Ban đại diện HĐQT cấp tỉnh
Tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện
Tổ chức
chính trị - xã
Tổ chức chính trị - xã hội cấp xã
CHÍNH PHỦ
Hội đồng Quản trị NHCSXH
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Chi nhánh NHCSXH
Hình 4.1. Mô hình tổ chức của ngân hàng CSXH
Tổng Giám đốc
và bộ máy giúp việc
Tổ chức chính trị - xã hội
Trung ương
Ban giảm nghèo cấp xã
Ủy ban nhân dân cấp huyện
Ban đại diện HĐQT cấp huyện
Phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện
Ủy ban nhân dân cấp xã
Điểm giao dịch cấp xã
Trưởng thôn (ấp)
Tổ Tiết kiệm & vay vốn
Hộ vay
Hộ vay
Hộ vay
Hộ vay
Hộ vay
(Nguồn: Tài liệu tập huấn của ngân hàng CSXH năm 2013)
: Thực hiện : Phối hợp
Việc ngân hàng CSXH ủy thác cho 4 tổ chức CT-XH để chuyển tải đồng vốn ưu đãi của chính phủ đến hộ nghèo và các ĐTCS khác nhằm huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong việc chăm lo cho người nghèo được xem là bước đột phá nhằm xã hội hoá hoạt động tín dụng của ngân hàng và được thực hiện thông qua văn
bản thỏa thuận, hợp đồng ủy thác và hợp đồng ủy nhiệm. Cụ thể: ở trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện, ngân hàng CSXH và các tổ chức CT-XH ký văn bản thỏa thuận; ở cấp xã, ngân hàng CSXH ký hợp đồng ủy thác với tổ chức CT-XH và hợp đồng ủy nhiệm với tổ tiết kiệm và vay vốn do các tổ chức CT-XH vận động thành lập và được chính quyền cấp xã cho phép hoạt động.
Khi thực hiện ủy thác cho vay, quản lý vốn với ngân hàng CSXH thì các tổ chức CT-XH được trả phí và tổ tiết kiệm và vay vốn được trả hoa hồng theo văn bản thoả thuận số 3948/VBTT-NHCS-HPN-HND-HCCB-ĐTN ngày 03/12/2014. Cụ thể:
Mức phí ủy thác trả cho tổ chức CT-XH:
Số phí ủy thác được hưởng
0,040%
=
x
Số lãi
thực thu
x
Tỷ lệ phí theo
chất lượng ủy thác
=
Lãi suất cho vay (%)
Trong đó, mức phí theo chất lượng ủy thác được xác định như sau:
+ Tổ chức CT-XH có nợ quá hạn ≤ 2%: Được hưởng 100% phí ủy thác.
+ Tổ chức CT-XH có nợ quá hạn trên 2% - 3%: Được hưởng 80% phí ủy thác.
+ Tổ chức CT-XH có nợ quá hạn trên 3% - 4%: Được hưởng 50% phí ủy thác.
+ Tổ chức CT-XH có nợ quá hạn trên 4%: Không được hưởng phí ủy thác.
Hoa hồng trả cho Ban quản lý tổ tiết kiệm và vay vốn: Bao gồm phần hoa hồng dựa trên số lãi thực thu và hoa hồng dựa trên số dư tiền gửi tiết kiệm của người nghèo.
Hoa hồng
dựa trên số lãi = thực thu
Hoa hồng
0,085%
Lãi suất cho vay (%)
Số tiền lãi
x thực thu
Số dư
tiền gửi tiết kiệm bình quân
nộp ngân hàng
dựa trên tiền gửi tiết kiệm
= 0,1% x
Hiện nay, để tạo thuận lợi cho bà con hộ nghèo và các ĐTCS trong việc vay vốn, trả nợ, trả lãi và gửi tiết kiệm thì ngân hàng và các tổ chức CT-XH nhận ủy thác tổ chức giao dịch trực tiếp hàng tháng tại xã. Mỗi xã được đặt 1 ngày giao dịch cố định, vào ngày theo lịch (kể cả thứ 7, chủ nhật, ngày lễ) ngân hàng tổ chức giao dịch ngay tại UBND xã và khách hàng có thể vay vốn hay trả nợ, trả lãi, gửi tiết kiệm, … ngay tại điểm giao dịch (trong trụ sở UBND xã) mà không phải đến trụ sở ngân hàng.
Tính đến cuối năm 2016, được chính quyền địa phương hỗ trợ, ngân hàng CSXH đã phối hợp với các tổ chức CT-XH thành lập được 189.549 tổ tiết kiệm và vay vốn với hơn 6,7 triệu thành viên là đại diện hộ nghèo và các ĐTCS khác, tổ chức được 10.861 điểm giao dịch lưu động ở xã. Việc thành lập và tổ chức giao dịch hàng tháng theo lịch tại xã đã mang lại rất nhiều thuận lợi cho bà con hộ nghèo và các ĐTCS khác trong việc giao dịch với ngân hàng mà không phải đến trụ sở ngân hàng do đó tiết kiệm được thời gian và chi phí đi lại. Tại các điểm giao dịch lưu động xã, các chính sách tín dụng của nhà nước, danh sách hộ vay vốn và các quy định, quy trình thủ tục của ngân hàng CSXH được niêm yết công khai; người vay giao dịch trực tiếp với ngân hàng CSXH vào ngày cố định hàng tháng để gửi tiền tiết kiệm, nhận tiền vay và trả nợ trước sự chứng kiến của cán bộ tổ chức CT-XH, Tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn và chính quyền địa phương do đó đã hạn chế được việc thất thoát, xâm tiêu, tham ô, lợi dụng đồng vốn nhà nước, tạo được lòng tin của người dân và người nghèo nói riêng đối với các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước, hoạt động ngân hàng.
4.1.4. Kết quả hoạt động
4.1.4.1. Tập trung nguồn vốn
Tính đến 31/12/2016, tổng nguồn vốn của ngân hàng CSXH đạt 162.400 tỷ đồng, tăng 71.999 tỷ đồng (tỷ lệ tăng 79,6%) so với đầu năm 2011 và tăng 15.940 tỷ đồng (tỷ lệ tăng 10,9%) so với năm 2015; tỷ lệ tăng trưởng bình quân năm giai đọan 2011-2016 là 13,3%. Cơ cấu nguồn vốn được phân bổ như sau:
- Vốn ngân sách trung ương cấp (bao gồm vốn điều lệ và vốn cấp cho các chương trình tín dụng): 27.748 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 17,1% tổng nguồn vốn, tăng 20 tỷ đồng (tỷ lệ tăng 0,05%) so với năm 2015.
- Vốn vay theo chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ (vay ngân hàng nhà nước, kho bạc nhà nước và vay nước ngoài): 21.729 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 13,4% tổng nguồn vốn, giảm 4.053 tỷ đồng (tỷ lệ giảm 15,7%) so với năm 2015 do trả nợ ngân hàng nhà nước 500 tỷ đồng, trả nợ kho bạc nhà nước (cả trung ương và địa phương) 3.500 tỷ đồng, trả nợ vốn vay và nhận ủy thác nước ngoài (OPEC) 53 tỷ đồng.
- Nhận tiền gửi 2% của các tổ chức tín dụng nhà nước và tổ chức tín dụng do nhà nước giữ cổ phần chi phối: 44.034 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 27,1% tổng nguồn vốn, tăng 8.427 tỷ đồng (tỷ lệ tăng 23,7%) so với năm 2015.
- Phát hành trái phiếu ngân hàng CSXH được chính phủ bảo lãnh: 39.301 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 24,2% tổng nguồn vốn, tăng 5.453 tỷ đồng (tỷ lệ tăng 16,1%) so với năm 2015. Tổng khối lượng phát hành trong năm 2016 là 13.000 tỷ đồng, trong đó trả nợ trái phiếu đáo hạn là 7.535 tỷ đồng.
- Vốn huy động của tổ chức, cá nhân: 11.939 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 7,4% tổng nguồn vốn, tăng 3.947 tỷ đồng (tỷ lệ tăng 49,4%) so với năm 2015; trong đó: Nhận tiền gửi tự nguyện của thành viên tổ tiết kiệm và vay vốn đạt 5.435 tỷ đồng và huy động của tổ chức và cá nhân khác đạt 6.504 tỷ đồng.
- Vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương: 6.783 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 4,2% tổng nguồn vốn, tăng 1.888 tỷ đồng (tỷ lệ tăng 38,6%) so với năm 2015
- Các nguồn vốn khác và các quỹ: 10.866 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 6,7% tổng nguồn vốn, tăng 257 tỷ đồng (tỷ lệ tăng 2,4%) so với năm 2015.
(Phụ lục 4.1. Tổng hợp nguồn vốn của ngân hàng CSXH giai đoạn 2011-2016)
Biểu đồ 4.1. Cơ cấu, tỷ trọng các loại vốn của ngân hàng CSXH thời điểm 31/12/2016
Vốn ngân sách trung ương cấp
4,2%
6,7%
7,4%
17,1%
Vốn vay theo chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ
13,4%
24,2%
27%
Nhận tiền gửi 2% của các tổ
chức TDNN và tổ chức TD do NC giữ cổ phần chi phối
Phát hành trái phiếu ngân hàng CSXH được chính phủ bảo lãnh
Vốn huy động của tổ chức, cá nhân
(Nguồn: Báo cáo số 522/BC-NHCS ngày 22/02/2017 của ngân hàng CSXH về kết quả hoạt động năm 2016, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm 2017).
4.1.4.2. Cho vay
Trong giai đoạn 2011-2016, ngân hàng CSXH đã thực hiện cho vay đến hộ nghèo, các ĐTCS theo 21 chương trình tín dụng với tổng số tiền là 239.958,5 tỷ đồng.
(Phụ lục 4.2. Tổng hợp doanh số cho vay các chương trình tín dụng giai đoạn 2011-2016)
Mức cho vay tối đa hiện nay của từng chương trình tín dụng khác nhau và mức cho vay tối đa đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo là 50 triệu đồng/hộ theo Quyết định số 34/QĐ-HĐQT ngày 26/4/2014 của HĐQT ngân hàng CSXH. Tuy nhiên, trên thực tế, mức cho vay bình quân trong giai đoạn 2011-2016 là 32 triệu đồng/hộ và doanh số cho vay tăng bình quân qua mỗi năm là 14,4%. Việc xác định mức cho vay được căn cứ vào 2 tiêu chí là nhu cầu và khả năng trả nợ của hộ vay.
Việc lựa chọn đối tượng vay vốn và bình xét cho vay của mỗi chương trình được thực hiện từ các tổ tiết kiệm và vay vốn và do chính cộng đồng người nghèo lựa chọn, giới thiệu: Khi hộ gia đình có nhu cầu vay thì viết giấy đề nghị vay vốn (mẫu số 01/TD) gửi tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn, tổ tiết kiệm và vay vốn tập hợp các thành viên trong tổ để bình xét và thống nhất mức cho vay. Một hộ được vay vốn khi có trên 50% thành viên trong tổ tán thành. Việc bình xét cho vay được lập thành biên bản (mẫu số 10C/TD) có sự tham gia và xác nhận của Ban nhân dân ấp (khu phố), Hội đoàn thể nhận ủy thác cấp xã trong đó thể hiện các nội dung là hộ gia đình được kết nạp vào tổ, tổ đồng ý cho vay, số tiền cho vay, … Khi hộ vay trở thành thành viên của tổ thì phải chấp hành quy chế hoạt động của tổ và các quy định được tổ thống nhất. Sau khi tổ thống nhất cho vay sẽ lập danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn (mẫu số 03/TD) đề nghị UBND cấp xã phê duyệt và nộp ngân hàng CSXH. Ngân hàng CSXH nơi cho vay tiếp nhận và kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của bộ hồ sơ vay vốn, khi đủ điều kiện thì tổ chức giải ngân. Việc giải ngân được thực hiện tập trung tại Điểm giao dịch lưu động (trong khuân viên UBND xã), có sự chứng kiến của cán bộ tổ tiết kiệm và vay vốn, tổ chức CT-XH nhận ủy thác và chính quyền địa phương để đảm bảo việc giải ngân được khách quan, dân chủ và đúng đối tượng.
Mục đích sử dụng vốn vay của mỗi hộ gia đình khác nhau và tùy vào điều kiện, đặc điểm sản xuất của từng vùng, từng địa phương, tuy nhiên vốn vay thường được hộ
vay sử dụng vào các mục đích như: chăn nuôi (gia súc, gia cầm, trâu, bò, cá, …); trồng trọt (cây ngắn ngày: lúa, bắp, đậu, khoai mì, … , cây dài ngày: tiêu, cafe, cây ăn trái, cao su, tràm, keo lai, …), kinh doanh, buôn bán nhỏ và tiểu thủ công nghiệp. Ngoài số vốn cho vay ngắn hạn và được cho vay nhiều lần để đầu tư SXKD, hộ nghèo, hộ cận nghèo còn được vay vốn để giải quyết các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống như: sửa chữa nhà cửa dột nát, chi phí học tập, xây dựng các công trình nước sạch và vệ sinh sạch, lắp đặt hệ thống điện, … Thời hạn cho vay phụ thuộc vào từng dự án SXKD cụ thể nhưng chủ yếu là trung hạn (từ 3 – 5 năm), dài hạn (trên 5 năm) và có phân kỳ trả nợ cho từng năm. Việc xác định mức vốn và thời hạn cho vay phù hợp với nhu cầu vốn, chu kỳ SXKD của dự án và khả năng trả nợ của hộ vay.
4.1.4.3. Thu nợ
Trong giai đoạn 2011-2016, ngân hàng CSXH đã thực hiện thu hồi nợ đối với 21 chương trình tín dụng với tổng doanh số là 173.558,31 tỷ đồng.
(Phụ lục 4.3. Tổng hợp doanh số thu nợ các chương trình tín dụng trong giai đoạn 2011-2016).
Tỷ lệ thu nợ tăng bình quân qua mỗi năm trong giai đoạn 2011-2016 là 24,5%, trong đó tập trung chủ yếu vẫn ở một số chương trình như: hộ nghèo với tỷ lệ là 38,7%, học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn với tỷ lệ là 21,6%, hộ gia đình SXKD tại vùng khó khăn là 13,4%, … trong tổng doanh số thu nợ của giai đoạn này.
4.1.4.4. Quản lý dư nợ
Dư nợ phân theo chương trình tín dụng:
Tổng dư nợ các chương trình tín dụng đến 31/12/2016 mà ngân hàng CSXH đang quản lý là 157.372 tỷ đồng với gần 6,7 triệu hộ còn dư nợ, tăng 53.641 tỷ đồng so với cuối năm 2011 (tỷ lệ tăng 51,7%). Trong đó, nợ xấu là 1.173,017 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 0,75% so tổng dư nợ), bao gồm: nợ quá hạn là 529,417 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 0,34% so tổng dư nợ) và nợ khoanh là 643,6 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 0,41% so tổng dư nợ). Tăng trưởng dư nợ bình quân trong giai đoạn 2011-2016 là 8,6%/năm.
(Phụ lục 4.4. Chi tiết dư nợ của từng chương trình tín dụng qua các năm trong giai đoạn 2011-2016)
Tăng trưởng dư nợ của ngân hàng CSXH trong giai đoạn 2011-2016 được thể hiện qua Biểu đồ 4.2.
Biểu đồ 4.2. Tăng trưởng dư nợ của ngân hàng CSXH trong giai đoạn 2011-2016
Dư nợ
160000
140000
120000
100000
80000
Dư nợ
60000
40000
20000
0
2011
2012
2013
2014
2015
2016
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo kết quả hoạt động năm 2011, 2012, 2013, 2015, 2015 và 2016 của ngân hàng CSXH).
(Phụ lục 4.5. Chất lượng tín dụng của từng chương trình cho vay thời điểm 31/12/2016)
Trong tổng dư nợ mà ngân hàng CSXH đang quản lý, chủ yếu vẫn là một số chương trình có dư nợ chiếm tỷ trọng cao như hộ nghèo: 24,6%, hộ cận nghèo: 19%, nước sạch & vệ sinh môi trường nông thôn: 15,2%, học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn: 12,3%, … do đây là những đối tượng phục vụ chính của ngân hàng CSXH.
Dư nợ phân theo tổ chức CT-XH nhận ủy thác:
Tính đến thời điểm 31/12/2016, các tổ chức CT-XH đã thành lập và quản lý tất cả 189.549 tổ tiết kiệm và vay vốn với dư nợ ủy thác là 155.295 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 98% trong tổng dư nợ và phần dư nợ còn lại do ngân hàng CSXH trực tiếp cho vay và quản lý là 2.077 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 2% trong tổng dư nợ; Trong tổng dư nợ do các tổ chức CT-XH nhận ủy thác thì nợ quá hạn là 492 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ
0,32% so tổng dư nợ và tăng 8 tỷ đồng so năm 2015, chiếm tỷ lệ 93% so tổng nợ quá hạn của ngân hàng CSXH. Chi tiết dư nợ ủy thác theo từng tổ chức CT-XH qua các năm trong giai đoạn 2011-2016 được thể hiện trong Bảng 4.1.
Bảng 4.1. Chi tiết dư nợ ủy thác theo từng tổ chức CT-XH qua các năm trong giai đoạn 2011-2016
Đvt: tỷ đồng
Tổ chức CT-XH nhận ủy thác | Năm | ||||||
2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | ||
1 | Hội phụ nữ | 42.153 | 45.951 | 48.783 | 51.538 | 56.199 | 61.404 |
2 | Hội nông dân | 35.098 | 37.990 | 40.324 | 42.623 | 46.390 | 50.549 |
3 | Hội cựu chiến binh | 14.778 | 16.622 | 18.294 | 19.761 | 21.845 | 24.210 |
4 | Đoàn thanh niên | 9.465 | 11.056 | 12.659 | 14.190 | 16.425 | 19.132 |
Cộng | 101.494 | 111.619 | 120.060 | 128.112 | 140.859 | 155.295 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tác Động Của Tín Dụng Vi Mô Đối Với Người Nghèo
- Ý Nghĩa Việc Tăng Cường Tín Dụng Ngân Hàng Csxh Đối Với Người Nghèo
- Cơ Cấu Tổ Chức Và Mạng Lưới Hoạt Động
- Tỷ Trọng Dư Nợ Các Chương Trình Tín Dụng Các Tổ Chức Ct-Xh Nhận Ủy Thác Thời Điểm 31/12/2016
- Thực Trạng Tác Động Tín Dụng Của Ngân Hàng Csxh Việt Nam Đối Với Người Nghèo
- Tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam đối với người nghèo - 13
Xem toàn bộ 280 trang tài liệu này.
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo kết quả hoạt động năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015 và 2016 của ngân hàng CSXH).
Tỷ trọng dư nợ và chất lượng dịch vụ ủy thác của các tổ chức CT-XH được thể hiện trong Bảng 4.2.
Bảng 4.2. Tỷ trọng dư nợ và chất lượng dịch vụ ủy thác của các tổ chức CT-XH thời điểm 31/12/2016
Đvt: tỷ đồng, %
Tổ chức CT-XH nhận ủy thác | Dư nợ | Tỷ trọng | Trong đó | ||
Nợ quá hạn | Tỷ lệ | ||||
1 | Hội phụ nữ | 61.404 | 39,5 | 163 | 0,27 |
2 | Hội nông dân | 50.549 | 32,5 | 156 | 0,31 |
3 | Hội cựu chiến binh | 24.210 | 15,6 | 88 | 0,36 |
4 | Đoàn thanh niên | 19.132 | 12,4 | 85 | 0,44 |
Cộng | 155.295 | 100 | 492 | 0,32 |
(Nguồn: Báo cáo số 522/BC-NHCS ngày 22/02/2017 của ngân hàng CSXH về kết quả hoạt động năm 2016, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm 2017).