Nâng Cao Kỹ Năng Và Trình Độ Nghề Nghiệp Đối Với Nhân Viên Và Các Cấp Quản Lý Của Dnnvv.


nghiệp xin vay vốn. Ngoài thuận lợi trong hoạt động vay vốn, các doanh nghiệp còn thuận lợi hơn trong hoạt động bảo lãnh (dự thầu, thực hiện hợp đồng ...)

3.3.2.3 Nâng cao kỹ năng và trình độ nghề nghiệp đối với nhân viên và các cấp quản lý của DNNVV.

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày nay ít chú trọng vào công tác đào tạo nhân viên của mình, doanh nghiệp càng nhỏ thì càng ít chú trọng hơn. Có hai nguyên nhân chính của thực trạng này: Thứ nhất, doanh nghiệp thấy không cần thiết vì không có giúp ích gì cho doanh nghiệp; Thứ hai, doanh nghiệp không muốn bỏ tiền ra để đào tạo. Hầu như nhân viên tự túc trong việc học tập nâng cao trình độ, khi họ có kiến thức và kinh nghiệm tốt thì họ sẽ rời bỏ doanh nghiệp điều này đã gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ. Do đó, doanh nghiệp nên quan tâm đến việc đào tạo nâng cao tay nghề của nhân viên.

Để được đào tạo nâng cao tay nghề nhân viên phải làm cam kết phục vụ lại cho doanh nghiệp trong một thời gian nhất định. Có được như vậy thì chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mới được nâng cao, tăng tính cạnh tranh trên thị trường từ đó tăng được thị phần, uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp, đặc biệt là tăng sự tin tưởng của ngân hàng đối với doanh nghiệp trong quan hệ tín dụng.

Hoạt động trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ như ngày nay, việc nâng cao trình độ quản lý là điều rất cần thiết đối với Ban lãnh đạo doanh nghiệp đặc biệt là nâng cao về trình độ quản trị kinh doanh, quản trị nhân sự, tài chính, kế toán. Hiện nay, có khoảng 40% chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn từ sơ cấp và phổ thông các cấp trở xuống, trong khi đó cơ hội và môi trường học tập ở Việt Nam đang rất thuận lợi. Vì vậy, các chủ doanh nghiệp nên tham gia học tập để nâng cao trình độ quản lý của mình và đó cũng là lợi thế trong việc tiếp


cận với nguồn vốn ngân hàng cũng như các nguồn vốn khác (các quỹ tín dụng).

3.3.2.4 Tăng cường bổ sung nguồn vốn chủ sở hữu để tăng năng lực tài chính của doanh nghiệp.

Thực trạng các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam cũng như trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là các doanh nghiệp gia đình hay các doanh nghiệp do một nhóm bạn bè có cùng ngành nghề lập nên. Trong quá trình kinh doanh thường nảy sinh các mâu thuẫn về quyền lợi của nhau, do đó các doanh nghiệp thường bị tách ra thành hai hay nhiều doanh nghiệp nhỏ hơn cạnh tranh với nhau để giành khách hàng quen biết. Trong thực tế ở Việt Nam it khi các doanh nghiệp nhỏ sáp nhập lại thành một doanh nghiệp lớn. Chính vì đặc điểm như vậy nên các doanh nghiệp nhỏ và vừa không thích kết nạp thêm thành viên, cổ đông mới mà chỉ sử dụng vốn tự có của mình, nếu thiếu thì đi vay gia đình, bạn bè hoặc ngân hàng, thâm chí có doanh nghiệp suy nghĩ có bao nhiêu vốn kinh doanh bấy nhiêu, chưa quan tâm đến huy động vốn vì sợ rủi ro. Do đó, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp thường rất nhỏ. Chính vì vậy, để tăng cường tiềm lực tài chính, tăng cường khả năng cạnh tranh, mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần huy động thêm nguồn vốn chủ sở hữu bằng cách kêu gọi thêm thành viên, cổ đông góp vốn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

Nguồn vốn chủ sở hữu lớn thể hiện năng lực tài chính mạnh, tăng khả năng thanh toán, cải thiện hệ số nợ của doanh nghiệp nhỏ và vừa, từ đó tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng.

3.3.2.5 Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng nhằm tăng uy tín của doanh nghiệp

Tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 23

Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới, nên các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cũng phải chủ động hội nhập, để thực hiện điều này các doanh nghiệp cần phải quan tâm nâng cao năng lực


quản lý, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Chính vì lẻ đó việc áp dụng tiêu chuẩn ISO và các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng khác phù hợp với từng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là hết sức cần thiết, chẳng hạn như: Hệ thống quản lý chất lượng – các yêu cầu (ISO 9001: 2000), Hệ thống quản lý chất lượng về môi trường (ISO 1400). Trong thời kỳ hội nhập như ngày này việc quản lý và sản xuất theo một tiêu chuẩn quốc tế nào đó phù hợp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình sẽ tạo được thương hiệu nhất định, tăng tính cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước cũng như sự đánh giá tốt của ngân hàng khi muốn vay vốn.

3.4 CÁC KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI HIỆP HỘI, CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ CÁC TỔ CHỨC KHÁC

3.4.1 Khuyến nghị đối với các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội nghề nghiệp.

Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng có nhiều hiệp hội doanh nghiệp như: Hiệp hội doanh nghiệp trẻ, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hiệp hội doanh nghiệp cùng ngành …, Tuy nhiên, việc hỗ trợ của Hiệp hội đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là hỗ trợ công tác huy động vốn trong thời gian qua chưa đem lại kết quả khả quan, chưa tương xứng với các tiềm năng của các Hiệp hội. Việc có những hiệp hội doanh nghiệp đứng ra bảo lãnh sẽ đem lại khả năng thuận lợi đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trong quan hệ vay vốn với ngân hàng TMCP.

Vì vậy, các hiệp hội doanh nghiệp nên thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, các lớp đào tạo, giới thiệu các kỹ thuật sản xuất mới, cũng như kinh nghiệm trong công tác quản lý cho các doanh nghiệp thuộc hiệp hội nghề nghiệp của mình. Đồng thời, bản thân các DNNVV cũng cần chủ động liên hệ với các hiệp hội để tranh thủ sự trợ giúp có hiệu quả từ phía hiệp hội.


3.4.2 Khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức khác

3.4.2.1 Hoàn thiện qui chế về thành lập và hoạt động quỹ bão lãnh tín dụng linh hoạt, hợp lý và hiệu quả hơn.

Nhà nước đã có chính sách về thành lập, hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng để hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa từ năm 2001, tuy nhiên, hiện nay viêc thành lập các quỹ bảo lãnh này vẫn chưa được triển khai tốt, các doanh nghiệp hầu như cũng không biết về các quỹ bảo lãnh này. Việc quy định muốn thành lập quỹ thì cần phải có tối thiểu là 30 tỷ đồng đã gây khó khăn cho một số tỉnh trong việc thành lập quỹ vì không kiếm đâu ra đủ tiền. Do vậy, Nhà nước nên có những quy định mở hơn tùy thuộc vào điều kiện của từng tỉnh mà có thể cho phép thành lập quỹ với mức vốn thấp hơn 30 tỷ. Về tỉ lệ đóng góp vào Quỹ BLTD nên bắt buộc các tổ chức tín dụng phải thực hiện. Quỹ BLTD nên thường xuyên tổ chức giới thiệu cho các doanh nghiệp biết và đặc biệt là nên xây dựng website nêu rõ các chính sách, điều kiện để được bảo lãnh, hỗ trợ và có liên kết đến các tỉnh thành đã thành lập quỹ.

Nên có quy định cho phép doanh nghiệp nhỏ và vừa đăng ký vay vốn trước đối với Quỹ bảo lãnh tín dụng, căn cứ vào đơn xin phép, tình hình hoạt động cũng như tài sản thế chấp, cầm cố, Quỹ bảo lãnh tín dụng phối hợp với ngân hàng để cấp cho doanh nghiệp một hạn mức tín dụng. Khi doanh nghiệp có nhu cầu thì sẽ tiến hành thủ tục cho vay, điều này sẽ làm giảm thời gian xin vay của doanh nghiệp, đáp ứng được nhu cầu vốn nhanh và kip thời cho doanh nghiệp.

3.4.2.2 Nâng cao vai trò đích thực của hiệp hội doanh nghiệp trong tư cách của một tổ chức nghề nghiệp.

Việc có chính sách hỗ trợ, khuyến khích các hiệp hội doanh nghiệp phát triển có vai trò rất lớn đối với doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng. Hiệp hội doanh nghiệp có thể hỗ trợ cho các doanh nghiệp


nhỏ và vừa trong việc vay vốn, tìm đối tác kinh doanh. Đặc biệt, hiệp hội là người hỗ trợ DNNVV nâng cao kiến thức và kinh nghiệm quản lý, tạo điều kiện để các DNNVV có thể đáp ứng yêu cầu của ngân hàng TMCP xem xét cho vay.

Đối với những vùng còn khó khăn, nhà nước phải đứng ra thành lập hiệp hội và kêu gọi các doanh nghiệp trong vùng tham gia, khi hiệp hội đủ mạnh nhà nước sẽ chuyển giao lại cho các doanh nghiệp tự quản lý và hoạt động.

Việc thành lập các hiệp hội doanh nghiệp cần chú trọng cả hai hình thức đa dạng hóa và chuyên môn hóa. Đa dạng hóa là có nhiều doanh nghiệp hoạt động ở nhiều ngành nghề khác nhau, chuyên môn hóa là hiệp hội có nhiều doanh nghiệp hoạt động cùng ngành nghề không phân biệt doanh nghiệp nhỏ, vừa hay lớn.

3.4.2.3 Đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức tài chính tín dụng quốc tế thực hiện các hoạt động cho vay và bảo lãnh tín dụng cho DNNVV ở Việt Nam.

Các tổ chức tài chính tín dụng quốc tế như Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC), Quỹ Phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEDF) của Cộng đồng Châu Âu, Quỹ Phát triển Nông thôn (RDF) của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Đầu tư Phát triển (JBIC) của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản, Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ - USAID (United States Agency For Internation Development) … thường có những nguồn vốn tín dụng ủy thác cho các nước kém và đang phát triển với lãi suất thấp để hỗ trợ cho các DNNVV.

Chính vì vậy, Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường hợp tác với các tổ chức này để tranh thủ nguồn vốn tín dụng ủy thác đó. Khi có được nguồn vốn tín dụng, Ngân hàng Nhà nước có thể ủy thác cho các ngân hàng TMCP tiến hành cho vay hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam nói chung và ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng với lãi suất ưu đãi.


3.4.2.4 Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNVV

Chiến lược phát triển nguồn nhân lực nói chung và nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam chúng ta là hết sức cần thiết, bởi vì hiện nay nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao ở Việt Nam vừa thiếu và vừa yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu công việc của các doanh nghiệp nhỏ và vừa chứ chưa nói đến các doanh nghiệp lớn. Vì vậy chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần chú trọng chất lượng hơn là số lượng, đào tạo phải gắn liền với thực tiễn, có sự liên kết chặc chẽ giữa doanh nghiệp với đơn vị đào tạo.

Các tổ chức đào tạo cần xây dựng chiến lược đào tạo theo hướng: đào tạo theo nhu cầu xã hội, đào tạo theo địa chỉ sử dụng nhằm cung cấp nguồn nhân lực có trình độ phù hợp yêu cầu chuyên môn của các DNNVV, bao gồm cả đội ngũ các nhà quản lý và chuyên môn kỹ thuật. Khi nguồn nhân lực có chuyên môn cao sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNNVV, nâng cao khả năng lập dự án cũng như tính rõ ràng, minh bạch của các báo cáo từ đó giúp các ngân hàng thuận lợi hơn trong việc thẩm định cho vay vốn đối với DNNVV.

3.4.2.5 Tiếp tục hoàn thiện các chính sách hỗ trợ nhằm phát huy vai trò của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Tổ chức triển khai có hiệu quả các chương trình trợ giúp của Nhà nước đối với DNNVV: Chương trình trợ giúp được bố trí trong kế hoạch hàng năm và kế hoạch 5 năm do Thủ tướng Chính phủ hoặc Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định. Chương trình trợ giúp gồm có mục tiêu, lĩnh vực, đối tượng, nội dung, biện pháp, tuy nhiên tổ chức thực hiện vẫn chưa đi vào thực tế, chưa mang lại hiệu quả vì người dân và doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa nắm rõ được chương trình này, ngoài ra việc triển khai còn chậm thậm chí hỗ trợ chưa đúng đối tượng, sai mục đích và vẫn


còn cơ chế xin cho, thiếu tính rõ ràng minh bạch. Chính vì vậy, công tác tuyên truyền, thông tin cho các doanh nghiệp và người dân là hết sức cần thiết.

Nhà nước khuyến khích đầu tư thông qua các biện pháp tài chính, hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong các ngành nghề truyền thống đặc trưng cho các địa phương, chú trọng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ kinh doanh sử dụng nhiều lao động ở nông thôn. Chính sách tài chính cần chú trọng vào chính sách thuế, phí, lệ phí, đầu tư cơ sở hạ tầng; chính sách tín dụng nên tập trung vào các ngân hàng chính sách địa phương với lãi suất ưu đãi.

Về mặt bằng sản xuất kinh doanh: Ở thành phố Hồ Chí Minh, đất đai thuộc quyền sử dụng của nhà nước còn bỏ hoang rất lãng phí, việc qui hoạch xây dựng mặt bằng cho thuê giá rẻ đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa là hết sức cần thiết. Việc này sẽ giúp các doanh nghiệp có thêm địa điểm sản xuất kinh doanh ổn định, chi phí thuê thấp, vị trí thuận lợi …, từ đó sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. Đối với Nhà nước sẽ có thêm nguồn thu không chỉ từ phí cho thuê mà còn là phần thuế tăng thêm do hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp.

Về xúc tiến xuất khẩu: Nhà nước cần quan tâm hơn nữa về trợ giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa liên kết hợp tác với nước ngoài, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ bằng cách hỗ trợ một phần kinh phí cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia hội chợ giới thiệu sản phẩm, khảo sát, tìm hiểu thị trường nước ngoài. Để thực hiện việc này nhà nước cần trích một phần từ thuế xuất nhập khẩu để thành lập quỹ hỗ trợ xuất khẩu cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Cung cấp thông tin và tư vấn cho DNNVV: Các cơ quan ban ngành cần cung cấp thông tin cần thiết phù hợp cho các ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các ấn phẩm và mạng internet cho các doanh nghiệp


nhỏ và vừa; trợ giúp một phần kinh phí tư vấn và đào tạo nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ kinh doanh cá thể, cá nhân kinh doanh ở nông thôn, thị trấn, thị xã. Hiện nay, các cơ quan có phát hành các ấn phẩm, có chương trình đào tạo nhưng tất cả đều thu tiền, thậm chí còn thu tiền rất đắt.

3.4.2.6 Nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa

Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa để bảo lãnh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa khi vay vốn của các tổ chức tín dụng nhưng không đủ tài sản thế chấp, cầm cố. Tuy nhiên, hiện nay Quỹ bảo lãnh tín dụng (Quỹ BLTD) chưa được các doanh nghiệp nhỏ và vừa biết đến nhiều, hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng chưa hiệu quả. Ngoài ra, việc phối hợp giữa doanh nghiệp, ngân hàng và quỹ bảo lãnh tín dụng vẫn chưa được thông suốt. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng, luận án đề xuất một số giải pháp sau:

Một là, tạo môi trường về pháp luật và các cơ chế, chính sách thuận lợi cho hoạt động của Quỹ BLTD:

- Hoàn thiện quy định về thành lập và tổ chức hoạt động của Quỹ BLTD, tạo thuận lợi cho Quỹ BLTD đủ năng lực tài chính, có nguồn tài chính phù hợp với từng nhu cầu phát triển của các DNNVV tại mỗi địa phương, cũng như tương xứng với mức cấp tín dụng, bảo lãnh tín dụng (BLTD) được phối hợp giữa Quỹ BLTD với các tổ chức tín dụng (TCTD), đặc biệt là phối hợp giữa Quỹ BLTD với các ngân hàng TMCP.

- Quy định chi tiết về cơ chế phối hợp cấp tín dụng và BLTD, cũng như quan hệ giữa Quỹ BLTD và các TCTD trong hoạt động phối hợp.

Hai là, tăng cường hợp tác giữa Quỹ BLTD với các TCTD để cấp tín dụng và BLTD cho các DNNVV với hoạt động trợ giúp phát triển DNNVV:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/12/2022