Điểm Tổng Hợp Xhtd Doanh Nghiệp Theo Đề Xuất Sửa Đổi  Của Đề Tài

Tổng điểm tối đa đã nhân trọng số của nhóm các chỉ tiêu thông tin phi  tài  chính có tác động gây khó khăn tài chính cho doanh nghiệp là một trăm điểm.

Bước 5: Xác định tổng điểm cuối cùng để xếp hạng doanh nghiệp bằng cách nhân điểm các bước nêu trên (điểm đã nhân trọng số của các chỉ tiêu tài chính, các  chỉ tiêu dự báo và các chỉ tiêu thông tin phi tài chính của doanh nghiệp tại các Bước 2, 3, 4) với trọng số tương ứng của từng nhóm, sau đó cộng lại để ra tổng điểm tổng hợp cuối cùng như trình bày tại Bảng 3.6. Cơ sở của tỷ trọng nhóm chỉ tiêu phi tài chính là cao nhất là để hỗ trợ cho những hạn chế của phương pháp định lượng khi  tính  toán chỉ tiêu tài chính. Tuy nhiên  trọng số của nhóm chỉ tiêu phi  tài chính so  với tổng trọng số 2 nhóm còn lại không quá chênh  lệch  là để duy trì cân  bằng, không quá thiên lệch và chủ quan khi xếp  hạng.

Bảng 3.6: Điểm tổng hợp XHTD doanh nghiệp theo đề xuất sửa đổi  của đề tài

  TT  Chỉ tiêuĐiểm chưa nhân tỷ trọng (tối đa)  Tỷ trọngĐiểm đã nhân tỷ trọng (tối đa)
1Chỉ tiêu tài chính10030%30
2Chỉ tiêu dự báo5030%15
3Chỉ tiêu phi tài chính10055%55
 Tổng điểm 100%100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

(Nguồn: đề xuất của đề tài)

Như vậy, điểm  tối đa doanh nghiệp đạt được sau bước này là 100 điểm,  căn  cứ điểm đạt được cuối cùng này để XHTD doanh nghiệp theo chín mức xếp  hạng  như trình bày tại Bảng 2.5 (Trang 38) đã được trình bày chi  tiết tại Chương II của  đề tài này.

Mô hình chấm điểm XHTD theo đề xuất xủa đề tài không quá phức tạp những vẫn đảm bảo không xếp hạng quá cao khiến chủ quan khi ra quyết định  cấp  tín  dụng,  và cũng đảm bảo không quá thấp  khiến ngân hàng bỏ  cơ hội kinh doanh khi  từ chối một khách hàng tốt.

Sau khi thực hiện XHTD thì khách hàng doanh nghiệp sẽ tiếp tục được chấm điểm tình hình trả nợ ngân hàng theo ba mức tốt (Luôn trả nợ đúng hạn, hoặc khách hàng mới), trung bình (Đã từng có nợ quá hạn trong quá khứ nhưng hiện tại không còn nợ quá hạn tức khách hàng đang trong giai đoạn thử thách) và xấu (Đang có nợ quá hạn) như trình bày tại Bảng 3.7 để phục vụ cho việc xếp loại khoản vay theo Điều 7  của Quyết  định 493/2005/QĐ-NHNN.

Bảng 3.7: Đánh giá tình hình trả nợ của doanh nghiệp theo đề xuất sửa đổi của đề tài

Tình  hình trả nợ gốc và lãi vayĐánh giá
Luôn  trả nợ đúng hạn, hoặc khách hàng mớiTốt
Đã từng có nợ quá hạn, đang trong giai đoạn  thử tháchTrung bình
Đang có nợ quá hạnXấu

(Nguồn: đề xuất của đề tài)

Xếp loại khoản vay khách hàng doanh nghiệp được tính theo kết quả ma trận hai chiều giữa mức XHTD và đánh giá tình hình trả nợ được trình bày chi tiết như trong Bảng 3.8 bao gồm năm mức: Nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, và nợ có khả năng  mất vốn.

Bảng 3.8: Ma trận xếp loại khoản vay doanh nghiệp theo  đề xuất sửa đổi của  đề tài


Mức XHTD / Tình hình trả nợ
TốtTrung bìnhXấu
AAA AA A BBB  Nợ đủ tiêu chuẩn  Nợ cần chú ý  Nợ dưới tiêu chuẩn
BBNợ cần chú ýNợ cần chú ýNợ dưới tiêu chuẩn
BNợ cần chú ýNợ dưới tiêu chuẩnNợ nghi ngờ
CCCNợ dưới tiêu chuẩnNợ nghi ngờNợ có khả năng mất vốn
CC CNợ nghi ngờNợ có khả năng mất vốnNợ có  khả năng mất vốn

(Nguồn: đề xuất của đề tài)

Kiểm chứng mô hình xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp của LienVietPostBank sau điều chỉnh

Sử dụng  số  liệu và thông tin các đối tượng đã trình bày tại Chương II của đề tài này, kết hợp với mô hình sửa đổi bổ sung đã trình bày tại Chương này để tiến hành kiểm chứng.

Đề tài sử dụng mô hình chấm điểm theo đề xuất tại Mục 3.2.2 (Trang 55) Chương III của đề tài này để XHTD cho Công ty CP B (Nhóm ngành Đầu tư xây dựng cơ bản, có quy mô vừa) đã được xem xét tại Mục 2.5.2 (Trang 43) Chương II của đề tài này cho thấy doanh nghiệp đạt tổng điểm các chỉ tiêu tài chính đã nhân trọng số là 55,6 điểm như trình bày tại Bảng 3.9. Điểm ban đầu được xác định theo Bảng I.7 của Phụ lục I và Bảng 3.3  (Trang 56).

Bảng  3 9   Chấm điểm các  chỉ  tiêu tài chính của  Công  ty  CP B  1

Bảng  3.9:  Chấm điểm các  chỉ  tiêu tài chính của  Công  ty  CP B  bằng   mô hình  sửa đổi theo  đề xuất của đề tài

Chỉ tiêuĐơn vịGiá trịĐiểm ban đầuTrọng sốĐiểm trọng số
Nhóm chỉ tiêu thanh khoản     
1.   Khả năng thanh toán ngắn hạnLần1,064014%5,6
2.   Khả năng thanh toán nhanhLần0,86808%6,4
Nhóm chỉ tiêu hoạt động     
3.   Vòng quay hàng tồn khoVòng5,271008%8
4.   Vòng quay vốn lưu độngVòng1,23608%4,8
5.   Vòng quay các khoản phải thuVòng1,94208%1,6
6.   Hiệu quả sử dụng tài sảnLần1,06604%2,4
Nhóm chỉ tiêu cân nợ     
7.   Nợ phải trả/Tổng tài sản%86,982015%3
8.   Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu%14,9610015%15
Nhóm chỉ tiêu thu nhập     
9.   Lợi nhuận trước thuế/Doanh thu%1,79208%1,6
10. Lợi nhuận trước thuế/Tổng tài sản%1,90206%1,2
11. Lợi nhuận trước thuế/Vốn chủ  sở hữu%14,611006%6
Tổng điểm trọng số    55,6

(Nguồn: Chẩm điểm theo mô hình đề xuất của đề  tài)

Công ty CP B là một doanh nghiệp đã cổ phần  hóa, không thuộc ngành  sản xuất nên được xác định chỉ số nguy cơ vỡ nợ như trình bày tại Bảng 3.10. Kết quả tính toán cho thấy chỉ số Z’’= 0,726 ( Z’’< 1,1), đồng nghĩa với doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.

Bảng 3.10: Xác định chỉ số nguy cơ vỡ nợ của Công ty CP B bằng hàm thống kê Z-score của  Altman

Chỉ tiêuĐơn vị tínhGiá trị
Tổng tài sản (TA)Triệu đồng281.730
Tài sản ngắn hạn (CA)Triệu đồng258.042
Nợ ngắn hạn (CL)Triệu đồng244.459
Vốn lưu động (CA-CL)Triệu đồng13.583
Lợi nhuận giữ lại (RE)Triệu đồng5.508
Lãi trước thuế và lãi vay (EBIT)Triệu đồng7.838
Tài sản vô hình (IA)Triệu đồng24
Giá trị sổ sách của nợ (TL)Triệu đồng245.052
Giá trị sổ sách của vốn cổ phần  (BV=TA-IA-TL)Triệu đồng36.654
X1  = (CA-CL)/TA 0,048
X2  = RE/TA 0,020
X3  = EBIT/TA 0,028
X4  = BV/TL 0,150
Z” =  6,56X1 + 3,26X2 + 6,72X3 + 1,05X4 0,726

(Nguổn: Trích  và  tính toán từ dữ liệu tiếp cận của LienVietPostBank)

Tổng điểm đã nhân trọng số của nhóm các chỉ tiêu dự báo nguy cơ  khó  khăn tài chính của Công ty CP B là 12 điểm như trình bày  tại Bảng 3.11.

Bảng 3.11: Chấm điểm các chỉ tiêu dự báo nguy cơ khó khăn tài chính của Công ty CP B bằng mô hình  sửa đổi theo  đề xuất của đề tài

Chỉ tiêuĐánh giáĐiểm ban đầuTrọng sốĐiểm trọng số
1. Nguy cơ vỡ nợ (Z-score)Vùng  nguy hiểm2040%8
2.  Tình  hình  trả nợ  ngân hàng của đối tượng nắm  ≥  25% vốn điều lệ của doanh nghiệpTừng  có   gia  hạn nợ,   hoặc   cơ  cấu lại   nợ   vay,  hiện tại không có nợ quá hạn4010%4
Tổng điểm theo trọng số   12

Các chỉ tiêu thông tin phi tài chính của Công ty CP B được chấm điểm như trình bày tại Bảng 3.12 với tổng điểm đã nhân trọng số của nhóm các chỉ tiêu này là 71,6 điểm.

Bảng 3.12: Chấm điểm các chỉ tiêu thông tin phi tài chính của Công ty CP B bằng mô hình  sửa đổi theo đề xuất của đề tài

 Chỉ tiêuĐánh giáĐiểm ban đầuTrọng sốĐiểm trọng số
1Trình độ quản lý và môi trường nội bộ  20% 
1.1Lịch  sử  tư  pháp  của người đứng đầu  DN/Chủ DNLý  lịch tư  pháp  tốt, chưa  từng  có tiền án, tiền sự1002%2
1.2Trình độ học  vấn  của người đứng đầu  DN/Chủ DNĐại học802%1,6
1.3Kinh nghiệm, năng lực điều hành  và  chất lượng  quản lý của Chủ DN/Ban lãnh đạoKinh nghiệm và chất lượng  quản  lý ở mức khá,  bộ  máy lãnh  đạo ổn định  80  5%  4
1.4Uy  tín,   quan   hệ   của Chủ DN trên thị trường, với các cơ quan liên quanQuan hệ bình thường  60  4%  2,4
1.5Môi trường kiểm soát nội  bộ, cơ cấu tổ chức của DNCác quy trình kiểm soát nội  bộ được thiết lập nhưng không được cập    nhật    và    kiểm    tra thường xuyên. Cơ cấu tổ chức tốt  80  2%  1,6
1.6Môi  trường nhân  sự  nội bộ của doanh nghiệpTốt803%2,4
1.7Tầm nhìn chiến lược kinh doanh của doanh nghiệpCó  tầm  nhìn  và  chiến  lược  kinh doanh, tuy nhiên  tính khả thi trong 1 số trường hợp còn hạn chế  60  2%  1,2
2Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp  10% 
2.1Triển  vọng phát triển ngànhTương  đối  phát  triển  và  có  triển vọng802%1,6

Bảng 3.12: Chấm điểm các chỉ tiêu thông tin phi tài chính  của  Công ty  CP B  bằng mô hình  sửa đổi theo đề xuất của đề tài

 Chỉ tiêuĐánh giáĐiểm ban đầuTrọng sốĐiểm trọng số
2.2Ảnh  hưởng  từ   chính  sách của Nhà nước, Chính phủ, Chính quyền địa phươngKhông  có  chính  sách  riêng   hoặc không chịu ảnh hưởng nhiều từ chính sách (nếu có)  40  3%  1,2
2.3Tính ổn định của nguồn nguyên liệu đầu vàoTương đối ổn định hoặc có biến động nhưng ít ảnh  hưởng đến  hoạt động kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp  60  2%  1,2
2.4Khả năng sản phẩm của doanh nghiệp bị thay  thế bởi các “sản  phẩm thay thế” theo đánh giá của CBĐGTương đối khó  80  1%  0,8
2.5Khả năng gia nhập thị trường (cùng ngành/  lĩnh vực kinh doanh)của các doanh    nghiệp    mới    theo đánh giá của CBĐGKhó, đòi hỏi đầu tư vốn và  lao động lớn, trình độ cao    80    1%    0,8
2.6Mức độ phụ thuộc của hoạt động   kinh   doanh   của DN vào các điều kiện tự nhiênCó phụ thuộc nhưng ảnh hưởng không đáng kể  80  1%  0,8
3Quan hệ với TCTD  24% 
3.1Tình hình nợ quá hạn/ tổng dư  nợ  tại  hiện  tại  của DN tại các TCTD0%  100  4%  4
3.2Số lần Cơ cấu lại nợ, Chậm trả lãi, Số lần các cam kết mất khả năng/chậm thanh toán   trong 12 tháng qua  tại các TCTD0    100    4%    4
3.3Lịch  sử  trả nợ của DN   với Ngân hàng Liên ViệtLuôn  trả nợ đúng hạn1004%4
3.4Sử dụng vốn vay sai mục đích  khi  vay  vốn  tại Ngân hàng Liên ViệtChưa từng sử dụng vốn sai mục đích  100  3%  3
3.5Tỷ trọng số dư tiền gửi bình quân (trong 12 tháng qua)/ Dư nợ bình quân của doanh nghiệp  tại  Ngân  hàng Liên Việt (trong 12 tháng qua)<2%    20    4%    0,8

Bảng 3.12: Chấm điểm các chỉ tiêu thông tin phi tài chính  của  Công ty  CP B  bằng mô hình  sửa đổi theo đề xuất của đề tài

 Chỉ tiêuĐánh giáĐiểm ban đầuTrọng sốĐiểm trọng số
3.6Số   lượng   trung   bình  các giao dịch với Ngân hàng Liên Việt< 2  20  5%  1
4Các đặc điểm hoạt động của  doanh nghiệp  46% 
4.1Vị thế và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trườngCó thương hiệu nhưng được biết đến ở mức độ thông thường, vị trí thuộc nhóm phát triển ổn  định. Chịu sự cạnh tranh nhưng có  hướng  phát   triển  rõ   ràng  để  cải thiện vị thế.    60    5%    3
4.2Phạm vi hoạt động của doanh  nghiệp  (phạm vi tiêu thụ sản phẩm)Chỉ trong phạm vi Việt nam hoặc cả phạm vi biên giới lân cận  80  4%  3,2
4.3Mối quan hệ với nhà cung cấpHoàn toàn chủ động và có nhiều phương án  lựa chọn đầu vào1003%3
4.4Mối quan hệ với đối tác đầu raThị trường đầu ra rất lớn. Doanh nghiệp không bị lệ thuộc vào một số  ít  các đối tác đầu ra,  hoàn  toàn chủ động phát triển bán hàng  100  5%  5
4.5Chất chínhlượngbáocáotàiBáo   cáo   trung  thực,  đầy  đủ,  có kiểm toán, gửi đúng hạn1005%5
4.6Áp  dụng  mô  hình  quản  lý hiện đại (ISO) và quy trình công nghệ tiên tiếnKhông áp dụng  20  2%  0,4
4.7Thành  tích được  công nhận rộng rãiChưa   từng   nhận   được   các  giải thưởng của các tổ chức202%0,4
4.8Xu  hướng  lưu  chuyển  tiền thuầnCó   xu  hướng  giảm   (lưu chuyển tiền thuần trong kỳ dương)603%1,8
4.9Tốc độ tăng trưởng doanh thu   quý   đánh   giá   so với cùng  kỳ năm trước< 20%  80  2%  1,6
4.10Mức  độ  bảo  hiểm  của   tài sản có thể tổn thấtKhông có bảo hiểm203%0,6
4.11Sự  phân  tách  nhiệm  vụ, quyền lực trong ban  lãnh đạo doanh nghiệpCó phân tách nhưng chưa đầy đủ  và hợp lý  60  3%  1,8
4.12Khả  năng  trả  nợ  gốc trung và dài hạn≥ 1 lần602%1,2

Bảng 3.12: Chấm điểm các chỉ tiêu thông tin phi tài chính  của  Công ty  CP B  bằng mô hình  sửa đổi theo đề xuất của đề tài

 Chỉ tiêuĐánh giáĐiểm ban đầuTrọng sốĐiểm trọng số
4.13Đa   dạng  hóa   ngành nghề, lĩnh vực kinh doanhKhông đa dạng hóa602%1,2
4.14Nguồn trả nợ của DN theo đánh giá của CBĐGNguồn  trả  nợ đáng  tin  cậy, doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng trả  nợ đúng hạn  100  5%  5
 Tổng điểm trọng số   71,6

(Nguồn: Chấm điểm theo mô hình đề xuất của đề tài)

Như  vậy,  tổng điểm  XHTD  của  Công  ty CP  B  đạt được  là 59,6 điểm   như Bảng  3.13, tương đương  như mức xếp hạng BB như  trình bày tại  Bảng 2.5  (Trang 38) Chương II của đề tài. Với XHTD này, Công ty CP B được đánh giá là Hoạt  động hiệu quả thấp, tiềm lực tài chính và năng lực quản lý trung bình, rủi ro trung bình, có thể gặp khó khăn khi các điều kiện kinh tế bất lợi kéo dài, hạn chế mở rộng tín dụng, chỉ tập trung tín dụng  ngắn hạn và yêu  cầu tài sản  đảm bảo đầy đủ. So  sánh kết quả XHTD của Công ty CP B với thực tế nợ xấu đã xảy ra cho thấy hoàn toàn phù hợp. Nếu như năm 2010, DN được đánh giá đúng với năng lực và nguy cơ rủi ro của mình thì chính sách tín dụng của ngân hàng đối với Công ty CP B đã siết chặt hơn bằng cách hạn chế hoặc giảm hạn mức tín dụng và yêu cầu tài sản đảm bảo đầy đủ, nếu thực tế như vậy thì DN cũng khó có khả năng  mở  rộng quy mô hoạt động kinh doanh trong năm 2011, dẫn đến nhiều rủi ro cho DN trong giai đoạn cuối năm. Và như vậy, ngân hàng cũng kiểm soát tốt hơn sự gia tăng  nợ xấu.

Bảng 3.13: Điểm tổng hợp XHTD doanh nghiệp của Công  ty  CP  B  bằng mô hình sửa đổi theo đề xuất của đề tài

  STT  Chỉ tiêuĐiểm chưa nhân tỷ trọng  Tỷ trọngĐiểm đã nhân tỷ trọng
1Chỉ tiêu  tài chính55,630%16,6
2Chỉ tiêu dự báo1230%3,6
3Chỉ tiêu  phi tài chính71,655%39,4
 Tổng điểm 100%59,6

(Nguồn: Chấm điểm theo mô hình đề xuất của đề  tài)

Trên cơ sở xếp loại tín dụng Công ty CP B như trên, với đánh giá tình hình trả nợ ngân hàng ở mức trung bình, các khoản vay của doanh nghiệp được xếp loại “Nợ cần chú ý” theo ma trận kết hợp giữa mức XHTD và đánh giá tình hình  trả nợ vay như trình bày tại Bảng 3.8 (Trang 67).

Sử dụng mô hình chấm điểm XHTD sau điều chỉnh như trình bày nêu trên để đánh giá lại năng lực tín dụng của Công ty CP A (thuộc nhóm ngành Công nghiệp nhẹ, có quy mô vừa) đã được xem  xét tại  Mục 2.5.1  (Trang 40) Chương II của đề tài này. Kết quả chấm điểm XHTD của Công ty CP A đạt tổng điểm cuối cùng đã nhân trọng số là 58,9 điểm, tương đương mức xếp hạng tín dụng BB như trình bày chi tiết tại Phụ lục V. Kết quả này cũng hoàn toàn phù hợp với những đánh giá về thực trạng của doanh nghiệp vào thời điểm cuối năm 2011. Xếp hạng các khoản vay của Công ty CP A theo ma trận kết hợp giữa mức XHTD và đánh  giá tình  hình  trả nợ cho kết quả “Nợ cần chú ý”. Đánh giá theo tình hình thực tế với điều kiện khó khăn kinh tế còn kéo dài và nhu cầu xây dựng thấp như hiện nay, việc ngân  hàng  cho Công ty CP A vay trung dài hạn để thực hiện dự án nhà máy sản xuất vật tư xây dựng nhiều khả năng sẽ phát sinh nợ quá hạn và nợ xấu,  dẫn đến  khả năng không  thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi vay cho ngân  hàng.

Các giải pháp hoàn thiện hệ thống XHTD KHDN tại Ngân hàng  TMCP  Bưu điện Liên Việt

Đánh giá mức độ rủi ro tín dụng của khách  hàng doanh  nghiệp hay người đi vay nói chung mà chỉ dựa vào mô hình chấm  điểm XHTD thì kết quả đạt được có  thể vẫn cách xa so với thực tế do sự biến động liên tục của các điều kiện kinh tế và môi trường kinh doanh. Hầu như không có phương pháp phân tích hay một hệ thống phức tạp nào có thể hoàn toàn thay thế được kinh nghiệm cũng như các đánh giá chuyên môn của cán bộ tác nghiệp. Vì vậy, LienVietPostBank vẫn  cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa yếu tố con người và công nghệ trong XHTD khách hàng  doanh nghiệp nhằm quản trị  rủi ro tín dụng một cách có hiệu quả.

Thông qua việc phân tích những thành tựu và hạn chế còn tồn tại của mô hình XHTD KHDN đang sử dụng tại LienVietPostBank,  đề tài đề xuất các  giải pháp  hoàn thiện hệ thống XHTD KHDN tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt như sau:

Sửa đổi bổ sung mô hình XHTD doanh nghiệp theo hướng bổ sung thêm nhóm chỉ tiêu dự báo nguy cơ phá sản doanh nghiệp (chủ yếu là hàm thống kê Z- score của Altman), điều chỉnh trọng số và bổ sung trong nhóm chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, bổ sung ma trận phân loại khoản vay, …  để phản  ánh  đúng  mức XHTD doanh nghiệp và phân loại nợ tương ứng như đề  xuất sửa đổi mô  hình  XHTD doanh nghiệp đã trình bày  tại Mục 3.2 (Trang 52) Chương III.

Tăng cường công tác kiểm tra thực tế tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng trước và sau khi cho vay. Các chi nhánh của LienVietPostBank cần thu thập thông tin kịp thời về các biến động của khách hàng nhằm điều chỉnh chính sách tín dụng một cách linh hoạt và hợp lý.

Chi nhánh của LienVietPostBank cần đôn đốc và khuyến khích doanh nghiệp tuân thủ pháp luật về kế toán và kiểm toán. Kết quả chấm  điểm  XHTD  doanh nghiệp của mô hình theo đề xuất của đề tài này chịu ảnh hưởng của việc tuân thủ các chuẩn mực kế toán và nhất là theo chuẩn mực kế toán quốc tế vì có sử dụng mô hình dự báo nguy cơ vỡ nợ đang được sử dụng rộng rãi trên  thế giới.

Xây dựng hệ thống thông tin hoàn chỉnh  của LienVietPostBank.  Giống  như những NHTM khác, LienVietPostBank cũng gặp phải khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn thông tin để phục vụ cho việc XHTD. Để có một cơ sở dữ liệu riêng, phục vụ cho việc XHTD, LienVietPostBank phải thiết lập hệ thống thông tin trung tâm, các Chi nhánh phải có nghĩa vụ báo cáo định kỳ hoặc theo yêu cầu đột xuất  thông tin về các KHDN đang quan hệ tại Chi nhánh về trung tâm lưu trữ. Khi cần thông tin, các Chi nhánh sẽ đề nghị trung tâm cung cấp thông tin. Bên cạnh đó, việc thiết lập một chương trình phần mềm chuyên  biệt để thực hiện XHTD cũng giúp   cho dữ liệu được nhập chính xác và đồng bộ trên  toàn hệ thống.

Trong điều kiện các nguồn lực nội tại của bản thân ngân hàng còn thiếu đồng bộ và chưa đầy đủ, LienVietPostBank có thể tận dụng lợi thế về kinh nghiệm, công nghệ, trình độ quản lý của các tổ chức kiểm toán, các tổ chức XHTD hàng đầu thông qua các chương trình tư vấn, hỗ trợ đối tác chiến lược để hoàn thiện hệ thống XHTD của mình. Cần thiết lập kênh trao  đổi thông tin giữa các ngân hàng  trên cơ  sở cạnh canh cùng với hợp tác nhằm đạt mục tiêu chung là ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng.

Tăng cường công tác bồi dưỡng đạo đức, đào tạo nâng cao trình độ và kỹ năng phân tích đánh giá chuyên môn nghiệp vụ.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/11/2021