Đánh Giá Về Lãi Suất, Thời Gian, Thủ Tục Của Nhcsxh Tỉnh Nghệ An Tác Động Đến Khách Hàng Vay Vốn


Như vậy, đối tượng vay vốn tín dụng đối với HSSV của NHCSXH tỉnh Nghệ An ở đây chủ yếu tập trung là hộ nghèo (48%), hộ thu nhập bằng 150% hộ nghèo (32%). Các đối tượng khác được vay vốn chiếm tỷ lệ nhỏ.

Qua thực tế khảo sát nắm bắt tại hộ gia đình thì đối tượng cần vay vốn HSSV rất nhiều, nhưng một số chính quyền địa phương chủ yếu xác nhận cho các đối tượng có giấy chứng nhận hộ nghèo, cận nghèo xét duyệt để cho vay, trong khi đó hạn chế các đối tượng khác cho vay.

Bên cạnh đó, áp lực giảm nghèo, giảm cận nghèo của các xã phấn đấu về đích nông thôn mới nên tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo cần phải giảm xuống; cần phải nâng hộ thu nhập trung bình, khá lên. Trong lúc đó nhiều gia đình nông thôn có từ 02-03 con đi học đời sống rất khó khăn nhưng không thuộc diện khó khăn để được vay vốn.

Bảng 3.12 Bảng đánh giá mức độ vay vốn của khách hàng



Đánh giá mức độ vay vốn của khách hàng

Số khách hàng


Tỷ lệ (%)

Chi phí cần để phục vụ học tập của HSSV trong

01 tháng

a.1.100.000

28

14

b.1.100.000-1.500.000

40

20

c.1.500.000-2.000.000

104

52

d. Mức khác

28

14


Mức vay vốn phù hợp

a.1.000.000

64

32

b.1.100.000

28

14

c.1.500.000

80

40

d.Mức khác...

28

14

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Tín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An - 9

(Nguồn: Kết quả điều tra khách hàng vay vốn của NHCSXH tỉnh

Nghệ An thực hiện đến tháng 01 năm 2015) Qua bảng trên một số nội dung cần phân tích cụ thể như sau:

- Chi phí cần để trang trải phục vụ cho học tập của HSSV qua khảo sát

chủ yếu từ mức 1.500.000-2.000.000 đồng, với 104 phiếu, chiếm tỷ lệ 52%.

53


Các mức còn lại chiếm tỷ lệ không đáng kể. Như vậy, chi phí hợp lý để phục vụ công tác học tập của HSSV cần phải tăng lên. Bên cạnh đó, ta có thể đánh giá mức vay hiện nay của NHCSXH là 1.100.000 đồng, chiếm 14% do vậy chưa hợp lý so với mức 1.500.000 đồng, chiếm tỷ lệ 40% qua khảo sát ở bảng trên.

Trên thực tế chi phí đối với HSSV đang học tại các trường ở các đô thị lớn hơn do giá cả sinh hoạt tăng, mức cho vay 1.100.000 đồng/tháng hiện nay không đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt đối với các HSSV thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, khó khăn. Đối với HSSV thuộc diện hộ nghèo bản thân gia đình lo chi phí sinh hoạt ở nhà rất khó khăn, không thể cung cấp cho HSSV tại các trường, chủ yếu là dựa vào nguồn vốn của NHCSXH để trang trải chi phí sinh hoạt.

Bảng 3.13 Đánh giá về lãi suất, thời gian, thủ tục của NHCSXH tỉnh Nghệ An tác động đến khách hàng vay vốn


Đánh giá lãi suất, thời gian, thủ tục vay của NHCSXH tỉnh Nghệ An tác động đến khách hàng

Số khách hàng


Tỷ lệ (%)


Lãi suất cho vay phù hợp

a. 0,5%

124

62

b. 0,6%

16

08

c. Lãi suất thấp hơn lãi suất NHTM

36

18

d. Không phù hợp lãi suất nên là...%

24

12


Thời gian vay vốn

a. Phù hợp

148

74

b. Không phù hợp

36

18

c. Định lại kỳ hạn khi không có vay nữa

12

06

d....

04

02

Thủ tục làm hồ sơ vay vốn

a. Phù hợp

149

74,5

b. Chưa phù hợp ở chỗ...

51

25,5


Thủ tục giải ngân

a. Nhanh

81

40,5

b. Chậm

63

31,5

c. Rất chậm

52

26

d. Còn vướng mắc ở chỗ...

04

02


- Từ bảng trên ta thấy lãi suất cho vay qua khảo sát lãi suất cho vay theo khách hàng mong muốn chủ yếu là 0,5%/tháng, chiếm tỷ lệ 62%; lãi suất nên thấp hơn các NHTM chiếm tỷ lệ 18%; tỷ lệ còn lại theo khảo sát của khách hàng là 0,6% (8%), lãi suất thấp hơn (từ 0,1-0,4%/tháng) chiếm tỷ lệ 12%. Ở đây khách hàng mong muốn lớn nhất là lãi suất 0,5%.

Cho vay đối với HSSV là cho vay tiêu dùng, thời gian kéo dài khoảng 10 năm, trong 04-05 đầu thời gian đang học là khoảng thời gian rất khó khăn, nhiều gia đình khó khăn trong việc nộp lãi cho NHCSXH, để đảm bảo mức lãi suất hợp lý đối với người vay là nên 0,5%/tháng.

- Về thời gian giải ngân cho vay, thủ tục cho vay chiếm tỷ lệ cao, phù hợp với khách hàng hiện nay. Thời gian vay vốn phù hợp chiếm 74%, thủ tục vay phù hợp chiếm 74,5%. Thủ tục giải ngân nhanh chiếm tỷ lệ 40,5%, chậm chiếm tỷ lệ 31,5%, Rất chậm chiếm 26%. Như vậy, khách hàng tương đối hài lòng về thời gian, thủ tục giải ngân nhanh, phù hợp đối với HSSV.

Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân chậm và rất chậm chiếm tỷ lệ tương đối cao (72%). Như vậy, thời gian giải ngân đối với tín dụng HSSV đang còn chậm so với mong muốn của gia đình, cũng như của HSSV. Qua phỏng vấn khách hàng thì HSSV đi học từ tháng 9 nhưng NHCSXH cấp huyện thường giải ngân từ tháng 10-12, ảnh hưởng đến việc học tập của HSSV.

Bảng 3.14 Thống kê số khách hàng giải ngân qua các phương thức


Mong muốn khách hàng giải ngân qua các phương thức

Số

khách hàng

Tỷ lệ (%)

Giải ngân bằng tiền mặt

143

71,5

Giải ngân qua ATM

57

28,5

Tổng cộng

200

100


Qua bảng trên ta thấy khách hàng có nhu cầu giải ngân bằng tiền mặt lớn hơn (chiếm 71,5%), số khách hàng mong muốn giải ngân qua ATM thường thấp hơn (28,5%).

Qua phỏng vấn thì các hộ gia đình vẫn mong muốn nhận tiền mặt để quản lý chi tiêu của HSSV, nếu như chuyển tiền qua thẻ ATM thì nhiều HSSV không ý thức tiết kiệm nên đã chi tiêu không hợp lý, dẫn đến việc ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em.

Bảng 3.15 Thống kê thời gian tìm việc làm của HSSV sau khi ra trường



Thời gian tìm việc của HSSV

Số khách

hàng

Tỷ lệ (%)

- Có việc luôn

06

24

- Sau 6 tháng

02

08

- Sau 01 năm

05

20

- Trên 01 năm

12

48

Tổng cộng

25

100

(Nguồn: Kết quả điều tra khách hàng vay vốn của NHCSXH tỉnh Nghệ An thực hiện đến tháng 01 năm 2015)

Từ bảng trên ta có thể thấy tỷ lệ HSSV ra trường có việc luôn chiếm 24%; sau 06 tháng có 8%; sau 01 có 20% và trên 01 năm có 48% HSSV tìm được việc làm. Như vậy, đối tượng HSSV chủ yếu sau khi tốt nghiệp trên 01 năm mới tìm được việc việc làm, các trường hợp khác chiếm tỷ lệ thấp. Theo quy định HSSV ra trường trong vòng 01 năm phải trả món nợ phân kỳ đầu tiên cho nên khi trả hết nợ ghi trên sổ vay vốn. Như vậy, việc này cũng ảnh hưởng đến việc trả nợ của NHCSXH tỉnh Nghệ An.


Bảng 3.16 Bảng đánh giá về khó khăn trả lãi, trả nợ, nguồn trả nợ sau khi ra trường


Đánh giá khó khăn trả lãi, trả nợ, nguồn trả nợ

Số khách hàng


Tỷ lệ (%)


Khó khăn trong việc trả lãi

a. Đang lo cho con ăn học

95

47,5

b. Gia đình gặp khó khăn

47

23,5

c. Trả lãi bình thường

31

15,5

d. Chưa trả lãi, đợi trả gốc tiến hành trả

lãi luôn

27

13,5


Khó khăn trong việc trả nợ gốc

a. Con ra trường chưa có việc làm

136

68

b. Gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn

32

16

c. Thu nhập HSSV ra trường chưa ổn

định

16

8

d. Khác...

16

8

Nguồn để trả nợ sau khi ra trường

a. Gia đình trả nợ

87

43,5

b. HSSV đi làm trả để trả nợ

58

29

c. Đi vay để trả nợ

55

27,5

d. Không có ý định trả nợ

0

0

(Nguồn: Kết quả điều tra khách hàng vay vốn của NHCSXH tỉnh Nghệ An thực hiện đến tháng 01 năm 2015)

* Khó khăn trong việc trả lãi:

Từ bảng trên cho ta thấy khó khăn trong việc trả lãi của hộ gia đình là gia đình đang lo cho con ăn học chiếm tỷ lệ 47,5%; gia đình đang gặp khó khăn chiếm tỷ lệ 23,5%; hộ vay trả lãi bình thường chiếm tỷ lệ 15,5%; hộ vay chưa trả lãi 13,5%. Đa số hộ vay vừa phải lo cho cuộc sống gia đình, vừa phải lo chi phí cho HSSV đang theo học tại trường nên việc trả lãi trong thời gian


đang theo học là gặp khó khăn. Tuy nhiên, qua phỏng vấn người vay vẫn mong muốn trả lãi hàng tháng để sau này giảm gánh nặng cho hộ vay sau này vừa phải trả nợ đến hạn, vừa phải trả tiền lãi lớn.

* Khó khăn trong việc trả nợ gốc của khách hàng: Con ra trường chưa có việc làm chiếm tỷ lệ 68%; gia đình đang gặp hoàn cảnh khó khăn chiếm tỷ lệ 16%; Thu nhập của HSSV ra trường chưa ổn định chiếm tỷ lệ 8%; khó khăn khác chiếm tỷ lệ 8%.

Theo phản ánh của hộ vay, HSSV thì khi mới ra trường chưa có việc làm, làm trái ngành, trái nghề hoặc việc làm chưa ổn định, một số HSSV mới lập gia đình, con nhỏ, trang trải nhiều chi phí, gặp rất nhiều khó khăn trong việc trả nợ, cần phải kéo giãn thời gian trả nợ dài thêm.

* Nguồn trả nợ HSSV sau khi ra trường: Gia đình trả nợ chiếm tỷ lệ 43,5%; HSSV đi làm trả nợ để trả nợ chiếm tỷ lệ 29%; Gia đình đi vay để trả nợ chiếm tỷ lệ 27,5%; Không có khách hàng nào không có ý định trả nợ.

Như vậy, trách nhiệm ở đây chủ yếu thuộc về gia đình do hộ gia đình vay cho con ăn học thì trách nhiệm chính ở đây vẫn thuộc về người vay vốn. Tuy nhiên, có 29% HSSV vẫn có trách nhiệm sau khi tốt nghiệp ra trường sẽ đi tìm việc làm để trả nợ thay cho gia đình.

3.4.3.Các vấn đề tồn tại và nguyên nhân

Từ nghiên cứu các báo cáo của ngành, cũng như các bài viết khoa học và qua khảo sát, phỏng vấn thực tế đối với gia đình vay vốn, cũng như HSSV có thể rút ra một số tồn tại và nguyên nhân trong công tác quản lý tín dụng HSSV của NHCSXH tỉnh Nghệ An như sau:

* Một số tồn tại:

Bên cạnh những kết quả mà NHCSXH tỉnh Nghệ An đã đạt được trong những năm qua thì vẫn còn một số hạn chế trong hoạt động quản lý tín dụng HSSV chủ yếu sau đây:

58


- Về nguồn vốn: NHCSXH còn bị động về nguồn vốn, hàng năm phải ứng trước nguồn vốn để thực hiện cho vay, chương trình tín dụng HSSV có khối lượng lớn, thời gian cho vay dài, bình quân cho vay là 05 năm học chưa có thu nợ, sau khi tốt nghiệp ra trường mới bắt đầu thu nợ phân kỳ. Việc cấp bù lãi suất cho vay đối với NHCSXH còn chậm. Việc huy động vốn tiết kiệm thị trường thì khả năng cạnh tranh của NHCSXH hạn chế so với các NHTM trên địa bàn, đặc biệt là phải cho vay vốn HSSV thời gian dài (khoảng 10 năm).

- Chương trình tín dụng đối với HSSV tại Nghệ An triển khai trên diện rộng, khối lượng công việc và số lượng HSSV lớn nên trong quá trình triển khai chương trình tín dụng đối với HSSV có lúc, có nơi còn gặp nhiều khó khăn trong việc phối hợp với các cơ quan chức năng, các ban, ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp, các tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác. Đặc biệt xây dựng chương trình, phần mềm quản lý tín dụng đối với HSSV từ khi vay vốn đi học đến khi hoàn tất việc trả nợ cho Nhà nước trong thời gian dài. Chương trình tín dụng HSSV lãi suất thấp không đủ bù chi phí quản lý cho nên cũng gây khó khăn trong việc thực hiện chương trình này.

- Đối tượng được vay vốn tín dụng HSSV của NHCSXH tỉnh Nghệ An chủ yếu tập trung vào hộ nghèo, cận nghèo, còn các đối tượng khác chiếm tỷ lệ rất ít. Như vậy, có thể thấy các hộ gia đình khó khăn không thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo được tiếp cận nguồn vốn tín dụng HSSV còn ít.

- Chi phí phục vụ cho việc học tập ngày càng tăng, trong lúc đó mức cho vay của NHCSXH vẫn ở mức 1.100.000 đồng/tháng, không đủ để các em HSSV trang trải trong quá trình phục vụ học tập. Mức ở đây qua khảo sát ở mức cho vay hợp lý là 1.500.000 đồng/tháng.

- Hiện nay lãi suất của các NHTM đang giảm, đa số HSSV mong muốn lãi suất cần về mức hợp lý hơn là 0,5%/tháng, thay vì lãi suất 0,6%/tháng như hiện nay để đảm bảo các gia đình khó khăn và HSSV có kế hoạch trả lãi cho NHCSXH.


59


- Trong quá trình hiện đại hóa Ngân hàng, NHCSXH đã liên kết với các NHTM thực hiện giải ngân qua ATM nhưng qua khảo sát thì khách hàng đã thực hiện giải ngân qua thẻ ATM còn ít, chủ yếu thực hiện giải ngân bằng tiền mặt. Như vậy, thói quen của đa số người dân hiện nay, cũng như HSSV đang muốn nhận tiền mặt hơn là thẻ ATM.

- Sản phẩm giải ngân chưa đa dạng, mới dừng ở mức giải ngân cho vay bình quân bằng tiền, bên cạnh đó đối với HSSV do đặc thù của các ngành học như: kỹ thuật, xây dựng, kiến trúc, y học, văn hóa, nghệ thuật... thì khi mới nhập học thì cần phải trang bị máy móc, trang thiết bị phục vụ học tập thì NHCSXH không giải ngân để HSSV vay các sản phẩm này để phục vụ học tập.

- HSSV ra trường hiện nay chủ yếu là trên 01 năm mới tìm được việc làm, công việc không đúng với ngành nghề mình đã học. Do vậy, việc cho vay các đối tượng này cũng cần phải kéo dài thời gian trả nợ. Trường hợp chưa tìm được việc làm thì NHCSXH cũng cần phải kéo dài thời gian trả nợ cho hộ vay.

- Một số trường hợp các HSSV ra trường đi làm ăn xa, không rõ địa chỉ nên rất khó khăn trong việc thu hồi vốn cho Nhà nước. Bên cạnh đó, các hộ gia đình đi làm ăn xa, không rõ địa chỉ, không liên lạc với Tổ TK&VV, chính quyền địa phương hoặc cả gia đình chuyển địa chỉ đi xa sinh sống nên rất khó khăn trong việc liên hệ với gia đình để thu hồi nợ đến hạn. Một số gia đình có điều kiện nhưng lợi dụng vốn vay ưu đãi lãi suất thấp, cố tình chây ỳ nợ không chịu trả nợ cho Nhà nước dẫn đến nợ quá hạn tăng lên, nợ xấu do nguyên nhân khách hàng đối với chương trình HSSV rất khó xử lý.

- Trong quá trình học người vay chưa phải trả lãi (nếu người vay tự nguyện nộp lãi cho NHCSXH thì mới thực hiện thu) tương đối dài. Việc quản lý của các tổ chức hội nhận ủy thác, các Tổ TK&VV, NHCSXH chi phí cho việc giải ngân lớn, không có chi phí bù đắp cho nên cũng gây rất khó khăn

60

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/10/2023