Các Tiêu Chí Ntm Đạt Được Của Xã San Thàng So Với 19 Tiêu Chí Ntm Năm 2013

Ba năm qua, Lai Châu tập trung đẩy mạnh phong trào thâm canh tăng vụ, đưa lúa đông xuân lên vùng cao, tăng thêm vụ ngô xuân sớm và trồng ngô trên vùng bán ngập thủy điện… đưa sản lượng lương thực toàn tỉnh trong năm 2013 lên

182.000 tấn, vượt kế hoạch đề ra. Tính đến hết năm 2013, tỉnh Lai Châu đã trồng được gần 12.000 ha cao su, hiện đang tạo công ăn việc làm và thu nhập khá ổn định cho hàng nghìn công nhân và lao động địa phương.

Để đạt hiệu quả cao trong quá trình xây dựng NTM, ông Lê Trọng Quảng - Phó Chủ tịch UBND kiêm Phó BCĐ chương trình NTM Lai Châu chia sẻ: Trong cách làm phải thật sự linh động, mềm mại. Làm sao vừa đạt được mục tiêu đề ra, song không làm sai lệch các nguyên tắc về đầu tư và thủ tục hành chính Nhà nước đã ban hành.

Ví dụ, khi đầu tư làm đường giao thông nông thôn, tỉnh Lai Châu ưu tiên làm những con đường vào các vùng trồng chè, cao su trước để thúc đẩy sản xuất kết hợp với những chính sách dành riêng cho làm đường với các vùng được quy hoạch trồng chè sẽ tạo ra mạng lưới giao thông hoàn chỉnh cho việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất sau này.

“Nhờ cách làm linh hoạt, đến hết năm 2013 Lai Châu đã tổng diện tích chè gần 4.000ha, trong đó chè tiêu chuẩn VietGAP là 105 ha, chiếm gần 50% diện tích là các giống chè trồng mới chất lượng cao Kim Tuyên. Qua đó, nâng sản lượng búp chè tươi toàn tỉnh lên xấp xỉ 20.000 tấn. Hiện tại, Lai Châu đã có một số DN chè đang hoạt động rất ổn định.

* Kết quả đạt được xây dựng nông thôn mới xã San Thàng [13]

San Thàng là xã “cửa ngõ” thành phố Lai Châu nên ngay sau khi phát động phong trào thi đua “Đảng bộ, Nhân dân các dân tộc tỉnh Lai Châu chung tay, góp sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2011 – 2020, xã San Thàng đã được tạo điều kiện về nguồn vốn để thực hiện các tiêu chí nông thôn mới. Ban Chỉ đạo, Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới xã, Ban phát triển các bản tuyên truyền bằng nhiều hình thức ở cơ sở để người dân hiểu, tham gia xây dựng nông thôn mới.

Đánh giá kết quả chương trình xây dựng nông thôn mới theo bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới


Bảng 2.3: Các tiêu chí NTM đạt được của xã San Thàng so với 19 tiêu chí NTM năm 2013

STT

Tên Tiêu chí NTTM

Nhóm tiêu

chí NTM

Đánh giá

(Đạ/chưa đạt)

Tổng số chỉ

tiêu “Đạt”

TC1

Quy hoạch

Quy hoạch

Đạt


14

TC2

Giao thông


Hậ tầng kinh tế - xã hội

Chưa đạt

TC3

Thủy lợi

Chưa đạt

TC4

Điện

Đạt

TC5

Trường học

Đạt

TC6

Cơ sở vật chất văn hóa

Chưa đạt

TC6

Chợ nông thôn

Đạt

TC8

Bưu điện

Đạt

TC9

Nhà ở dân cư

Chưa đạt

TC10

Thu nhập


Kinh tế - sản xuất

Đạt

TC11

Hộ nghèo

Đạt

TC12

Tỷ lệ lao động có việc

làm

Đạt

TC13

Hình thức tổ chức sản

xuất

Đạt

TC14

Giáo dục

Văn hóa – xã hội –môi trường

Đạt

TC15

Y tế

Đạt

TC16

Văn hóa

Đạt

TC17

Môi trường

Chưa đạt

TC18

Hệ thống tổ chức chính trị

Hệ thống chính trị

Đạt

TC19

An ninh xã hội

Đạt

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

(Nguồn: Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới xã San Thàng, tỉnh Lai Châu)

Sau hơn 3 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, xã San Thàng đã đạt được 14/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Đoạn đường quốc lộ 4D qua nhà tôi hiện nay đang thi công, mở rộng và đặt cống thoát nước. Trong các cuộc họp bản, chúng tôi được thông báo, những gia đình có nhà ở 2 bên mặt đường phải đóng góp 100.000 đồng/m2. Ban đầu trong bản cũng có người thắc mắc nhưng khi được giải đáp về lợi ích khi tuyến đường từ bản Mới đến chợ phiên San Thàng hoàn thành sẽ thuận tiện việc đi lại, thông thương hàng hóa thì gia đình tôi và những gia đình khác đã tự giác nộp tiền và tạo điều kiện cho đơn vị thi công". Được biết năm 2013, để ghi nhận thành tích của Nhân dân xã

San Thàng đóng góp xây dựng các tuyến đường liên bản, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đã tặng bằng khen và thưởng bằng hiện vật 20 tấn xi măng Bút Sơn.

Người dân San Thàng hôm nay đã hình thành các vùng sản xuất hàng hóa, đáp ứng phần nào nhu cầu tiêu thụ của thị trường thành phố. Những sản phẩm: rau xanh bản Séo Xin Chải, Thành Công (quy mô trên 8ha), hoa bản San Thàng 2; thuỷ sản, gia súc gia cầm bản Lò Suối Tủng, Phan Lìn, chè, gạo tẻ dâu, khoai lang, các loại bánh... dần có thương hiệu, chỗ đứng trong lòng người tiêu thụ và là bước phát triển kinh tế vững chắc cho xã nông nghiệp này.

"Nếu như năm 2010, diện tích sản xuất tăng vụ mới là 57ha thì nay đã là 238ha, góp phần tăng thu nhập cho người dân từ 9,5 triệu đồng/người/năm vào năm 2010 lên 18 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã chỉ còn 2,16%. Bộ mặt của xã càng thêm thay đổi khi tỷ lệ hộ gia đình có nhà ở đạt chuẩn Bộ Xây dựng từ 40% năm 2010 đã được nâng lên 80% trong năm 2014" là những con số so sánh của Phó Chủ tịch UBND xã Trương Thanh Nam khẳng định về sự thay đổi của xã từ khi thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.

Cùng với nền kinh tế phát triển, điện, đường, trường, trạm được đầu tư giúp đời sống người dân sáng lạn hơn. Khi đêm xuống, từ trên đỉnh Lản Nhì Thàng nhìn xuống khu vực xã đã thấy ánh điện thay sao chiếu sáng dọc trục đường quốc lộ 4D đến khu vực bản Mới, bản Trung Tâm và dọc trục đường đi ngã ba Duy Phong đến bản Tả Xin Chải I. Bộ máy chính quyền cũng có sự thay đổi tích cực khi năng lực lãnh đạo của Đảng, quản lý điều hành của chính quyền được nâng lên. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tăng cường phối hợp, giữ mối liên hệ gắn bó giữa Đảng với Nhân dân. Công tác quy hoạch cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được chú trọng... Trong những năm tới, San Thàng sẽ trở thành vựa nông sản cung cấp cho thành phố. Hiện, xã tiếp tục phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND thành phố hỗ trợ Nhân dân duy trì và phát triển thế mạnh vùng và đang thực hiện mô hình lúa tẻ dâu 30ha, mô hình khoai lang 5ha, sản xuất chế biến chè 191ha tăng vụ, khuyến khích người dân phát triển kinh tế bằng các sản vật địa phương.

Để tạo điều kiện cho người dân phát triển nông nghiệp và thuận lợi trong việc vận chuyển vật tư ra đồng, vận chuyển nông sản về nhà, xã tiếp tục cứng hóa 5 tuyến giao thông nội đồng, nâng tỷ lệ km đường nội đồng được cứng hóa hết năm

2014 đạt 55% (tiêu trí 50%). Kiên cố hóa 5 tuyến kênh mương thủy lợi phục vụ sản xuất, nâng tỷ lệ km kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa hết năm 2014 đạt 53% (tiêu trí 50%).

Tiêu chí môi trường được xem là tiêu chí khó đạt trong xây dựng nông thôn mới và được xã thực hiện thí điểm tại bản Cắng Đắng, Phan Lìn. Đến bản Cắng Đắng hôm nay, những tuyến đường liên bản thêm thoáng đãng khi mỗi tuần đều được người dân quét sạch, phát dọn cỏ. Các loại bệnh do ư thức vệ sinh kém không cṇ . Hay như xã Phan Lìn, trong các cuộc họp ở bản đều chú trọng việc vận động người dân chung tay xử lý rác thải sinh hoạt bằng cách chôn lấp, đốt… để đảm bảo môi trường sống của người dân. Hiện nay, trên các tuyến đường chính của xã đã có tổ vệ sinh môi trường thu gom rác thường xuyên, tạo môi trường sống sạch, đẹp văn minh.

Một niềm vui mới nữa của xã San Thàng là năm nay, bên cạnh việc sửa chữa, cấp thiết bị mới cho các nhà văn hóa bản San Thàng 1, Lùng Than, Cắng Đắng, Chin Chu Chải thì xã được đầu tư xây dựng mới 3 nhà văn hóa ( Lò Suối Tủng, Trung Tâm, Thành Công, Phan Lìn, San Thàng II). Khu vực nhà văn hóa và sân thể thao xã được xây dựng sẽ là khu vui chơi, sinh hoạt cộng đồng của 5 dân tộc anh em. Để đáp ứng cơ sở vật chất văn hóa, xã còn được bổ sung nguồn vốn tu sửa, xây mới một số hạng mục, chỉnh trang lại khu vực gốc cây phục vụ Lễ cúng Tú Tỉ hàng năm của Nhân dân bản San Thàng I.

CHƯƠNG 2:

ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Địa điểm nghiên cứu

Xã San Thàng, tỉnh Lai Châu;

2.1.1. Điều kiện tự nhiên khu vực xã San Thàng, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu

a. Vị trí địa lý

Xã San Thàng nằm ở phía Tây của Thành phố Lai Châu, cách trung tâm thành phố Lai Châu 5 km, xã San Thàng có ranh giới hành chính như sau:

- Phía Bắc giáp xã Sùng Phài, Thèn Sin, Tả Lèng, huyện Tam Đường;

- Phía Đông giáp giáp xã Giang Ma, huyện Tam Đường;

- Phía Tây giáp phường Tân Phong, thị xã Lai Châu và các xã Nùng Nàng, Sùng Phài thuộc huyện Tam Đường;

- Phía Nam giáp xã Bản Giang, huyện Tam Đường.


b Địa hình Xã San Thàng có địa hình là núi cao độ cao trung bình 987m so với 1

b. Địa hình

Xã San Thàng có địa hình là núi cao, độ cao trung bình 987m so với mực nước biển, có độ dốc trung bình 250, bị chia cắt bởi các dãy núi dài theo hướng Tây

Bắc – Đông Nam và các hệ thống suối, xen kẽ là các địa hình thung lũng hẹp tương đối bằng phẳng.

Địa hình có độ cao thay đổi do hình thành núi đá vôi dày đặc và có nhiều hố

cát tơ.


c. Điều kiện về khí tượng - thủy văn

* Điều kiện khí tượng

Điều kiện khí tượng, khí hậu của khu vực xã San Thàng đặc trưng bởi vùng

núi phía Tây Bắc Bộ.

- Nhiệt độ không khí

Nhiệt độ không khí của xã San Thàng có sự chênh lệch lớn giữa các mùa trong năm và có sự dao động lớn trong ngày, tháng có nhiệt độ cao nhất trong năm là từ tháng 6 đến tháng 10, tháng có nhiệt độ thấp nhất từ tháng 11 cho đến tháng 02 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm 2013 là 19.90C.

- Độ ẩm không khí

Độ ẩm trung bình của khu vực xã San Thàng là tương đối cao, dao động trong khoảng là 69 - 91%, đặc biệt tháng 1 năm 2011 độ ẩm không khí thành phố Lai Châu tương đối thấp, chỉ có 20% . Độ ẩm tương đối trung bình tháng của năm 2013 là 83%.

- Nắng và bức xạ mặt trời

Tổng số giờ nắng 3 năm gần đây (2011 - 2013) ở khu vực xã San Thàng là 596 - 1967h/năm

- Lượng mưa

Lượng mưa bình quân trong 3 năm trở lại đây từ 597 - 2.647 mm, phân bổ rất không đều theo mùa. Mưa lớn tập trung vào tháng 5,6,7,8 hàng năm và chiếm đến 60% - 80 % lượng mưa cả năm. Các tháng khô hạn bắt đầu từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau. Là khu vực chịu ảnh hưởng của gió Tây và Đông Nam, ít chịu ảnh hưởng của bão và gió mùa Đông Bắc. Ngoài ra còn có mưa đá, gió lốc thường xảy ra vào đầu mùa mưa với tần suất xuất hiện trung bình 1,3 - 1,5 ngày/năm

- Tốc độ gió và hướng gió

Khu vực xã San Thàng chịu ảnh hưởng của gió Tây, Đông Nam và gió mùa Đông Bắc, ít chịu ảnh hưởng của bão.

- Các dạng thời tiết đặc biệt

Gió mùa đông bắc là những khí áp cao hình thành từ lục địa châu á thổi qua Hoa Nam (Trung Quốc) vào miền Bắc nước ta theo hướng đông bắc từ tháng 9 đến tháng 5. Giữa mùa đông lạnh, số đợt gió mau hơn và sức gió mạnh hơn của các đợt so với đầu và cuối mùa.

Mỗi đợt gió mùa đông bắc tràn về ảnh hưởng tới thời tiết địa phương từ 3 tới gần chục ngày, với đặc trưng là nhiệt độ không khí hạ thấp đột ngột, rồi bị "nhiệt đới hoá" mà ấm dần lên. Có những đợt gió mùa đông bắc tràn về đầu mùa hoặc cuối mùa đông gặp không khí nhiệt đới nóng ẩm gây nhiễu loạn thời tiết, sinh ra giông tố, lốc xoáy, kèm mưa đá, tàn phá các địa phương khi chúng tràn qua.

+ Sương muối

Thường vào tháng 12 và tháng 1 năm sau, khi kết thúc các đợt gió mùa đông bắc, trời nắng hanh, đêm không mây, lặng gió, gây ra bức xạ mặt đất rất mạnh. Nhiệt độ không khí hạ thấp nhanh có thể xuống dưới 0oC . Hơi nước trong không khí giáp mặt đất ngưng kết dạng tinh thể muối, đọng lại gây thời tiết lạnh buốt gọi

là sương muối.

+ Nồm

Vào mùa đông, xen giữa các đợt lạnh có những ngày nóng bức bất thường hay xảy ra vào mùa xuân, độ ẩm không khí lên đến trên 90%, gây hiện tượng hơi nước đọng ướt át nền nhà, làm ẩm mốc các đồ dùng, thực phẩm, sâu bệnh phái triển... gọi là thời tiết nồm.

+ Mây mù

Vào cuối mùa xuân (khoảng tháng 3 - 4), nhất là ở những thung lũng kín, sườn núi khuất gió hay có hiện tượng mây mù dày đặc, tầm nhìn mắt thường không quá 5m. đôi khi cả ngày không có ánh nắng mặt trời (trực xạ O%).

* Điều kiện thủy văn và tài nguyên nước khu vực xã San Thàng

Khu vực xã San Thàng có suối Bản Giang chảy qua. Trên địa bàn xã có rải rác các ao, hồ nuôi thủy sản của các hộ dân và có một khe suối nhỏ chảy theo sườn đồi và bên cạnh cánh đồng lúa.

Suối Bản Giangcó chế độ dòng chảy ổn định theo mùa, mùa mưa mực nước dâng cao và chảy xiết.

d. Các nguồn tài nguyên

- Nguồn nước:

+ Nguồn nước mặt:

- Có khoảng 4 km suối Bản Giang chảy qua địa phận xã, vừa cung cấp nuồn nước tưới vừa là hệ thống tiêu thoát nước mưa vào mùa mưa.

+ Nguồn nước ngầm:

Qua khảo sát thực tế, nguồn nước ngầm tại xã khá khan hiếm, ít khu vực có nước ngầm, mực nước ngầm vào mùa mưa khoảng 5 – 10 m;

Nước ngầm từ các khe núi đá qua khảo sát khá đa dạng, nhưng chỉ đủ cung cấp nước vào mùa mưa.

- Tài nguyên đất:

Xã San Thàng có tổng diện tích đất tự nhiên là 2744.34 ha.

Căn cứ hiện trạng khu đất, điều kiện địa chất - thủy văn khu vực và tài liệu địa chất báo cáo tình hình địa chất tỉnh Lai Châu. Đất đai của xã San Thàng mang các đặc điểm sau:

+ Lớp đất 1: Lớp sét mầu vàng có lẫn sỏi sạn, có chiều sâu trung bình từ 0 – 2m;

+ Lớp đất 2: Lớp đá phong hóa màu trắng nứt nẻ nhiều, có chiều sâu trung bình từ 2m – 11 m;

R0=1,52kg/cm2 E=325,64kg/cm2 ;

+ Lớp đất 3: Lớp đá phong hóa rắn chắc màu trắng khoan đến 17,5 m vẫn chưa hết;

- Tài nguyên khoáng sản: Trên địa bàn chỉ có khoáng sản đá làm vật liệu xây dựng, các mỏ khai thác đá hiện tại đã ngừng hoạt động do hết nhu cầu sử dụng.

- Tài nguyên rừng và đa dạng sinh học:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/02/2023