Giải Pháp Tăng Cường Tín Dụng Ngân Hàng Csxh Đối Với Người Nghèo


dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh điển hình, giúp nhau vươn lên thoát nghèo và làm giàu.

(3) Tập trung nguồn lực và hoàn thiện cơ chế, chính sách để tín dụng CSXH phát huy hiệu quả cao. Các cơ quan, tổ chức từ trung ương đến địa phương, theo chức năng, nhiệm vụ được phân công lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các nội dung sau:

Tập trung các nguồn vốn tín dụng CSXH có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước vào một đầu mối là ngân hàng CSXH.

Ưu tiên cân đối nguồn vốn ngân sách nhà nước để thực hiện các chương trình, dự án tín dụng CSXH và bảo đảm hoạt động ổn định, bền vững của ngân hàng CSXH.

Hội đồng nhân dân, UBND các cấp tiếp tục dành một phần nguồn vốn từ ngân sách địa phương để bổ sung nguồn vốn cho vay các ĐTCS xã hội trên địa bàn. Hỗ trợ cơ sở vật chất, điều kiện làm việc cho ngân hàng CSXH. Các tỉnh, thành phố ban hành chuẩn nghèo riêng cao hơn chuẩn nghèo quốc gia cần bố trí đủ nguồn lực để cho vay các đối tượng này.

Mặt trận Tổ quốc mở rộng cuộc vận động vì người nghèo để huy động sự đóng góp của các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp và các cá nhân bổ sung nguồn vốn cho tín dụng CSXH.

Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu, xem xét ban hành chuẩn nghèo mới theo phương pháp tiếp cận đa chiều nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản; hoàn thiện tiêu chí phân loại và quy trình xác định đối tượng, địa bàn nghèo làm căn cứ thực hiện tín dụng CSXH.

(4) Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của ngân hàng CSXH.

Củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của HĐQT và Ban đại diện HĐQT các cấp. Kiện toàn tổ chức đảng phù hợp với mô hình hoạt động. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ ngân hàng CSXH.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 280 trang tài liệu này.

Nhà nước ưu tiên bảo đảm các nguồn vốn hoạt động cho ngân hàng CSXH; cấp bổ sung vốn điều lệ, cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý, vốn các chương trình tín dụng hằng năm, cho vay các nguồn vốn ưu đãi thời hạn dài, lãi suất thấp để cải


Tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam đối với người nghèo - 20

thiện cơ cấu nguồn vốn theo hướng ổn định. Ngân hàng CSXH chủ động thực hiện tốt việc huy động, quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả.

Nâng cao hiệu quả phương thức ủy thác cho các tổ chức CT-XH; tăng cường hoạt động tại các điểm giao dịch cấp xã; phát triển các sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ đem lại tiện ích cho người nghèo và các ĐTCS khác”.

Là công cụ phục vụ đắc lực cho chương trình giảm nghèo do đó ngân hàng CSXH sẽ không ngừng vận dụng các giải pháp tăng cường tín dụng để tác động tích cực đối với người nghèo góp phần thực hiện thắng lợi chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Những giải pháp tăng cường tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo góp phần giảm nghèo bền vững ở Việt Nam đến năm 2020 là:

6.3. Giải pháp tăng cường tín dụng ngân hàng CSXH đối với người nghèo

6.3.1. Nhóm giải pháp của ngân hàng CSXH

TDUĐ là công cụ tài chính của chính phủ, được thực hiện với sự tham gia triển khai, quản lý hiệu quả của chính quyền địa phương theo mục tiêu, kế hoạch của chương trình giảm nghèo hàng năm. Cung cấp TDUĐ là việc đầu tư đồng vốn tín dụng bên cạnh các điều kiện ưu đãi như: lãi suất, điều kiện vay, thời gian cho vay, xử lý nợ, … để người nghèo đầu tư vào SXKD, không chỉ vươn lên thoát nghèo mà còn làm giàu cho chính bản thân và gia đình. Đầu tư vốn TDUĐ phải nhắm trực tiếp đến đối tượng thụ hưởng và gián tiếp đến khu vực, vùng có đối tượng sinh sống và sản xuất, tạo điều kiện để KT-XH tại các vùng này ngày càng phát triển – tạo môi trường thuận lợi cho việc thoát nghèo.

Ngân hàng CSXH là định chế tài chính của chính phủ có nhiệm vụ triển khai hiệu quả các chương trình TDUĐ và các chương trình TDUĐ được xem là các giải pháp chủ lực để thực hiện giảm nghèo vì vậy ngân hàng CSXH phải xây dựng, hoàn thiện các giải pháp cung ứng, quản lý vốn khoa học, hợp lý nhằm thực hiện thắng lợi chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo. Đây là những giải pháp tăng cường tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo:

Giải pháp 1. Thay đổi việc thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất từ hỗ trợ khi vay vốn sang hỗ trợ khi trả hết nợ


Hiện nay, người nghèo và các ĐTCS khi vay vốn ngân hàng CSXH được hưởng nhiều ưu đãi trong đó có ưu đãi về lãi suất. Cụ thể, lãi suất cho vay hiện nay của ngân hàng CSXH chỉ bằng khoảng 70% so với lãi suất thị trường. Điều này đã tạo rất nhiều thuận lợi cho người nghèo và các ĐTCS trong việc giảm chi phí đầu vào từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế của dự án SXKD, giảm gánh nặng cho việc trả nợ khi đến kỳ hạn trả nợ cuối cùng và góp phần thoát nghèo nhanh. Tuy nhiên, cũng còn một bộ phận người nghèo ỷ lại vào mức lãi suất thấp này và cho rằng số tiền lãi không đáng kể và sẽ dễ dàng trả nợ do đó không chú tâm trong công việc SXKD của gia đình vì vậy dự án không phát huy hiệu quả cao dẫn đến khó khăn trong việc vươn lên thoát nghèo. Hơn nữa, mô hình nghiên cứu về đánh giá việc gia tăng thu nhập và trả nợ vay đúng hạn của người nghèo chưa cho thấy tác động của biến laisuatuudai đến việc gia tăng thu nhập và trả nợ vay đúng hạn của người nghèo.

Vì vậy, ngân hàng CSXH nên thay đổi hình thức hỗ trợ về lãi suất bằng việc hỗ trợ khi người nghèo vay vốn sang hỗ trợ sau khi người nghèo hoàn tất việc trả nợ và điều này cũng phù hợp với định hướng phát triển ngân hàng CSXH trong giai đoạn tới. Cụ thể, khi người nghèo và các ĐTCS vay vốn thì ngân hàng sẽ cho vay với lãi suất bằng với lãi suất thị trường và khi người vay hoàn tất việc trả nợ thì ngân hàng sẽ thực hiện hỗ trợ lãi suất bằng việc giảm lãi cho họ. Thực hiện điều này sẽ khắc phục được tâm lý ỷ lại của người nghèo về mức lãi suất thấp này và kích thích họ phấn đấu trong sản xuất để vươn lên thoát nghèo.

Giải pháp 2. Tạo lập ý thức tiết kiệm và gia tăng khả năng trả nợ cho người nghèo khi tham gia vay vốn

Hiện nay, khách hàng vay vốn tại ngân hàng CSXH có tham gia gửi tiền tiết kiệm hàng tháng thông qua tổ tiết kiệm và vay vốn nhằm tạo lập ý thức tiết kiệm, có số dư tích lũy sau chu kỳ vay vốn, tạo khả năng trả nợ khi rủi ro xảy ra, tạo nguồn vốn cho vay quay vòng cho các thành viên trong tổ, … nhưng hoàn toàn dưới hình thức tự nguyện vì vậy kết quả chưa cao và một bộ phận người nghèo vẫn chưa có ý thức tiết kiệm bằng việc để dành, tích lũy hàng tháng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của người vay, không tạo lập được cho họ ý thức tiết kiệm mà còn ảnh hưởng đến nguồn vốn cho vay của ngân hàng, của các tổ tiết kiệm và vay vốn bởi vì


theo quy định hiện nay của ngân hàng CSXH về việc huy động tiết kiệm của người nghèo qua tổ tiết kiệm và vay vốn thì số tiền huy động có thể được sử dụng để cho vay đối với các thành viên khác trong tổ tiết kiệm và vay vốn đó bên cạnh việc tạo lập ý thức tiết kiệm, bù đắp thiệt hại cho người nghèo nếu có rủi ro xảy ra. Ngoài ra, với số tiền gửi tiết kiệm có được thì người vay được ngân hàng trả lãi hàng tháng dựa trên số dư tiền gửi tiết kiệm đó với mức lãi suất bằng lãi suất không kỳ hạn trên thị trường và tổ tiết kiệm và vay vốn cũng được chi trả hoa hồng phục vụ cho hoạt động với tỷ lệ hoa hồng hiện nay là 0,1% x số dư tiền gửi tiết kiệm bình quân của các thành viên trong tổ tiết kiệm và vay vốn.

Bên cạnh đó, kết quả chạy mô hình đánh giá việc gia tăng thu nhập của người nghèo cho thấy biến tietkiem tác động tích cực đến việc gia tăng thu nhập của họ (P- value = 0.032, 0.002, 0.010): Khi người nghèo thực hiện gửi tiền tiết kiệm nhiều thì việc gia tăng thu nhập qua các năm sẽ dễ dàng hơn. Hay như quy chế cho vay của ngân hàng Grameen ở Bangladseh mà người sáng lập ngân hàng này đã đoạt giải Nobel hòa bình năm 2006 thì mỗi khách hàng vay vốn đều phải tham gia sinh hoạt Tổ vay vốn hàng tuần và mỗi lần sinh hoạt đều phải gửi 1 taka (đơn vị tiền tệ của Bangladesh) vào tài khoản tiết kiệm của mình.

Vì vậy, ngân hàng bắt buộc người vay phải thực hiện gửi tiết kiệm hàng tháng khi tham gia vay vốn. Thực hiện điều này, ngân hàng vừa tạo lập cho người nghèo ý thức tiết kiệm trong chi tiêu, sinh hoạt hàng ngày để có số vốn tích lũy trong tương lai và đảm bảo khả năng trả nợ cho gia đình vừa giúp tổ tiết kiệm và vay vốn có được số vốn để cho vay đối với các thành viên mới. Số tiền gửi tiết kiệm hàng tháng bao nhiêu được các thành viên trong tổ tiết kiệm và vay vốn thống nhất với nhau thông qua biên bản họp tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, mức vốn vay của mỗi hộ gia đình và khi có nhu cầu hoặc khi có rủi ro xảy ra thì hộ vay có thể sử dụng số tiền gửi tiết kiệm đó để trả lãi hàng tháng, trả nợ gốc phân kỳ hoặc trả nợ cuối kỳ.

Giải pháp 3. Đẩy mạnh tập huấn để nâng cao năng lực quản lý vốn cho Ban quản lý tổ tiết kiệm và vay vốn và cán bộ tổ chức CT-XH nhận ủy thác

Phương thức cho vay hiện nay của ngân hàng CSXH là ủy thác từng phần cho các tổ chức CT-XH và tổ tiết kiệm và vay vốn vì vậy vai trò của cán bộ tổ chức CT-


XH và thành viên Ban quản lý tổ tiết kiệm và vay vốn là rất quan trọng trong việc cho vay và quản lý đồng vốn TDUĐ đã đầu tư theo văn bản thỏa thuận và hợp đồng ủy nhiệm được ngân hàng CSXH ký với các tổ chức CT-XH và tổ tiết kiệm và vay vốn. Tuy nhiên, đây là công việc kiêm nhiệm của họ và trên thực tế việc làm này còn mang tính hình thức, có nhiều tổ chức CT-XH, tổ tiết kiệm và vay vốn chưa thực sự quan tâm đến vai trò, trách nhiệm của mình và chưa thực hiện tốt nhiệm vụ phối hợp cùng ngân hàng CSXH trong cung ứng và quản lý đồng vốn ưu đãi mà tổ chức được uỷ thác do đó vẫn còn nhiều trường hợp người vay sử dụng vốn sai mục đích, vay vốn nhưng không biết sử dụng vào mục đích gì, không biết cách làm cho đồng vốn phát huy hiệu quả, … dẫn đến không có khả năng trả nợ do đó không thể thoát nghèo và làm cho nợ xấu của ngân hàng có xu hướng tăng cao vì vậy ngân hàng phải thường xuyên tập huấn để nâng cao tay nghề và năng lực quản lý vốn cho họ.

Việc tập huấn phải được tổ chức thường xuyên hàng năm hoặc kết hợp với các đợt triển khai văn bản hướng dẫn nghiệp vụ, quy định mới của ngành, của ngân hàng CSXH. Nội dung tập huấn phải cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu và có tổ chức kiểm tra, đánh giá sau mỗi đợt tập huấn. Việc tập huấn phải đạt được mục tiêu là đưa cán bộ tổ chức CT-XH, Ban quản lý tổ tiết kiệm và vay vốn trở thành những cộng tác viên thực thụ của ngân hàng và có thể thay thế cán bộ ngân hàng để thực hiện một số công việc ở cơ sở và thực sự là cầu nối để chuyển tải đồng vốn ưu đãi của chính phủ một cách nhanh chóng, chính xác, hiệu quả đến tận tay người nghèo, các ĐTCS và quản lý một cách hệ thống, khoa học đồng vốn mà mình được ủy thác đầu tư.

Giải pháp 4. Tăng tỷ lệ hoa hồng cho Ban quản lý tổ tiết kiệm và vay vốn và mức phí ủy thác cho các tổ chức CT-XH nhận uỷ thác

Hiện nay, tỷ lệ hoa hồng và mức phí ủy thác mà ngân hàng CSXH trả cho Ban quản lý tổ tiết kiệm và vay vốn và tổ chức CT-XH nhận ủy thác theo Văn bản thoả thuận số 3948/VBTT-NHCS-HPN-HND-HCCB-ĐTN ngày 03/12/2014 khoảng 21% trên tổng số lãi thực thu; trong đó tỷ lệ hoa hồng là 14,3% ((0,085%/lãi suất cho vay) x số tiền lãi thực thu nộp ngân hàng) và mức phí ủy thác là 6,7% (0,040%/lãi suất cho vay) x số tiền lãi thực thu nộp ngân hàng). Tuy nhiên, với mức dư nợ bình quân hiện nay của 1 tổ tiết kiệm và vay vốn khoảng 1 tỷ đồng thì hoa hồng mà Ban quản lý tổ đó


được hưởng là 850.000 đồng/tháng/2 người và dư nợ bình quân hiện nay của 1 Hội đoàn thể cấp xã khoảng 4 tỷ đồng thì số phí ủy thác mà họ được hưởng là 1.280.000 đồng/tháng (tổ chức CT-XH cấp xã được hưởng 80%/số phí mà tổ chức CT-XH được hưởng, phần còn lại là của tổ chức CT–XH cấp huyện, tỉnh và Trung ương). Tỷ lệ hoa hồng và mức phí ủy thác này còn thấp so với thu nhập hiện nay của người dân và mặt bằng giá cả tại các địa phương do đó chưa động viên, khuyến khích các tổ chức CT– XH, tổ tiết kiệm và vay vốn trong thực thi nhiệm vụ được ngân hàng ủy thác.

Vì vậy, ngân hàng CSXH cần tăng tỷ lệ hoa hồng và mức phí ủy thác này lên khoảng 30% trên tổng số lãi thực thu (bao gồm: tỷ lệ hoa hồng là 20% và mức phí ủy thác là 10%) để khuyến khích họ phát huy hết năng lực, toàn tâm toàn ý và nhiệt tình, trách nhiệm hơn với công việc được ủy thác. Với tỷ lệ hoa hồng, mức phí ủy thác và mức dư nợ bình quân như vậy thì hàng tháng, mỗi tổ tiết kiệm và vay vốn có thu nhập bình quân khoảng 1.200.000 đồng và mỗi tổ chức CT-XH cấp xã có thu nhập bình quân khoảng 1.920.000 đồng. Mức thu nhập này đủ để mỗi tổ tiết kiệm và vay vốn, tổ chức CT-XH trang trải chi phí cho hoạt động ủy thác như mua sổ sách, tổ chức sinh hoạt tổ, chi phí đi lại, khen thưởng, …

Giải pháp 5. Thông báo việc trả nợ, số tiền đã trả và dư nợ bằng tin nhắn điện thoại

Hiện nay, việc thông báo trả nợ gốc được ngân hàng thực hiện trước một tháng bằng văn bản thông qua cán bộ tổ chức CT-XH và cán bộ tổ tiết kiệm và vay vốn đến người vay, tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau thông báo này không đến được người vay do đó người vay không nắm bắt được việc trả nợ, thời gian trả nợ dẫn đến việc trả nợ bị chậm trễ và phát sinh nợ quá hạn, làm ảnh hưởng đến nợ xấu của ngân hàng và chất lượng dịch vụ ủy thác, mức phí ủy thác được hưởng của các tổ chức CT–XH, … vì vậy ngân hàng cần hợp đồng với các công ty viễn thông để thông báo việc trả nợ cho người vay bằng tin nhắn điện thoại di động như các ngân hàng thương mại đang sử dụng hiện nay bởi vì hiện nay hầu hết người nghèo và các ĐTCS hoặc thành viên trong gia đình đều đã sử dụng điện thoại di động.

Bên cạnh đó, để ngăn ngừa tình trạng một số thành viên Ban quản lý tổ tiết kiệm và vay vốn, cán bộ tổ chức CT-XH, chính quyền địa phương cấp xã chiếm dụng


vốn của người vay thì ngân hàng cũng cần phải thông báo cho họ biết số nợ gốc mà họ gửi trả nợ có được nộp vào ngân hàng hay không và số dư nợ gốc còn lại bao nhiêu đối với các trường hợp người vay không trực tiếp trả nợ (ủy quyền cho người khác trả nợ thay hay trả nợ gốc bằng chuyển khoản từ tiền gửi tiết kiệm) do đó nếu có sai sót, chênh lệch phát sinh sẽ sớm được phát hiện và xử lý.

Giải pháp 6. Hệ thống hoá các chương trình tín dụng

Hiện nay, trên phạm vi toàn quốc, ngân hàng CSXH đang triển khai 21 chương trình tín dụng. Các chương trình được triển khai ở tất cả 63 tỉnh, thành phố và chỉ có một vài chương trình đặc thù được triển khai ở một số ít tỉnh, thành phố như cho vay trả chậm nhà ở hộ dân đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên, cho vay dự án phát triển lâm nghiệp 4 tỉnh miền Trung, cho vay nhà, chòi tránh lũ các tỉnh miền Trung,

… Mỗi chương trình đều quy định đối tượng cho vay cụ thể, tuy nhiên trên thực tế vẫn có sự chồng chéo giữa đối tượng cho vay của các chương trình: Một hộ gia đình có thể tham gia nhiều chương trình khác nhau dẫn đến trùng lắp về mục đích sử dụng vốn, nhiều nguồn vốn được đầu tư cho cùng một mục đích gây lãng phí vốn, dự án SXKD không hiệu quả, … Hậu quả là tạo khó khăn cho hộ vay khi trả nợ và làm giảm ý nghĩa, giá trị của các chương trình cho vay chính vì vậy phải hệ thống hóa các chương trình cho vay một cách khoa học, hợp lý. Việc hệ thống hóa các chương trình cho vay nhằm mục đích khắc phục các tình trạng nêu trên ngoài ra còn tạo thuận lợi cho ngân hàng, các tổ chức CT–XH trong việc tuyên truyền, giới thiệu về hoạt động, quảng bá hình ảnh của ngân hàng, dễ dàng xác định đối tượng để giới thiệu và bình xét cho vay, ngân hàng có thể chủ động nguồn vốn để giải ngân và người vay dễ nắm bắt, lựa chọn chương trình vay vốn. Các chương trình cho vay của ngân hàng CSXH nên được hệ thống lại thành 3 nhóm (Hình 6.1). Cụ thể:

Nhóm I: Cho vay thực hiện giảm nghèo: Bao gồm các chương trình cho vay nhằm mục đích thực hiện giảm nghèo.

Nhóm II: Cho vay hỗ trợ phát triển kinh tế: Bao gồm các chương trình cho vay đối với các đối tượng không thuộc diện hộ nghèo nhưng đời sống còn khó khăn và có nhu cầu vay vốn để phát triển kinh tế.

145


Hình 6.1. Hệ thống hóa các chương trình tín dụng của ngân hàng CSXH


HỆ THỐNG

CÁC CHƯƠNG TRÌNH TÍN DỤNG



1. Hộ nghèo.

Nhóm I.

Cho vay giảm nghèo

Nhóm II.

Cho vay hỗ trợ phát triển kinh tế

1. Giải quyết việc làm.

2. Hộ cận nghèo.

3. Hộ mới thoát nghèo

4. Hộ DTTS đặc biệt khó khăn.

5. Hộ DTTS nghèo đồng bằng sông Cửu Long.

6. Hộ đồng bào DTTS nghèo, đời sống khó khăn.

2. Hộ SXKD tại vùng khó khăn.

3. Thương nhân hoạt động thương mại tại VKK.

4. Doanh nghiệp vừa và nhỏ (KfW).

5. Hộ gia đình, cơ sở sử dụng LĐ sau cai nghiện ma túy.

6. Người LĐ thuộc huyện nghèo đi xuất khẩu lao động.

7. Dự án phát triển lâm nghiệp (WB)


Nhóm III.

Cho vay cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống

1. Học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.

2. ĐTCS đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.

3. Trả chậm nhà ở cho hộ dân đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên.

4. Nước sạch & vệ sinh môi trường nông thôn.

5. Nhà, chòi phòng tránh lũ.

6. Hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở.

7. Các dự án vốn nước ngoài khác

8. Cho vay khác.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/12/2022