CHƯƠNG 3
Nghệ thuật xây dựng tình huống trào phúng
3.1. Khái niệm tình huống trào phúng
Văn học hiện thực phê phán rất quan tâm đến mối quan hệ giữa hoàn cảnh điển hình trong tiểu thuyết với những sự kiện tương ứng của đời sống thực tại. Hoàn cảnh điển hình phản ánh bối cảnh lịch sử nhưng không thể đồng nhất hoàn
cảnh điển hình và bối cảnh lịch sử . Mối liên hê ̣giữa tính thờ i sự của tác phẩm và những tin tứ c thời sự nóng hổi trong đời sống cũng không phải là sự sao chép . Tính
thời sự trong tác phẩm văn hoc
“kh ông phải là thời sự của tin tức, sự việc mà là
thời sự của tình cảm thời đại, thời sự đã kết đọng thành tâm tính, thành tâm trạng phẫn uất mãnh liệt của nhà văn” [38, 278]. Hoàn cảnh điển hình chính là cái “ thời sự đã kết đọng thành tâm tính, thành tâm trạng phẫn uất mãnh liệt của nhà văn”. Hoàn cảnh điển hình được xây dựng trên cơ sở tưởng tượng, hư cấu của nhà văn, nó làm cho mối xung đột của các mâu thuẫn xã hội trong tác phẩm gay gắt hơn
biểu hiên
thưc
Có thể bạn quan tâm!
- Nhân Vật Trào Phúng Trong Tiểu Thuyết Số Đỏ
- Tìm hiểu nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng qua tiểu thuyết Số đỏ - 5
- Tìm hiểu nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng qua tiểu thuyết Số đỏ - 6
- Tìm hiểu nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng qua tiểu thuyết Số đỏ - 8
- Tìm hiểu nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng qua tiểu thuyết Số đỏ - 9
- Tìm hiểu nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng qua tiểu thuyết Số đỏ - 10
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
tế của nó trong đời sống thưc
. Làm nên hoàn cảnh điển hình là một
loạt những tình huống . Tình huống trong h oàn cảnh điển hình là “một khoảnh khắc thời gian mà ở đó cuộc sống đậm đặc nhất, chứa đựng nhiều ý nghĩa nhất, một khoảnh khắc cuộc sống với một vài sự kiện diễn biến sơ sài và cũng bình thường thôi (hoặc có thể dồn dập và không bình thường), nhưng bắt buộc con người ở vào một tình thế phải bộc lộ ra cái phần tâm can nhất, cái phần ẩn náu sâu kín nhất, thậm chí có khi đó là cái khoảnh khắc chứa cả một đời người, một đời nhân loại” [45, 112-113]. Những nhà văn có tài đều tạo ra những tình huống vừa rất chân thực
vừa mang tính hư cấu như vây
để nói về những điều rất giống thưc
hoăc
những
điều “có thể xảy ra” . Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng “phẩm chất nghệ thuật của một cuốn tiểu thuyết trào phúng chủ yếu phụ thuộc vào chỗ nó đã dàn dựng được những tình huống trào phúng và xây dựng được những nhân vật trào phúng thành công đến mức nào” [22, 131].
Vũ Trọng Phụng là một trong những nhà văn hiện thực phê phán, tiểu thuyết
của ông giàu kịch tính và đâm chất phóng sự. “Kịch tính thể hiện ở chỗ tạo nên
những xung đột nghệ thuật, xây dựng nhiều tình huống căng thẳng, biến cố này thúc đẩy biến cố khác, sự kiện này chưa qua, sự kiện khác đã ập đến tạo nên những bất ngờ, gây căng thẳng và hồi hộp” [38, 278]. Cùng thời kỳ với Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan được xem là bậc thầy truyện ngắn trào phúng nhưng hai nhà văn lại có cách xây dựng tình huống trào phúng khác hẳn. Dĩ nhiên, mỗi nhà văn có một phong cách riêng, có quan điểm nhìn nhận vấn đề và cái “duyên” riêng. “Nguyễn Công Hoan thường xây dựng xung đột trào phúng đơn giản nhằm bộc lộ một tật xấu, một thói hư nào đó của một loại người nhất định. Mỗi truyện ngắn của ông thường chỉ có một xung đột trào phúng, đối tượng trào phúng thường được người đọc cảm nhận cùng một lúc ở hai khung quy chiếu bất khả dung hợp tạo ra tiếng cười đơn” [8, 452-453]. Và Nguyễn Công Hoan trong cách thể hiện cái trào phúng thường sáng tạo những tình huống bi hài trộn lẫn khiến độc giả có thể cười đó mà cũng có thể xúc động nao lòng ngay được. Nhưng nói về tác phẩm của Vũ Trọng Phụng nói chung, tiểu thuyết Số đỏnói riêng là “một chuỗi những tình huống, mâu thuẫn trào phúng kế tiếp nhau, móc xích nhau, với nhiều tầng nghĩa khác nhau, tạo ra một hệ thống phong phú, phức tạp hơn” [51, 104]. Còn nếu Nguyễn Công Hoan tỏ ra xuất sắc khi đưa vào tác phẩm của mình những tình huống trào phúng hết sức chân thực như “chụp ảnh” lấy từ thực tế thì Vũ Trọng Phụng là bậc thầy trong việc sáng tạo những tình huống phóng đại. Vũ Trọng Phụng thường dùng nghệ thuật cường điệu, phóng đại để tạo nên những tình huống trào phúng hài hước, vô lí, kỳ quặc, từ đó nhà văn bộc lộ những mâu thuẫn xã hội hiện thực một cách thoải mái. Trong tác phẩm, ông đã xây dựng những tình huống
trào phúng rất độc đáo để bộc lộ nhiều măṭ , nhiều bình diên
của cái xã hội xấu xa,
giả dối một cách mạnh mẽ và sâu sắc. Qua Số đỏ nhà văn chứng tỏ một trình độ
trào phúng bậc thầy trong việc tạo ra được những tình huống trào phúng đôc
đáo,
sắc sảo , trào phúng trên nhiều bình diện và nhiều cấp độ, hiêu phán vì thế được đẩy lên mức cao nhất .
quả và giá trị phê
3.2. Nghệ thuật xây dựng tình huống trào phúng trong ti ểu thuyết Số đỏ
Có thể nói, mỗi chương Số đỏ là một tình huống trào phúng. Nhà văn đã xây
dựng môt
loat
tình huống khác nhau như tình huống “chiếu tướng” nhân vật một
cách đột ngột, tình huống mưu mô, tình huống quay ngược 180o, tình huống cãi lộn
v.v..., tạo nên sắc thái tiếng cười độc đáo , phong phú và đa daṇ g , đưa người đoc đi
hết từ bất ngờ này sang bất ngờ khác . Cười cả môt “trường thiên tiêủ thuyêt́ ” ma
không lúc nào thấy nhat
hay nhàm chán . Và sau hết , người đoc
thấm thía sự phê
phán sắc bén và mạnh mẽ của nhà văn đối bản chất xấu xa đáng ghét , đáng khinh của xã hội đương thời . Trong chương này, chúng tôi đi sâu vào ba tình huống rất tiêu biểu cho phong cách trào phúng của Vũ Trọng Phụng: tình huống ngẫu nhiên, tình huống mang tính chất vô nghĩa lý của nhân vật và tình huống hiểu lầm.
3.2.1. Tình huống ngẫu nhiên
Theo triết học Mác – Lenin, tất nhiên là hiên
tươn
g xảy ra do những nguyên
nhân cơ bản bên trong của kết cấu vật chất quyết định và những điều kiện đó quy điṇ h nó nhất điṇ h phải xảy ra như thế chứ không thể khác được. Ngược lại, ngẫu nhiên là hiện tượng xảy ra do các nhân tố bên ngoài tác động, nhân tố quyết điṇ h là hoàn cảnh bên ngoài chứ không phải nhân tố bên trong . Cho là “ngẫu nhiên” thì có thể xảy ra, có thể không xảy ra, có thể xảy ra như thế này, hoặc có thể xảy ra như thế khác. Như vậy, ngẫu nhiên mang tính tự nhiên, không cố ý cho nên sự kiện bất ngờ xảy ra không thể đoán trước được. Phạm trù Ngẫu nhiên và tất nhiên miêu tả
những hiên
tươn
g diên
tiến trái ngươc
nhau. Nhưng tác phẩm văn học lại không
rạch ròi giữa ngâu
nhiên và tất nhiên mà nhà văn có khi phối gắn kết chúng với
nhau để tao
nên những tình huống vừ a có vẻ tất nhiên vừ a có vẻ ngâu
nhiên .
Trong Số đỏ, tình huống ngẫu nhiên được nhà văn sử dụng rất hiệu quả tuy nhiên không phải là không có hạn chế : “Ngẫu nhiên được nhìn nhận như một nguyên tắc xây dựng cốt truyện hài, trở thành một môtip phổ biến của Vũ Trọng Phụng. Song cái ngẫu nhiên cũng là con dao hai lưỡi: hoặc tạo những đột ngột bất ngờ, nuôi dưỡng hứng thú thẩm mỹ cho người đọc, hoặc gây tính giả tạo, gò ép
cho cốt truyện” [51, 113]. Nhưng giá tri ̣trào phúng của tình huống ngâu
nhiên la
không thể phủ nhân
. Giáo sư Phan Cự Đệ nhân
điṇ h : “Cuộc đời Xuân Tóc Đỏ sinh
động và nhiều cái bất ngờ lắm, những sự bí mật cứ dần dần khám phá, độc giả không thể nào đoán trước được. Nhưng toàn bộ cái bất ngờ đó lại tuân theo lôgic nội tại của nhân vật, tuân theo những quy luật của cuộc sống nên vẫn hoàn toàn
hợp lý” [26, 162]. Hiêu
quả thẩm mỹ và giá tri ̣phê phán c ủa tình huống ngẫu nhiên
chính là ở chỗ ngâu
nhiên mà tất yếu đó.
Tiểu thuyết Số đỏ, từ đầu đến cuối thằng ma cà bông Xuân chỉ gặp toàn may
mắn, găp
cái rủi thì cũng là cái rủi dân
đến cái may . Xuân Tóc Đỏ vì nhìn trộm cô
đầm thay váy mà bị đuổi việc, vì gây lộn với ông thầy số mà bị bắt vào sở cẩm.
Nhưng từ chỗ bi ̣mất viêc
và bi ̣bắt vào sở cẩm , hắn laị đươc
bà Phó Đoan nộp tiền
phạt cho và còn đưa đến cho hắn môt
công viêc
tốt . Viêc
bà Phó Đoan xuất hiện ở
sở cẩm là một tình huống ngẫu nhiên và tình huống này kéo theo hệ quả là bỗng nhiên thằng lưu manh Xuân được bước vào gia đình bà Phó Đoan , bắt đầu góp măṭ vào xã hội thượng lưu. Điều này là may mắn lớn trong cuộc đời hắn và là tấm thảm
đỏ để hắn trở thành một vĩ nhân, một anh hùng cứu quốc. Cái hạt nhân hợp lý của
câu chuyên
rất ngâu
nhiên này là tâm tính bà Phó Đoan “bắt sóng rất nhaỵ ” với
những chuyên
dâm đan
g . Vì thế nhờ có tính dâm đãng mà Xuâ n đã đươc
bà Pho
Đoan để mắt tới . Viêc
hắn đươc
đẩy sang vi ̣trí cao hơn trên những nấc thang của
xã hội thượng lưu cũng “có cái lý của nó” . Xuân đươc
bà Phó Đoan cứ u ra đưa về
nhà vì hắn có tính dâm nhưng qua mấy lần bị bắt bớ , hắn laị không dám bôc lô ̣tinh́
cách ấy với bà Phó Đoan . Giữ Xuân ở nhà chẳng đươc
viêc
gì , bà Phó Đoan đẩy
Xuân cho Văn Minh . Qua mỗi lần đẩy đưa vừ a ngâu nhiên vừ a tất nhiên như thế ,
cuôc
đời của Xuân liên tiếp găp
may mắn , đó là những cú hích đẩy Xuân lên vi ̣trí
danh giá của xã hôi
thươn
g lưu . Sau đây là môt
vài cú hích như vây.
Trong lúc căn bêṇ h của cu ̣Tổ nhà Văn Minh chưa “găp
thầy găp
thuốc” , bô
của Văn Minh là cụ cố Hồng đang tìm một đốc tờ thì Xuân vô tình nói về bệnh hen
suyễn và đau dạ dày trước mặt cụ, thế là từ môt
tên bán thuốc lâu
, Xuân tự nhiên
trở thành sinh viên trường thuốc . Vơ ̣ chồng Văn Minh và bà Phó Đoan biết rõ lai lịch của Xuân mà cũ ng không khỏi bất ng ờ về kiến thức y học của hắn:
- Thưa cụ, đau dạ dày là vì khí huyết tích trệ, nên ăn uống không tiêu. Hoặc có khi vì mắc phạm phòng làm cho khí bế đầy hơi, có người đau dữ dội, có người đau âm ỉ như giả cách, có khi đau từ bụng xuyên ra sau lưng. Bẩm cụ, thế bệnh nhân hay đau sau bữa cơm hay trước bữa cơm?
- Hình như sau khi ăn cơm.
- Thế thì trong dạ dày thiếu nước chua, vì thiếu nước chua thì hay đau lúc no, mà thừa chất chua thì hay đau lúc đói.
Sau khi thấy Xuân Tóc Đỏ nói như một cái máy như thế, bà Phó Đoan và vợ chồng Văn Minh đều kinh hoàng cả lên, không còn hiểu nguyên cớ vì đâu.
Thật là kì quái không thể tưởng tượng được nữa vậy. [32, 71]
Xuân Tóc Đỏ vô học, ma cà bông nhưng xưa nay hắn đã ngồi trên mũi ô tô thổi loa để quảng cáo cho một hiệu thuốc với ông vua thuốc lậu Victor Ban và do đó Xuân đã quên thuộc những chữ: “di tinh, lãnh tinh, mộng tinh, mắc thiện trụy, mắc bạch đái, tim la, lậu kén, lậu nhiệt, hoặc vỡ phổi, thủng dạ dày, rách tim, đau mắt, thối tai, vân vân...” [32, 102]. Mà gia đình nhà Văn Minh lại đang rất cần một
ông đốc tờ không phải để chữa bêṇ h mà là làm cho bêṇ h nhân … chóng chết . Chính vì vậy Xuân rất “xứ ng đáng ” được mời để chữa bệnh cho cụ tổ với thứ
thuốc Thánh đền Bia mà thưc
chất là một chai nước ruộng bẩn thỉu và một gói lá
kỳ dị. Thứ thuốc này làm cu ̣Tổ ngắc ngoải lắm rồi nhưng cuôc đấu khẩu của lang
Tỳ và lang Phế bất ngờ làm cụ tổ tỉnh dậy như không ốm đau gì. Tình huống ngẫu
nhiên này khiến Văn Minh từ chỗ dùng Xuân như để “mươn dao giêt́ người” thì
Xuân laị trở thành môt
đốc tờ có khả năng chữa bêṇ h thưc
sự . Rồi cũng ngâu
nhiên
mà Xuân biết được chuyện con rể và con gái của cụ cố Tổ ngoại tình . Trước măt cu
cố Tổ , Xuân nói ra chuyên
đó làm cu ̣cố Tổ không chiu
nổi , uất lên mà chết . Xuân
hoảng hồn trốn biệt vì cái tội rất to đó. Nhưng với đám con cháu bất hiếu nhà cu
cố Tổ thì đó là là môt
cái công to. Những tình huống ngâu
nhiên như thế này co
hiêu
quả tao
tiếng cười rất lớn và hiêu
quả phê phán cũng rất cao . Chính sự bất
nhân của những kẻ đươc
goi
là thươn
g lưu danh giá đã làm cho Xuân đổi đời .
Không gian của chương IX, X là khách sạn Bồng Lai. Cuộc gặp gỡ ngẫu nhiên giữa ông Victor Ban nay là chủ nhân của khách sạn Bồng Lai với đốc tờ Xuân rất hài hước . Hai người cứ ngỡ ngàng, ngơ ngác liếc mắt nhìn trộm: “Ông Victor Ban kinh hãi cúi đầu rất thấp bắt tay Xuân Tóc Đỏ xong thì đứng ngây mặt ra như người bằng gỗ” [32, 101]. Xuân Tóc Đỏ không nghĩ đến vua thuốc lậu Victor Ban đã trở thành một ông chủ khách sạn mà ông Victor Ban cũng không thể tưởng tượng được ma cà bông Xuân đã “lột xác” trở thành một thương lưu trí thức.
Vũ Trọng Phụng đã xây dựng cuộc gặp gỡ ngâu
nhiên giữa hai nhân vật này để sau
này Victor Ban là móc nối với những nhân vât khác và sự việc khác.
Trong chương XVIII, Xuân bỗng nhiên gặp ông thầy số và nhớ ra số mình ứng với mấ y lời phán của ông th ầy số và đưa ông thầy số tới khách sạn Triều Châu để chiêu đãi. Ở đây, Xuân nghe được một vụ âm mưu liên quan đến mình.
- Chắc chắn lắm! Không những kẻ tình địch của tôi sẽ vào tù, mà cả dự cuộc thi quần vợt ắt nó cũng không dự được nốt! Đã làm thì ra làm, bằng không thì thà thôi. Tôi sẽ in thạch một ít giấy có khẩu hiệu, nghĩa là một ít truyền đơn hô đả đảo vua Xiêm! Đợi lúc đón tiếp nhà vua, tôi sẽ đứng sau lưng nó, còn bác thì bác đứng bên cạnh nó!
- Tôi sẽ phải làm gì?
- Bác sẽ cầm một ít truyền đơn in thạch, kiếm cách nhét vào túi quần hay túi áo nó!
- Thế còn bác?
- Tôi? Tôi sẽ hành động khác, anh hùng hơn bác nữa! Tôi sẽ hét lên thế này: Chính phủ bình dân vạn tuế! Nước Pháp dân chủ vạn tuế! Như vậy sen đầm, cảnh binh mật thám sẽ ập lại bắt cả bọn chúng ta...
- Ấy chết!
- Nhưng mà thằng nào có truyền đơn trong túi thì lòi ngay ra, hai chúng ta sẽ làm chứng là chính nó kêu, nghĩa là chỉ có một nó sẽ bị bắt. [32, 201-202]
Khi ra khỏi quán , Xuân laị găp
tình huống ngâu
nhiên là gặp ông đốc tờ
Trực Ngôn và hai nhà quán quân quần vợt. Đây là tình huống ngẫu nhiên tuyệt vời
nhất với Xuân vì đây chính là cú hích quan troṇ g để Xuân trở thành môt anh hùng .
Mấy hôm sau, vào ngày đi đón vua, Xuân tương kế tựu kế hại cho hai nhà quán quân Hả i và Thu ̣bi ̣bắt , bản thân vừa tránh được âm mưu của kẻ tình địch vừa có
đươc
cơ hội tham gia giải vô địch tư cách là đại diện cho Hà thành do hai nhà quán
quân quần vơt
không tham gia đươc
giải đấu .
Thằng ma cà bông Xuân toàn gặp những tình thế ngẫu nhiên mà tất yếu nên càng lúc càng nhập sâu hơn vào thế giới thượng lưu. Đúng như Giáo sư Phan Cự Đệ nói : “Ấy thế nhưng cái pha “anh hùng tương ngộ” này vẫn cứ hợp lý vì cái xã hội giả dối, lố lăng đến như thế thì khách quan sẽ đẻ ra những con người như thế và cuộc đời của chúng vinh hiển đến bất ngờ như vậy vẫn là tất yếu” [26, 162-163].
Nói cách khác , trong môt
xã hôi
bip
bơm
, mọi giá trị đạo đức bị đảo lộn thì các
tình huống ngẫu nhiên kiểu như tiểu thuyết Số đỏ lại là tất yếu.
3.2.2. Tình huống mang tính chất vô nghĩa lý của nhân vật
Trong tiểu thuyết Số đỏ, với quan niệm cuộc đời “vô nghĩa lý”, nhà văn đã xây dựng những tình huống mang tính chất vô nghĩa lý của nhân vật. Trong đó, chương XV, Hạnh phúc của một tang gia văn minh nữa cũng nói vào một đám ma
gương mẫu, là tiêu biểu nhất, sử duṇ g đâm
đăc
tình huống vô nghia
lý đồng thời
đây cũng là chương mà giá tri ̣trào phúng được đánh giá cao nhất. Bằng viêc
miêu
tả một đám tang , Vũ Trọng Phụng cho chúng ta thấy cái chết của nhân tính trong
xã hội đương thời . Nguyễn Công Hoan cũng đã vẽ ra tình huống mang tính chất vô nhân đạo trong truyện ngắn Báo hiếu: trả nghĩa cha (1933): Ông chủ hiệu xe cao su kiêm chủ hãng ô tô Con cọp là một nhà tư sản, giàu có. Ông mời rất đông khách
để tổ chức đám giỗ bố thật long trọng nhưng thưc ra lại là đứa con vô ơn, đã đuổi
người mẹ già ra ngoài trời mưa giá rét trong bô ̣quần áo rách nát. Cái con người giàu đến hàng mươi vạn mà ấn vào tay bà mẹ già tội nghiệp “một cái tròn tròn” mà
hóa ra là “đồng hào ván”. Với lao ta , ơn sinh thành … chỉ đáng chừ ng đó thôi ! Để
giữ sĩ diện cho mình, ông ta chối bỏ cả người me ̣sinh ra mình . Báo hiếu mà thực
chất là thâm
bất hiếu . Tiếng cười bật ra chua chát, đầy nước mắt trước sự tha hóa
nhân cách của một lớp người chỉ biết đến kim tiền trong xã hội! Rồi lại một tình
huống oái oăm nữa trong Báo hiếu: trả nghĩa mẹ (1933): Cũng ông chủ hãng ô tô Con cọp cùng vợ giết mẹ đẻ ra mình rồi lại làm ngay một cái đám tang hết sức to tát. Ông con đuổi mẹ như đuổi tà hôm trước, hôm sau đã vật vã khóc than. “Nhưng đám ma càng to bao nhiêu, người đọc càng nhìn rõ thực chất bất hiếu của hắn bấy nhiêu. Không còn là “báo hiếu” nữa mà là bất hiếu, đại bất hiếu” [39, 71]. Cứ như thế, những tình huống bi hài xen kẽ liên tiếp, khiến người đọc cười đó mà không thể không cảm thấy căm giận, khinh bỉ hạng người vô liêm sỉ trong xã hội. Đọc hai truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan chúng ta nhớ đến đại gia đình bất hiếu của nhà cố Hồng trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng. Hóa ra cái chết của
người thân chẳng lấy đươc
giot
nước mắt thành thât
nào từ người sống không phải
là hiếm trong xã hội tư sản bấy giờ . Dĩ nhiên, Vũ Trọng Phụ ng đã đào huyêṭ chôn
xã hội tư sản bằ ng tiếng cười chua chát hơn. Ở chương XV, nghê ̣thuât
trào phúng
của tác giả được thống nhất trong toàn chương. Để tiên
theo dõi , chúng tôi chia
thành 3 đoạn, cũng là ba tình huống chính . Đoạn đầu là từ đầu đến “... chia buồn tấp nập”, đoạn thứ hai từ “Sáng hôm sau” đến “Đám cứ đi”, và đoạn cuối là từ “Đến huyệt” đến hết.
Đoạn đầu là bức ảnh chân dung gia đình cụ cố Hồng chuẩn bị đám tang của cụ tổ. Mất đi người thân, theo lẽ thường tình củ a con người, ai cũng buồn đau, tang lễ được tổ chức là để tiễn biệt người đã mất về nơi an nghỉ và cầu mong cho hương
hồn của người chết đươc thanh thản nơi suối vàng nên tang lễ bao giờ cung̃ bao
trùm một không khí thiêng liê ng, trang troṇ g . Nhưng cái chết của cụ cố Tổ lại làm cho lũ con cháu của cu ̣ vỡ òa hạnh phúc và sung sướng . Cái bản di chúc đám con cháu mong chờ cuối cùng cũng được thực thi . Và niềm vui được tổ chức một đám
tang to tá t, linh đình cuối cùng cũng đươc
thưc
hiên
. Nên “Đám tang nhưng không
phải đám tang. Nó là một đám... rước. Con người nhưng không phải con người. Họ là... những hình nhân dị dạng, những quái vật” [35, 172]. Cụ cố Hồng, con trai của người chết , trong đám tang cha mình , kín đáo nói với con rể (Phán mọc sừng ) về khoản tiền hắn được thừa kế , tứ c là chia vui chứ không phải chia buồn . Đồng thời
cụ cố Hồng sung sướng với việc được thực hiện cái khoái cảm quái gở là chưa già