Tìm hiểu hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - 16

Để thực hiện tốt chính sách tỷ giá và hạn chế những rủi ro cho bản thân ngân hàng và cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu do sự lên xuống của tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước cần hỗ trợ các ngân hàng thương mại tổ chức thực hiện tốt công tác phân tích, dự báo tỷ giá thông qua các tín hiệu của thị trường như cung cầu ngoại tệ, áp lực tăng giảm giá đối với đồng Việt Nam, tăng cường kiểm tra, kiểm soát trực tiếp việc thực thi chính sách tỷ giá tại các ngân hàng thương mại…


2.3. Hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.


Việc hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là một trong những điều kiện quan trọng để các ngân hàng thương mại mở rộng nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế, đáp ứng nhu cầu ngoại tệ giữa khách hàng và ngân hàng thương mại trong nền kinh tế. Việc phát triển thị trường ngoại hối ở Việt Nam theo hướng:

- Đa dạng hoá các loại ngoại tệ, các phương tiện thanh toán quốc tế được mua bán trên thị trường.

- Đa dạng các hình thức mua bán như mua bán giao ngay(SPOT), mua bán kỳ hạn (FOWARD), mua bán quyền chọn (OPTION). Tức là cho phép các ngân hàng thương mại được linh hoạt chọn các công cụ giao dịch hối đoái để giúp các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu tránh được một phần rui ro khi tỷ giá biến động.

- Mở rộng thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, trong đó ngân hàng thương mại tham gia thị trường với tư cách là người kinh doanh cho bản thân và cho khách hàng; ngân hàng Nhà nước tham gia với vai trò điều tiết thị trường trên cơ sở đó mà thực thi Chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá; người môi giới là người làm cho quá trình giao dịch được nhanh chóng và hưởng hoa hồng. Phát triển nghiệp vụ vay mượn ngoại tệ, nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ qua đêm...


2.4. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.


Ngân hàng Nhà nước xúc tiến nhanh việc xây dựng, sửa đổi một số văn bản pháp quy về chiết khấu, tái chiết khấu, cơ chế bảo đảm tiền vay, bảo lãnh, mở rộng hình thức cấp

Tìm hiểu hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - 16

tín dụng đối với doanh nghiệp xuất khẩu... nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng thuận lợi hơn tới nguồn vốn ngân hàng.

KẾT LUẬN


Ngày nay khi quá trình khu vực hóa, toàn cầu hóa ngày càng được mở rộng và đi vào các cam kết thực chất thì các hình thức tài trợ thương mại quốc tế của các chủ thể như nhà nước và ngân hàng trung ương ngày càng bị hạn chế, thu hẹp thậm chí bị cấm đoán. Thay vào đó là vai trò của các ngân hàng thương mại với hình thức tài trợ đa dạng, linh hoạt và đảm bảo tính cạnh tranh công bằng cho hoạt động thương mại quốc tế. Theo đó, với tính chuyên nghiệp cao, tài chính hùng mạnh và mạng lưới cơ sở rộng khắp, các ngân hàng thương mại đã trở thành nhà tài trợ chủ yếu cho hoạt động thương mại quốc tế, thành đòn bẩy hữu hiệu giúp cho hoạt động thương mại quốc tế được thông suốt, hiệu quả hơn.


Xuất phát từ mục đích nghiên cứu đã đề ra khi lựa chọn đề tài “ Tìm hiểu hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam”, khóa luận đã giải quyết được vấn đề sau:

Dựa trên những kiến thức đã học và tìm hiểu từ các tài liệu có liên quan, sách báo tạp chí,... luận văn đã hệ thống được các vấn đề cơ bản về tài trợ thương mại quốc tế và chỉ ra các hình thức tài trợ để từ đó ngân hàng có thể tham khảo và lựa chọn những hình thức phù hợp với ngân hàng.

Đi sâu phân tích thực trạng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng Ngoại thương, từ đó đánh giá những kết quả, thành tựu mà ngân hàng đạt được trong lĩnh vực này, cũng chỉ ra được những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó, làm cơ sở thực tiễn để đưa ra các giải pháp khắc phục trong thời gian tới.

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn khoa luận đã đưa ra các giải pháp xuất phát từ nội dung công tác tài trợ nhằm thực hiện có hiệu quả việc hoàn thiện và phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.


Có thể nói, tài trợ TMQT không còn là một nghiệp vụ xa lạ và mới mẻ đối với các NHTM Việt Nam, nhưng làm thế nào để có thể cung cấp dịch vụ đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của các doanh nghiệp XNK vẫn còn là một vấn đề mà các ngân hàng đang tích cực

nghiên cứu. Ngay cả Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, với bề dày kinh nghiệm và uy tín trong hoạt động kinh tế đối ngoại cũng chưa thực sự đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của hoạt động thương mại quốc tế. Trong khuôn khổ bài khoá luận của mình, em mới chỉ tập trung nghiên cứu một số vấn đề được xem là cơ bản nhất của hoạt động tài trợ thương mại quốc tế, có thể chưa đủ để tháo gỡ những vướng mắc, nhưng đây là những vấn đề cơ bản, là điều kiện cần thiết để phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế. Em hy vọng những nghiên cứu của mình có thể góp một phần nhỏ bé vào quá trình phát triển của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam.


Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới thầy giáo Tiến sĩ Trần Việt Hùng, đã giúp đỡ và hướng dẫn em hoàn thành khoá luận này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cô các chú, các anh các chị đang công tác tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành bản khoá luận.


Do thời gian nghiên cứu không dài và kiến thức của bản thân còn nhiều hạn chế nên khoá luận còn nhiều thiếu sót, em kính mong nhận được sự góp ý và đánh giá của các thầy cô giáo, các anh chị cán bộ trong ngân hàng và tất cả các bạn quan tâm tới đề tài này, để luận văn được hoàn thiện hơn và mang tính khả thi có tác dụng tham khảo, nghiên cứu và ứng dụng vào thực tế hoạt động tài trợ thương mại quốc tế.


Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 06/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí