăn trái, lúa, công nghiệp chế biến nông sản, vừa có những khó khăn nhất là tác động của biến đổi khí hậu, cạn kiệt nguồn nước, sói mòn sạt lở, xâm mặn, hạn hán, chua phèn, thiếu nguồn nhân lực bậc cao, văn hóa y tế còn ở mức thấp, giao thông vận tải còn nhiều hạn chế là những tác động vừa thuận lợi vừa trở ngại cho quá trình phát triển của ĐBSCL.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long – những tác động đến tín dụng ngân hàng
2.1.2.1. Sự hình thành Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Ngày 16/04/2009, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 492/QĐ-TTG phê duyệt Đề án thành lập Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL gồm bốn trong tổng số 13 tỉnh, TP. trực thuộc Trung ương là TP. Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang và Cà Mau, trong đó TP. Cần Thơ là hạt nhân của Vùng. Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL với tổng diện tích khoảng 16.589 km2, chiếm khoảng 5% diện tích tự nhiên của cả nước và 41% diện tích vùng ĐBSCL [87].
2.1.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội chủ yếu của Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long
- Trước hết về cơ cấu dân số, thu nhập bình quân đầu người của Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL (xem bảng 2.1)
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu về dân số và thu nhập bình quân đầu người vùng KTTĐ vùng ĐBSCL giai đoạn 2011 – 2016
Năm | ||||||
2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | |
1. Dân số (nghìn người) | 6.278 | 6.305 | 6.329 | 6.356 | 6.386 | 6.415 |
2. Phân chia theo nơi cư trú | ||||||
- Dân số thành thị (nghìn người) | 2.178 | 2.195 | 2.221 | 2.218 | 2.247 | 2.260 |
- Dân số nông thôn (nghìn người) | 4.100 | 4.110 | 4.108 | 4.138 | 4.139 | 4.155 |
Tỷ lệ cơ cấu | ||||||
+ Dân số thành thị (%) | 34,69 | 34,81 | 35,09 | 34,90 | 35,19 | 35,24 |
+ Dân số nông thôn (%) | 65,31 | 65,19 | 64,91 | 65,10 | 64,81 | 64,76 |
3. Phân chia theo giới tính | ||||||
- Nam (nghìn người) | 3.137 | 3.150 | 3.158 | 3.167 | 3.192 | 3.199 |
- Nữ (nghìn người) | 3.141 | 3.155 | 3.171 | 3.189 | 3.194 | 3.216 |
Tỷ lệ cơ cấu (%) | ||||||
+ Nam | 49,97 | 49,96 | 49,90 | 49,83 | 49,98 | 49,87 |
+ Nữ | 50,03 | 50,04 | 50,10 | 50,17 | 50,02 | 50,13 |
4. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số (%) | 0,93 | 0,96 | 0,92 | 0,87 | 0,70 | 0,85 |
5. Thu nhập bình quân đầu người (triệu đồng) | 35,18 | 37,90 | 41,65 | 46,16 | 46,54 | 47,98 |
Có thể bạn quan tâm!
- Lý Luận Cơ Bản Về Tăng Cường Tín Dụng Phát Triển Kinh Tế Nông Nghiệp
- Nhóm Các Chỉ Tiêu Phản Ánh Chất Lượng Tín Dụng
- Hạn Chế Rủi Ro Đối Với Tăng Cường Tín Dụng Ngân Hàng Phát Triển Kinh Tế Nông Nghiệp
- Thực Trạng Mức Độ Ảnh Hưởng Của Các Yếu Tố Kinh Tế - Xã Hội Đến Tín Dụng Ngân Hàng Phát Triển Nông Nghiệp Vùng Kinh Tế Trọng Điểm
- Thống Kê Mô Tả Các Yếu Tố Thuộc Yếu Tố Hiểu Biết Về Tài Chính
- Thành Tựu Đạt Được Và Những Vấn Đề Đang Đặt Ra Trong Phát Triển Kinh Tế Nông Nghiệp Vùng Kinh Tế Trọng Điểm Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long
Xem toàn bộ 270 trang tài liệu này.
Nguồn: Niên giám thống kê các năm từ 2011 đến 2016 [22,23,24,25]
Từ bảng 2.1 cho thấy trong thời kỳ từ năm 2011 đến 2016 dân số Vùng KTTĐ tăng từ 6.278 nghìn người lên 6.415 nghìn người, chiếm 36,3% dân số ĐBSCL và 7,1% dân số cả nước. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân khoảng 0,88%, (chỉ tiêu năm 2017 tăng dưới 1%). Cơ cấu dân số giữa thành thị và nông thôn là 35:65; cơ cấu dân số giữa nam và nữ tương đối cân bằng. Thu nhập bình quân đầu người của Vùng khoảng 42 triệu đồng, thấp hơn so với cả nước (thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam năm 2016 khoảng 49 triệu đồng, năm 2017 khoảng 53,5 triệu đồng) [22,23,24,25].
- Thứ hai về cơ cấu lao động (xem bảng 2.2)
Bảng 2.2: Các chỉ tiêu về lực lượng lao động vùng KTTĐ vùng ĐBSCL giai đoạn 2011 – 2016
(Đơn vị tính: %)
Năm | ||||||
2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | |
* Dân số (nghìn người) | 6.278 | 6.305 | 6.329 | 6.356 | 6.386 | 6.415 |
1. Tỷ lệ LLLĐ từ 15 tuổi trở lên | 57,21 | 59,27 | 57,84 | 57,03 | 56,64 | 56,05 |
2. Tỷ lệ LLLĐ từ 15 tuổi trở lên đang làm việc | 55,2 | 55,15 | 56,73 | 57,73 | 56,15 | 55,90 |
3. Tỷ lệ LLLĐ từ 15 tuổi trở lên đang làm việc đã qua đào tạo | 8,6 | 9,5 | 10,8 | 10,8 | 11,8 | 12,6 |
Nguồn: Niên giám thống kê các năm từ 2011 đến 2016 [22,23,24,25]
Từ bảng 2.2 cho thấy LLLĐ từ 15 tuổi trở lên bình quân khoảng 56%-59% tổng dân số Vùng, số có việc làm từ 15 tuổi trở lên khoảng 55%-58%, cho thấy tỷ lệ có việc làm cao. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động đang làm việc được đào tạo nghề và trung học chuyên nghiệp thấp, bình quân 9%-13% [22,23,24,25]. Điều này cho thấy LLLĐ trong KTNo chủ yếu là người trước truyền nghề cho người sau, do đó ảnh hưởng có tính chất quyết định đối với năng suất lao động và chất lượng lao động.
- Thứ ba về hiện trạng đất nông nghiệp
Theo kết quả thống kê năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (Xem bảng 2.3) cho thấy đất nông nghiệp của Vùng chiếm tỷ trọng 87,32% tổng diện tích đất tự nhiên của Vùng. Trong đó, đất trồng cây hàng năm chiếm tỷ trọng 59,53%
trong tổng diện tích đất nông nghiệp; tương tự đất nuôi trồng thủy sản là 18,46%; đất lâm nghiệp là 11,94%; đất trồng cây lâu năm là 10,03%. Diện tích đất trồng lúa lớn nhất, chiếm tỷ trọng 97,72% diện tích đất trồng cây hàng năm và chiếm tỷ trọng 58,17% diện tích đất nông nghiệp [10]. Tuy nhiên trong những năm gần đây do tác động từ biến đổi khí hậu, khai thác cát tùy tiện đã làm sói mòn, sạt lở mất hàng ngàn ha đất canh tác, đất ở, nặng nề là Cà Mau, An Giang, Cần Thơ.
Bảng 2.3: Cơ cấu đất nông nghiệp trên địa bàn Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL tính đến ngày 31/12/2015
(Đơn vị tính: Nghìn ha)
ĐBSCL | Vùng KTTĐ | |
Tổng diện tích đất | 4.081,63 | 1.654,56 |
Đất nông nghiệp | 3.410,56 | 1.444,84 |
Tỷ trọng đất nông nghiệp / Tổng diện tích đất (%) | 83,56 | 87,32 |
Trong đó: | ||
- Đất trồng cây hàng năm | 2.020,79 | 860,07 |
Tỷ trọng / Đất nông nghiệp (%) | 59,25 | 59,53 |
Trong đó: Đất trồng lúa | 1.910,16 | 840,50 |
Tỷ trọng / Đất nông nghiệp (%) | 56,01 | 58,17 |
- Đất trồng cây lâu năm | 603,15 | 144,94 |
Tỷ trọng / Đất nông nghiệp (%) | 17,68 | 10,03 |
- Đất lâm nghiệp | 248,61 | 172,55 |
Tỷ trọng / Đất nông nghiệp (%) | 7,29 | 11,94 |
- Đất nuôi trồng thủy sản | 530,66 | 266,76 |
Tỷ trọng / Đất nông nghiệp (%) | 15,56 | 18,46 |
- Đất làm muối | 5,37 | 0,08 |
Tỷ trọng / Đất nông nghiệp (%) | 0,16 | 0,01 |
- Đất nông nghiệp khác | 1,98 | 0,44 |
Tỷ trọng / Đất nông nghiệp (%) | 0,06 | 0,03 |
(Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường) [12]
- Thứ tư về cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế
Những năm qua cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế của Vùng có những chuyển biến nhất định (xem bảng 2.4). Năm 2011 khu vực nông lâm ngư nghiệp
chiếm 34,01%; công nghiệp xây dựng chiếm 25,28%; dịch vụ chiếm 40,72% trong GRDP. Năm 2017 khu vực nông lâm ngư nghiệp chiếm 26,33%, công nghiệp xây dựng chiếm 25,04%, dịch vụ chiếm 48,63% [22,23,24,25]. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của Vùng KTTĐ giai đoạn 2011 - 2017 khoảng 8,24%/năm, cao hơn so với toàn vùng ĐBSCL (giai đoạn 2011 - 2017 chỉ khoảng 7,61% và riêng năm 2017 là 7,39%) [4]. Nhìn chung cơ cấu kinh tế cùa Vùng có sự chuyển dịch đúng hướng nhưng còn chậm và thiếu tính bền vững vì chưa thật sự chú trọng triển khai tốt việc ứng dụng công nghệ cao nhất là thành tựu công nghiệp 4.0 vào phát triển KTNo, chưa ứng phó kịp thời với biến đổi khí hậu trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế do vậy ảnh hưởng mạnh đối với tăng cường TDNH phát triển KTNo.
Bảng 2.4: Quy mô GRDP tại Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL giai đoạn 2011 – 2017
(Đơn vị tính: tỷ đồng)
Năm | |||||||
2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | |
Tổng GRDP | 179.009 | 195.106 | 212.734 | 231.471 | 251.297 | 266.243 | 284.434 |
- Nông lâm ngư nghiệp | 60.874 | 63.705 | 66.805 | 69.965 | 72.168 | 73.524 | 74.891 |
Tỷ trọng (%) | 34,01 | 32,65 | 31,40 | 30,23 | 28,72 | 27,62 | 26,33 |
- Công nghiệp, xây dựng | 45.245 | 48.875 | 53.013 | 57.468 | 62.082 | 65.703 | 70.105 |
Tỷ trọng (%) | 25,28 | 25,05 | 24,92 | 24,83 | 24,70 | 24,68 | 24,65 |
- Dịch vụ | 72.890 | 82.526 | 92.916 | 104.038 | 117.947 | 127.016 | 139.438 |
Tỷ trọng (%) | 40,72 | 42,30 | 43,68 | 44,95 | 46,58 | 47,71 | 49,02 |
Nguồn: Niên giám thống kê các năm từ 2011 đến 2016 [22,23,24,25]
- Thứ năm về cơ sở hạ tầng kinh tế
Các công trình hạ tầng kinh tế quan trọng liên quan đến phát triển Vùng KTTĐ đã và đang được xây dựng như trung tâm điện lực Ô Môn, Cà Mau, Kiên Lương, hệ thống phân phối khí đốt từ các mỏ khí Tây Nam tạo nguồn năng lượng, tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh (HCM) - Cần Thơ - Cà Mau, quốc lộ 1A, 80, 91, tuyến đường N1, N2, hệ thống giao thông trên đảo Phú Quốc, các cảng biển, cảng sông, sân bay… [3]; cầu Vàm Cống, cầu Cao Lãnh (khánh thành trong năm 2019) kết nối với trung tâm ĐBSCL. Nhưng nhìn chung cơ sở hạ tầng kinh tế vẫn còn hạn chế, giao thông vẫn gần như độc đạo, chia cắt; các công trình thích nghi với biến