Tổng Quan Về Tín Dụng Ngân Hàng Đối Với Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa


- Là những doanh nghiệp có quy mô vốn và lao động nhỏ, đây thường là những doanh nghiệp khởi sự thuộc khu vực kinh tế tư nhân. Đặc điểm này đã làm cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động của mình.

- Khả năng quản lý hạn chế: Các chủ doanh nghiệp thường là những lao động phổ thông, kỹ thuật viên, kỹ sư tự đứng ra thành lập và vận hành doanh nghiệp. Họ vừa là người quản lý doanh nghiệp, vừa tham gia trực tiếp vào sản xuất nên mức độ chuyên môn trong quản lý không cao. Đôi khi, việc tách bạch giữa các bộ phận không rõ ràng, những người quản lý các bộ phận cũng thường tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất. Phần lớn những người chủ doanh nghiệp đều không được đào tạo qua một khóa quản lý chính quy nào, thậm chí có người còn chưa qua một khóa đào tạo nào. Mặc dù vậy, họ thường không quan tâm đến việc đào tạo để nâng cao năng lực quản lý.

- Trình độ tay nghề của người lao động thấp. Các chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa thường không đủ khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn trong việc thuê những người lao động có tay nghề cao do hạn chế về khả năng tài chính. Bên cạnh đó, định kiến của người lao động cũng như của những bạn bè, người thân của họ về khu vực này vẫn còn khá lớn vì họ cho rằng làm việc trong các doanh nghiệp này rủi ro mất việc lớn nhưng đồng thời lương thấp, không thăng tiến được …. Người lao động ít được đào tạo, đào tạo lại do kinh phí hạn hẹp hoặc người chủ không muốn đào tạo người lao động vì vậy trình độ thấp và kỹ năng làm việc thấp. Ngoài ra, sự không ổn định khi làm việc cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cơ hội để phát triển thấp tại các doanh nghiệp này cũng tác động làm cho nhiều lao động có kỹ năng không muốn làm việc cho khu vực này.

- Khả năng về công nghệ thấp do không đủ tài chính cho nghiên cứu triển khai, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa cho dù có những sáng kiến công nghệ nhưng không đủ tài chính cho việc nghiên cứu triển khai nên không thể


hình thành công nghệ mới hoặc bị các doanh nghiệp lớn mua với giá rẻ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhỏ và vừa rất linh hoạt trong việc thay đổi công nghệ sản xuất do giá trị của dây chuyền công nghệ thường thấp và họ thường có những sáng kiến đổi mới công nghệ phù hợp với quy mô của mình từ những công nghệ cũ và lạc hậu. Điều này thể hiện tính linh hoạt trong đổi mới công nghệ và tạo nên sự khác biệt về sản phẩm để các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tồn tại trên thị trường.

- Các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam thường thuê mặt bằng với diện tích hạn chế và cách xa trung tâm hoặc sử dụng những diện tích đất riêng của mình làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, các doanh nghiệp này gặp khó khăn trong việc mở rộng sản xuất kinh doanh khi quy mô doanh nghiệp được mở rộng.

- Khả năng tiếp cận thị trường kém, đặc biết đối với thị trường nước ngoài. Nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường là những doanh nghiệp mới hình thành, khả năng tài chính cho các hoạt động marketing (những việc làm để tìm hiểu khách hàng của mình là những ai, họ cần gì và muốn gì, và làm thế nào để đáp ứng nhu cầu của họ đồng thời tạo ra lợi nhuận) rất hạn chế và họ chưa có nhiều khách hàng truyền thống. Thêm vào đó, quy mô thị trường của các doanh nghiệp này thường bó hẹp trong phạm vi địa phương, việc mở rộng ra các thị thường mới là rất khó khăn.

- Các doanh nghiệp nhỏ và vừa khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, do đó họ thường sử dụng nguồn vốn vay từ bạn bè, người thân. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp nhỏ và vừa thiếu tài sản đảm bảo, sổ sách chứng từ kế toán không rõ ràng, minh bạch, chưa có uy tín trên thị trường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

1.1.4 Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Xét về mặt lịch sử, sự ra đời và phát triển của các nước tư bản có nền đại công nghiệp phát triển là gắn với những công ty, tập đoàn kinh tế lớn như ngày nay nhưng khởi đầu của họ cũng là những xí nghiệp, những công trường

Tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 5


thủ công sản xuất nhỏ. Ví dụ như Honda khởi đầu chỉ là một nhà xưởng bình thường làm bằng gỗ do ông Soichiro Honda thành lập tại Nhật Bản vào năm 1948; Micro-soft ra đời 1975 tại Albuquerque, New Mexico do Bill Gates thành lập. Trong quá trình phát triển, quy luật của sự cạnh tranh dẫn đến tích tụ và tập trung vốn thành những tập đoàn kinh doanh lớn. Những tập đoàn kinh doanh lúc ban đầu cũng chỉ bó hẹp trong phạm vi quốc gia nhưng trong quá trình cạnh tranh gay gắt mà các công ty xuyên quốc gia đã ra đời. Tuy vậy, đối với những nước tư bản phát triển, các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn giữ một vị trí quan trọng và ngày càng được khẳng định. Điều đó xuất phát từ những đặc điểm của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Sau khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, các nhà kinh tế đã chỉ ra rằng: các DNNVV là nhân tố cực kỳ quan trọng để thúc đẩy và mở rộng cạnh tranh, bảo đảm cho sự phát triển ổn định nền kinh tế, tạo công ăn việc làm (Ở Hàn Quốc, DNVVN chiếm 88% lực lượng lao động), cung cấp một lượng hàng hóa đáng kể cho nền kinh tế, đặc biệt là phòng chống nguy cơ khủng hoảng kinh tế. Điều này lại càng khẳng định trong cuộc khủng hoảng kinh tế ở cuối thế kỷ thứ hai mươi ở các nước Châu Á.

Mặc dù năm 2008 kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng, tuy nhiên theo kết quả khảo sát trên 2.700 DNVVN tại Hồng Kông, Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, Ấn Độ, Việt Nam, Hàn Quốc, Malaysia và Indonesia trong quý 4 năm 2007 của Ngân hàng HSBC được công bố vào ngày 30/01/2008 thì các doanh nghiệp nhỏ và vừa rất lạc quan với triển vọng phát triển kinh tế của khu vực. Với niềm tin vào triển vọng kinh tế tốt đẹp trong năm 2008, các DNVVN của Việt Nam và Ấn Độ có kế hoạch tăng đầu tư vốn trong nửa đầu năm 2008, 3/4 DNVVN của Việt Nam tăng mức chi đầu tư hiện tại. Các DNVVN của Hồng Kông thì thận trọng hơn: 61% trong số họ tiếp tục giữ nguyên mức độ sử dụng vốn như năm trước, chỉ có 26% có kế hoạch tăng đầu tư. Trong khi 72% các DNVVN ở khu vực châu Á dự định


tiếp tục duy trì số lượng nhân viên như hiện tại thì 59% doanh nghiệp ở Việt Nam có kế hoạch tuyển dụng thêm nhân viên, 41% sẽ giữ nguyên số lượng nhân viên trong khi không công ty nào dự định sa thải bớt nhân viên.

Tại Việt Nam, theo kết quả báo cáo ngày 5 tháng 5 năm 2010 của nhóm điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) do CIEM, Viện Khoa học lao động và xã hội (ILSSA) và Trường Đại học Copenhagen (Đan Mạch) hợp tác tổ chức: có 65% DNNVV chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, nhất là các doanh nghiệp ở Hà Nội, TP.HCM và Nghệ An. Tuy nhiên, nhóm doanh nghiệp rất nhỏ lại chịu ít tác động của khủng hoảng hơn so với DNNVV. Trong số những doanh nghiệp được khảo sát có tới 12% cho rằng khủng hoảng kinh tế đem lại cơ hội tốt trong kinh doanh, 70% nhìn nhận khủng hoảng chỉ là cú sốc tạm thời và họ có thể đương đầu. Theo những doanh nghiệp này, cơ hội trong khủng hoảng là giá đầu vào sẽ rẻ hơn, đối thủ cạnh tranh gặp khó khăn và họ cũng nhận được hỗ trợ tốt hơn từ phía Chính phủ.

Hiện nay, đối với nhiều quốc gia các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn là xương sống trong sự phát triển của nền kinh tế. Trong điều kiện ngày nay, sự phát triển của chuyên môn hóa và hợp tác hóa đã không cho phép một doanh nghiệp tự khép kín chu trình sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả mà thay vào đó là các doanh nghiệp nhỏ và vừa là vệ tinh của doanh nghiệp lớn tỏ ra rất thích hợp.

Như vậy, trong điều kiện một nền kinh tế phát triển thì các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng không thể tan biến trong các tập đoàn kinh tế lớn mà khả năng hợp tác giữa các doanh nghiệp này trong nền kinh tế càng chặt chẽ. Vai trò của các doanh nghiệp nhỏ và vừa lại càng được thể hiện rõ nét hơn trong điều kiện các nước đang phát triển như Việt Nam. Điều đó được thể hiện cụ thể trên những nét cơ bản sau:



 Các doanh nghiệp nhỏ và vừa cung cấp một lượng sản phẩm hàng hóa dịch vụ đáng kể cho nền kinh tế.

 Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế góp phần tạo việc làm và thu nhập cho người lao động.

 Các doanh nghiệp nhỏ và vừa thu hút vốn đầu tư trong nền kinh tế.

 Hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa góp phần làm cho nền kinh tế năng động, đạt hiệu quả kinh tế cao.

Với quy mô vốn và lao động không lớn, các doanh nghiệp nhỏ và vừa dễ dàng được thành lập, chuyển đổi mặt hàng sản xuất kinh doanh. Điều đó cho thấy, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng vai trò quan trọng trong lưu thông hàng hóa và cung cấp hàng hóa, dịch vụ bổ sung cho các doanh nghiệp lớn, là những vệ tinh, những xí nghiệp gia công cho những doanh nghiệp lớn cùng hệ thống đồng thời là mạng lưới tiêu thụ hàng hóa cho doanh nghiệp lớn.

Các DNNVV đáp ứng tích cực, kịp thời nhu cầu tiêu dùng ngày càng phong phú và đa dạng mà các doanh nghiệp lớn không thể làm được.

 Các doanh nghiệp nhỏ và vừa có vai trò tích cực đối với sự phát triển kinh tế địa phương, khai thác tiềm năng thế mạnh của từng vùng. Phát triển các DNNVV sẽ giúp các địa phương khai thác thế mạnh về đất đai, tài nguyên, lao động trong mọi lĩnh vực phục vụ phát triển kinh tế địa phương.

 Các doanh nghiệp nhỏ và vừa tạo được mối liên kết chặt chẽ với các tổng công ty nhà nước, các tập đoàn xuyên quốc gia ….

1.2 TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

1.2.1 Cơ sở lý luận chung về tín dụng ngân hàng

1.2.1.1 Khái niệm và đặc điểm tín dụng ngân hàng

Tín dụng ngân hàng là một giao dịch về tài sản giữa bên cho vay và bên đi vay, trong đó các các ngân hàng, các tổ chức tín dụng vừa là bên đi vay vừa là bên cho vay. Bên cho vay chuyển giao tạm thời quyền sử dụng tài sản


cho bên đi vay trong thời gian thỏa thuận, bên đi vay có nghĩa vụ hoàn trả lại vô điều kiện đầy đủ vốn và lãi cho bên cho vay khi đến thời hạn thanh toán.

Theo khoản 14 và 16 điều 4 Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12:

Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.

Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.

Nói cách khác, nếu xem xét tín dụng ngân hàng như một quá trình, có thể phát biểu tín dụng ngân hàng là sự vận động của giá trị vốn lần lượt qua ba giai đoạn:

 Giai đoạn cho vay: chuyển giao cho bên đi vay một lượng giá trị nhất

định biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hoặc hiện vật.

 Giai đoạn sử dụng vốn: Bên đi vay sử dụng tạm thời tài sản trên trong một thời gian nhất định, hết thời gian thoả thuận, bên đi vay phải hoàn trả lại cho bên cho vay.

 Giai đoạn hoàn trả: Sau thời gian sử dụng vốn vay bên đi vay phải hoàn trả cho bên cho vay một giá trị vốn lớn hơn giá trị lúc cho vay. Phần chênh lệch đó có thể xem là lợi tức của bên cho vay.

Tín dụng ngân hàng chứa đựng một số đặc điểm như sau:

 Về đối tượng dùng để cấp tín dụng: được thực hiện chủ yếu dưới hình thái tiền tệ gồm tiền mặt và bút tệ.

 Chủ thể trong quan hệ tín dụng ngân hàng: Trong quan hệ tín dụng ngân hàng, người đi vay là các tổ chức kinh tế xã hội, các cá nhân; người cho vay là các ngân hàng, các tổ chức tín dụng.


 Quá trình vận động và phát triển của tín dụng ngân hàng không hoàn toàn phù hợp với qui mô phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa. Vì tín dụng ngân hàng được cấp dưới hình thái tiền tệ có thể đáp ứng các nhu cầu khác nhau ngoài nhu cầu sản xuất và lưu thông hàng hóa.

1.2.1.2 Bản chất của tín dụng ngân hàng

Tín dụng ngân hàng là một phạm trù kinh tế và cũng là một phạm trù lịch sử. Sự xuất hiện và tồn tại của nó gắn liền với sự xuất hiện và tồn tại của nền kinh tế hàng hóa - tiền tệ.

Thật vậy, trong xã hội cộng sản nguyên thủy với nền kinh tế tự cung tự cấp, chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và sản phẩm hàng hóa chưa xuất hiện, khi đó chưa có phạm trù tín dụng ngân hàng.

Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, xã hội loài người cũng dần dần xuất hiện chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất (sản phẩm, hàng hóa) và diễn ra quá trình phân hóa giai cấp, kẻ giàu, người nghèo, đẩy lùi xã hội cộng sản nguyên thủy vào dĩ vãng. Nền kinh tế tự cung tự cấp đã được thay thế bởi nền kinh tế hàng hóa - tiền tệ.

Trong nền kinh tế hàng hóa tiền tệ, luôn luôn tồn tại một hiện tượng, đó là trong khi một số chủ thể có trong tay những khoản vốn tiền tệ tạm thời dư thừa, chưa sử dụng; đồng thời cũng tại thời điểm này, lại có những chủ thể đang ở trạng thái ngược lại – họ đang bị thiếu vốn, đang có nhu cầu cần được bổ sung vốn tiền tệ. Đây chính là một mâu thuẫn rất thường xuyên, phổ biến và không thể không được giải quyết.

Xét về bản chất kinh tế, ẩn sau mâu thuẫn trên chính là sự phản ánh hiện tượng ách tắc của dòng chu chuyển vốn tiền tệ trong nền kinh tế. Giải quyết mâu thuẫn này cũng chính là việc khơi thông dòng chu chuyển vốn tiền tệ trong nền kinh tế, nhằm tạo điều kiện cần thiết cho quá trình phát triển nền kinh tế xã hội.


Vậy giải quyết mâu thuẫn giữa tình trạng tạm thời thừa và thiếu vốn bằng cách nào để có thể vừa thỏa mãn nhu cầu lại vừa đáp ứng quyền lợi của mỗi bên? Về nguyên lý chung, có thể giải quyết mâu thuẫn trên bằng hai công cụ chính: Thông qua công cụ tài chính (cấp phát của ngân sách nhà nước) và công cụ tín dụng.

 Có thể khẳng định rằng, sử dụng công cụ tài chính thông qua việc dùng nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp phát là không phù hợp với hai lý do cơ bản sau:

 Thứ nhất, phương pháp ngân sách dựa trên nguyên tắc không hoàn lại. Trong khi thực chất những nhu cầu vốn tiền tệ này chỉ là nhu cầu tạm thời. Do vậy, không thể cấp không hoàn lại khi chỉ tạm thời thiếu vốn.

 Thứ hai, nếu các chủ thể trong quan hệ này là khu vực ngoài quốc doanh thì hành vi này chính là việc lấy tài sản công để cấp phát cho các đối tượng tư nhân.

Như vậy, việc sử dụng phương thức tài chính để xử lý mâu thuẫn là không thích hợp.

 Công cụ tín dụng dựa trên nguyên lý cơ bản là ứng vốn có hoàn trả. Khi một chủ thể lâm vào tình trạng tạm thời thiếu vốn, họ sẽ được đáp ứng nhu cầu bằng khoản cho vay của chủ thể có vốn. Ngược lại một chủ thể ở trạng thái tạm thời thừa vốn, họ có thể tìm kiếm được một khoản lợi nhuận nhất định từ hành vi chuyển giao tạm thời quyền sử dụng số vốn nhàn rỗi đó cho chủ thể khác.

Như vậy, thông qua công cụ này mâu thuẫn giữa tạm thời thừa và thiếu vốn trong nền kinh tế xã hội được giải quyết một cách hợp lý, dòng chảy vốn tiền tệ đã được khơi thông, đáp ứng nhu cầu của các chủ thể có liên quan. Sự xuất hiện của các tổ chức tín dụng làm trung gian tài chính trong nền kinh tế đã làm cho các dòng chảy vốn ngày càng mạnh mẽ, giải quyết mọi nhu cầu của các chủ thể thừa vốn và thiếu vốn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/12/2022