Cơ Cấu Tổ Chức Và Mạng Lưới Hoạt Động


Việc cung cấp dịch vụ tiện dụng, phù hợp với người có thu nhập thấp đã khiến cho tầng lớp khách hàng khó thu hút nhưng rất đông đảo này tích cực tham gia và vì vậy các E-Bank đã thu được phí giao dịch qua ATM để trang trải chi phí hoạt động. Lợi thế kinh tế đạt được nhờ quy mô mở rộng dịch vụ này là cơ sở khiến cho các E- Bank hoạt động hiệu quả.

Đến năm 1996 (sau 3 năm triển khai dịch vụ), để giảm chi phí hơn nữa, E-Bank đã sáp nhập với các chương trình phát triển dịch vụ tiêu dùng khác. Vì thế, các khách hàng của E-Bank có thể rút tiền từ các ATM thuộc các chương trình phát triển dịch vụ khác của Standard Bank hoặc các ngân hàng khác ở Nam Phi. Và đến năm 1999, đã có trên 1,4 triệu tài khoản cá nhân sử dụng dịch vụ này.

Qua việc tăng cường TDVM đối với người nghèo của Nam Phi, luận án rút ra một số bài học kinh nghiệm là:

(1) Việc cung cấp dịch vụ để người nghèo ở thành thị tiếp cận được các dịch vụ tài chính, ngân hàng đã tạo tâm lý tốt cho người nghèo bởi họ không mặc cảm vì cảm thấy rằng mình luôn được xã hội quan tâm và giúp họ xây dựng được ý chí vươn lên thoát nghèo.

(2) Việc cung cấp dịch vụ cho người có thu nhập thấp đã góp phần xây dựng ý thức tiết kiệm cho họ và nhận được sự ủng hộ của lượng khách hàng đông đảo này.

(Nguồn: www.molisa.gov.vn/vi/pages/ChiTiet.aspx?IDNews=5251)

3.7.3. Kinh nghiệm của Hà Lan

Rabobank là một tập đoàn tài chính và ngân hàng đa quốc gia, có trụ sở chính tại Utrecht, Hà Lan với chức năng chính được chính phủ Hà Lan giao là cung cấp các dịch vụ tài chính và ngân hàng. Rabobank là một trong 30 tổ chức tài chính lớn nhất thế giới và xu hướng đầu tư chính hiện nay là đầu tư sản xuất nông nghiệp và thực phẩm. Các chính sách mà Rabobank đã vận dụng đối với người nghèo góp phần để Hà Lan thực hiện hoàn thành chương trình giảm nghèo của mình là:

(1) Thực hiện đa dạng hóa việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ để đông đảo các tầng lớp khách hàng khác nhau có thể tiếp cận như: cung cấp vốn, quản lý tiền mặt, thực hiện các dịch vụ ủy thác, cho vay đầu tư sản xuất nông nghiệp và chế biến

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 280 trang tài liệu này.


thực phẩm, thực hiện liên doanh liên kết, tư vấn xây dựng kế hoạch tài chính, quản lý rủi ro, cung cấp các giải pháp thương mại, …

Tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam đối với người nghèo - 9

(2) Tập trung đầu tư cho lĩnh vực nông thôn vì ở đấy người nông dân và gia đình của họ phải thường xuyên đối mặt với nạn đói. Hiện nay, 85%-90% thị phần của Rabobank ở khu vực nông thôn.

(3) Song song với việc đầu tư vốn là việc đẩy mạnh huy động tiết kiệm thông qua mạng Internet. Năm 2002, thành lập ngân hàng tiết kiệm đầu tiên qua mạng Internet với tên gọi RaboDirect. Năm 2005, thành lập ngân hàng tiết kiệm thứ 2 ở Ireland. Sau đó là RaboPlus ở New Zealand và Australia. Chỉ tính riêng ở Australia, số dư tài khoản tiết kiệm qua hệ thống RaboDirect là hơn 6 tỷ USD (tính đến thời điểm 31/12/2011).

Qua việc tăng cường TDVM đối với người nghèo của Hà Lan, luận án rút ra một số bài học kinh nghiệm là:

(1) Để đáp ứng nhu cầu của lượng khách hàng đông đảo phải thực hiện đa dạng hóa việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ như: thu hộ các khoản tiền điện, tiền nước, liên kết với các công ty bảo hiểm để làm dịch vụ, mở rộng hệ thống thanh toán, dịch vụ chuyển tiền, …

(2) Chú trọng đầu tư cho người nghèo, người có thu nhập thấp ở nông thôn bởi vì ở khu vực này có một lượng khách hàng rất lớn và họ phải thường xuyên đối mặt với nạn đói.

(3) Đa dạng hóa các hình thức giao dịch như mở chi nhánh, văn phòng giao dịch, điểm giao dịch và đặt các loại máy như: máy gửi tiền tiết kiệm, máy rút tiền tự động nhằm mục đích phục vụ khách hàng một cách thuận lợi nhất với chi phí thấp nhất để người nghèo có thể dễ dàng tiếp cận.

(Nguồn: www.rabobank.com)

Kết luận chương 3

Thông qua các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm, chương 3 đã giới thiệu cho chúng ta thấy tác động tích cực của hệ thống TCVM, TDVM đối với người nghèo. Ngân hàng CSXH là tổ chức chuyên cung cấp TDVM do đó tín dụng của ngân hàng CSXH cũng sẽ có tác động tích cực đối với người nghèo.


Các nghiên cứu về tác động của TDVM đối với người nghèo cho thấy người nghèo thường gặp khó khăn trong gia tăng thu nhập do các nguyên nhân như: không dễ tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng chính thức, không hiểu rõ tiện ích và sử dụng sai mục đích các tiện ích của các ngân hàng chính thức, vay để sử dụng cho tiêu dùng nhiều hơn là đầu tư vào sản xuất, …

Giám sát việc sử dụng vốn được giao cho các thành viên vay vốn, việc nộp phí hàng tháng để hình thành các quỹ, việc chú trọng huy động các nguồn vốn nhỏ, đa dạng hóa các hình thức cho vay đối với người nghèo, … là những kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới trong cung cấp TDVM mà ngân hàng CSXH có thể vận dụng nhằm tăng cường tín dụng cho người nghèo ở Việt Nam.


Chương 4

THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG TÍN DỤNG

CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO


Chương 3 đã giới thiệu cho chúng ta cơ sở lý thuyết và các mô hình nghiên cứu (đánh giá việc gia tăng thu nhập, hiệu quả sử dụng vốn vay (việc trả nợ vay đúng hạn) và khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH của người nghèo) làm cơ sở cho việc đánh giá tác động tín dụng ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo, chương 4 sẽ giới thiệu thực trạng tác động tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo để từ đó chúng ta có thể đánh giá chính xác tác động của tín dụng ngân hàng CSXH đối với người nghèo dựa trên 3 mô hình nghiên cứu và thực tế triển khai các chương trình TDUĐ của chính phủ.

Ở Việt Nam, giảm nghèo là một chương trình mục tiêu quốc gia quan trọng. Năm 2011, giảm nghèo là một trong 16 chương trình mục tiêu quốc gia theo Quyết định số 2406/QĐ-TTg ngày 18/12/2011 của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành danh mục các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2012-2015. Từ năm 1998, giảm nghèo được xây dựng thành chương trình mục tiêu quốc gia với những giai đoạn cụ thể: giai đoạn 1998-2000, giai đoạn 2001-2005, giai đoạn 2006-2010, giai đoạn 2011-2015 và hiện nay đang thực hiện giai đoạn 2016-2020. Vào đầu mỗi giai đoạn, căn cứ vào điều kiện kinh tế của Việt Nam và thu nhập bình quân đầu người, mức sống của người dân, chính phủ đều ban hành chuẩn nghèo để áp dụng cho giai đoạn đó và căn cứ vào chuẩn nghèo này, Bộ LĐ-TB&XH chỉ đạo các địa phương tiến hành điều tra, khảo sát số hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn. Để thực hiện giảm nghèo theo kết quả điều tra, khảo sát, Ban chỉ đạo giảm nghèo quốc gia và ở từng địa phương được thành lập. Căn cứ vào số hộ nghèo, hộ cận nghèo, Ban chỉ đạo giảm nghèo trung ương đều xác định các mục tiêu giảm nghèo cụ thể của từng giai đoạn với các chương trình, dự án, giải pháp để thực hiện và khi kết thúc mỗi giai đoạn đều thực hiện tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện chương trình. Kết quả đạt được của chương trình giảm


nghèo ở Việt Nam qua các giai đoạn có tác động rất lớn của tín dụng ngân hàng CSXH (tiền thân là ngân hàng phục vụ người nghèo được thành lập từ năm 1995) thông qua các chương trình TDUĐ.

4.1. Tổng quan về ngân hàng CSXH

4.1.1. Quá trình ra đời ngân hàng CSXH

Phát triển kinh tế đi đôi với giảm nghèo là chủ trương nhất quán của Đảng cộng sản Việt Nam trong quá trình đổi mới và xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Hội nghị Ban chấp hành trung ương lần thứ 5 (khoá VII) và các nghị quyết của Đảng trong các nhiệm kỳ vừa qua, Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra chủ trương về giảm nghèo: “… phải hỗ trợ giúp người nghèo bằng cách cho vay vốn, hướng dẫn cách làm ăn, tranh thủ các nguồn tài trợ nhân đạo trong và ngoài nước, phấn đấu tăng hộ giàu đi đôi với giảm nghèo …”.

Thực hiện chủ trương giảm nghèo của Đảng, chính phủ đã triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ vốn tín dụng trực tiếp đến người nghèo và đã có nhiều phương thức quản lý khác nhau về TDUĐ đối với người nghèo như: giai đoạn (1986-2002) giao cho các ngân hàng thuơng mại nhà nước cho vay lãi suất ưu đãi đối với các tổ chức kinh tế và dân cư thuộc vùng núi cao, hải đảo, vùng đồng bào Khơ me sống tập trung; giai đoạn (1993-1994) thành lập quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo và giao cho ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện; Từ năm 1995, thành lập ngân hàng phục vụ người nghèo có chi nhánh tại các địa phương nằm trong ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Để từng bước hoàn thiện tổ chức ngân hàng phục vụ chính sách xã hội căn cứ Luật các tổ chức tín dụng được quốc hội ban hành năm 1997, trong đó có quy định về “Phát triển các ngân hàng chính sách hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, phục vụ người nghèo và các ĐTCS khác nhằm thực hiện các chính sách KT-XH của nhà nước” (Khoản 3, Điều 4). Ngày 04/10/2002, chính phủ đã ban hành Nghị định số 78/2002/NĐ-CP về TDUĐ đối với người nghèo và các ĐTCS khác; Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04/10/2002 về việc thành lập ngân hàng CSXH trên cơ sở tổ chức lại ngân hàng phục vụ người nghèo sau khi tách khỏi ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn để thực hiện cho vay hộ nghèo và


các ĐTCS khác nhằm góp phần thực hiện thắng lợi chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, tạo việc làm, bảo đảm ASXH và chương trình xây dựng nông thôn mới trên phạm vi toàn quốc.

Sau 15 năm hoạt động (2003-2017), được sự quan tâm, chỉ đạo, hỗ trợ của các cơ quan Đảng và chính quyền địa phương các cấp, sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức CT-XH, sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân, của cộng đồng người nghèo và các ĐTCS khác bằng các kế hoạch cụ thể, hàng năm ngân hàng CSXH đã thực hiện tốt những mục tiêu mà chính phủ đề ra là: Tập trung nguồn lực lớn, tạo bước đột phá trong công tác giảm nghèo; nâng cao chất lượng và hiệu quả vốn TDUĐ; tách TDUĐ ra khỏi tín dụng thương mại; huy động nguồn lực toàn xã hội tham gia vào sự nghiệp giảm nghèo, đẩy lùi tình trạng cho vay nặng lãi ở khu vực nông thôn và tín dụng chính sách đã đóng góp không nhỏ cho chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, tạo việc làm, thực hiện đảm bảo ASXH và xây dựng nông thôn mới trên phạm vi toàn quốc.

4.1.2. Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động

Điều lệ hoạt động của ngân hàng CSXH được chính phủ ban hành theo Quyết định số 16/2003/QĐ-TTg ngày 22/01/2003. Ngân hàng CSXH có mô hình tổ chức đặc thù phù hợp với điều kiện, đặc điểm Việt Nam, đáp ứng mục tiêu tập trung mọi nguồn lực xã hội, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, thực hiện chủ trương xã hội hoá hoạt động tín dụng chính sách. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng CSXH gồm 2 bộ phận:

Bộ phận quản trị: Giúp chính phủ quản trị ngân hàng và để chỉ đạo bộ máy tác nghiệp. Bộ máy quản trị gồm Hội đồng quản trị (HĐQT) ở Trung ương và Ban đại diện HĐQT ở cấp tỉnh và huyện với thành viên là lãnh đạo của các ngành tài chính, kế hoạch, ngân hàng, LĐ-TB&XH, nông nghiệp và 4 tổ chức chính trị - xã hội (CT-XH) là Hội liên hiệp phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh và Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Chủ tịch HĐQT là Thống đốc ngân hàng nhà nước, Trưởng Ban đại diện HĐQT tại địa phương do chủ tịch hoặc phó chủ tịch UBND cùng cấp kiêm nhiệm. Trong quá trình thực hiện, để tăng cường năng lực quản trị TDUĐ tại cơ sở, ngày 31/01/2013, Thủ tướng chính phủ đã cho phép thí điểm tại 3 tỉnh (Long An, Thanh Hóa, Bắc Giang) bổ sung chủ tịch UBND cấp xã tham gia Ban đại diện HĐQT ngân hàng CSXH cấp huyện và đầu năm 2015 đã cho phép chính thức bổ sung chủ


tịch UBND cấp xã tham gia Ban đại diện HĐQT ngân hàng CSXH cấp huyện theo công văn số 1423/VPCP-KTTH ngày 02/3/2015 của Văn phòng chính phủ.

HĐQT thực hiện nhiệm vụ tham mưu, hoạch định chính sách nguồn vốn, chính sách đầu tư và chỉ đạo, giám sát thực thi chính sách TDUĐ của nhà nước. Ban đại diện HĐQT cấp tỉnh, cấp huyện chỉ đạo và giám sát thực hiện các nghị quyết của HĐQT ngân hàng CSXH tại địa phương, tham mưu cho chủ tịch UBND cùng cấp thực hiện lồng ghép TDUĐ với các chính sách giảm nghèo, ASXH và xây dựng nông thôn mới nhằm nâng cao mức sống của người nghèo nói riêng, người dân nói chung và góp phần phát triển KT-XH của địa phương.

Hiện có gần 8.000 cán bộ lãnh đạo của các cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức CT-XH từ trung ương đến cấp huyện tham gia kiêm nhiệm công tác quản trị ngân hàng CSXH. Từ khi thành lập và đi vào hoạt động đến nay, HĐQT và Ban đại diện HĐQT các cấp đã có nhiều đóng góp quan trọng trong việc tham mưu giải quyết, bảo đảm đầy đủ nguồn vốn để giải ngân của các chương trình TDUĐ và tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của ngân hàng CSXH. Các thành viên HĐQT là đại diện của cơ quan chủ quản các chương trình quốc gia, đã tích cực gắn kết giữa việc thực hiện các mục tiêu của chương trình quốc gia với hoạt động tín dụng của ngân hàng CSXH, góp phần nâng cao hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia này. Những năm gần đây, các thành viên HĐQT và Ban đại diện HĐQT đã dành nhiều thời gian hơn cho công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát và quan tâm giải quyết các khó khăn, vướng mắc của ngân hàng CSXH tại cơ sở.

Bộ phận điều hành, tác nghiệp: Gồm có: Hội sở chính, Sở giao dịch, Trung tâm đào tạo, Trung tâm công nghệ thông tin đặt tại Tp Hà Nội (Địa chỉ: Số 169, phố Linh Đường, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Tp Hà Nội) và 63 chi nhánh cấp tỉnh, 618 phòng giao dịch cấp huyện ở các địa phương.

Ngân hàng CSXH đã xây dựng và vận hành hiệu quả bộ máy điều hành, tác nghiệp làm nhiệm vụ tổ chức, điều hành quản lý vốn thống nhất từ trung ương đến cơ sở. Hiện có gần 9.000 cán bộ làm việc ở 3 cấp: trung ương, chi nhánh cấp tỉnh và phòng giao dịch cấp huyện với đầy đủ cơ sở vật chất (máy móc thiết bị, phương tiện


giao dịch, …) và tổ chức các điểm giao dịch lưu động đảm bảo giao dịch trực tiếp đến hộ vay tại xã.

Bộ máy điều hành đã tiếp nhận và bảo toàn nguồn vốn TDUĐ của nhà nước bằng các phương thức cho vay phù hợp đặc điểm của đối tượng vay và môi trường hoạt động tại địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Ngân hàng CSXH đã tổ chức cho vay trực tiếp đến người vay, thực hiện xã hội hóa việc cho vay và quản lý vốn tín dụng bằng hình thức ủy thác cho các tổ chức CT-XH tại địa bàn xã, ấp để tổ chức và quản lý các tổ tiết kiệm và vay vốn quy tụ các đối tượng hộ nghèo, ĐTCS xã hội khác vay vốn ngân hàng. Ngoài ra, bộ máy điều hành đã xây dựng và thực hiện thành công cách thức tác nghiệp đặc thù là: Tổ chức giao dịch (thu nợ, thu lãi, thu tiết kiệm, chuyển khoản, họp giao ban, phổ biến các chính sách tín dụng mới, …) tại các Điểm giao dịch đặt tại trụ sở UBND cấp xã; xây dựng mạng lưới các tổ tiết kiệm và vay vốn (tổ chức sinh hoạt tự nguyện của cộng đồng hộ vay vốn) vừa là nơi giúp hộ vay tìm hiểu, thực hiện các thủ tục vay vốn, tổ chức sinh hoạt, giúp đỡ lẫn nhau, … vừa là nơi để ngân hàng đưa các nghiệp vụ về cơ sở phục vụ hộ nghèo và các ĐTCS khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả; xây dựng hoàn chỉnh các quy trình nghiệp vụ, quy trình quản lý điều hành phù hợp với mô hình hoạt động, đối tượng phục vụ và xây dựng đội ngũ cán bộ nghiệp vụ, quản lý có chuyên môn nghiệp vụ sâu, tâm huyết với ngành, tận tuỵ với người nghèo và có trách nhiệm công việc.

4.1.3. Phương thức hoạt động

Theo Điều lệ ngân hàng CSXH Việt Nam và các quy định của chính phủ về hoạt động của ngân hàng CSXH, để chuyển tải vốn TDUĐ đến đúng đối tượng thụ hưởng đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng, hỗ trợ tối đa cho người nghèo trong điều kiện phải tinh giảm biên chế, tiết giảm chi phí quản lý, ngân hàng CSXH đã thực hiện phương thức quản lý TDUĐ thông qua các hình thức: (i) phân công, phân cấp trách nhiệm trong việc lựa chọn và giới thiệu đối tượng thụ hưởng các chính ssách TDUĐ; (ii) thực hiện dân chủ, công khai trong cộng đồng dân cư; (iii) kết hợp sự tham gia của 4 tổ chức CT-XH với vai trò vừa là người giám sát xã hội vừa làm uỷ thác một số công việc trong quy trình nghiệp vụ tín dụng. Mô hình tổ chức của ngân hàng CSXH được thể hiện trong Hình 4.1.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/12/2022