mà được mọi người khen già . Sở thích ấy laị tao
ra vẻ ngoài rất phù hơp
với đám
tang: “mặc đồ xô gai, lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc vừa khóc mếu, để cho thiên hạ phải chỉ trỏ: Úi kìa, con giai nhớn đã già đến thế kia kìa! Cụ chắc cả mười phần rằng ai cũng phải ngợi khen một cái đám ma như thế, một cái gậy như thế...” [32, 166]. Là người thân thiết nhất của người chết , lẽ ra cụ cố Hồng phải là người đau xót nhất nhưng với ông ta , bố chết là niềm vui lớn : “Đối với cố Hồng, việc tang lễ này nhằm khoe danh, nhằm nổi tiếng một gia đình có phúc, có lộc” [35, 142]. Cháu rể của người chết , ông Phán mọc sừng thì sung sướng vì nhờ cái chết cụ tổ, ông được thêm vài nghìn đồng. Cháu đích tôn của người chết , ông Văn Minh thì chỉ
mong mời luât
sư chứ ng kiến cái chết của ông nôi
để thưc
thi cái di chúc . Nhưng
Văn Minh laị phải mày chau, bóp trán chưa biết xử trí ra sao với Xuân Tóc Đỏ ,
thành thử rất hợp với gương mặt của người có t ang. Xuân có hai cái tôi nhỏ nhưng
Có thể bạn quan tâm!
- Tìm hiểu nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng qua tiểu thuyết Số đỏ - 5
- Tìm hiểu nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng qua tiểu thuyết Số đỏ - 6
- Nghệ Thuật Xây Dựng Tình Huống Trào Phúng Trong Ti Ểu Thuyết Số Đỏ
- Tìm hiểu nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng qua tiểu thuyết Số đỏ - 9
- Tìm hiểu nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng qua tiểu thuyết Số đỏ - 10
- Tìm hiểu nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng qua tiểu thuyết Số đỏ - 11
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
lại có một cái ơn to với ông ta . Gây ra cái chết của ông mình , làm hư hỏng em gái mình và tố cáo tội ngoại tình của một em gái khác , theo lẽ thường là ba cái tôị ,
trong đó cái tôi
làm ô ng nôi
chết là tôi
lớn còn hai tôi
sau là hai tôi
nhỏ . Nhưng
trong suy nghĩ của Văn Minh thì cái tôi lớn laị là cái ơn to vì Xuân đã gây ra cái
chết của ông cụ già đáng chết. Và phải suy tính làm sao để gột rửa bằng xà phòn g thơm cho cái quá khứ của Xuân để gả em gái cho Xuân . Những suy tính của Văn
Minh cho thấy sự bất nhân của hắn đối với ông nôi và sự bất lương đối với em gái ,
biết rõ Xuân ha ̣lưu , vô hoc̣ , mà còn gả em gái cho Xuân .
Vì chuyện Tuyết hư hỏng bị hối hôn mà đám tang bị chậm lại . Cánh trẻ chờ mãi mà chưa có lệnh phát tang thì sốt ruột vô cùng . Ở dưới nhà, Cậu Tú Tân chờ mãi để trổ tài chụp ảnh mà chưa được , bà Văn Minh đang sốt cả ruột mặc những đồ xô gai tân thời, cái mũ mấn trắng viền đen, ông TYPN bực mình vì không được khoe trang phục tang lễ của mình ra mắt công chúng và có bài phê bình. Còn ở trên
gác, vợ chồng cụ cố Hồng và Văn Minh bàn cãi gay gắt, căng thẳng về chuyên lấy
chồng của cô Tuyết. Các thành viên gia đình cụ cố Hồng vì thế đều có sự băn khoăn, bối rối nhưng đều chẳng phải là băn khoăn , bối rối vì người chết . Đến khi
lêṇ h phát tang đươc ban ra , ai cung̃ người phấn khởi, sung sướng, chuẩn bi ̣tang lê
như sắm sanh trảy hôi . Những bứ c chân dung của từ ng thành viên trong gia đinh̀
cụ cố Hồng cho thấy đây là một gia đình từ con đến cháu của người chết đều bất hiếu.
Đoạn giữa là cảnh đưa tang. Niềm vui của đám con cháu bất hiếu còn la n ra
cả bên ngoài , làm cho những người ngoài gia đình cũng đươc vui sướng vì đám
tang này . Cảnh sát Min Đơ và Min Toa bỗng nhiên được thuê giữ trât tự cho đám
tang, vừ a đươc
bân
rôn
vì bình thường chẳng có viêc
gì để làm , vừ a có tiền. Những
bạn bè “tai to mặt lớn” của cụ Hồng có dịp khoe các loại huy chương với các kiểu
râu ria. Họ cứ ghé sát vào linh cữu và làm ra vẻ trang trọng nhưng thưc
chất là để
nhìn được rõ cái thân hình hở hang của cô Tuyết. Cô Tuyết thì muốn qua đám tang của ông mình mà cho thiên hạ biết mình chưa mất hết chữ trinh bằng mặc bộ y phục Ngây thơ hở hang nhưng viền đen và đội mũ mấn xinh xinh. Trên gương măṭ cô Tuyết có vẻ buồn lãng mạn rất hợp với cảnh nhà có đá m tang nhưng đó hoàn toàn không phải vì cụ tổ mà là buồn vì mãi không được gặp người yêu Xuân . Xuân
sau mấy ngày trốn biêṭ vì sơ ̣ tôi làm cho cu ̣cố Tổ chêt́ đã sung sướng đêń đám tang
vì biết mình hóa ra lại không phải m ang tôi
mà là mang ơn với gia đình cố Hồng .
Đám tang mà thưc
chất là đám rước đang rôn
rã trên đường thì Xuân Tóc Đỏ xuất
hiện với sư Tăng Phú một cách hoành tráng làm cho đám tang và hàng phố nhốn nháo lên và cụ bà vui mừng mà rằng : “Ấy giá không có món ấy thì là thiếu chưa được to, may mà ông Xuân đã nghĩ hộ tôi” [32, 173]! Đám tang được tổ chức theo các kiểu Tây, ta, Tầu rất lố lăng : có kiệu bát cống, lợn quay đi lọng, lại có cả kèn
Tây, kèn Tầu và kèn ta. Người đi dự thì khô ng ai quan tâm đến người chết mà chỉ khen đám ma to và chú ý đến y phục tang tân thời của ông TYPN. Khi kèn ta, kèn Tây, kèn Tầu lần lượt thay nhau rộn lên thì các người đưa tang làm ra bộ mặt nghiêm chỉnh, nhưng họ vừa đi vừa thì thầm với nhau những chuyện thật khó tin là
có thể đem ra nói ở đám tang : “Thật là đủ giai thanh gái lịch, nên họ chim nhau, cười tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau, ghen tuông nhau, hẹn hò nhau, bằng những vẻ mặt buồn rầu của những người đi đưa ma” [32, 174]. Đám tang không còn là nơi người ta bày tỏ sự tiếc thương với người đã khuất và chia buồn
với tang gia mà đươc
moi
người đón nhân
như một cơ hội: “Thành thử đám tang
trở thành một dịch vụ, một dịp làm quen, một dịp để phô trương, một dịp để chim chuột lẫn nhau” [26, 261]. Mọi giá trị đạo lý đã bị đảo lộn .
Đoạn cuối là cảnh hạ huyệt. Cậu Tú Tân nắn chỉnh tư thế của moi người để
chụp ảnh . Bạn thân của cậu cũng nhảy lên những ngôi mả khác để chụp ảnh sao cho các kiểu không trùng nhau . Không chỉ bất kính với những người đã khuất mà
đám con cháu bất hiếu này còn đang tao ra những tấm ảnh giả dối . Nhưng bỉ ổi
hơn cả là hành đôṇ g của Phán mọc sừng. Ông ta không đứ ng thẳng nổi mà oặt người đi, dựa vào Xuân và khóc to “hứt! hứt! hứt!” mãi không ngừng như những người con chí hiếu. Nhìn cảnh tượng ấy ai nghĩ được là sự cố tình dàn dựng để che
đây
môt
hành đôṇ g khác ! Hạ huyệt là lúc đau thương nhất , thấm thía nhất về cảnh
âm dương cách biêṭ với người đã khuất nhưng ông Phán laị lấy làm bối cảnh tốt
cho mình để hoàn tất viêc giao dic̣ h với Xuân Tóc Đỏ : “Xuân Tóc Đỏ muốn bỏ
quách ra thì chợt thấy ông Phán dúi vào tay nó một cái giấy bạc năm đồng gấp tư...” [32, 175]. “Chính lúc sự xót thương lên đến cực điểm này, ông Phán đã tranh
thủ thanh toán nốt món tiền thuê Xuân Tóc Đỏ giết cụ tổ” [36, 119]. Môt
đám tang
giả từ đầu đến cuối là cái chết thật về nhân tính . Bằng cách của mình , Vũ Trọng Phụng đã tống tiễn xã hội tư sản ấy .
Như vậy, trong chương XV nhà văn đã miêu tả môt đám tang rất la ̣lùng ,
môt
đám tang haṇ h phúc cho tất cả moi
người . Cái chết của cụ cố Tổ lại là sự
mong chờ từ lâu của đám con cháu. Đám tang mà vui như lễ hội. Vẻ ngoài là tang
gia bối rối nhưng thưc
chất là hạnh phúc của một tang gia , mọi người làm ra bộ
măt
của người đi đưa đám nhưng laị tán chuyên
vui vẻ để cười thầm với nhau : “Bề
ngoài là sự chuyển động của một đám ma đồ sộ, nhưng bên trong thì đấy là đám trẩy hội, vì những người đi đều vui vẻ!” [36, 119]. Xuân Tóc Đỏ có công lớn làm cụ cố tổ chết nên đương nhiên trở thành một người quan trọng, một người anh hùng trong gia đình cụ cố Hồng, đến mức không có Xuân thì thiếu tất cả. Bất cứ một nhân vật nào trong chương XV này đều vô nhân đạo, vô đạo đức, sứ c maṇ h
trào phúng trong chương này là sức mạnh tung hê , tống tiên
môt
gia đình bất hiếu ,
môt
xã hôi
méo mó về nhân tính . Qua những chi tiết và tình huống vô nghĩa lý, tác
giả phủ nhận cái xã hội lố lăng, dốt nát, vô nghĩa lý, vô nhân đao
3.2.3. Tình huống hiểu nhầm
thời bấy giờ.
Trong tình huống hiểu nhầm, các nhân vật thường hiểu lầm ngớ ngẩn về cùng một sự việc dẫn đến những hành vi “lêc̣ h pha” rất buồn cười . Chẳng hạn như chương XI, buổi khánh thành sân quần riêng của bà Phó Đoan, bà đã mời người
nhà và cả nhà chính trị bảo hoàng Joseph nữa. Sân quần là sân để chơi quần vợt chứ “quần” ở đây không phải là “quần áo” , sân quần không phải sân phơi quần áo. Nhưng người vú già thì quê mùa , chỉ biết “quần” là “quần áo” mà thôi . Nên trên rặng lưới của sân quần, bà phơi các kiểu y phục lẳng lơ của bà chủ khiến bà Phó
Đoan phải môt phen xấu hổ .
Trong chương XIII, đốc tờ Trực Ngôn và Xuân Tóc Đỏ nói về bệnh của cậu
Phước con Giời con Phật. Cậu Phước không bị bêṇ h tât
gì cả , mọi hành động của
nó chỉ là những triệu chứng của tuổi dậy thì thôi. Ông Trực Ngôn nói về học thuyết Freud, nhưng Xuân không hiểu được bạn đồng nghiệp nói gì. Ngẫu nhiên Xuân mở cửa sổ mà thấy nơi đang diễn ra cảnh mấy thứ cầm thú yêu nhau.
Thằng Xuân đã nhỉnh ra cửa sổ, hai lỗ tai đã chán những lời nói mà nó không hiểu nên không để ý đến nữa. Vừa lúc ấy, ở ngoài vườn, mấy giống cầm thú cũng đương làm cái việc hoan lạc của tình dục. Trên một mái kẽm thì là một đôi chim bồ câu... Dưới sân thì hai con chó Nhật Bản xinh xắn đương vờn nhau... Trong vườn gà thì con gà trống trên lưng con gà mái... Tình cờ cùng một lúc, mấy thứ cầm thú ấy cắt nghĩa rõ cái lẽ âm dương của tạo hóa nhiệm mầu. Thằng Xuân đương tần ngần nhìn sự ấy thì vừa lúc ông đốc tờ hỏi lại nó:
- Ừ, có phải kể đến hoàn cảnh không?
Nó choáng người lên, ngẩn mặt ra, vô tâm hỏi lại:
- Hoàn cảnh ấy à? Hoàn cảnh là gì?
Rồi nó trỏ tay ra ngoài cửa sổ... Ông đốc tờ Trực Ngôn quay ra nhìn, thấy cảnh cầm thú yêu nhau rồi lại rối rít lên bắt tay nó, vỗ vai nó. Lần này ông lại nói to:
- Chà! Ông bạn thân của tôi! Ngài đã để ý đến những điều rất nhỏ nhặt nó ảnh hưởng rất sâu xa đến loài người. Thật là những chứng cớ đích xác của thực tế chứ không phải là lý thuyết viển vông gì nữa. Trẻ con đương tuổi dậy thì mà cứ trước mắt những cái ấy là rất nguy hiểm. [32, 146]
Đây là một tình huống vừa ngẫu nhiên vừa hiểu nhầm. Xuân Tóc Đỏ hoàn
toàn không có ý minh hoa
cho những diên
giải về hoc
thuyết Freud . Nó chỉ ngẫu
nhiên mở cử a sổ ra mà thôi . Là kẻ vô học, ma cà bông Xuân chẳng biết lý thuyết tính dục là gì nhưng hình ảnh chim thú có đôi bên ngoài cử a sổ khiến Trực Ngôn hiểu nhầm và khâm phục về sự hiểu biết Freud của Xuân. Từ tình huống ngâũ nhiên và hiểu lầm này , bạn đồng nghiệp Xuân Tóc Đỏ trở thành một bạn thân của đốc tờ Trực Ngôn.
Đọc chương XIV, lí lịch của Xuân Tóc Đỏ bị Victor Ban chủ nhân khách sạn tiết lô ̣ và bà cố Hồng biết hết. Bà TYPN mách cho Xuân biết điều ấy và nói lại lời của bà cố Hồng là nếu gặp sẽ nhổ vào mặt , tát vào mặt Xuân nữa khiến hắn tức sôi lên. Xuân tức giận và sự nổi giận ấy dẫn đến sự chết của cụ tổ.
- Không cần! Để ta chết! Sống cũng nhục! Có chạy chữa thì chạy chữa cho cái thanh danh nhà tao, mà bọn chúng mày đã trót bôi nhọ! Thế!
Rồi cụ nấc nấc. Rồi cụ bà ứa nước mắt van lạy Xuân. Nhiều người nói giúp cụ bà nữa. Xuân Tóc Đỏ thấy những bi kịch như thế, liền thú tôi, nói một cách thành thực rất nên tin:
- Thừa cụ, quả con vô học, xưa nay nhặt ban quần, hạ lưu, không biết thuốc
ạ!
Rồi nó ra cửa, chạy thẳng một mạch như thằng ăn cắp.
Cụ bà rất hối hận. Những người khác chê Xuân vì thù riêng mà quên mất
lương tâm nhà nghề, thế là một ông đốc tờ không xứng đáng, vân vân... [32, 164] Hiếm khi nhân vật Xuân Tóc Đỏ nói thật. Đây là lần hiếm hoi hắn dám nói
to lên thân phân
thât
sự của mình . Xuân thừ a nhân
mình là vô học, xưa nay nhặt
ban quần, hạ lưu, không biết thuốc. Nhưng người ta không tin lời của nó. Xuân làm cụ Tổ uất lên mà chết nên sợ quá bỏ chạy nhưng mọi người lại hiểu nhầm hành
động của nó và cứ tưởng nó làm cao, tức giận nên không nhận chữa cho cụ Tổ nữa, v.v...
Những tình huống hiểu nhầm tạo ra tiếng cười hài hước và qua đó nhà văn
đã phê phán đủ các giai tầng trong xã hôi
, từ hạ lưu đến trí thức thượng lưu trong
xã hội Âu hóa tân thời giả dối, vô nghĩa lý.
Trong tác phẩm Số đỏ, Vũ Trọng Phụng đã xây dựng nhiều tình huống rất
hài hước, vừ a chân thưc
vừ a đươc
loc
qua trí tưởng tươn
g và óc hư cấu của tác giả :
Các cảnh sát sở cẩm chán ngán vì không ai trái pháp luật để được biên phạt; nhà thiết kế hiệu may Âu hóa , ông TYPN mắng vợ là “đồ khốn nạn”, “đồ đĩ” vì vơ
muốn măc
quần áo tân thời do ông thiết kế ; cuôc
khẩu chiến giữa hai lang băm cụ
Tỳ và cụ Phế, tố cáo nhau vô tình laị “tố” cả những bêṇ h nhân của cả hai ông ; viêc̣ Xuân xin tặng bằng “Tiết hạnh Khả phong” cho bà Phó Đoan... Hơn nữa, có ai tin được một cuộc thi quần vợt lại có thể gây ra hay ngăn chặn chiến tranh giữa hai
quốc gia hay không ? Để đến mứ c Xuân Tóc đỏ cố tình thua trong trân
đấu quần
vơt
mà trở thành anh hùng cứ u quốc của Viêṭ Nam . Như vậy, Vũ Trọng Phụng đã
xây dựng những tình huống trào phúng và tình huống nào cũng có tác dụng trưc̣ tiếp hay gián tiế p mang tới cho Xuân sự may mắn. Nguyễn Đăng Mạnh nhận xét “có thể nói mỗi chương Số đỏ là một tình huống trào phúng, được dàn cảnh như một màn kịch, mỗi màn lại thể hiện một mâu thuẫn trào phúng nào đó” [22, 131]. Tình huống trào phúng của Số đỏ rất phong phú, đa dạng, tất cả nhằm vạch trần sự
giả dối, xấu xa, sự xuống cấp của những chuẩn mực đạo đức và sự đảo lôn
giá trị
xã hội. Số đỏ miêu tả hiên
tươn
g xã hôi
ở góc đô ̣hài hước , nưc
cười của nó , nghê
thuâṭ phán.
trào phúng bâc
thầy làm cho tác phẩm giàu tiếng cười và giàu ý nghia
phê
CHƯƠNG 4
Ngôn ngữ và giọng điệu trào phúng trong tiểu thuyếtSố đỏ
Văn học là nghệ thuật ngôn từ. “Trong tác phẩm văn học, ngôn ngữ là công cụ căn bản nghệ sĩ dùng để đạt đến phương pháp cá tính hóa cách miêu tả cuộc sống” [49 (tập 2), 5]. Ngôn ngữ chính là hiện thực trực tiếp của tư duy. Lấy ngôn từ làm chất liệu, văn chương tái hiện quá trình tư duy, tư tưởng của con người và đời sống hiện thực. M. Gorki đã viết: “Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ, công cụ chủ yếu của nó và – cùng với các sự kiện, các hiện tượng của cuộc sống – là chất liệu của văn học” [5, 148]. Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện sáng tác văn chương, mà còn cho biết nhà văn có phong cách hay không: “Ngôn ngữ là một căn cứ quan trọng để biểu đạt phẩm chất và tính cách của mỗi con người” [5, 135] và phản ánh kinh nghiệm sống cá nhân, trình độ văn hóa tư tưởng và tâm lý của họ. Ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong quá trình cá biệt hóa nhân vật. Một trong những yếu tố để xác định mức độ thành công trong xây dựng nhân vật của nhà văn là nhà văn có xây dựng được phong cách ngôn ngữ riêng cho từng nhân vật hay không.
Giọng điệu cũng là yếu tố quan trọng trong một tác phẩm văn học. Giọng điệu là một hệ thống những sắc điệu, nó thể hiện cách nói, thái độ, tình cảm của tác giả đối với hiện tượng đời sống. Mỗi nhà văn đều có thái độ và cách miêu tả khác nhau đối với một hiện tượng nhất định, nhà văn có phong cách bao giờ cũng có ý thức tạo nên một giọng điệu riêng, không trộn lẫn với bất cứ nhà văn nào khác: “Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ của tác giả có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc” [7, 134]. Sử dụng giọng điệu một cách thích hợp và độc đáo trong việc miêu tả nhân vật hay thể hiện hình tượng là một trong những nhân tố quan trọng góp phần thực hiện mục đích sáng tác của nhà văn.
Như vậy, trong một tác phẩm văn học, ngôn ngữ và giọng điệu có đóng vai trò rất lớn và người làm nghiên cứu không thể không lưu tâm. Trong Số đỏ, “Vũ Trọng Phụng đã xây dựng được đặc trưng ngôn ngữ tính cách trong một phạm vi
xã hội nhất định. Đặc sắc về mặt tính cách trong lời đối thoại và độc thoại của Xuân Tóc Đỏ, TYPN, Văn Minh... đã ghi dấu ấn ngôn ngữ của lớp thị dân, trí thức thị thành thời buổi thực dân hóa một nước thuộc địa những năm đầu thế kỷ hai mươi” [52, 241-242]. Vũ Trọng Phụng đã tạo cho mỗi nhân vật một sắc thái riêng về ngôn ngữ và giọng điệu.
4.1. Ngôn ngữ
Ngôn ngữ của Vũ Trọng Phụng rất sinh động và đầy ấn tượng, vừa rất hóm hỉnh lại thật chua cay, sắc nhọn. Thông qua ngôn ngữ riêng mình, Vũ Trọng Phụng đã phơi bày “cái xấu trước mắt mọi người, không chỉ phơi bày cái bề ngoài dối trá mà phơi bày cả cái bản chất, cái quy luật bị che phủ, bị giấu kín ở sự vật” [26, 125]. Trong Số đỏ, Vũ Trọng Phụng dùng nhiều nghịch ngữ để phản ánh cái xã hội đầy nghịch lý, xã hội nhố nhăng, bịp bợm. Tính chất hài hước, châm biếm, mai mỉa vì thế được đẩy lên cao nhất có thể. Nhà văn với biệt tài của mình đã cho những nhân vật nói bằng đúng ngôn ngữ riêng của nó và điều đó đã góp phần làm cho chân dung của nhân vật càng trở nên sắc nét và độc đáo.
4.1.1. Từ ngữ quen thuộc của nhân vật
“Mỗi nhân vật có một giọng nói riêng, thích dùng một số từ ngữ riêng. Có khi tác giả cho nhân vật lắp đi lắp lại một số từ ngữ giống nhau (ngôn ngữ AQ, mụ Tường Lâm trong tác phẩm Lỗ Tấn, cụ cố Hồng, Xuân Tóc Đỏ trong tác phẩm Vũ Trọng Phụng)” [3 (tập 2), 335]. Trong Số đỏ, Vũ Trọng Phụng đã xây dựng nhiều nhân vật hay lặp đi lặp lại một số câu nói quen thuộc. Câu “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi” của cụ cố Hồng, những tiếng “Mẹ kiếp”, “Nước mẹ gì” của Xuân Tóc Đỏ, “Em chã” của cậu Phước con Giời con Phật chẳng hạn.
Cụ cố Hồng là một nhân vật tiêu biểu nhất dùng một câu nói quen thuộc lặp đi lặp lại. Câu nói “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi” của cụ cố Hồng trở nên nổi tiếng, quen thuộc và trở thành câu cửa miệng của rất nhiều người Việt Nam. Nhưng trong tác phẩm, câu nói biết tuốt rồi này lại cho cả thế giới biết rằng cụ chẳng biết một chuyện gì, chẳng hiểu một chuyện gì. Cụ cố Hồng thường xuyên lẩm bẩm câu nói này trong đối thoại với những nhân vật khác mặc dù cụ chưa hiểu đầu đuôi câu