Thực Trạng Mức Độ Ảnh Hưởng Của Các Yếu Tố Kinh Tế - Xã Hội Đến Tín Dụng Ngân Hàng Phát Triển Nông Nghiệp Vùng Kinh Tế Trọng Điểm


đổi khí hậu còn chưa thật phù hợp, chưa triển khai kịp thời như nên chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển KTXH của Vùng. Điều này đã ảnh hưởng không thuận lợi đến tăng cường TDNH phát triển KTNo của Vùng KKTĐ.

- Thứ sáu về quá trình đô thị hóa


Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL trong giai đoạn 2011-2016 tốc độ thị hóa đạt gần 35%, tương ứng với tốc độ đô thị hóa của cả nước bình quân khoảng 36%. Trong đó An Giang có tỷ lệ đô thị hóa cao nhất 68,43%, kế đến là TP. Cần Thơ với tỷ lệ đô thị hóa là 66,66%, Kiên Giang chỉ đạt 27% và Cà Mau là 22% [22,23,24,25]. Nhìn chung quá trình đô thị hóa của Vùng KTTĐ trong những năm qua vẫn thiếu bền vững, thậm chí một số nơi mang tính tự phát, cơ sở hạ tầng chưa tương ứng với đô thị hóa nên ảnh hưởng đến KTXH, do đó việc tăng cường TDNH cho KTNo cũng bị ảnh hưởng bởi sự thiếu tính bền vững trong quá trình đô thị hóa.

Ngoài những đánh giá trên, nhìn chung sự tác động của biến đổi khí hậu diễn ra khá phức tạp ảnh hưởng nhiều đến phát triển KTXH và KTNo nói riêng nhưng các tỉnh ở ĐBSCL nói chung và các tỉnh thành trong Vùng KTTĐ mới chỉ gần như đối phó mà chưa có giải pháp căn cơ hữu hiệu chung sống với biến đổi khí hậu. Do vậy sản xuất KTNo bị ảnh hưởng thậm chí sa sút, điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến “tâm lý ngân hàng”. Việc chậm trễ và thiếu bài bản trong ứng dụng thành tựu công nghiệp 4.0 vào KTNo cũng ảnh hưởng đối với phát triển KTNo do vậy ảnh hưởng đến tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ.

2.1.3. Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế - xã hội đến tín dụng ngân hàng phát triển nông nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm

2.1.3.1. Kết quả khảo sát các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng phát triển kinh tế nông nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm

- Mức độ ảnh hưởng của các nhóm yếu tố được khảo sát


Xuất phát từ thực tiễn KTXH Vùng KTTĐ, luận án đưa ra bảy nhóm yếu tố để thực hiện khảo sát điều tra thực tế gồm: chính sách tín dụng của tổ chức tín dụng (CSTD), tài sản đảm bảo (TSĐB), thu nhập/khả năng tài chính của gia đình


(TN_KNTC), vốn xã hội (VXH), hiểu biết về tài chính (HBVTC), nhân khẩu học (NKH), điều kiện bên ngoài (ĐKBN). Với thang đo Likert sử dụng trong bảng câu hỏi khảo sát để đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến khả năng tiếp cận vốn TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ, bằng phương pháp thống kê mô tả và xử lý số liệu thu thập được trên phần mềm SPSS, kết quả cho thấy được khả năng tiếp cận vốn TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ chịu ảnh hưởng của bảy nhóm yếu tố này. Số liệu khảo sát sau khi thu thập về được tác giả tổng hợp và xử lý trên phần mềm SPSS và thu được kết quả về mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến khả năng tiếp cận vốn TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ như sau (Xem bảng 2.5).

Bảng 2.5: Thống kê mô tả các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL


Thống kê mô tả

Nội dung

Mẫu

Giá trị

nhỏ nhất

Giá trị

lớn nhất

Giá trị

trung bình

Độ lệch chuẩn

CSTD

466

2

5

4,34

0,610

TSĐB

466

3

5

4,40

0,639

TN_KNTC

466

1

5

4,07

0,912

VXH

466

1

5

3,67

0,920

HBVTC

466

1

5

3,62

0,936

NKH

466

1

5

3,18

0,932

ĐKBN

466

1

5

3,34

0,956

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 270 trang tài liệu này.

Tín dụng ngân hàng góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long - 13

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát thực tế trên phần mềm SPSS)


Từ bảng 2.5 cho thấy, các yếu tố TSĐB, yếu tố CSTD và TN_KNTC có ảnh hưởng khá mạnh đến khả năng tiếp cận TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ với giá trị trung bình (GTTB) lần lượt là 4,40 và 4,34 và 4,07; các yếu tố có mức ảnh hưởng trung bình là VXH với GTTB là 3,67, yếu tố HBVTC với GTTB là 3,62, yếu tố ĐKBN với GTTB là 3,34, yếu tố NKH với GTTB là 3,18. Kết quả này phản ánh một thực trạng KTXH của Vùng KTTĐ là khả năng tiếp cận vốn TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ của các nông hộ còn hạn chế, chủ yếu là do TSĐB, các chính sách tín dụng của TCTD, thu nhập và tích lũy của nông hộ.

Độ lệch chuẩn (ĐLC) của từng yếu tố cho thấy được sự dao động trong đánh giá mức độ ảnh hưởng quanh GTTB của từng yếu tố. Theo đó, ĐLC của các yếu tố TSĐB, và CSTD khá thấp (nhỏ hơn 1) với ĐLC lần lượt là 0,639 và 0,610; yếu tố


TN_KNTC có ĐLC là 0,912; yếu tố VXH có ĐLC là 0,920; yếu tố HBVTC có ĐLC là 0,936; yếu tố NKH có ĐLC là 0,932; yếu tố ĐKBN có ĐLC là 0,956. ĐLC của các yếu tố nêu trên cho thấy mức độ tác động mạnh mẽ, thường xuyên và căn bản của các yếu tố này đến khả năng tiếp cận TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ.

- Mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố trong các nhóm yếu tố nêu trên


Các yếu tố trong từng nhóm yếu tố cũng có tác động ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ ở những mức độ khác nhau. Kết quả thống kê từ SPSS về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trong từng nhóm yếu tố đến khả năng tiếp cận TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ (xem Phụ lục 2.1).

(i) Mức độ ảnh hưởng của nhóm yếu tố chính sách tín dụng của TCTD


Nhóm yếu tố CSTD bao gồm các yếu tố: chính sách khách hàng (đối tượng cấp tín dụng, điều kiện cấp tín dụng, và chính sách phân loại khách hàng) (CSTD1), chính sách quy mô và giới hạn tín dụng (CSTD2), lãi suất tín dụng và phí suất tín dụng (CSTD3), thời hạn tín dụng và kỳ hạn trả nợ (CSTD4), chính sách về các khoản bảo đảm (CSTD5), chính sách đối với tài sản có vấn đề (liên quan đến nợ xấu) (CSTD6). Mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố trong nhóm yếu tố CSTD của TCTD đến khả năng tiếp cận TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ (xem bảng 2.6).


Bảng 2.6: Thống kê mô tả các yếu tố thuộc yếu tố CSTD

Nội dung

Mẫu

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

Giá trị trung bình

Độ lệch chuẩn

CSTD1

466

1

5

4,15

0,785

CSTD2

466

1

5

4,09

0,786

CSTD3

466

1

5

4,39

0,693

CSTD4

466

1

5

4,15

0,749

CSTD5

466

1

5

4,14

0,754

CSTD6

466

1

5

4,00

0,815

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát thực tế trên phần mềm SPSS)


Từ bảng 2.6 cho thấy, các yếu tố thuộc nhóm yếu tố CSTD đều có ảnh hưởng mạnh đến khả năng tiếp cận TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ; trong đó yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất là lãi suất tín dụng và phí suất tín dụng (CSTD3) với GTTB là 4,39; kế đến là chính sách khách hàng (CSTD1) với GTTB là 4,15, và thời


hạn tín dụng và kỳ hạn trả nợ (CSTD4) với GTTB là 4,15; tiếp theo là chính sách về các khoản bảo đảm (CSTD5) với GTTB là 4,14; chính sách quy mô và giới hạn tín dụng (CSTD2) với GTTB là 4,09; và chính sách đối với tài sản có vấn đề (liên quan đến nợ xấu) (CSTD6) với GTTB là 4,00. ĐLC của các yếu tố trong nhóm yếu tố CSTD ở mức thấp (nhỏ hơn 1), trong đó lãi suất tín dụng và phí suất tín dụng (CSTD3) có ĐLC là 0,693; thời hạn tín dụng và kỳ hạn trả nợ (CSTD4) có ĐLC là 0,749; chính sách về các khoản bảo đảm (CSTD5) có ĐLC là 0,754; chính sách khách hàng (CSTD1) có ĐLC là 0,785; chính sách quy mô và giới hạn tín dụng (CSTD2) có ĐLC là 0,786; chính sách đối với tài sản có vấn đề (liên quan đến nợ xấu) (CSTD6) có ĐLC là 0,815. Qua đó cho thấy mức độ ảnh hưởng đối với khả năng tiếp cận TDNH phát triển KTNo của các nông hộ Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL phụ thuộc rất nhiều vào lãi suất cho vay, thời hạn vay, và các CSTD. Điều này là hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu trước đây của Mpuga và Paul (2008) và Nguyễn Thị Kim Thanh (2011) đều ghi nhận rằng đặc điểm, các điều kiện hoạt động, phạm vi hoạt động, lãi suất cho vay của TCTD có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của các cá nhân và hộ gia đình [81,123].

(ii) Mức độ ảnh hưởng của nhóm yếu tố tài sản đảm bảo


Nhóm yếu tố TSĐB bao gồm các yếu tố: TSĐB là quan trọng (TSĐB7), loại TSĐB và tính thanh khoản của TSĐB (TSĐB8), quyền sở hữu của TSĐB (TSĐB9), giá trị TSĐB (TSĐB10), quy mô TSĐB (TSĐB11). Mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố trong nhóm yếu tố TSĐB có diễn biến như sau (xem bảng 2.7)

Bảng 2.7: Thống kê mô tả các yếu tố thuộc yếu tố TSĐB


Thống kê mô tả

Nội dung

Mẫu

Giá trị nhỏ

nhất

Giá trị

lớn nhất

Giá trị

trung bình

Độ lệch chuẩn

TSĐB7

466

1

5

4,18

0,764

TSĐB8

466

1

5

4,16

0,864

TSĐB9

466

1

5

4,33

0,720

TSĐB10

466

1

5

4,25

0,786

TSĐB11

466

1

5

3,94

0,895

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát thực tế trên phần mềm SPSS)


Từ bảng 2.7 cho thấy, TSĐB được xem là quan trọng khi đi vay vốn, các yếu tố thuộc nhóm yếu tố TSĐB như loại tài sản, quyền sở hữu tài sản, giá trị và quy mô của tài sản, tính thanh khoản của tài sản có tầm quan trọng khi tiếp cận vốn vay ngân hàng, có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL. Trong đó yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất đến khả năng tiếp cận TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL là quyền sở hữu của TSĐB (TSĐB9) và giá trị TSĐB (TSĐB10) với GTTB lần lượt là 4,33 và 4,25; kế đến là TSĐB là quan trọng (TSĐB7) với GTTB là 4,18, loại TSĐB và tính thanh khoản của TSĐB (TSĐB8) với GTTB là 4,16; quy mô TSĐB (TSĐB11) có ảnh hưởng trung bình đến khả năng tiếp cận TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL với GTTB là 3,94. ĐLC của các yếu tố trong nhóm yếu tố TSĐB ở mức khá thấp (nhỏ hơn 1) cho thấy mức độ ảnh hưởng mạnh mẽ của các yếu tố này đến khả năng tiếp cận TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ, trong đó thấp nhất là ĐLC của quyền sở hữu của TSĐB (TSĐB9) với giá trị 0,720; kế đến là TSĐB là quan trọng (TSĐB7) có ĐLC là 0,764; và giá trị TSĐB (TSĐB10) có ĐLC là 0,786. Điều này cho thấy quan điểm tín dụng của các TCTD trên địa bàn Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL là luôn coi trọng TSĐB khi cho vay, khi nhận tài sản làm TSĐB thì quyền sở hữu tài sản và giá trị tài sản luôn là điều được các ngân hàng quan tâm vì hai yếu tố này khẳng định được tính pháp lý của TSĐB và giá trị TSĐB có đủ để hoàn trả giá trị khoản vay khi rủi ro xảy ra hay không, đây chính là cơ sở để ngân hàng đưa ra quyết định cho hay không cho vay. Điều này hoàn toàn phù hợp với kết quả của các nghiên cứu của Ackah & Vuvor (2011), Abi Kedir (2002), Sakprachawut và Jourdain (2016) khi các nghiên cứu này cho rằng tài sản được coi là một thông tin cực kỳ quan trọng tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng. Như vậy chỉ số tài sản càng cao thì khả năng và lượng vốn tín dụng tiếp cận càng lớn [101,102,128].

(iii) Mức độ ảnh hưởng của nhóm yếu tố thu nhập/khả năng tài chính của gia đình

Nhóm yếu tố TN _ KNTC bao gồm các yếu tố: tổng thu nhập bình quân hàng năm (TN_KNTC12), thu nhập từ nông nghiệp bình quân hàng năm (TN_KNTC13), thu nhập từ phi nông nghiệp bình quân hàng năm (TN_KNTC14), tích lũy bình


quân hàng năm (TN_KNTC15), chi tiêu bình quân hàng năm (TN_KNTC16). Mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố trong nhóm yếu tố TN_KNTC đến khả năng tiếp cận TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ thể hiện như sau (xem bảng 2.8)

Bảng 2.8: Thống kê mô tả các yếu tố thuộc yếu tố thu nhập/khả năng tài chính của gia đình


Thống kê mô tả

Nội dung

Mẫu

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

Giá trị trung bình

Độ lệch chuẩn

TN_KNTC12

466

1

5

4,05

0,845

TN_KNTC13

466

1

5

4,07

0,847

TN_KNTC14

466

1

5

3,77

0,897

TN_KNTC15

466

1

5

3,83

0,925

TN_KNTC16

466

1

5

3,80

0,854

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát thực tế trên phần mềm SPSS)


Từ bảng 2.8 cho thấy, thu nhập là một trong các điều kiện quan trọng đánh giá khả năng tiếp cận tín dụng. Các yếu tố thuộc nhóm yếu tố thu nhập/khả năng tài chính của gia đình có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ, trong đó hai yếu tố có mức ảnh hưởng khá mạnh là tổng thu nhập bình quân hàng năm (TN_KNTC12) với GTTB 4,07 và thu nhập từ nông nghiệp bình quân hàng năm (TN_KNTC13) với GTTB 4,05; các yếu tố còn lại có mức ảnh hưởng trung bình là tích lũy bình quân hàng năm (TN_KNTC15) với GTTB 3,83 và chi tiêu bình quân hàng năm (TN_KNTC16) với GTTB 3,80 và thu nhập từ phi nông nghiệp bình quân hàng năm (TN_KNTC14) với GTTB 3,77. ĐLC của các yếu tố trong nhóm yếu tố TN_KNTC ở mức khá thấp (nhỏ hơn 1) cho thấy mức độ ảnh hưởng mạnh mẽ của các yếu tố này đến khả năng tiếp cận TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ, trong đó tổng thu nhập bình quân hàng năm (TN_KNTC12) với ĐLC là 0,845 và thu nhập từ nông nghiệp bình quân hàng năm (TN_KNTC13) với GTTB 0,847; chi tiêu bình quân hàng năm (TN_KNTC16) với ĐLC 0,854; thu nhập từ phi nông nghiệp bình quân hàng năm (TN_KNTC14) với ĐLC 0,897; tích lũy bình quân hàng năm (TN_KNTC15) với ĐLC 0,925. Thu nhập và khả năng tài chính là điều kiện quan trọng mà các NHTM ở Vùng thường xem xét, đánh giá khi tiếp cận hồ sơ xin vay vốn, bởi đây là cơ sở để đánh giá nguồn trả nợ của khách hàng. Thu nhập bao gồm thu nhập từ KTNo và thu nhập phi nông nghiệp, trong đó thu nhập từ


KTNo là quan trọng vì đây chính là hiệu quả sản xuất của KTNo có sử dụng vốn vay ngân hàng, và đây là nguồn thu chính để trả nợ ngân hàng. Thu nhập từ phi nông nghiệp cũng không kém phần quan trọng vì có thể sẽ được dùng làm nguồn trả nợ vay ngân hàng khi hoạt động KTNo gặp rủi ro, nguồn thu từ KTNo giảm sút không đủ để trả nợ vay. Hơn nữa, chi tiêu và tiết kiệm là cơ sở cho tích lũy, nền tảng cho tái đầu tư cho KTNo, phát triển KTNo lên tầm cao hơn và sâu rộng hơn, từ đó gia tăng thu nhập. Điều này phù hợp với các nghiên cứu của Mohamed (2003), Robert (2006), Tsukada K. và các cộng sự (2010), Wangai và Omboi (2011) khi cho rằng những cá nhân giàu có, những người có tài sản thế chấp tích lũy, và những người có thu nhập càng cao thì có nhiều khả năng tiếp cận tín dụng từ các TCTD hơn những người nghèo và không có tài sản tích lũy [122,125,127,134].

(iv) Mức độ ảnh hưởng của nhóm yếu tố vốn xã hội


Nhóm yếu tố VXH bao gồm các yếu tố: mức độ tham gia vào các tổ chức, hội, nhóm, mạng lưới xã hội truyền thống (như Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên, Tổ vay vốn,...) (VXH17); mức độ cá nhân được các tổ chức, hội, nhóm, mạng lưới xã hội truyền thống tin tưởng (VXH18); mối quan hệ của bản thân với các TCTD (VXH19); uy tín của bản thân với các TCTD (VXH20); sự sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ người khác (VXH21). Mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố trong nhóm yếu tố VXH đến khả năng tiếp cận TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL thể hiện ở bảng dưới đây (xem bảng 2.9):

Bảng 2.9: Thống kê mô tả các yếu tố thuộc yếu tố vốn xã hội


Thống kê mô tả

Nội dung

Mẫu

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

Giá trị trung bình

Độ lệch chuẩn

VXH17

466

1

5

3,37

0,961

VXH18

466

1

5

3,39

0,964

VXH19

466

1

5

3,67

0,922

VXH20

466

1

5

3,92

0,928

VXH21

466

1

5

3,35

0,829

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát thực tế trên phần mềm SPSS)


Từ bảng 2.9 cho thấy, yếu tố VXH là quan trọng thúc đẩy khả năng tiếp cận các cơ hội vay vốn ngân hàng. Các yếu tố thuộc nhóm yếu tố VXH có ảnh hưởng


trung bình đến khả năng tiếp cận TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ. Trong đó uy tín của bản thân với các TCTD (VXH20) được đánh giá với GTTB là 3,92; mối quan hệ của bản thân với các TCTD (VXH19) có GTTB là 3,67; mức độ cá nhân được các tổ chức, hội, nhóm, mạng lưới xã hội truyền thống tin tưởng (VXH18) có GTTB là 3,39; mức độ tham gia vào các tổ chức, hội, nhóm, mạng lưới xã hội truyền thống (như Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên, Tổ vay vốn,...) (VXH17) với GTTB là 3,37; sự sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ người khác (VXH21) với GTTB là 3,35. ĐLC của các yếu tố trong nhóm yếu tố vốn xã hội ở mức thấp (nhỏ hơn 1), trong đó sự sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ người khác (VXH21) có ĐLC là 0,829; mối quan hệ của bản thân với các TCTD (VXH19) có ĐLC là 0,922; uy tín của bản thân với các TCTD (VXH20) có ĐLC là 0,928; mức độ tham gia vào các tổ chức, hội, nhóm, mạng lưới xã hội truyền thống (như Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên, Tổ vay vốn,...) (VXH17) có ĐLC là 0,961; mức độ cá nhân được các tổ chức, hội, nhóm, mạng lưới xã hội truyền thống tin tưởng (VXH18) có ĐLC là 0,964. Ở các vùng nông thôn như Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL, việc tham gia vào các mạng lưới đoàn thể, hiệp hội ở địa phương giúp mở rộng VXH để có thể tiếp nhận nhiều hơn các nguồn thông tin, các chương trình vay vốn, gia tăng cơ hội tiếp cận tín dụng, và các cơ hội sản xuất kinh doanh. Điều này phù hợp với các kết quả nghiên cứu của Mohamed (2003), Ubon & Chukwuemeka (2013), Nguyễn Trọng Hoài và cộng sự (2014) vì các nghiên cứu này cho rằng thật sự VXH giúp thúc đẩy khả năng tiếp cận TDNH [37,122,135].

(v) Mức độ ảnh hưởng của nhóm yếu tố hiểu biết về tài chính


Nhóm yếu tố HBVTC bao gồm các yếu tố: trình độ học vấn (HBVTC22), kiến thức tài chính cơ bản (HBVTC23), khả năng quản lý khoản vay và hiệu quả sử dụng vốn vay (HBVTC24), minh bạch về tài chính (HBVTC25), số lượt vay vốn từ các TCTD (HBVTC26). Mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố trong nhóm yếu tố hiểu biết về tài chính đến khả năng tiếp cận TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL thể hiện ở bảng dưới đây (xem bảng 2.10):

Xem tất cả 270 trang.

Ngày đăng: 12/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí