Tín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An - 12


KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu những vấn đề lý luận về tín dụng đối với HSSV của NHCSXH tỉnh Nghệ An, bản thân có thể rút ra một số kết luận như sau:

Tín dụng đối với HSSV của NHCSXH là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước, thể hiện ý nghĩa sâu sắc, giúp cho các hộ gia đình thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, gia đình khó khăn giảm được đáng kể chi phí tài chính, đảm bảo thực hiện tốt chủ trương của Nhà nước là không để một HSSV nào đỗ đại học, cao đẳng, dạy nghề phải bỏ học vì khó khăn về tài chính.Vốn vay đã tập trung vào NHCSXH là một đầu mối quan trọng trong quá trình đổi mới, hội nhập quốc tế, được NHCSXH tỉnh Nghệ An thực hiện đúng chế độ, chính sách của Nhà nước, có phương pháp phù hợp đã đem lại hiệu quả về kinh tế, chính trị, xã hội.

Vốn vay tín dụng HSSV đã được NHCSXH tỉnh Nghệ An ủy thác qua 04 tổ chức CT-XH (Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên), sự giám sát của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp đã thực hiện tốt công tác quản lý vốn tín dụng HSSV có hiệu quả. Vốn vay tín dụng đối với HSSV của NHCSXH tỉnh Nghệ An đã thực hiện được công tác xã hội hóa hoạt động tín dụng, đã sử dụng hàng vạn người tham gia công cuộc cho vay tín dụng chính sách.

Luận văn đã khái quát được công tác quản lý tín dụng HSSV, áp dụng cụ thể vào NHCSXH tỉnh Nghệ An, luận văn đã đánh giá kết quả công tác quản lý tín dụng đối với HSSV tỉnh Nghệ An. Qua hơn 8 năm cho vay tín dụng HSSV, NHCSXH tỉnh Nghệ An đã có quy mô 8.111 tổ TK&VV, vốn vay đã phủ kín trên khắp thôn, xóm trên địa bàn tỉnh Nghệ An, đã đầu tư cho hơn 111 ngàn HSSV đi học, số dư 2.212 tỷ đồng dư nợ.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được qua 08 năm quản lý tín dụng HSSV của NHCSXH tỉnh Nghệ An thì còn những hạn chế do cơ chế cho vay


tín dụng HSSV, sự phối hợp của các tổ chức CT-XH nhận ủy thác, công tác quản lý vốn vay của Tổ TK&VV có nơi chưa hiệu quả, mô hình quản lý tổ chức của NHCSXH tỉnh Nghệ An chưa hoàn thiện so với thực tiễn cần đặt ra.

Từ đó, trước mắt từ nay đến năm 2020, NHCSXH tỉnh Nghệ An cần hoàn thiện mạng lưới hoạt động, tập trung thực hiện tốt công tác quản lý vốn đối với các tổ chức CT-XH nhận ủy thác, nâng cao chất lượng quản lý vốn của Tổ TK&VV, đa dạng hóa công tác kiểm tra trên nhiều kênh, nâng cao chất lượng cán bộ, duy trì đưa hoạt động tín dụng chính sách về tại các điểm giao dịch UBND xã để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng một cách ngắn nhất, gắn tín dụng chính sách xã hội với sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền địa phương để nâng cao hiệu quả quản lý tín dụng NHCSXH tỉnh Nghệ An trong thời gian tới.

Mặc dù bản thân đã có nhiều rất nhiều cố gắng, song do điều kiện thời gian và khả năng còn hạn chế nên đề tài của tôi không tránh những thiếu sót, rất mong được sự góp ý của các nhà khoa học, những người quan tâm đến đề tài này để luận văn được hoàn thiện hơn nữa.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, 2013.Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Hà Nội.

2. Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, 2014.Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2012. Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Quyết định 157/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên.

4.Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,2002.

Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội.

5.Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,

2002. Nghị định số78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

6. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2012. Quyết định số 852/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội giai đoạn 2011 -2020, Hà Nội.

7.Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,2013.

Thông báo số 86/TB-VPCP Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại Hội nghị tổng kết 05 năm thực hiện Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg về tín dụng đối với học sinh, sinh viên.

8.Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,2013.

Thông báo số 183/TB-VPCP Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị tổng kết 10 năm hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội.


9. Đảng cộng sản Việt Nam, 2013. Nghị quyết số 29-NQ/TW Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

10. Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An, 2012. Báo cáo tổng kết 10 năm hoạt động (2003-2012).

11. Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An, 2013. Báo cáo tổng kết 05 năm tín dụng đối với học sinh sinh viên (2007-2012).

12. Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, 2013. Hệ thống văn bản nghiệp vụ tín dụng.

13. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2014. Nghị quyết số 76/2014/QH13 ngày 24/6/2014 đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo đến năm 2020.

14. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2010. Luật số: 47/2010/QH12 Luật các tổ chức tín dụng.

15. Thông tin Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, 2011, 2012, 2013.

16. Phạm Thị Thanh An, 2013. Giải pháp phát triển tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Hà Nội: Trường Học viện Ngân hàng.

17. Hoàng Đức, 2007. Tín dụng cho sinh viên-vướng mắc và giải pháp.

Hà Nội: Tạp chí phát triển kinh tế (206).

18. Phan Huy Đường, 2014. Giáo trình quản lý công. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

19. Hà Thị Hạnh, 2004. Giải pháp hoàn thiện mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của NHCSXH, Luận án tiến sĩ, Trường đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

20. Nguyễn Đức Hải 2012. Phát triển tài chính vi mô tại Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Học Viện Ngân hàng, Hà Nội.


21. Đỗ Tất Ngọc, 2002. Mô hình Ngân hàng Chính sách và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Chính sách, Đề tài nghiên cứu khoa học, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

22. Nhật Minh, 2008. Về tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Hà Nội: Tạp chí Ngân hàng (Số 17).

23. Lê Hồng Phong 2007, Nâng cao năng lực hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Học viện Ngân hàng.

24. Nguyễn Văn Tiến, 2013. Giáo trình ngân hàng thương mại. Hà Nội: NXB thống kê.

25. Trần Hữu Ý, 2010. Xây dựng chiến lược phát triển bền vững của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện Ngân hàng.

26. Lã Thị Hồng Yến 2014. Phát triển tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQG Hà Nội

27. Adrian Ziderman, 2006. Lựa chọn chính sách trong các chương trình cho học sinh sinh viên vay vốn: Bài học từ năm nghiên cứu điển hình ở Châu Á, Bangkok

28. Website: www.baomoi.com www.chinhphu.vn www.giaoducvietnam.vn thoibaonganhang.vn vietnamnet.vn www.worldbank.org vbsp.org.vn


PHIẾU ĐIỀU TRA

TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỌC SINH SINH VIÊN

===***===


SỐ PHIẾU:………


Tôi là học viên cao học của Trường Đại học Kinh tế- Đại học Quốc gia Hà Nội đang làm đề tài “Tín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An”. Mong anh/chị bớt chút thời gian hoàn thiện bảng câu hỏi này giúp tôi. Tôi cam kết giữ bí mật tuyệt đối về kết quả khảo sát và chỉ sử dụng vào đề tài này. Xin chân thành cảm ơn anh/chị nhiều!

Câu 1. Gia đình anh/chị thuộc diện nào sau đây?


A. Hộ nghèo

B. Hộ có thu nhập bằng 150% hộ nghèo

C. Hộ khó khăn

C. Hộ khác………………………….

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Tín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An - 12

Câu 2. Anh/chị đã vay vốn được bao nhiêu lâu rồi?

A. 01 kỳ học

B. 01 năm

C. Trên 01 năm

D. Đã trả nợ

Câu 3. Chi phí bạn cần trong 1 tháng để học tập và sinh hoạt (gồm tất cả chi phí cho các hoạt động hàng ngày).


A. 1.100.000 đồng

B. 1.100.000-1.500.000 đồng

C. 1.500.000-2.000.000 đồng

C. Mức khác:………………

Câu 4. Mục đích vay vốn tín dụng học sinh sinh viên là gì?


A. Chi phí phục vụ học tập

B. Kinh doanh

C. Gửi Ngân hàng để hưởng chênh lệch lãi suất

C. Mục đích khác……………………

Câu 5. Mức vay hiện nay thế nào là phù hợp?


A. 1.000.000 đồng

B. 1.100.000 đồng

C. 1.500.000 đồng

C. Mức khác:………………………….

Câu 6. Lãi suất hiện nay bao nhiêu là phù hợp?


A. 0,5%

B. 0,6%

C. Lãi suất thấp hơn lãi suất Ngân hàng thương mại là phù hợp.

C. Không phù hợp lãi suất nên là……%


Câu 7. Theo anh/chị thời hạn vay vốn hiện nay (Đại học 9 năm, Cao đẳng 7 năm, Trung cấp 5 năm) có phù hợp không?


A. Phù hợp

B. Không phù hợp

C. Định lại kỳ hạn khi không có vay nữa

D………………………………………


A. Phù hợp

B. Chưa phù hợp ở chỗ:……………………………

A. Nhanh

B. Chậm

C. Rất chậm

D. Còn vướng mắc ở chỗ:……………

Câu 8. Thủ tục vay vốn học sinh sinh viên đã phù hợp chưa? Câu 9. Thủ tục giải ngân vay vốn được giải quyết như thế nào?


A. Nhận tiền mặt trực tiếp

B. Nhận tiền qua thẻ ATM

A. Đang học

B. Đã ra trường

Câu 10. Anh/chị nhận tiền vay thông qua hình thức nào? Câu 11. Anh/chị đã tốt nghiệp ra trường chưa?

Câu 12. Anh/chị đã đi làm chưa?

A. Chưa đi làm

B. Đã đi làm

Câu 13. Sau bao lâu sau khi tốt nghiệp ra trường anh/chị có việc làm?(nếu đã tốt nghiệp)

A. Có việc làm luôn

B. Sau 6 tháng

C. Sau 01 năm

C. Trên 01 năm

Câu 14. Công việc làm có phù hợp với ngành anh/chị đã học chưa? (nếu đã đi làm)

A. Không phù hợp

B. Phù hợp

Câu 15. Khó khăn trong việc trả lãi của gia đình anh/chị là gì?

A. Đang lo cho con ăn học

B. Gia đình gặp khó khăn.

C. Trả lãi bình thường

D. Chưa trả lãi, đợi trả gốc tiến hành trả lãi luôn.

Câu 16. Khó khăn trong việc trả nợ gốc của gia đình anh/chị là gì?

A. Con ra trường chưa có việc làm

C. Gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn

C. Thu nhập sinh viên ra trường chưa ổn định.

D. Khác:………………………………


Câu 17. Sau khi ra trường nguồn trả nợ từ đâu ?


A. Gia đình trả nợ

B. HSSV đi làm để trả nợ

C. Đi vay để trả

D. Không có ý định trả nợ.

Câu 18. Anh/chị tìm hiểu tín dụng học sinh sinh viên thông qua nguồn nào sau đây?


A. Qua tổ vay vốn, tổ chức hội nhận ủy thác.

B. Thông tin qua báo chí, Internet…

C. Từ anh, em, họ hàng, bạn bè


Câu 19. Anh/chị đánh giá thế nào về tác động của tín dụng học sinh sinh sinh viên trong thời gian qua?


A. Sinh viên an tâm học hành, không phải bỏ học.

C. Giảm bớt gánh nặng đi vay nặng lãi của gia đình.

C. Giúp sinh viên có việc làm sớm hơn.

D. Ý kiến khác:………………………

Câu 20. Anh/chị cho biết giải pháp nâng cao hoạt động quản lý tín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An?

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

Xin chân thành cảm ơn anh/chị!

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/10/2023