Nhóm Giải Pháp Hỗ Trợ Của Chính Phủ, Các Ngành, Địa Phương Và Bản Thân Người Nghèo


(Nguồn: Tác giả hệ thống các chương trình tín dụng hiện nay của ngân hàng CSXH Việt Nam)

Nhóm III: Cho vay cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống: Bao gồm các chương trình cho vay đối với các đối tượng là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có đời sống kinh tế khó khăn nhưng điều kiện sống chưa đảm bảo cần phải cải thiện, nâng cao sau khi đã được vay vốn để giảm nghèo hoặc phát triển kinh tế.

Trong đó xác định nhóm I nhóm II là 2 nhóm cho vay chính của ngân hàng CSXH. Đối tượng cho vay của 2 nhóm độc lập với nhau: những hộ gia đình tham gia vay vốn ở nhóm I thì không được vay ở nhóm II và ngược lại. Và những hộ gia đình đã tham gia vay vốn ở nhóm I hoặc nhóm II thì có thể tham gia vay vốn ở nhóm III. Việc vay vốn chương trình nào thuộc nhóm III và vay với số tiền bao nhiêu căn cứ vào nhu cầu của hộ vay, việc bình xét của tổ tiết kiệm và vay vốn, tổ chức CT-XH ủy thác, chính quyền địa phương và phê duyệt của ngân hàng.

Giải pháp 7. Chi thù lao hỗ trợ chính quyền địa phương cấp xã

Hiện nay, hoạt động của ngân hàng CSXH được triển khai rộng khắp trong toàn quốc ở cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã; trong đó tập trung chủ yếu tại cấp xã. Hàng tháng, chính quyền địa phương cấp xã và ngân hàng CSXH phải triển khai và thực hiện rất nhiều công việc liên quan đến hoạt động cung ứng vốn đến người nghèo và các ĐTCS như: lựa chọn, giới thiệu đối tượng vay vốn, họp bình xét cho vay, xác nhận đối tượng xin vay, thành lập các tổ xử lý và thực hiện thu hồi nợ quá hạn, hỗ trợ điểm giao dịch lưu động của ngân hàng CSXH tại xã (bố trí địa điểm cho ngân hàng giao dịch, tham gia họp giao ban, chứng kiến việc giải ngân, thu nợ, thu lãi, thu tiết kiệm, …), xử lý nợ đến hạn, lập hồ sơ xử lý nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan và chủ quan, … Với khối lượng công việc phải thực hiện nhiều như vậy tuy nhiên họ lại hoàn toàn không được hưởng bất kỳ khoản thù lao nào. Chính vì vậy, ngân hàng CSXH nên trích một khoản từ kết quả thu lãi hàng tháng để hỗ trợ nhằm tạo động lực, tạo nguồn kinh phí hoạt động cho họ với mức thù lao hỗ trợ bằng khoảng 5% trên tổng số lãi thực thu hàng tháng. Thực hiện được điều này, ngân hàng CSXH sẽ khuyến khích được họ hỗ trợ, phối hợp và cộng tác tốt hơn nữa cho hoạt động của ngân hàng từ đó giúp cho việc cung ứng và quản lý đồng vốn


được tốt hơn, góp phần để hoạt động của ngân hàng CSXH đạt kết quả cao và đóng góp tích cực cho chương trình giảm nghèo.

6.3.2. Nhóm giải pháp hỗ trợ của chính phủ, các ngành, địa phương và bản thân người nghèo

6.3.2.1. Nhóm giải pháp của chính phủ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 280 trang tài liệu này.

Giải pháp 1. Tạo lập nguồn vốn để ngân hàng CSXH hoạt động ổn định.

Hiện nay, nguồn vốn cho vay của ngân hàng CSXH chủ yếu là từ ngân sách nhà nước chuyển sang, huy động, vay lãi suất thị trường và vay theo chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ (chiếm tỷ lệ 87,3% so tổng nguồn vốn). Tuy nhiên, có nhiều thời điểm ngân hàng bị động về nguồn vốn cho vay như: triển khai các chương trình cho vay mới, vào đầu mỗi năm học của học sinh sinh viên đối với chương trình cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, vào các năm đầu giai đoạn của chương trình giảm nghèo, … Bên cạnh đó, kết quả chạy mô hình đánh giá khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng của người nghèo cho thấy biến nguonvonhanche tác động tích cực đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH của người nghèo (P-value = 0.000): Khi nguồn vốn cho vay bị hạn chế thì khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH của người nghèo thấp. Đây là một nội dung quan trọng vừa để cho ngân hàng CSXH thực hiện cho vay đúng, đầy đủ, giúp cho cơ quan điều hành tập trung nâng cao chất lượng tín dụng, tạo điều kiện cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vay đủ vốn theo yêu cầu, nhanh chóng thực hiện việc giảm nghèo bền vững.

Tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam đối với người nghèo - 21

Vì vậy chính phủ cần tạo lập cơ chế nguồn vốn ổn định để ngân hàng CSXH chủ động trong hoạt động cho vay. Cụ thể:

(1) Chỉ đạo Bộ tài chính chuyển vốn theo kế hoạch hàng năm cho ngân hàng CSXH.

(2) Chỉ đạo Ngân hàng nhà nước để chỉ đạo các tổ chức tín dụng nhà nước duy trì số dư tiền gửi tại ngân hàng CSXH theo điểm 2, điều 8, Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 về TDUĐ đối với người nghèo và các ĐTCS khác (các tổ chức tín dụng nhà nước có trách nhiệm duy trì số dư tiền gửi tại ngân hàng CSXH bằng 2% số dư nguồn vốn huy động bằng đồng Việt Nam tại thời điểm ngày 31/12 năm trước).


(3) Cho phép ngân hàng CSXH điều chuyển nguồn vốn tạm thời giữa các chương trình cho vay lẫn nhau trong lúc chưa có sự chuyển vốn, bố trí vốn của cấp trên (ngoại trừ nguốn vốn của các chương trình cho vay chỉ định, ủy thác đầu tư) để tránh tình trạng chương trình này đang thiếu vốn trong khi chương trình kia lại thừa vốn sau đó sẽ hoàn trả để đảm bảo kế hoạch, chỉ tiêu dư nợ được giao hàng năm.

Khi chính phủ thực hiện giải pháp này thì ngân hàng CSXH sẽ có được cơ chế nguồn vốn ổn định, linh hoạt và có thể đáp ứng được nhu cầu vốn của mọi đối tượng vay vốn ở các chương trình tín dụng và ở các thời điểm khác nhau, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho mùa vụ sản xuất và không đánh mất cơ hội làm ăn để vươn lên thoát nghèo của người nghèo.

Giải pháp 2. Chỉ đạo chính quyền địa phương, các ngành, các tổ chức CT-XH thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng.

Chỉ thị số 40-CT/TW: “Các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp cần xác định nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động tín dụng CSXH là một trong những nhiệm vụ trong chương trình và kế hoạch, hoạt động thường xuyên của các cấp ủy, các ngành, địa phương và đơn vị. Tổ chức thực hiện tốt chủ trương huy động các nguồn lực cho tín dụng CSXH gắn với phát triển nông nghiệp, nông thôn, phát triển giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm, bảo đảm ASXH và giảm nghèo bền vững.

Nâng cao trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền trong việc củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng CSXH; công tác điều tra, xác định đối tượng được vay vốn; phối hợp giữa các hoạt động huấn luyện kỹ thuật, đào tạo nghề và chuyển giao công nghệ với hoạt động cho vay vốn của ngân hàng CSXH, giúp người vay sử dụng vốn có hiệu quả”.

Chính vì vậy, chính phủ cần chỉ đạo các địa phương thực hiện tốt các nhiệm vụ này để nâng cao thu nhập cho người nghèo, nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng CSXH góp phần thực hiện thắng lợi chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo.

6.3.2.2. Giải pháp của Bộ LĐ-TB&XH: Tăng nguồn vốn đối với chương trình giải quyết việc làm

Hiện nay, trên phạm vi toàn quốc, ngân hàng CSXH đã và đang triển khai tất cả 21 chương trình cho vay và nguồn vốn cho vay của các chương trình này được


hình thành từ nhiều nguồn khác nhau; riêng đối với chương trình cho vay giải quyết việc làm thì nguồn vốn chủ yếu do Bộ LĐ-TB&XH chuyển sang bên cạnh số ít được bố trí từ ngân sách các địa phương và nguồn vốn của chương trình này rất hạn chế (Từ năm 2009, Bộ LĐ-TB&XH không chuyển vốn mới để cho vay đối với chương trình này). Thực tế mức cho vay bình quân hiện nay của chương trình này chỉ khoảng 30 triệu đồng/hộ gia đình, thấp hơn nhiều so với các chương trình khác trong khi nhu cầu vay vốn của người dân để giải quyết việc làm sau khi thoát nghèo rất nhiều và chi phí đầu vào cho hoạt động SXKD ngày càng tăng cao.

Vì vậy đề nghị Bộ LĐ-TB&XH chuyển bổ sung nguồn vốn hàng năm đối với chương trình này để ngân hàng CSXH có thể mở rộng đối tượng phục vụ để giúp người dân có thêm nguồn vốn để đầu tư trang thiết bị, mua nguyên vật liệu, … nhằm mở rộng quy mô sản xuất và vươn lên làm giàu. Hơn nữa, tỷ lệ lao động chưa có việc làm và tỷ lệ hộ thoát nghèo ở Việt Nam ngày càng cao do đó sẽ có rất nhiều hộ mới thoát nghèo, người lao động chưa có việc làm có nhu cầu vay vốn để phát triển kinh tế gia đình khi không còn là hộ nghèo và tạo thêm việc làm mới vì vậy Bộ LĐ-TB&XH nên bổ sung thêm nguồn vốn của chương trình giải quyết việc làm để hỗ trợ vốn cho các gia đình mới thoát nghèo, người lao động có nhu cầu tạo việc làm.

6.3.2.3. Nhóm giải pháp của chính quyền địa phương các cấp

Giải pháp 1. Đẩy mạnh dạy nghề, tập huấn khuyến nông – lâm – ngư để nâng cao năng lực sản xuất của bà con hộ nghèo

Trong giai đoạn thực hiện chương trình giảm nghèo hiện nay đang tồn tại một thực tế là có nhiều hộ gia đình rất khó thoát nghèo mặc dù đã được vay vốn TDUĐ do thiếu kinh nghiệm, kỹ năng sản xuất hoặc cũng có một bộ phận nhỏ người nghèo sau khi vay được vốn thì không biết sử dụng vào mục đích gì và sử dụng như thế nào vì vậy chính quyền địa phương các cấp phải chỉ đạo các ngành đẩy mạnh việc dạy nghề, tập huấn khuyến nông – lâm - ngư để nâng cao năng lực sản xuất cho người nghèo. Bên cạnh đó, trong sản xuất nông nghiệp hiện nay, rủi ro thường xuyên xảy ra trên diện rộng với tính chất phức tạp đối trên vật nuôi và cây trồng vì vậy phải tập trung hướng dẫn họ cách ngăn ngừa rủi ro xảy ra.


Việc dạy nghề, tập huấn khuyến nông, lâm, ngư phải cụ thể, dễ hiểu để người nghèo dễ tiếp thu và phải phù hợp với đặc điểm sản xuất của từng vùng, miền để họ có thể vận dụng ngay sau khi học tập. Đảm bảo tất cả người nghèo trên địa bàn trước khi vay vốn đều được dạy nghề hay tập huấn khuyến nông.

Giải pháp 2. Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền đối với người nghèo để họ nâng cao nhận thức và có ý thức tự lực vươn lên thoát nghèo với sự hỗ trợ, tiếp sức của cộng đồng

Đánh giá kết quả thực hiện chương trình giảm nghèo qua các năm thì một trong những thành công nổi bật của chương trình là đã có rất nhiều hộ nghèo không chỉ thoát nghèo mà còn trở nên khá giả từ chính đồng vốn ưu đãi của chính phủ. Song song đó, vẫn tồn tại một bộ phận nhỏ người nghèo không thể thoát nghèo từ đồng vốn này do tâm lý ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước, xã hội và cộng đồng. Bên cạnh đó, kết quả chạy mô hình đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH của người nghèo thì biến tuyentruyen tác động tích cực đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH: Khi người nghèo được tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về TDUĐ và các chương trình cho vay của ngân hàng CSXH thì khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH của người nghèo cao. Và thực tế cũng cho thấy hiệu quả công tác tuyên truyền nói chung ở Việt Nam trong thời gian qua thì thành công của tất cả các vấn đề trong xã hội đều có tác động của công tác tuyên truyền đối với người dân.

Vì vậy chính quyền địa phương các cấp phải đẩy mạnh thực hiện công tác giáo dục, tuyên truyền đối với người nghèo trên các phương diện sau:

Thứ nhất, Giáo dục để người nghèo không mặc cảm, tâm lý không ỷ lại mà có ý thức tự lực vượt qua đói nghèo bên cạnh sự hỗ trợ của xã hội và cộng đồng.

Thứ hai, Giới thiệu, tuyên truyền về các gương điển hình sử dụng đồng vốn ưu đãi đúng mục đích, mang lại hiệu quả kinh tế cao gắn với các mô hình sản xuất tiên tiến, năng suất cao, ... mà đã thoát nghèo nhanh và bền vững từ chính đồng vốn ưu đãi của chính phủ để người nghèo biết, phấn đấu học tập và vươn lên thoát nghèo.

Thứ ba, Tăng cường giáo dục cho người nghèo về trách nhiệm, nghĩa vụ trong việc vay vốn, trả nợ, trả lãi, chấp hành các quy định của ngân hàng để ngân


hàng có thể xoay sở, quay vòng nguồn vốn cho vay, giảm nợ xấu và có nguồn kinh phí hoạt động từ kết quả thu lãi.

Việc giáo dục, tuyên truyền cho người nghèo phải cụ thể, có sức thuyết phục cao và có thể được thực hiện độc lập hoặc kết hợp với các buổi sinh hoạt tổ nhân dân, các buổi tuyên truyền về chủ trương, chính sách, pháp luật mới của Đảng và Nhà nước. Và việc tuyên truyền có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức như: giới thiệu người thật, việc thật, thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng,

...

Giải pháp 3. Tạo lập thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định để người nghèo tiêu thụ sản phẩm

Hiện nay, đời sống của bà con nhân dân nói chung, dân nghèo nói riêng và việc tiêu thụ nông sản ở Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào thị trường. Với việc cần cù, chăm chỉ lao động và việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi thì năng suất, chất lượng sản phẩm của bà con hộ nghèo không ngừng được tăng cao tuy nhiên giá trị kinh tế mang lại không cao do việc tiêu thụ bị tư thương ép giá, thị trường tiêu thụ khổng ổn định. Bên cạnh đó, kết quả chạy mô hình đánh giá việc gia tăng thu nhập của người nghèo cho thấy biến thitruong tác động tích cực đến việc gia tăng thu nhập của người nghèo (P-value lần lượt là 0.029, 0.004 và 0.000): Khi thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định thì người nghèo dễ dàng trong việc gia tăng thu nhập và trả nợ vay đúng hạn cho ngân hàng vì vậy chính quyền địa phương phải tạo thị trường tiêu thụ ổn định để người nghèo dễ dàng gia tăng thu nhập và thoát nghèo nhanh.

Việc tạo lập thị trường tiêu thụ ổn định bằng cách chính quyền địa phương chỉ đạo các doanh nghiệp tiêu thụ nông sản và thực phẩm trên địa bàn ký hợp đồng với người nghèo từ việc cung cấp con giống, cây giống, thức ăn, phân bón, tư vấn kỹ thuật đến thu mua sản phẩm, không để tư thương ép giá và chính quyền địa phương có thể trích một phần từ kinh phí hoạt động hàng năm của địa phương để hỗ trợ, bù đắp cho các doanh nghiệp khi giá ở thời điểm doanh nghiệp thu mua nông sản của người nghèo cao hơn nhiều so với giá thị trường thời điểm đó hay thực hiện các chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp này như: cho thuê đất làm nhà xưởng với thời gian dài với số tiền thuê thấp, chỉ đạo các ngân hàng thương mại


trên địa bàn cho họ vay vốn với lãi suất ưu đãi, … Thực hiện được điều này thì chính quyền địa phương sẽ tạo được cho người nghèo thị trường cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm ổn định vì vậy họ sẽ an tâm trong SXKD và tự tin vươn lên thoát nghèo.

Giải pháp 4. Tăng cường chính sách đầu tư cho đồng bào DTTS và vùng có nhiều đồng bào DTTS

Hiện nay, kết quả thực hiện giảm nghèo nói chung và triển khai các chương trình TDUĐ của chính phủ cho giảm nghèo nói riêng tại các vùng có nhiều đồng bào DTTS sinh sống còn rất nhiều hạn chế như: tỷ lệ hộ thoát nghèo tại các khu vực này rất thấp: Trên toàn quốc số hộ nghèo là đồng bào DTTS chiếm gần 50% tổng số hộ nghèo của cả nước và trong tổng số hộ nghèo của 64 huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP thì số hộ nghèo là đồng bào DTTS chiếm gần 90% (Báo cáo số 09/BC-BCĐTW ngày 29/01/2015 về kết quả thực hiện công tác giảm nghèo năm 2014 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2015 và Báo cáo số 33/BC-LĐTBXH ngày 25/4/2015 về sơ kết, đánh giá 6 năm thực hiện Nghị quyết số 30a/2008/NQ- CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững tại các huyện nghèo của Bộ LĐ-TB&XH), thu nhập bình quân của đồng bào DTTS chỉ bằng 1/6 mức thu nhập bình quân của cả nước (Báo cáo của Ủy ban dân tộc), nợ xấu các chương trình TDUĐ tại các vùng này cao như: Cho vay đồng bào DTTS nghèo đồng bằng sông Cửu Long: 17,4%, cho vay hộ DTTS đặc biệt khó khăn: 0,59%. Hơn nữa, kết quả chạy mô hình đánh giá việc gia tăng thu nhập sau 2, 3 năm và việc trả nợ vay đúng hạn của người nghèo cho thấy biến dantoc tác động tích cực đến việc gia tăng thu nhập và trả nợ đúng hạn của người nghèo (P-value = 0.078, 0.010 và 0.051): Hộ nghèo là dân tộc Kinh thì việc gia tăng thu nhập và trả nợ vay đúng hạn tốt hơn đồng bào DTTS.

Vì vậy, chính quyền địa phương các cấp phải tăng cường hơn nữa các chính sách đầu tư để hỗ trợ đối với đồng bào DTTS và vùng có nhiều đồng bào DTTS sinh sống. Việc đầu tư, hỗ trợ cần được thực hiện bằng các hình thức như: Đẩy mạnh việc dạy nghề, tập huấn khuyến nông, hướng dẫn cách sử dụng vốn vay cho đồng bào DTTS, đẩy mạnh việc dạy học và các chính sách về giáo dục để nâng cao trình độ dân trí cho họ, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu cho vùng có nhiều


đồng bào DTTS sinh sống để nâng cao điều kiện sống, phân công cán bộ tham gia hỗ trợ bà con đồng bào DTTS tại cơ sở, …

Hơn nữa, chính quyền địa phương các cấp cần có cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương trình tại cơ sở để từ đó có thể đánh giá chính xác kết quả thực hiện nhằm khắc phục sai sót, nóng vội trong nhận định về kết quả thực hiện chương trình.

Thực hiện được giải pháp này, chính quyền địa phương sẽ giúp đồng bào DTTS có điều kiện sống tốt hơn từ đó sử dụng vốn vay hiệu quả và vươn lên thoát nghèo nhanh hơn.

6.3.2.4. Nhóm giải pháp của các tổ chức CT-XH nhận ủy thác Giải pháp 1. Tăng cường thực hiện công tác đối chiếu nợ

Hiện nay, trong phạm vi toàn quốc vẫn xảy ra tình trạng một số cán bộ Ban quản lý tổ tiết kiệm và vay vốn, tổ chức CT-XH, chính quyền địa phương lợi dụng lòng tin, sự thiếu hiểu biết của người nghèo để xâm tiêu, chiếm dụng vốn, tiền lãi, tiền gửi tiết kiệm của họ. Theo văn bản liên tịch, hợp đồng ủy thác do ngân hàng ký với các tổ chức CT-XH thì việc đối chiếu dư nợ, nợ gốc, tiền lãi đã trả và số dư tiền gửi tiết kiệm là nhiệm vụ thường xuyên của các tổ chức CT–XH, tuy nhiên các tổ chức CT–XH lại rất chủ quan với công tác này và chỉ thực hiện khi được ngân hàng nhắc nhở hoặc thực hiện nhưng không đạt mục tiêu đề ra.

Vì vậy tổ chức CT-XH nhận ủy thác phải đẩy mạnh thực hiện công tác này nhằm ngăn chặn tình trạng xâm tiêu, chiếm dụng vốn, tiền lãi, tiền gửi tiết kiệm của người vay. Công tác đối chiếu này phải được thực hiện định kỳ ít nhất 6 tháng/lần hoặc đột xuất và trực tiếp đến người vay dưới 2 hình thức đơn lẻ hoặc tập trung:

+ Đơn lẻ: Cán bộ tổ chức CT-XH đến trực tiếp gia đình hộ vay để đối chiếu.

+ Tập trung: Thông báo mời hộ vay ra trụ sở ấp (khu phố) hoặc địa điểm thuận lợi để tổ chức đối chiếu.

Ngoài ra, các tổ chức CT-XH nhận ủy thác của ngân hàng phải coi trọng và tích cực thực hiện việc kiểm tra của tổ chức cấp trên với tổ chức cấp dưới trong việc thực hiện hợp đồng ủy thác đã ký với ngân hàng (theo nghiệp vụ của ngân hàng CSXH); trong đó tập trung vào các công việc như: việc bình xét, tổ chức cho vay đúng đối tượng, việc giúp đỡ hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích, việc quản lý các

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/12/2022