Định Hướng Hoạt Động Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Việt Nam


trong việc triển khi chương trình tín dụng HSSV. Bên cạnh đó, nếu người vay trả nợ trước hạn thì NHCSXH tỉnh Nghệ An phải thực hiện thoái lãi cho hộ vay, nên ảnh hưởng đến công tác cấp bù lãi suất từ NSNN.

- Công tác kiểm tra, giám sát đối với tín dụng HSSV của Nghệ An vẫn còn hạn chế, cơ chế kiểm tra giám sát chưa được thường xuyên liên tục. Tính ràng buộc trách nhiệm của Ban đại diện HĐQT, cấp ủy chính quyền địa phương trong việc thực hiện tín dụng chính sách trên địa bàn chưa thực sự sâu sát. Chưa phát hiện được các vụ việc tiêu cực xảy ra đối với hoạt động quản lý tín dụng chính sách, trong đó có tín dụng HSSV tỉnh Nghệ An. Chưa có tính ràng buộc trách nhiệm của Ban đại diện HĐQT huyện, Ban XĐGN xã trong việc xử lý các đối tượng sử dụng vốn sai mục đích, có điều kiện trả nợ nhưng không chịu trả nợ cho Nhà nước. Do vậy, rất ít trường hợp ở một số địa phương sử dụng vốn sai mục đích, chây ỳ nợ được xử lý một cách kịp thời.

* Nguyên nhân tồn tại, hạn chế:

Từ những tồn tại đã nêu trên trong việc quản lý tín dụng đối với HSSV của NHCSXH tỉnh Nghệ An chúng ta cần phân tích rõ các nguyên nhân tồn tại hạn chế, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp với trong việc quản lý tín dụng HSSV. Đó là:

- Nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước chuyển sang cho NHCSXH cho vay thường bị động. Trong khi đó, huy động tiền gửi tiết kiệm thị trường NHCSXH tỉnh Nghệ An không thể bằng các NHTM trên địa bàn được, nguồn vốn huy động từ thành viên tổ TK&VV chiếm tỷ trọng nhỏ, nguồn vốn từ Ngân sách địa phương chuyển qua cho NHCSXH cho vay hàng năm không đáng kể.

- Khối lượng công việc nhiều nhưng cán bộ của NHCSXH tỉnh Nghệ An còn mỏng mỗi cán bộ đang quản lý với 25 tỷ/người (cao gần gấp đôi toàn quốc). Riêng cán bộ tín dụng bình quân quản lý 05 xã, 85 tổ, 64 tỷ đồng dư

61


nợ, 3.500 khách hàng. Do vậy, áp lực công việc đối với cán bộ NHCSXH tỉnh Nghệ An là rất lớn, nhất là các thời điểm vào kỳ giải ngân cho vay HSSV và thu hồi nợ đến hạn các chương trình lớn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

- Việc hạn chế về thủ tục hành chính:

Trong việc sự phối hợp thực hiện hồ sơ vay vốn giữa nhà trường, chính quyền địa phương chưa được chặt chẽ trong việc xác nhận khi vay vốn, làm người vay rất khó khăn trong thủ tục, thể hiện là:

Tín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An - 10

+ Gia đình muốn vay vốn phải có giấy xác nhận của nhà trường để chứng minh HSSV đang theo học tại trường và không vi phạm kỷ luật, hoặc nếu là năm học thứ nhất người vay phải có bản sao giấy báo nhập học. Từ đó, gia đình mới có cơ sở trình tổ TK&VV, trình UBND xã xác nhận đủ điều kiện vay vốn. Nhưng có trường lại yêu cầu phải có xác nhận UBND xã thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn thì nhà trường mới cấp giấy xác nhận cho vay. Do vậy, người vay, HSSV phải đi lại nhiều lần, đối với HSSV ở xa thì việc này gây phiền hà, tăng chi phí cho gia đình khi làm thủ tục vay vốn.

+ Việc cho vay do trên cơ sở bình xét của Tổ TK&VV, sự phê duyệt của UBND xã, nhưng có nơi xác định đối tượng HSSV có hoàn cảnh khó khăn đột xuất chặt chẽ, có nơi thì thông thoáng, do vậy làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các hộ vay.

Bên cạnh đó, có thể thấy do áp lực cần phải giảm tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo hàng năm. Nhưng trên thực tế các hộ gia đình tại các vùng nông thôn có 02-03 con trở lên đi học, gia đình nếu tính thu nhập thì thuộc vào diện hộ nghèo hoặc cận nghèo nhưng do áp chỉ tiêu tỷ lệ hộ nghèo nên các hộ này không thuộc diện hộ được vay vốn HSSV, cho nên cũng làm ảnh hưởng đến quyền lợi của hộ vay.


+ Nợ quá hạn do nguyên nhân khách quan như HSSV bị chết nhưng không thực hiện xóa nợ được do bố mẹ vẫn còn sống, có đủ sức khỏe.

- Mối quan hệ phối hợp giữa cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức CT-XH nhận ủy thác với NHCSXH địa phương ở một số nơi chưa được chặt chẽ. Một số chính quyền địa phương cấp xã chưa xác định rõ trách nhiệm của mình, chưa hiểu rõ tín dụng chính sách là công cụ XĐGN, đảm bảo an sinh xã hội của địa phương mà xem đây là tín dụng chính sách của NHCSXH. Đặc biệt trong công tác thông tin tuyên truyền, thông tin tuyên truyền chưa thực sự đi vào chiều sâu, mới chỉ dừng ở tuyên truyền chủ trương chính sách ưu đãi, đối tượng thụ hưởng, chưa đi sâu vào công tác quản lý vốn, sử dụng vốn, đánh giá hiệu quả của vốn vay, quản lý đối với việc trách nhiệm, nghĩa vụ trả nợ của các hộ vay vay, đối tượng thụ hưởng vốn vay.


CHƯƠNG 4

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỌC SINH, SINH VIÊN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH

XÃ HỘI TỈNH NGHỆ AN


4.1. Định hướng hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam

- Mục tiêu giai đoạn từ năm 2013-2020 dự kiến tổng nguồn vốn chương trình cho vay HSSV khoảng 46.000-50.000 tỷ đồng. Cụ thể: Năm 2013 tăng trưởng dư nợ 16%, mức tăng tuyệt đối là 7.500 tỷ đồng; năm 2014 tăng trưởng 11%, mức tăng tuyệt đối là 6.000 tỷ đồng; năm 2015 tăng 8%, mức tăng tuyệt đối là 5.000 tỷ đồng. Trong những năm tiếp theo từ năm 2016-2020 NHCSXH tiếp tục duy trì, phát triển tín dụng HSSV coi đây là mục tiêu chiến lược phát triển chung của NHCSXH.

- Tập trung huy động mọi nguồn lực để đáp ứng nhu cầu vay vốn của HSSV hàng năm, phấn đấu “Không để một học sinh, sinh viên nào bỏ học vì thiếu tiền đi học”. Tiếp tục tranh thủ sự chỉ đạo của Chính phủ, phối hợp với các Bộ, ban ngành để tiếp nhận nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ để thực hiện cho vay HSSV. Triển khai tích cực, có hiệu quả phát hành trái phiếu NHCSXH để bổ sung nguồn vốn nhằm đáp ứng nhu cầu các đối tượng thụ hưởng.

- Tăng cường công tác thôn tin tuyên truyền nhằm thực hiện đẩy mạnh công tác xã hội hóa chương trình tín dụng HSSV, huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội để giúp đỡ các đối tượng HSSV. Các cấp, các ngành, các tổ chức CT-XH cần thực sự phải vào cuộc, phát huy vai trò, trách nhiệm của mình trong quá trình tạo lập nguồn vốn vốn, đảm bảo chương trình mục tiêu của Chính phủ đã đề ra.

- Các trường, cơ sở đào tạo, các tổ chức CT-XH nhận ủy thác, Tổ TK&VV có trách nhiệm trong việc phối hợp thực hiện giám sát, quản lý sử dụng vốn vay có hiệu quả, đúng đối tượng thụ hưởng.


- NHCSXH tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các tổ chức CT-XH nhận ủy thác, nâng cao chất lượng ủy thác, phát huy vai trò công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của tổ TK&VV trong việc bình xét cho vay đối tượng HSSV, quá trình sử dụng của người vay. Thực hiện công khai, dân chủ, minh bạch, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong quá trình triển khai chủ trương, chính sách. Thường xuyên tuyên truyền sâu rộng nhằm nâng cao ý thức của người dân trong việc trả nợ, phát huy hiệu quả của vốn vay tín dụng HSSV.

- NHCSXH thực hiện một cách triệt để trong việc đưa hoạt động giao dịch về UBND xã nhằm tiết giảm chi phí tối đa cho các hộ vay, đảm bảo các hộ vay vốn HSSV được làm thủ tục hồ sơ vay vốn, nhận vốn vay trực tiếp tại UBND cấp xã và thực hiện trả nợ, trả lãi vào ngày giao dịch xã cố định tại xã. Thực hiện công khai các thủ tục hành hành liên quan đến hoạt động tín dụng chính sách tại UBND xã đảm bảo công khai, minh bạch để mọi người dân tại xã nắm bắt được.

- Thường xuyên củng cố nâng cao chất lượng tín dụng, phấn đấu tỷ lệ nợ quá hạn dưới 01%. Tăng cường các giải pháp thu hồi nợ như tuyền truyền các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về tín dụng HSSV, tuyên truyền việc giảm lãi của người vay nhằm khuyến khích người vay trả nợ trước hạn; nêu cao ý thức của gia đình trong việc trả nợ, tránh tình trạng lợi dụng chính sách chây ỳ không chịu trả nợ; tạo ý thức cho HSSV khi được Nhà nước cho vay thì cần phải có trách nhiệm học tốt, ra trường có việc làm, tạo thu nhập để trả nợ NHCSXH.

- Đa dạng hóa các hình kiểm tra, giám sát; nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ của NHCSXH, đồng thời phối hợp với Bộ ngành, các tổ chức CT-XH nhận ủy thác từ Trung ương đến địa phương để thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát đảm bảo khách quan, hiệu quả. Chấn chỉnh kịp thời, khắc phục những khó khăn, xử lý nghiêm các đối tượng lợi dụng chính sách của Nhà nước để cố ý làm sai quy định của Chính phủ.


4.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tín dụng có hiệu quả đối với học sinh sinh viên của NHCSXH tỉnh Nghệ An

4.2.1. Thực hiện bình xét, phê duyệt cho vay đúng đối tượng thụ hưởng

Tổ TK&VV thực hiện bình xét, công khai, dân chủ các đối tượng vay vốn, UBND các xã cần phải phê duyệt cho vay HSSV đúng đối tượng thụ hưởng, đảm bảo thống nhất. Tránh tình trạng thành tích giảm nghèo, giảm cận nghèo dẫn đến bỏ sót các đối tượng thụ hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước, làm ảnh hưởng đến đối tượng HSSV do không được vay vốn dẫn đến không được đi học hoặc phải bỏ học giữa chừng hoặc đi làm các công việc khác không phù hợp với bản thân.

4.2.2. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương cấp xã trong việc giải quyết thủ tục vay vốn

UBND xã cần thực hiện xác nhận các đối tượng hộ nghèo, cận nghèo một cách nhanh chóng, đối với các trường hợp hộ gia đình gặp rủi ro trong năm chuyển sang hộ cận nghèo, hộ nghèo thì UBND xã cần bổ sung kịp thời để đảm bảo quyền lợi cho các hộ vay vốn tín dụng HSSV được nhận vốn một cách kịp thời. Đối với các trường hợp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh… thì UBND xã căn cứ vào danh sách để phê duyệt, đảm bảo gia đình vay vốn một cách kịp thời. Tránh tình trạng đánh giá lại mất thời gian của gia đình.

4.2.3. Phối hơp ch ặt chẽ hoạt động của NHCSXH với UBND, các tổ

chứ c hôi

nhân

ủy thá c trong việc quản lý tín dụng HSSV

- Đối với các trường hợp chuẩn bị chuyển đi khỏi địa bàn thì UBND xã cần phải yêu cầu hộ vay trả nợ cho NHCSXH huyện mới thực hiện các thủ tục chuyển hộ khẩu. Các tổ TK&VV cần thông qua anh, em, họ, hàng, người thân nắm bắt được các trường hợp bỏ đi làm ăn không rõ địa chỉ để liên hệ yêu cầu trả nợ cho NHCSXH. Trường hợp hộ vay có điều kiện trả nợ nhưng lợi dụng

66


vốn lãi suất thấp của Nhà nước để chây ỳ nợ thì tiến hành các biện pháp cưỡng chế tài sản, đưa ra tòa án để thu hồi vốn cho Nhà nước.

- NHCSXH cấp huyện cần thường xuyên phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác về thông tin tình hình chất lượng tín dụng nói riêng và chất lượng tín dụng HSSV nói riêng. NHCSXH thông báo cho các tổ chức hội về tình hình hoạt động ủy thác tại xã, tổ chức giao ban định kỳ để các tổ chức hội nắm được tình hình chất lượng tín dụng HSSV để có hướng chỉ đạo đối với hội cơ sở.

4.2.4. Tăng cường tuyên truyền sâu rộng về tín dụng đối với HSSV

NHCSXH cần tăng cường phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức CT-XH nhận ủy thác đảm bảo thông tin tuyên truyền tín dụng đến tận các người dân, đảm bảo đi vào chiều sâu. Thông qua Ban quản lý tổ TK&VV tuyên truyền trực tiếp các chủ trương mới về tín dụng HSSV, đi sâu vào quản lý vốn, sử dụng vốn, thực hiện đánh giá hiệu quả của vốn vay, tăng cường nêu cao vai trò trách nhiệm, nghĩa vụ cần phải trả nợ đúng hạn của hộ vay, vốn vay đến đúng đối tượng được thụ hưởng.

4.2.5. NHCSXH tỉnh Nghệ An phối hợp với các NHTM trên địa bàn trong việc quản lý chi tiêu qua thẻ của HSSV

- NHCSXH tỉnh Nghệ An phối hợp với các NHTM trên địa bàn tiến hành giải ngân cho HSSV qua thẻ ATM. Khi thực hiện rút tiền qua thẻ thì theo đăng ký của người vay, định kỳ cho HSSV rút tiền theo định mức quy định, không được cho HSSV rút một lần, để đảm bảo HSSV chi tiêu một cách hợp lý, phụ tốt cho việc học tập.

4.2.6. Hoàn thiện mô hình tổ chức NHCSXH tỉnh Nghệ An

4.2.6.1. Điểm giao dịch tại xã

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng đến giao dịch với NHCSXH đảm bảo an toàn hiệu quả, tiết kiệm chi phí cho người dân,

67


NHCSXH đã mở 100% điểm giao dịch tại các xã. Tuy nhiên, để phục vụ tốt hơn công tác truyền tải vốn đến người dân, đặc biệt là chương trình giải ngân cho vay HSSV lớn, đáp ứng nhu cầu vay vốn nhanh hơn thì trong thời gian tới NHCSXH tiếp tục hoàn thiện mô hình điểm giao dịch tại xã theo hướng như sau:

- Đối với các xã có diện tích lớn, số hộ nhiều nên mở 02 điểm giao dịch; các điểm giao dịch xã đường quốc lộ, tỉnh lộ phải có biển chỉ dẫn, để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân lần đầu đến làm việc tại điểm giao dịch. Các thông tin chính sách về cho vay HSSV cần phải triển khai và công khai kịp thời tại các điểm giao dịch. Đối với các xã có nhu cầu vay vốn HSSV thì tiến hành bổ sung giao dịch thêm 01 buổi trong tháng để làm thủ tục, hồ sơ giải ngân đảm bảo cho HSSV nhận tiền nhanh, trang trải chi phí một cách kịp thời.

- Với quy mô hoạt động của NHCSXH ngày càng lớn, dư nợ bình quân chi nhánh NHCSXH tỉnh Nghệ An thì nên tăng cán bộ tín dụng 04-05 người hiện nay lên 07-08 người, tăng cán bộ thực hiện giao dịch làm các thủ tục hồ sơ giải ngân, đặc biệt là giải ngân HSSV để đảm bảo nhanh hơn; tăng các tổ giao dịch lưu động tại xã đối với các xã có dư nợ HSSV lớn. Đối với vùng khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn nên tăng lên 02 lần giao dịch/tháng.

4.2.6.2. Tổ tiết kiệm và vay vốn

Để vốn vay tín dụng chính sách, trong đó có vốn vay HSSV đến khách hàng thì Tổ TK&VV cần tiếp tục sắp xếp lại, Tổ TK&VV cần được tập huấn nghiệp vụ thông thạo hơn. Tổ phải được sinh hoạt 01 tháng/lần, nội dung sinh hoạt cần phải phong phú về nội dung và thiết thực. Trong Tổ TK&VV cần phải tương trợ, giúp đỡ nhau trong lúc gặp khó khăn, cùng nhau bàn bạc để xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng vốn vay. Việc bình xét cho vay đối tượng HSSV cần phải công khai, minh bạch, đúng đối tượng, tuyệt đối không được để bất kỳ gia đình có HSSV đi học mà không được vay vốn.

68

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 26/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí