Tìm hiểu nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng qua tiểu thuyết Số đỏ - 9

chuyện ra làm sao, như thể câu nói này treo sẵn ở đầu lưỡi của cụ. Hài hước, mỉa mai là ở đó. Trong chương XV, khi cụ tổ chết, người ta đếm được “một nghìn tám trăm bảy mươi hai câu gắt: biết rồi, khổ lắm, nói mãi” [32, 166] của cụ cố Hồng. Thủ pháp ngôn ngữ ở đây có một dụng ý đặc biệt. Nó là một cách biểu thị tâm trạng vui mừng rất riêng của cụ cố Hồng. Trong bài viết của mình, Thiều Hương cho rằng cụ cố Hồng lẩm bẩm một câu này quá nhiều như thế vì “được nói nhiều lần câu nói ấy cũng là một hạnh phúc. Vì có bao giờ cụ được nói nhiều như thế đâu” [26, 260]. Câu “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi” đã găm vào trong đời sống của cụ cố Hồng và việc nó bộc phát ra như bắn liên thanh vào lúc cụ cố tổ chết đã bộc lộ rõ bản chất của những kẻ tự xưng là thượng lưu trí thức là vô học và vô đạo đức.

Nhân vật sính dùng từ ngữ quen thuộc xếp sau cụ cố Hồng là Xuân Tóc Đỏ. Từ ngữ quen thuộc của Xuân Tóc Đỏ có thể chia thành hai loại. Một là ngôn ngữ vỉa hè và hai là ngôn ngữ tân thời học thuộc được từ nhà thiết kế TYPN. Xuân là một thằng vô học, lưu manh, ma cà bông nên ngôn ngữ của nó cũng bẩn thỉu, những từ “Mẹ kiếp”, “Nước mẹ gì”, “Khỉ lắm nữa” thường xuyên tố cáo nguồn gốc xuất thân hạ lưu, hèn mọn của hắn. Đối với Xuân, việc nói những từ ngữ này từ lâu đã trở thành thói quen ngôn ngữ. Đầu tác phẩm, trong cuộc nói chuyện với chị hàng mía, hắn là kẻ hạ lưu nói lời lẽ của kẻ hạ lưu. Nhưng đến cuối tác phẩm, khi hắn đã leo lên địa vị sang trọng của giới thượng lưu và hơn thế, nhờ thua nước Xiêm trong trận quần vợt mà hắn đã trở thành một anh hùng cứu nước, nhưng trong cuộc diễn thuyết trước đám đông của hắn, ngôn ngữ bình dân này vẫn là thứ ngôn ngữ ưa dùng của Xuân. Còn trong suốt tác phẩm, chúng ta có thể nhặt ra rất nhiều câu hắn đệm những từ ngữ hạ lưu quen thuộc. Chẳng hạn khi gặp đứa con cầu tự của bà Phó Đoan nó dè bỉu: “Mẹ kiếp! Con với chả cái!” [32, 29]; Ở tiệm may Âu hóa, nó chê bai: “Mẹ kiếp! Chữ với chả nghĩa!” [32, 39], “Mẹ kiếp! Quần với chả áo!” [32, 52]. Khi nó đã gia nhập một xã hội tư sản thượng lưu trí thức và đứng phăng lên thành anh hùng, vẫn giữ ngôn ngữ hạ lưu. Điều đáng nói là mọi người đều ca ngợi Xuân Tóc Đỏ và những người thuộc tầng lớp trí thức coi ngôn ngữ hạ lưu của Xuân là ngôn ngữ mốt. Người ta chộp ngay những từ ngữ mà họ

cho là ngôn ngữ bình dân của Xuân vào bộ tự điển đương soạn. Như vậy chính sách bình dân đương thời của chế độ thực dân nửa phong kiến ra sức đề cao, cổ vũ chỉ là hình thức, chỉ là làm trò mà thôi.

Ngôn ngữ tân thời, Âu hóa của Xuân là ngôn ngữ học vẹt. Hắn học thuộc câu “chúng tôi rất được hân hạnh” và không cần biết câu nói này sử dụng trong những trường hợp nào, hắn sẵn sàng áp dụng vào tất cả các cuộc đối thoại coi như một câu nó rất văn hóa, một câu nói xã giao, lịch sự. Có rất nhiều tình huống hài hước với câu nói này. Chẳng hạn, Xuân dùng câu “chúng tôi rất được hân hạnh” ngay cả khi nói chuyện với người yêu. Thông qua ngôn ngữ của Xuân, Vũ Trọng Phụng có ý rằng, bản chất con người là thứ không thay đổi dù cho hoàn cảnh đã thay đổi.

Nhân vật xếp hàng thứ ba là cậu Phước, con cầu tự của bà Phó Đoan, “ba tháng nữa thì đúng mười một tuổi” [32, 32]. Cái cảnh thằng bé tắm thì không kém một tấm ảnh khiêu dâm mà động tác, ngôn ngữ của nó lại như một đứa trẻ lên ba. Nó luôn ngúng nguẩy, nhõng nhẽo với mẹ nó bằng một câu vô nghĩa: “Em chã”

- Em chã!

- Thôi thế me xin lỗi cậu vậy! Me thơm cậu nhé!

- Em chã!

Bà Phó đứng tần ngần hồi lâu, lại hỏi:

- Thôi thế cậu cứ tắm cho ngoan rồi vào ăn cơm với me nhé!

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

- Em chã! [32, 28-29]

Cậu Phước mở mồm ra là câu nào cũng “Em chã!”, một câu mà không ai biết được đó là sự phản đối hay đồng ý, không biết nó bất mãn về điều gì hay có yêu cầu gì. Câu “Em chã!” của con bà Phó Đoan khiến người đọc phải bật cười. Vũ Trọng Phụng đã đặc biệt thành công trong việc tạo nên chân dung một “con Giời con Phật” kém giáo dục, chỉ phát triển thân thể và tràn trề bản năng tính dục như mẹ. Trong chương XIII, sự lẳng lơ, dâm đãng của bà Phó Đoan được “Em chã” làm cho nổi hẳn lên. Nguyễn Quang Trung cho rằng, “Em chã đây là biểu

Tìm hiểu nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng qua tiểu thuyết Số đỏ - 9

tượng rối, một con bệnh tâm thần học cư trú nơi bản năng tuyệt đối, trống rỗng nhân tính, đáng giễu cợt nhưng không đáng căm thù cay độc” [51, 135].

4.1.2. Ngôn ngữ mang tính hài hước

Như đã nói, tiểu thuyếtSố đỏlà tiểu thuyết trào phúng, hầu hết lời nói của nhân vật đều tạo nên những tiếng cười hài hước, mỉa mai, châm biếm. Ở đây, chúng tôi trích mấy đoạn ngôn ngữ nhân vật hài hước và đáng cười.

Bà Phó Đoan đến sở cẩm nộp tiền phạt thay Xuân Tóc Đỏ, khi xong việc, các viên quản tiễn ra tận cổng và nói như là người phục vụ nói với khách hàng:

Xin cảm tạ! Lần sau xin quý khách chiếu cố” [32, 26].

Lời nói này không ai tưởng tượng được là lời nói tại sở cẩm, nó như những lời người ta thường nghe thấy ở cửa hàng. Sở cẩm là một nơi trang nghiêm, thực thi sự nghiêm minh của pháp luật. Nhưng sở cẩm trong xã hội thực dân nửa phong kiến bấy giờ chỉ quan tâm đến tiền phạt, cảnh sát không quan tâm lắm đến việc phạm tội gì mà chỉ chăm chăm thu tiền nộp phạt. Vì thế người nộp phạt chẳng khác nào khách hàng của chúng. Thật dễ hiểu khi chúng đối xử với người có tiền, người thuộc tầng lớp thượng lưu như chiêu khách. Thông qua ngôn ngữ của giới cảnh sát Vũ Trọng Phụng cho thấy xã hội thuộc địa rất nhố nhăng, bịp bợm.

Bà Phó Đoan đưa Xuân và ông thầy số đến nhà mình rồi, ông thầy số xem tướng cho bà:

“Bà Phó Đoan nói chuyện với ông thầy số: Thôi! Tôi đã nhất định... nói có vong hồn ông Đoan với ông Phán nhà tôi chứng giám cho, tôi nhất định thủ tiết với hai ông!” [32, 32].

Lời nói bà Phó Đoan này làm cho chúng tôi băn khoăn không biết bà Phó Đoan có hiểu nghĩa của từ “thủ tiết” hay không. Thủ tiết nghĩa là người đàn bà góa giữ tiết hạnh với người chồng đã chết, không tái giá, tức là trong cuộc đời chỉ có một chồng thôi. Nhưng bà Phó Đoan thì đã lấy hai chồng rồi. Như vậy, Vũ Trọng Phụng phơi bày bản chất bà Phó Đoan lẳng lơ, đa dâm bằng để bà ta hồn nhiên thủ tiết với … hai ông chồng.

Khi Xuân Tóc Đỏ nghe tin cụ cố Hồng có ý muốn gả cô Tuyết cho mình, Xuân sung sướng vô cùng nhưng giả vờ thở dài và than thở:

“Cái ấy mà thật thì chí nguy! Không biết từ chối thế nào cho được lịch sự đây!” [32, 158].

Xuân đã làm hại một đời cô Tuyết và Xuân vốn là thằng lưu manh, kẻ không biết thế nào là lịch sự, nhưng lại cố tỏ ra cũng biết nói một cách khiêm tốn. Qua ngôn ngữ giả vờ đáng cười này, chân dung Xuân Tóc Đỏ hiện lên thật lố bịch.

Vũ Trọng Phụng đã xây dựng không gian hiệu may tân thời Âu hóa với đầy những chuyện dối trá, mưu mô, mâu thuẫn xảy ra để phê phán, đả kích phong trào cuộc Âu hóa và việc cải cách xã hội hủ lậu. Ông TYPN, nhà thiết kế thực hiện cải cách y phục bằng việc tạo ra những bộ áo theo kiểu Âu và giới thiệu cho Xuân Tóc Đỏ :

“Đây là bộ Chiếm lòng. Mặc bộ ấy thì ta đã nắm vận mệnh bọn nam nhi trong tay ta. Đây là bộ Ngây thơ, đây là bộ Dậy thì, toàn cho gái mới nhớn. Từ đây vào là của bà thiếu phụ, các bậc nội tướng rồi... Thưa bà, đây là bộ Nữ quyền, của người đàn bà lúc nào cũng được chồng khiếp sợ. Còn đây là bộ Kiên trinh, cho những bà quả phụ nhất quyết ở vậy thờ chồng, và đây là bộ Lưỡng lự, cho những đàn bà góa chồng, mà không biết nên thủ tiết hay là thôi. Còn đây, bộ y phục tân thời nhất, vừa chế tạo ra được mấy hôm nay thôi, chúng tôi chưa kịp kẻ bảng nhưng đã nhất định đặt là Chính phục, nghĩa là có bộ y phục này, thì ai cũng phải say mê bà, dù là cả đến chồng bà!” [32, 43-44].

Tên của bộ y phục Lời hứa, Nữ quyền, Chinh phục, Hãy chờ một phút..., ông TYPN đặt tên theo mục đích sử dụng và cái cách giải thích của ông ta cho nghĩa lý của từng bộ y phục thật nực cười và thật ngao ngán cho cuộc cải cách này của ông ta.

Một mình Xuân Tóc Đỏ trong cửa hàng, Xuân học thuộc các tên bộ quần áo mà Xuân tự tìm cách dễ nhớ:

“Mẹ kiếp! Quần với chả áo! Cái này là cái gì? À Lời hứa!... thắt đáy, nở ngực, nở đít... phải phải! Thắt đáy nở ngực, nở đít là Lời hứa! Hở ngực, hở tay, hở

đùi là Chính phục! Hở ngực, hở đùi là Chính phục! Hở đến nách và hở nửa vú là Ngây thơ!” [32, 52].

Hóa ra các bộ y phục mà ông TYPN đã thiết kế là y phục lẳng lơ, gợi tình, hở hết cả đùi, nách, ngực, thậm chí là hở nửa vú. Ông TYPN có quan niệm y phục là để tô điểm, để phô bày sắc đẹp chứ không phải để che đậy. Xuân oang oang giới thuyết hùng hồn về quan niệm y phục của ông ta. Nhưng quan niệm y phục của ông TYPN không phải là không có mâu thuẫn. Trong chương V, bà TYPN, phu nhân của ông, đến hiệu may Âu hóa nói chuyện với Xuân về y phục tân thời Âu hóa và muốn Âu hóa lắm rồi nhưng ông TYPN lại chửi thẳng vào mặt bà:

“Câm đi, đồ ngu! Khi người ta cổ động đàn bà thì phải biết là cũng có năm bảy thứ đàn bà! Khi người ta nói phụ nữ... là nói vợ con chị em người khác, chứ không phải vợ con chị em của ta! Mợ đã hiểu chưa? Người khác thì được, mà mợ, mợ là vợ tôi, thì mợ không thể tân thời như người khác được!” [32, 57].

Ông TYPN đã chia phụ nữ thành hai bộ phận, một bộ phận là vợ con chị em người khác và bộ phận khác là vợ con chị em của ta. Phụ nữ mà không liên quan đến mình thì ăn mặc hở hang thế nào cũng … vẫn là kín. Nhưng đối với người nhà mình thì không được theo tân thời mà phải bảo thủ, giữ truyền thống. Rõ ràng ông ta biết cuộc Âu hóa, cải cách tân thời phụ nữ là giả dối, nhố nhăng, dâm đãng và ông ta hiểu mình đang tham gia vào cái việc làm hư hỏng đàn bà con gái. Cuộc cải cách một nửa của TYPN và sự mâu thuẫn trong quan niệm về thời trang của ông ta khiến chúng ta cười mai mỉa cho cái xã hội giả dối, kệch cỡm.

4.1.3. Ngôn ngữ đối thoại

Ngôn ngữ chủ yếu của nhân vật Vũ Trọng Phụng là đối thoại. Theo thống kê của Đinh Trí Dũng, ngôn ngữ đối thoại chiếm tỷ lệ cao so với độc thoại nội tâm, hơn nữa trong tiểu thuyết Số đỏ không có độc thoại. Bằng ngôn ngữ đối thoại, Vũ Trọng Phụng đã bộc lộ thật rõ nét tâm trạng, tính cách của từng nhân vật. Trong bài Đặc trưng ngôn ngữ tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng, tiến sĩ Hà Công Tài cho rằng ngôn ngữ đối thoại là “ngôn ngữ tính cách, là sự cá tính hóa bằng ngôn ngữ, bằng lời văn hành động. Trong văn học lãng mạn, nghệ thuật xây dựng tính cách bằng

lời nói hầu như bị mất đi, còn lại là những phương tiện phong cách đèm đẹp, kiểu cách một cách hình thức” [52, 239]. Trong tác phẩm Số đỏ, những lời thoại mang tính hài hước, tạo nên tiếng cười và nó giúp nhà văn xây dựng nhân vật cá tính hóa rất độc đáo.

Đây là đối thoại giữa bà Phó Đoan, Văn Minh và cụ cố Hồng về việc tìm bác sĩ cho cụ tổ mà tài “giết bệnh nhân” được Văn Minh lưu tâm hơn cả còn với bà Phó Đoan thì đặc biệt hâm mộ thành tích “hại đời con gái”. Cuộc nói chuyện này vô cùng hài hước và mang tính châm biếm nhẹ:

- Moa có một thằng bạn hiện đã mở phòng khám bệnh độ hai năm nay, cũng về nước cùng một chuyến tàu với moa. Số người chết vì hắn cũng khá nhiều. Một anh chàng lên đinh râu phải chữa bằng thuốc Mán cẩn thận. Thật là một ông lang băm có danh vọng.

Vợ Văn Minh hỏi:

- Cái anh chàng đã toan làm hại đời một nữ bệnh nhân ấy à? Văn Minh gật đầu:

- Phải đấy.

Bà Phó Đoan trợn trừng hỏi dồn:

- Ai? Ai? Ai thế? [32, 69]

Bà Phó Đoan đã tiết hạnh với hai ông, ông Đoan và ông Phán, luôn luôn nói về phẩm giá, tiết hạnh nhưng nghe thấy bác sĩ “làm hại đời một nữ bệnh nhân” thì bộc lộ bản chất dâm dục của mình ngay. Thái độ “trừng trợn hỏi dồn” và câu hỏi “Ai? Ai? Ai thế?” cho thấy trong tâm trí bà ta lúc nào cũng toàn những chuyện phòng the và não bà ta đặc biệt nhạy trong việc bắt sóng những câu chuyện dâm đãng. Đối thoại tiếp theo còn cho biết thêm về bản chất vô nhân đạo của bà Phó Đoan. Đến đây tiếng cười trở nên chua cay hơn.

Bà Phó Đoan bàn:

- Cụ tổ nhà ta đã 80 tuổi, bây giờ ta đi mời một ông đốc tờ chuyên môn chữa những chứng bệnh cho trẻ con, thế là thượng sách... Hoặc là cụ đau dạ dày thì mời

một bác sĩ chuyên chữa bệnh đau mắt, hoặc cụ ho suyễn thì ta mời một ông chuyên chữa bệnh giang mai...

Bà ngừng một lát rồi tiếp:

- Phải! một ông cụ già 80 tuổi mà ốm thì kể cũng chẳng cần gì mà phải mời đến một ông đốc tờ thích hiếp dâm. [32, 70]

Hai đoạn đối thoại trên đã lột trần bản chất của bà Phó Đoan. Qua câu chuyện của bà Phó Đoan và Văn Minh, chúng ta thấy rõ chúng đang tìm kẻ để giết người chứ không phải tìm bác sĩ để cứu người. Vũ Trọng Phụng không ngần ngại vạch mặt chỉ tên những kẻ trí thức rởm, những “mêṇ h phu ̣phu nhân” nhố nhăng, vô đạo đức. Bản chất vô nhân đạo của những kẻ thuộc tầng lớp trí thức và tầng lớp

thượng lưu đã tố cáo xã hội bất nhân đương thời.

Cuộc đấu khẩu giữa cụ lang Tỳ và cụ lang Phế rất sinh động và hài hước. Hai ông lôi bao nhiêu người vào cuộc và toàn là “tố” những căn bệnh rất “xấu hổ” của các mệnh phụ và tiểu thư như bệnh trẩn kinh của bà Phó Đoan, bệnh hôi nách của cô Nga và mấy nốt ghẻ ruồi của cô Tuyết, làm cho ba người hổ thẹn bỏ chạy. Và hóa ra các ông này đều là các ông lang băm cả.

- Sao không nói đến bệnh trẩn kinh của bà Phó Đoan mà anh cứ kêu là có chửa?


sân.

Bà Phó Đoan đương cười khúc khích, bỗng phải hổ thẹn, vội chạy tọt ra gác


- Anh là thằng khốn nạn nhé! Thế cô Nga đây kia hôi nách mà anh chữa

bằng dầu bạc hà trong sáu tháng giời không khỏi thì sao?

- Sáu tháng? Thế trong ba năm giời sao anh không cho sạch mấy nốt ghẻ ở mình cô Tuyết kia đi? [32, 82]

Đoạn đối thoại này, hai thầy lang tố cáo cái dốt của nhau bằng những dẫn chứng từ những bệnh nhân cụ thể nên lại để lộ cái xấu của những người khác theo kiểu móc xích, dây chuyền, do đó tạo nên “hiệu ứng” gây cười rất bất ngờ và hiệu quả gây cười rất lớn.

Ngôn ngữ tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng rất giầu tính ẩn dụ. Xuân Tóc Đỏ, cái tên mang hai ý nghĩa đối lập nhau. “Tóc đỏ” là một điều tệ hại, cái hậu quả của những năm tháng lang thang khắp chốn cùng nơi: “Mẹ kiếp, Chứ xưa nay có mua mũ bao giờ mà tóc chả đỏ” [32, 11]. Nhưng một thanh niên sánh bước cùng một thiếu nữ trong khách sạn Bồng Lai thì mái tóc đỏ của anh ta lại là thời trang, là mốt: “Thưa ngài, tóc ngài nhuộm bằng thứ thuốc hóa học nào đấy thế ạ? Bẩm đẹp lắm, thật là hợp thời trang! Chúng tôi cũng muốn nhuộm tóc mà không biết thuốc. Giá lại hơi uốn quăn nữa thì tuyệt đẹp” [32, 103]. Lời thoại này đã gây cười nhưng câu trả lời của Xuân còn khiến ta phải bật cười: “Nếu ngài lại tiệm Âu hóa của tôi thì tôi sẽ mách giùm cho” [32, 103]. Tóc Xuân trở thành màu đỏ là do hoàn cảnh vất vưởng không nhà không cửa chứ có liên quan gì đến cuộc Âu hóa đâu, hơn nữa cuộc đời của Xuân vốn rất xa lạ với cuộc Âu hóa. Một chi tiết tưởng rất nhỏ mà Vũ Trọng Phụng “gài” được vào một ý nghĩa thật thâm sâu: “Xuân mang trên đầu nó một ký hiệu đối ngẫu (Đỗ Đức Hiểu). Xuân Tóc Đỏ còn là một ẩn dụ mang tính hài hước về sự Âu hóa ở một nước phương Đông nghèo nàn lạc hậu” [52, 243].

Cuộc đối thoại giữa ông sư Tăng Phú, chủ nhiệm báo Gõ mõ với me xừ Xuân, nguyên sinh viên trường thuốc, giáo sư quần vợt, giám đốc hiệu Âu hóa, phụ nữ tân thời, rất hài hước và giàu ý nghĩa phê phán.

- Bẩm thế thì tiền đồ đạo Phật trông cậy cả vào ngài! A Di Đà Phật!

- Nhưng mà phải trả cho tôi mỗi việc năm mươi phần trăm.

- Ấy ngài đừng tính đắt với Phật mà phải tội. Xuân Tóc Đỏ đập tay xuống bàn mà rằng:

- Không thì tôi bỏ tiền ra, tôi chỉ mượn tiếng báo Gõ mõ thôi, tôi nhận hết mọi việc và để cho sư ông hưởng hai mươi phần trăm.

Sư ông lại xoa hai bàn tay:

- Ấy ngài chớ giả rẻ nhà chùa mà phải tội. [32, 152]

Cuộc đối thoại này đã “lột trần thực chất phong trào chấn hưng Phật giáo, phong trào Âu hóa và sự kết hợp kỳ lạ, trái tự nhiên giữa hai phong trào đó” [26, 156]. Trong chương XIII, Vũ Trọng Phụng cho xuất hiện ông sư Tăng Phú để đả

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 18/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí