3.2.2 Đề xuất sửa đổi bổ sung mô hình chấm điểm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của LienVietPostBank
Trình tự các bước thực hiện chấm điểm XHTD doanh nghiệp theo mô hình đề xuất sửa đổi bổ sung của đề tài bao gồm:
Bước 1: Phân loại doanh nghiệp theo các tiêu chí về quy mô, ngành nghề kinh doanh chính. So với trước đây thì mô hình XHTD do đề tài này đề nghị sẽ không phân biệt doanh nghiệp theo loại hình sở hữu, thay vào đó sẽ là phân biệt theo tiêu chí doanh nghiệp đã cổ phần hay chưa cổ phần vì hiệu quả sử dụng vốn khác nhau cơ bản giữa 2 đối tượng doanh nghiệp này.
Trước hết, doanh nghiệp được xác định quy mô là doanh nghiệp có quy mô lớn, quy mô vừa và quy mô nhỏ bằng cách cho điểm ở các chỉ tiêu vốn chủ sở hữu, số lượng lao động bình quân, doanh thu thuần, tổng tài sản như trình bày trong Bảng I.1 của Phụ lục I. Do hạn chế về thời gian thực hiện và cơ sở dữ liệu theo ngành nghề, nên đề tài chỉ xếp loại theo quy mô doanh nghiệp thông thường, không sử dụng bộ các chỉ tiêu tài chính, phi tài chính đối với doanh nghiệp có quy mô rất nhỏ.
Sau khi phân loại theo quy mô sẽ tiến hành xác định ngành nghề của doanh nghiệp dựa trên cơ sở đối chiếu ngành kinh doanh của doanh nghiệp có tỷ trọng lớn nhất hoặc chiếm từ 50% doanh thu trở lên so với bảng phân ngành được trình bày trong Bảng I.2 của Phụ lục I theo năm nhóm ngành Nông, lâm, ngư nghiệp; Công nghiệp nhẹ; Thương mại – dịch vụ; Đầu tư xây dựng cơ bản; Công nghiệp nặng.
Bước 2: Trên cơ sở ngành nghề và quy mô, sử dụng các Bảng IV.1, IV.2, IV.3, IV.4, IV.5 của Phụ lục IV tương ứng với ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp để chấm điểm tài chính.
Các chỉ tiêu tài chính được đánh giá theo hướng dẫn của NHNN nhằm thống nhất trên phạm vi cả nước, hơn nữa, số liệu tính toán của NHNN được hồi quy trên phạm vi rộng từ nhiều nguồn khác nhau sẽ sát với thực trạng của các nhóm ngành nghề hơn số liệu của từng NHTM, khi có sự biến động thì NHNN sẽ xem xét điều chỉnh và các NHTM theo đó để cập nhật lại.
So với bộ chỉ tiêu tài chính hướng dẫn của NHNN thì phần chấm điểm các chỉ tiêu tài chính trong XHTD doanh nghiệp theo đề xuất sửa đổi của đề tài vẫn sử dụng số lượng mười một chỉ tiêu. Theo đó, đề tài đề nghị thêm chỉ tiêu Vòng quay vốn lưu động vào bộ chỉ tiêu tài chính theo hướng dẫn của NHNN, thay thế chỉ tiêu Kỳ thu tiền bình quân bằng chỉ tiêu Vòng quay các khoản phải thu do số liệu tính toán theo ngành nghề của 2 chỉ tiêu bổ sung này được LienVietPostBank cập nhật hơn so với số liệu của NHNN. Bên cạnh đó, đề tài cũng đề nghị bỏ chỉ tiêu Nợ quá hạn/Tổng dư nợ ngân hàng ra khỏi phần chấm điểm các chỉ tiêu tài chính và sẽ đưa vào tính điểm ở phần các chỉ tiêu thông tin phi tài chính để tránh sự trùng lặp.
Điểm trọng số các chỉ tiêu tài chính sẽ phụ thuộc vào mức độ quan trọng của chỉ tiêu, phụ thuộc vào ngành nghề kinh tế mà doanh nghiệp đang hoạt động, tổng tỷ trọng của các chỉ tiêu trong phần tài chính là 100%. So với cách tính điểm của NHNN thì mỗi chỉ tiêu đánh giá chấm điểm tài chính sẽ có năm khoảng giá trị chuẩn tương ứng là năm mức điểm 20, 40, 60, 80, 100 (Điểm ban đầu).
Điểm theo trọng số là tích số giữa điểm ban đầu và trọng số tương ứng được trình bày tại Bảng 3.3. Nguyên tắc cho điểm từng chỉ tiêu là chỉ số thực tế gần với trị số nào nhất thì cho điểm theo trị số đó, nếu chỉ số thực tế nằm giữa hai trị số thì lấy loại thấp hơn (thang điểm thấp hơn). Tổng điểm tối đa đạt được đã quy đổi theo trọng số của các chỉ tiêu tài chính trong chấm điểm XHTD doanh nghiệp tại bước này là một trăm điểm.
Bảng 3.3: Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính XHTD doanh nghiệp theo đề xuất sửa đổi của đề tài
Các chỉ tiêu | Trọng số | Thang điểm xếp loại | ||||
Nhóm chỉ tiêu thanh khoản | ||||||
1. Khả năng thanh toán ngắn hạn | 14% | 100 | 80 | 60 | 40 | 20 |
2. Khả năng thanh toán nhanh | 8% | 100 | 80 | 60 | 40 | 20 |
Nhóm chỉ tiêu hoạt động | ||||||
3. Vòng quay hàng tồn kho | 8% | 100 | 80 | 60 | 40 | 20 |
4. Vòng quay vốn lưu động | 8% | 100 | 80 | 60 | 40 | 20 |
5. Vòng quay các khoản phải thu | 8% | 100 | 80 | 60 | 40 | 20 |
6. Hiệu quả sử dụng tài sản | 4% | 100 | 80 | 60 | 40 | 20 |
Nhóm chỉ tiêu cân nợ | ||||||
7. Nợ phải trả/Tổng tài sản | 15% | 100 | 80 | 60 | 40 | 20 |
8. Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu | 15% | 100 | 80 | 60 | 40 | 20 |
Nhóm chỉ tiêu thu nhập | ||||||
9. Lợi nhuận trước thuế/Doanh thu | 8% | 100 | 80 | 60 | 40 | 20 |
10.Lợi nhuận trước thuế/Tổng tài sản | 6% | 100 | 80 | 60 | 40 | 20 |
11.Lợi nhuận trước thuế/Vốn chủ sở hữu | 6% | 100 | 80 | 60 | 40 | 20 |
Có thể bạn quan tâm!
- Mô Hình Chấm Điểm Xhtd Doanh Nghiệp Tại Chi Nhánh Của Lienvietpostbank
- Chấm Điểm Các Chỉ Tiêu Tài Chính Của Công Ty Cp A
- Mục Tiêu Của Việc Hoàn Thiện Hệ Thống Xếp Hạng Tín Dụng Khách Hàng Doanh Nghiệp Của Lienvietpostbank
- Điểm Tổng Hợp Xhtd Doanh Nghiệp Theo Đề Xuất Sửa Đổi Của Đề Tài
- Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP bưu điện Liên Việt - 11
- Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP bưu điện Liên Việt - 12
Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.
(Nguồn: đề xuất của đề tài)
Bước 3: Chấm điểm các chỉ tiêu dự báo nguy cơ khó khăn tài chính của doanh nghiệp dựa trên các tiêu chí bao gồm: Hàm thống kê Z-score của Altman dự báo nguy cơ vỡ nợ của doanh nghiệp, tình hình trả nợ ngân hàng của đối tượng nắm giữ từ 25% vốn điều lệ (vốn cổ phần) của doanh nghiệp như trình bày tại Bảng 3.4. Cơ sở của việc bổ sung thêm nhóm chỉ tiêu dự báo nguy cơ khó khăn tài chính của doanh nghiệp là do nhóm chỉ tiêu này phản ánh tương đối chính xác triển vọng và khả năng tài chính trong ngắn hạn của doanh nghiệp, góp phần làm hạn chế cho những khiếm khuyết mà nhóm chỉ tiêu tài chính và phi tài chính đang sử dụng. Tổng điểm tối đa đã nhân trọng số của nhóm các chỉ tiêu dự báo nguy cơ khó khăn tài chính của doanh nghiệp là năm mươi điểm.
Cách tính chỉ số Z-score được trình bày chi tiết tại Mục 1.2.2 Chương I (Trang 16 của đề tài), nếu doanh nghiệp đã cổ phần hóa thuộc ngành sản xuất thì sử dụng chỉ số Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,64X4 + 0,999X5, nếu doanh nghiệp chưa cổ phần hoá thuộc ngành sản xuất thì Z’ = 0,717X1 + 0,847X2 + 3,107X3 + 0,42X4 + 0,998X5. Nếu doanh nghiệp không thuộc ngành sản xuất thì sử dụng chỉ số Z” = 6,56X1 + 3,26X2 + 6,72X3 + 1,05X4.
Bảng 3.4: Chấm điểm các chỉ tiêu dự báo nguy cơ khó khăn tài chính XHTD doanh nghiệp nghiệp theo đề xuất sửa đổi của đề tài
Chỉ tiêu | Điểm ban đầu | Trọng số | |||||
1 | Nguy cơ vỡ nợ (Z-score) | Vùng an toàn | Vùng cảnh báo | Vùng nguy hiểm | 40% | ||
2 | Tình hình trả nợ ngân hàng của đối tượng nắm ≥ 25% vốn điều lệ của doanh nghiệp | Không có/Luôn trả nợ đúng hạn | Trả nợ đúng hạn, có dấu hiệu không ổn định về trả nợ | Từng có gia hạn nợ, hoặc cơ cấu lại nợ vay, hiện tại không có nợ quá hạn | Đang có nợ quá hạn | 10% | . |
Trong mô hình chấm điểm các chỉ tiêu dự báo nguy cơ khó khăn của doanh nghiệp theo đề xuất sửa đổi của đề tài sẽ chú trọng đến tiêu chí chỉ số nguy cơ vỡ nợ bằng cách cho điểm trọng số chỉ tiêu là 40%. Chỉ tiêu còn lại là Tình hình trả nợ ngân hàng của đối tượng nắm giữ trên 25% vốn điều lệ (vốn cổ phần) của doanh nghiệp có trọng số chỉ tiêu là 10%.
Bước 4: Chấm điểm các chỉ tiêu thông tin phi tài chính có tác động trực tiếp đến khả năng xảy ra khó khăn tài chính của doanh nghiệp dựa trên bốn nhóm tiêu chí là Trình độ quản lý và môi trường nội bộ, Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp, Quan hệ với TCTD, Các đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp như trình bày tại Bảng 3.5 (Trang 59).
So với ba mươi hai chỉ tiêu phi tài chính trong mô hình XHTD khách hàng doanh nghiệp hiện đang áp dụng tại LienVietPostBank thì mô hình theo đề xuất của đề tài sử dụng bộ chỉ tiêu gồm ba mươi ba tiêu chí đánh giá. Trong đó, mô hình theo đề xuất của đề tài thay đổi trọng số của bốn chỉ tiêu để giảm bớt sự trùng lắp khi tính điểm bao gồm: Số lần Cơ cấu lại nợ, Chậm trả lãi, Số lần các cam kết mất khả năng/chậm thanh toán trong 12 tháng qua tại các TCTD; Lịch sử trả nợ của DN với Ngân hàng Bưu điện Liên Việt; Xu hướng lưu chuyển tiền thuần; Nguồn trả nợ của DN theo đánh giá của CBĐG. Bên cạnh đó, mô hình theo đề xuất của đề tài cũng đã bổ sung thêm năm chỉ tiêu mới để phản ánh chính xác hơn khả năng đương đầu với rủi ro kinh doanh và khó khăn tài chính của doanh nghiệp: Tốc độ tăng trưởng doanh thu quý đánh giá so với cùng kỳ năm trước; Mức độ bảo hiểm của tài sản có
thể tổn thất; Sự phân tách nhiệm vụ, quyền lực trong ban lãnh đạo doanh nghiệp; Khả năng trả nợ gốc trung và dài hạn; Đa dạng hóa ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Ngoài ra, chỉ tiêu Chất lượng báo cáo tài chính cũng được đề tài chỉnh sửa lại và thay đổi trọng số để phân biệt rõ hơn báo cáo tài chính có kiểm toán và chưa kiểm toán.
Bảng 3.5: Chấm điểm các chỉ tiêu thông tin phi tài chính XHTD doanh nghiệp theo đề xuất sửa đổi của đề tài
Chỉ tiêu | Điểm ban đầu | Trọng số | |||||
100 | 80 | 60 | 40 | 20 | |||
1 | Trình độ quản lý và môi trường nội bộ | 20% | |||||
1.1 | Lịch sử tư pháp của người đứng đầu DN/Chủ DN | Lý lịch tư pháp tốt, chưa từng có tiền án, tiền sự | Đã từng có nghi vấn, kiếu nại không chính thức | Đã từng có tiền án, tiền sự | Hiện tại đang là đối tượng nghi vấn pháp luật hoặc đang bị pháp luật truy tố | 2% | |
1.2 | Trình độ học vấn của người đứng đầu DN/Chủ DN | Trên Đại học | Đại học | Cao đẳng | Trung cấp | Dưới Trung cấp hoặc không có thông tin | 2% |
1.3 | Kinh nghiệm, năng lực điều hành và chất lượng quản lý của Chủ DN/Ban lãnh đạo | Nhiều kinh nghiệm, có trình độ, điều hành doanh nghiệp tốt, bộ máy lãnh đạo ổn định | Kinh nghiệm, chất lượng quản lý ở mức khá, bộ máy lãnh đạo ổn định | Có ít kinh nghiệm, chất lượng quản lý DN ở mức trung bình, bộ máy lãnh đạo thiếu ổn định | Đội ngũ lãnh đạo thiếu kinh nghiệm và quản lý kém | 5% | |
1.4 | Uy tín, quan hệ của Chủ DN trên thị trường, với các cơ quan liên quan | Có uy tín trên thương trường, mối quan hệ rất tốt với các cơ quan liên quan, có thể tận dụng cho sự phát triển doanh nghiệp | Quan hệ bình thường | Quan hệ không tốt | 4% | ||
1.5 | Môi trường kiểm soát nội bộ, cơ cấu tổ chức của DN | Các quy trình kiểm soát nội bộ và quy trình hoạt động được thiết lập, cập nhật và kiểm tra thường xuyên, phát huy hiệu quả cao trên thực tế. Cơ cấu tổ chức tốt | Các quy trình kiểm soát nội bộ được thiết lập nhưng không cập nhật, kiểm tra thường xuyên. Cơ cấu tổ chức tốt | Các quy trình kiểm soát nội bộ tồn tại nhưng chưa được thực hiện toàn diện trong thực tế. Cơ cấu tổ chức còn có hạn chế nhất định | Các quy trình kiểm soát nội bộ tồn tại nhưng không được chính thức hoá hay được ghi chép. Cơ cấu tổ chức còn nhiều hạn chế | Không có môi trường kiểm soát nội bộ. Cơ cấu tổ chức chưa hoàn thiện | 2% |
1.6 | Môi trường nhân sự nội bộ của doanh | Rất tốt | Tốt | Khá | Trung bình | Kém | 3% |
1.7 | Tầm nhìn chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp | Có tầm nhìn và chiến lược kinh doanh rõ ràng và có tính khả thi cao trong thực tế | Có tầm nhìn và chiến lược kinh doanh, tuy nhiên tính khả thi 1 số trường hợp còn hạn chế | Không có thông tin do khách hàng từ chối cung cấp vì lý do bảo mật | Không có chiến lược cụ thể cho từng giai đoạn | 2% | |
2 | Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp | 10% |
Chỉ tiêu | Điểm ban đầu | Trọng số | |||||
100 | 80 | 60 | 40 | 20 | |||
2.1 | Triển vọng phát triển ngành | Đang trong giai đoạn hoặc có triển vọng phát triển cao | Tương đối phát triển, có triển vọng | Ổn định | Có dấu hiệu suy thoái hoặc đang suy thoái | 2% | |
2.2 | Ảnh hưởng từ chính sách của Nhà nước, Chính phủ, Chính quyền địa phương | Có chính sách bảo hộ/khuyến khích/ưu đãi và doanh nghiệp tận dụng hiệu quả chính sách | Có chính sách bảo hộ/khuyến khích/ưu đãi nhưng doanh nghiệp chưa tận dụng hiệu quả chính sách | Không có chính sách riêng hoặc không chịu ảnh hưởng nhiều từ chính sách (nếu có) | Hạn chế phát triển | 3% | |
2.3 | Tính ổn định của nguồn nguyên liệu đầu vào | Rất ổn định | Tương đối ổn định hoặc có biến động nhưng ít ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và lợi nhuận của DN | Không ổn định, ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh, lợi nhuận | 2% | ||
2.4 | Khả năng sản phẩm của DN bị thay thế bởi các “sản phẩm thay thế” theo đánh giá của CBĐG | Rất khó, thị trường chưa có sản phẩm thay thế trong vòng 1 năm tới | Tương đối khó | Bình thường | Tương đối dễ | Rất dễ, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm thay thế cho người tiêu dùng lựa chọn | 1% |
2.5 | Khả năng gia nhập thị trường (cùng ngành/ lĩnh vực kinh doanh)của các DN mới theo đánh giá của CBĐG | Rất khó | Khó, đòi hỏi đầu tư vốn và lao động lớn, trình độ cao | Bình thường | Tương đối dễ | Rất dễ | 1% |
Chỉ tiêu | Điểm ban đầu | Trọng số | |||||
100 | 80 | 60 | 40 | 20 | |||
2.6 | Mức độ phụ thuộc của hoạt động kinh doanh của DN vào các điều kiện tự nhiên | Rất ít phụ thuộc | Có phụ thuộc, ảnh hưởng không đáng kể | Phụ thuộc nhiều | Phụ thuộc hoàn toàn | 1% | |
3 | Quan hệ với TCTD | ||||||
3.1 | Tình hình nợ quá hạn/ tổng dư nợ tại hiện tại của DN tại các TCTD | 0% | Dưới 3% | Từ 3% đến dưới 5% | Từ 5% đến dưới 10% | ≥10% | 4% |
3.2 | Số lần Cơ cấu lại nợ, Chậm trả lãi, Số lần các cam kết mất khả năng/chậm thanh toán trong 12 tháng qua tại các TCTD | 0 lần | 1 lần | 2 lần | 3 lần | Trên 3 lần | 4% |
3.3 | Lịch sử trả nợ của DN với Ngân hàng Liên Việt | Luôn trả nợ đúng hạn | Đã từng bị chuyển nợ quá hạn/ cơ cấu lại thời gian trả nợ hoặc trong tổng dư nợ hiện tại đang có nợ quá hạn | 4% | |||
3.4 | Sử dụng vốn vay sai mục đích khi vay vốn tại Ngân hàng Liên Việt | Chưa từng sử dụng vốn sai mục đích | Đã từng sử dụng vốn sai mục đích | 3% |
Chỉ tiêu | Điểm ban đầu | Trọng số | |||||
100 | 80 | 60 | 40 | 20 | |||
3.5 | Tỷ trọng số dư tiền gửi bình quân/Dư nợ bình quân của DN tại Ngân hàng Liên Việt (trong 12 tháng qua) | ≥20% | Từ 10% đến dưới 20% | Từ 5% đến dưới 10% | Từ 2% đến dưới 5% | <2% | 4% |
3.6 | Số lượng trung bình các giao dịch với Ngân hàng Liên Việt | > 6 | 5 – 6 | 3 – 4 | < 2 | 5% | |
4 | Các đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp | 46% | |||||
4.1 | Vị thế và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường | Thương hiệu đăng ký ở trong/ngoài nước, được biết đến rộng rãi và phổ biến trên thị trường, nhóm dẫn đầu thị trường về thị phần và uy tín. Xu hướng phát triển tốt, gần như không có rủi ro bị thay thế hay giảm vị thế | Có thương hiệu nhưng được biết đến ở mức độ thông thường, vị trí thuộc nhóm phát triển ổn định. Chịu sự cạnh tranh nhưng có hướng phát triển rõ ràng để cải thiện vị thế. | Đang tạo dựng hình ảnh. Sản phẩm/dịch vụ chiếm thị phần nhỏ. Sức ép cạnh tranh lớn, khả năng cạnh tranh ở mức trung bình. | Doanh nghiệp nhỏ, hoạt động ở phạm vi hẹp, chưa quan tâm đến thương hiệu, khả năng cạnh tranh ở mức thấp | 5% | |
4.2 | Phạm vi hoạt động của doanh nghiệp (phạm vi tiêu thụ sản phẩm) | Toàn quốc và có hoạt động xuất khẩu (nếu chỉ XK sang biên giới lân cận thì thuộc mức dưới) | Chỉ trong phạm vi Việt Nam hoặc phạm vi biên giới lân cận | Trong phạm vi miền | Trong phạm vi tỉnh/thành phố | 4% |
Chỉ tiêu | Điểm ban đầu | Trọng số | |||||
100 | 80 | 60 | 40 | 20 | |||
4.3 | Mối quan hệ với nhà cung cấp | Hoàn toàn chủ động và có nhiều phương án lựa chọn đầu vào | Có lệ thuộc, tuy nhiên vẫn có khả năng thu xếp nếu có biến động từ nhà cung cấp | Lệ thuộc nhiều vào nhà cung cấp | 3% | ||
4.4 | Mối quan hệ với đối tác đầu ra | Thị trường đầu ra rất lớn. Doanh nghiệp không bị lệ thuộc vào một số ít các đối tác đầu ra, hoàn toàn chủ động phát triển bán hàng | Mối quan hệ bình thường, hai bên đều cần dựa vào nhau để cùng phát triển | Doanh nghiệp chỉ có 1 số ít đối tác đầu ra, rất lệ thuộc vào các đối tác đó. | 5% | ||
4.5 | Chất lượng báo cáo tài chính | Báo cáo trung thực, đầy đủ, có kiểm toán, gửi đúng hạn | Báo cáo trung thực, đầy đủ, gửi đúng hạn nhưng không được kiểm toán độc lập | Chất lượng trung bình, phản ánh cơ bản tình hình tài chính DN, tuy nhiên thiếu đầy đủ và không gửi đúng hạn | Chất lượng kém, có báo cáo nhưng cần chỉnh sửa cập nhật nhiều để phản ánh đúng thực tế | 5% | |
4.6 | Áp dụng mô hình quản lý hiện đại (ISO) và quy trình công nghệ tiên tiến | Đã triển khai áp dụng ≥ 01 năm | Bắt đầu/mới triển khai áp dụng dưới 01 năm | Không áp dụng | 2% |
Chỉ tiêu | Điểm ban đầu | Trọng số | |||||
100 | 80 | 60 | 40 | 20 | |||
4.7 | Thành tích được công nhận rộng rãi | Thường xuyên nhận được các giải thưởng của các tổ chức có uy tín | Từng nhận được các giải thưởng nhưng không thường xuyên | Chưa từng nhận được các giải thưởng của các tổ chức | 2% | ||
4.8 | Xu hướng lưu chuyển tiền thuần | Có xu hướng tăng (lưu chuyển tiền thuần trong kỳ dương) | Có xu hướng giảm (lưu chuyển tiền thuần trong kỳ dương) | Có xu hướng tăng (lưu chuyển tiền thuần trong kỳ âm) | Có xu hướng giảm (lưu chuyển tiền thuần trong kỳ âm) hoặc cán bộ tín dụng không có thông tin | 3% | |
4.9 | Tốc độ tăng trưởng doanh thu quý đánh giá so với cùng kỳ năm trước | ≥ 20% | < 20% | Không tăng trưởng | Sụt giảm | 2% | |
4.10 | Mức độ bảo hiểm của tài sản có thể tổn thất | > 90% | 50% – 90% | <50% | Không có bảo hiểm | 3% | |
4.11 | Sự phân tách nhiệm vụ, quyền lực trong ban lãnh đạo doanh nghiệp | Có phân tách đầy đủ, chi tiết, rất hợp lý | Có phân tách chi tiết, đang tiến tới hoàn thiện việc phân định | Có phân tách nhưng chưa đầy đủ và hợp lý | Chưa phân tách | 3% | |
4.12 | Khả năng trả nợ gốc trung và dài hạn | ≥ 1,5 lần | ≥ 1,3 lần | ≥ 1 lần | ≥ 0,5 lần | < 0,5 lần | 2% |
4.13 | Đa dạng hóa ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh | Đa dạng hóa quanh lĩnh vực cốt lõi | Không đa dạng hóa | Đa dạng hóa ngoài lĩnh vực cốt lõi | 2% | ||
4.14 | Nguồn trả nợ của DN theo đánh giá của CBĐG | Nguồn trả nợ đáng tin cậy, doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng trả nợ đúng hạn | Nguồn trả nợ không ổn định, doanh nghiệp có thể sẽ đề nghị cơ cấu lại thời gian trả nợ | Nguồn trả nợ không chắc chắn, doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tìm nguồn trả nợ | 5% |
(Nguồn: đề xuất của đề tài)