1.5.2.2 Mô hình quản lý nước công trình nước sạch và môi trường nông thôn ở Trung Quốc
Nước sạch và vệ sinh môi trường ở Trung Quốc được bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ trước. Sau khoá họp lần thứ 35 của WHO (phát động thập kỷ nước sạch). Từ đó đến nay Trung Quốc đã liên tục tổ chức thực hiện các kế hoạch năm năm. Kế hoạch 5 năm 2000-2005 đã xác định vấn đề nước sạch và Vệ sinh môi trường lồng nghép với phát triển kinh tế và là tiền đề cho xây dựng kế hoạch 5 năm tiếp theo 2006-2010. Chìa khoá thành công của TQ chính là quá trình lập kế hoạch, xác định trách nhiệm tham gia của các cấp chính quyền, các ngành của TƯ và địa phương. Theo kinh nghiệm của Trung Quốc sau khi lập kế hoạch việc đảm bảo nguồn tài chính là rất quan trọng. Chiến lược huy động vốn từ 3 nguồn: Từ nguồn vốn của chính phủ TƯ và địa phương, huy động quyên góp vốn từ các tổ chức, giới kinh doanh, đóng góp của người hưởng lợi từ chương trình. Từ1980, trong quá trình thực hiện các kế hoạch năm năm đã qua mỗi giai đoạn đều có tỷ lệ đầu tư về vốn khác nhau. Hiện nay trong giai đoạn lồng ghép NS-VSMT với phát triển kinh tế thì số lượng vốn từ phía Nhà nước phải nhiều hơn. Ví dụ trong dự án vay vốn WB cho nước sạch và VSMT 50% vốn từ WB, 25% từ Chính phủ Trung Quốc và 25% còn lại là đóng góp của hộ gia đình (đối tượng được hưởng lợi). Chiến lược huy động vốn ở Trung Quốc rất hiệu quả, trung bình mỗi năm huy động trên 10 tỷ nhân dân tệ cho VSMT nông thôn.
Sau đây là ví dụ cụ thể về công tác quản lý nước sạch ở 3 thôn miền Bắc Trung Quốc:
Với nỗ lực nhằm đảm bảo sử dụng nước ngầm bền vững, các cơ quan quản lý ở Qingxu đã thiết lập cơ chế kiểm soát khai thác nước theo quy định và khuôn khổ hợp tác trong hoạt động quản lý của chính phủ và người dân. Trong khuôn khổ hợp tác này, chính phủ tiến hành xây dựng các công trình tưới và thực hiện xây dựng thể chế và chính sách (quyền sở hữu nước và khai thác, kiểm soát, theo dõi và thực thi). Kết quả là người dân thanh toán tiền nước và các dịch vụ bằng hệ thống tính tiền trả trước sáng tạo.
Sự tham gia của người dân trong quản lý nước bao gồm các hoạt động: (i) tham gia bầu cử để lựa chọn người phụ trách và những người đại diện cho dân; (ii) các quy định về quản lý nước được phê duyệt bởi hội đồng các thành viên đại diện cho người dân;
(iii) Sự minh bạch và giám sát hoạt động quản lý nước. Các quy định về quản lý nước,
các giá trị hạn mức, đơn giá bậc thang, kế hoạch chi tiêu bằng nguồn tiền nước thu được trong phạm vi hạn mức và vượt hạn mức đều được công khai trên bảng lớn ở văn phòng.
(i) Thứ nhất, cải cách cơ chế tài chính đã được ban hành mà nhờ đó các dịch vụ nước hiện nay được bù đắp từ các khoản đóng góp của người dân bằng việc trả tiền (hoặc trả tiền trước) khi sử dụng nước. Hệ thống thẻ IC có chi phí lớn đã được đầu tư từ nguồn kinh phí nhà nước. Với tỷ lệ thu tiền nước đạt 100%, hệ thống thẻ này đã giải quyết được vấn đề ỷ lại trong quản lý cũng như thiếu sự đóng góp của người dân. Nhờ vậy chi phí điện để bơm nước và hầu như tất cả các chi phí duy tu sửa chữa đều đã được bù đắp ở tất cả các trường hợp nghiên cứu. Tuy vậy chỉ có Xiaowang ngoài việc thanh toán toàn bộ chi phí lương và O&M, họ còn dư tiền vào năm 2012. Điều này có được là do lượng nước sử dụng vượt quá hạn mức lớn đã đem lại cho Xiaowang mức thu nhập cao hơn. Ở tất cả mọi nơi, Chính phủ đều tham gia đầu tư các công nghệ tiết kiệm nước (hệ thống đường ống) và hỗ trợ liên tục (tập huấn và kinh phí). Các kết quả về giá trị sử dụng nước của cây ngô cho thấy giá trị MVP cao của nước khi so sánh với đơn giá thủy lợi phí đang áp dụng nhờ sản lượng cao và sử dụng hợp lý lượng nước tưới bổ sung. Trong trường hợp cần thiết người dân vẫn có thể thanh toán thủy lợi phí ở mức giá cao hơn một chút nhằm trang trải tốt hơn các chi phí của dịch vụ tưới và đảm bảo tính bền vững.
(ii) Thứ hai, sự điều chỉnh thể chế trong mối quan hệ với cơ cấu quản lý của chính phủ cũng đã thành công (đánh giá từ Mollinga et al, 2006). Quả thực cơ chế phân cấp quản lý và kinh phí của Trung Quốc đã có đan xen với hệ thống quản lý nước ở phạm vi từ cấp tỉnh đến cấp thôn.
Có thể bạn quan tâm!
- Tăng cường công tác quản lý các công trình nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tình Hòa Bình - 2
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Và Sử Dụng Công Trình Nước Sinh Hoạt Nông Thôn
- Hoạt Động Của Các Đơn Vị Tư Vấn, Sự Nghiệp Đã Đạt Được Những Kết Quả Nhất Định
- Thực Trạng Công Tác Quản Lý Nước Sinh Hoạt Trên Địa Bàn Tỉnh Hòa Bình
- Đối Với Công Trình Do Trung Tâm Nước Sạch Và Vệ Sinh Môi Trường Nông Thôn Quản Lý
- Công Tác Quản Lý Vận Hành Công Trình Còn Yếu Kém
Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.
1.6 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả cũng đã sưu tầm và tìm đọc một số tài liệu, một số đề tài nghiên cứu khoa học, bài báo, các luận văn thạc sĩ tương tự. Trên cơ sở đó, tác giả cũng phân tích, rút ra được những kiến thức phục vụ cho luận văn của mình. Một số tài liệu cụ thể như sau:
- Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp: Quản lý nước sinh hoạt nông thôn huyện
Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang - Nguyễn Thế Hùng (2007). Luận văn đã nghiên cứu thực tế vấn đề cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện Chiêm Hóa tỉnh Tuyên Quang. Trên cơ sở đó tác giả cũng đề xuất một số giải pháp để quản lý nước sinh hoạt trên địa bàn huyện như: Lựa chọn xây dựng công trình nước sinh hoạt phù hợp với từng vùng của huyện; Phân cấp quản lý các công trình cấp nước sinh hoạt.
- Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp: Nghiên cứu hoàn thiện mô hình quản lý nước sinh hoạt nông thôn huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang - Dương Anh Chung (2011). Luận văn cũng đi vào phân tích, đánh giá các mô hình quản lý nước hiện tại của huyện Sơn Dương, đồng thời đề xuất một số định hướng, giải pháp về xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn, giải pháp hoàn thiện mô hình quản lý nước trên địa bàn huyện.
- Luận văn thạc sĩ kinh tế tài nguyên thiên nhiên và môi trường: Nghiên cứu mô hình quản lý vận hành bền vững cho hệ thống cấp nước sinh hoạt 6 xã khu C, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam – Đỗ Hoàng Hải (2013). Trong luận văn, tác giả đã đề xuất mô hình quản lý cấp nước cho 6 xã. Mô hình đề xuất là mô hình tổ chức dựa trên cơ sở mô hình tổ chức hiện có của Công ty cổ phần nước sạch và VSNT kết hợp với mô hình của các HTX dịch vụ nông nghiệp.
- Luận văn thạc sĩ kinh tế tài nguyên thiên nhiên và môi trường: Nghiên cứu mô hình quản lý cấp nước sạch nông thôn, áp dụng tại xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An – Hoàng Thị Thắm (2012). Luận văn đã đề xuất mô hình quản lý Nhà nước kết hợp với tư nhân nên có sự quản lý của Nhà nước thông qua Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn của tỉnh.
Ngoài ra, tác giả cũng tìm đọc một số đề tài luận văn có cùng hướng nghiên cứu với đề tài của tác giả như:
- Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp: Nghiên cứu các mô hình quản lý trạm cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình – Tống Văn Dũng (2014).
- Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp: Nghiên cứu mô hình quản lý nước sinh hoạt nông thôn huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình - Nguyễn Xuân Tân (2014);
- Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp: Nghiên cứu mô hình quản lý cấp nước sinh hoạt nông thôn huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên - Hoàng Cúc Phương (2013):
- Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp: Nghiên cứu mô hình quản lý nước sinh hoạt nông thôn huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình - Nguyễn Anh Minh (2008).
Kết luận chương 1
Cấp nước sạch nông thôn được xác định là một chương trình quốc gia, mang tính xã hội cao. Tuy nhiên, nếu không tính đến yếu tố kinh doanh lâu dài sẽ không có vốn tái đầu tư và bảo dưỡng công trình. Chính vì vậy, ngay từ khi xây dựng các công trình cấp nước nông thôn cần chủ trương đầu tư hiện đại, nước sản xuất phải đạt tiêu chuẩn quốc gia. Bên cạnh mục tiêu phục vụ là chính, các công trình cấp nước nông thôn còn có thể thực hiện mục tiêu kinh doanh để bù đắp kinh phí đầu tư. Hiện nay, nước sinh hoạt do các nhà máy nước nông thôn sản xuất có chất lượng không thua kém nước do các doanh nghiệp sản xuất phục vụ khu vực thành thị. Ngoài việc cấp nước sinh hoạt cho người dân, các nhà máy nước còn cung cấp nước đủ cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong vùng sử dụng.
Qua cơ sở lý luận và thực tiễn và kinh nghiệm trong công tác quản lý các công trình nước sạch nông thôn trong và ngoài nước, chương 1 đã đưa ra các nội dung, tiêu chí và kinh nghiệm thực tiễn để làm cơ sở đánh giá thực trạng công tác quản lý khai thác các công trình cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH
2.1 Đặc điểm cơ bản của tỉnh Hòa Bình
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Hòa Bình là là vùng đệm giữa đồng bằng châu thổ của hệ thống hai con sông lớn là sông Hồng và sông Thái Bình với khu vự rừng núi Tây Bắc được nối nhau bằng đường bộ là quốc lộ 6 và bằng đường thủy là con sông Đà. Hòa Bình là “cửa ngõ Tây Bắc của Tổ quốc”, cách thủ đô Hà Nội 75km. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 4.662,53 km² nằm trong khoảng 20,9o vĩ Bawcs,86 độ kinh Đông:
- Phía Bắc giáp với tỉnh Phú Thọ.
- Phía Nam giáp với các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình.
- Phía Đông giáp với thủ đô Hà Nội.
- Phía Tây giáp với các tỉnh Sơn La, Thanh Hóa.
Hình 2.1: Vị trí địa lý tỉnh Hòa Bình
2.1.1.2 Địa hình
Địa hình nổi bật là miền núi cao, chia cắt phức tạp, độ dốc lớn, thấp dần từ Bắc xuống Nam và Tây sang Đông. Và chia thành hai vùng rõ rệt: Vùng cao Tây Bắc bao gồm các huyện Mai Châu, Đà Bắc kéo dài đến Tân Lạc, Lạc Sơn với độ cao trung bình khoảng 1.000m. Ngọn núi cao nhất là Pucanh 1.373m. Chiều cao của các dãy núi giảm dần về hướng Đông Nam, cụ thể: Núi cao nhất ở xã Bắc Sơn (Tân Lạc) là 934m, còn ngọn núi cao nhất ở xã Tự Do (Lạc Sơn) chỉ còn cao 820m...Hệ thống núi đá ở vùng cao Tây Bắc Hòa Bình có cấu tạo bởi đá xâm nhập, chủ yếu là đá granit và gaboro. Vùng núi thấp và đồi phía Đông Nam bao gồm thành phố Hòa Bình và các huyện Kỳ Sơn, Lương Sơn, Kim Bôi, LẠc Thủy, Yên Thủy. Địa hình vùng này có sự xen kẽ giữa hiện tượng cácstơ và xâm thực tạo nên nhiều hang động khó giữ được mặt nước, độ cao núi chỉ từ 20-500m lại bị chia cắt thành nhiều khối rời rạc.
2.1.1.3 Khí hậu, thời tiết, thủy văn
- Khí hậu, thời tiết
Vùng nghiên cứu có lượng mưa trung bình nhiều năm dao động từ 1.661 ÷ 2.142mm. Vùng lưu vực sông Bôi có lượng mưa tới 2.142 mm/năm là vùng có lượng mưa lớn nhất trong tỉnh, sông Bùi có lượng mưa khoảng 1.661 mm/năm. Do điều kiện đặc thù về vị trí địa lý và địa hình, các lưu vực này nằm ở các thung lũng đón gió hoặc khuất gió đối với các hệ thống gió mùa mùa đông hoặc gió mùa mùa hạ.
Lượng mưa phân phối không đều theo thời gian trong năm tập trung chủ yếu vào các tháng mùa lũ. Mùa mưa nhiều từ tháng V X, tổng lượng mưa các tháng này chiếm tới trên 84,8 ÷ 88,9% tổng lượng mưa của cả năm.
Thời kỳ có lượng mưa trung bình tháng nhỏ nhất trong năm là từ tháng XII đến tháng II, thông thường chỉ đạt từ 10 - 30mm mỗi tháng ở hầu hết các nơi trong vùng, tổng lượng mưa của 3 tháng này chỉ đạt từ 2,7 4,0% so với tổng lượng mưa năm.
Mặt khác, sự biến động lượng mưa hàng năm cũng tương đối đáng kể, năm mưa lớn nhất có thể gấp từ 2 -3 lần năm mưa nhỏ nhất.
Có sự biến đổi rất thất thường về lượng mưa ở các tháng trong năm. Ngoài thời kỳ mưa lớn như đã nói trên, cuối mùa mưa lũ kể từ tháng XI lượng mưa giảm đi rất nhanh và kéo dài cho đến tháng IV. Đây là thời kỳ mà các tháng liên tục có lượng mưa nhỏ dưới 100 mm. Tiếp đến tháng V lượng mưa lại bắt đầu tăng đáng kể, đây là thời thường gọi là mùa mưa tiểu mãn. Loại mưa này không phải năm nào cũng xảy ra, nhưng theo thống kê nhiều năm thì số lần xảy ra chiếm tỉ lệ cũng khá lớn vào khoảng 60 - 70%. Ở thời kỳ mưa tiểu mãn, thông thường lượng mưa không lớn như ở thời kỳ mùa mưa lũ chính trong năm.
Do đặc điểm về sự phân phối khoảng đều của lượng mưa ở các thời kỳ như vậy cho nên biến trình lượng mưa trung bình nhiều năm trong vùng này có dạng 1 đỉnh mưa lớn nhất là tháng VIII, trùng với thời kỳ thường xảy ra lũ lớn nhất trong năm tại vùng hạ du.
- Thủy văn
Mạng lưới sông suối của tỉnh Hòa Bình khá dày đặc, phân bố tương đối đồng đều. Trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có ba lưu vực sông lớn gồm: lưu vực sông lớn là sông Đà, sông Bôi, sông Bưởi, sông Bùi. Những con sông lớn chảy qua địa phận tỉnh có: sông Đà dài 151km, sông Bôi dài 66 km, sông Bưởi dài 48 km, sông Bùi dài 9 km và một số sông nhỏ như sông Cò (Lương Sơn), sông Cầu Đường, sông Thanh Hà, sông Lạng (Yên Thủy). Trữ lượng nước mặt của các dòng sông nói trên rất lớn, tốc độ dòng chảy cao do đặc điểm địa hình tương đối dốc. Trong đó, đáng lưu ý nhất là sông Đà.
Sông Đà là nhánh lớn của sông Hồng, bắt nguồn từ núi Ngụy Sơn của tỉnh Vân Nam- Trung Quốc, có cao độ đầu nguồn là 1.500 m. Diện tích lưu vực sông đến công trình thủy điện Hòa Bình là 51.700 km2, chiếm 31% lưu vực sông Hồng, nhưng về tổng lượng nước thì lại chiếm 49% tổng lượng nước của sông Hồng. Dòng chính sông Đà chảy qua các huyện Mai Châu, Đà Bắc, Tân Lạc, Thành phố Hòa Bình và huyện Kỳ Sơn. Ngoài dòng chính sông Đà còn có các nhánh suối nhỏ chảy trên đất Hòa Bình như: Suối Khoáng, suối Nhạp, Bãi Sang, Ngòi Hoa, Ngòi Lát, Ngòi Mong.
Sông Bôi là nhánh chính của sông Đáy. Tổng chiều dài dòng chính sông Bôi có chiều dài trên 100 km (đoạn chảy qua tỉnh Hòa Bình là 66 km), diện tích toàn bộ lưu vực là 664 km2. Lưu vực sông Bôi phần lớn thuộc vào địa phận tỉnh Hòa Bình, trong đó phần
diện tích nằm trong khu vực núi đá chiếm 77,9 km2. Độ cao bình quân của lưu vực là 265 m, độ dốc bình quân của lưu vực là 20,5%. chiều rộng bình quân của lưu vực là 11,1 km, mật độ lưới sông trong lưu vực là 1,07 km/km2, hệ số không đối xứng là 0,26, hệ số uốn khúc 1,41.
Sông Bưởi là một chi lưu của sông Mã. Lượng dòng chảy của sông Bưởi cũng khá dồi dào, tổng lượng nước nhiều năm là 1,65 tỷ mét khối, ứng với lưu lượng bình quân là 52,5 m3/s và môđun dòng chảy là 27,71 l/s/km2. Thượng nguồn sông Bưởi là hợp lưu của 3 nhánh suối lớn đó là suối Cái, suối Bin, suối Cộng Hoà đến Vụ Bản (huyện Lạc Sơn), 3 nhánh hợp lại tạo thành sông Bưởi.
Sông Bùi bắt nguồn từ dãy núi cao của Trường Sơn chảy qua Cao Răm, Tân Vinh, thị trấn Lương Sơn, Nhuận Trạch và chảy vào địa phận huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Sông Bùi là chi lưu lớn của sông Tích, có chiều dài là 9 km, chiều dài lưu vực là 8 km, diện tích lưu vực là 33,1 km2, chiều rộng bình quân lưu vực là 4,1 km, hệ số uốn khúc của sông là 1,13. Đây là con sông nhỏ, ngắn và dốc nên thường gây ra lũ quét hàng năm.
Sông Thanh Hà bắt nguồn từ dãy núi đá vôi phía Tây Nam huyện Kim Bôi tỉnh Hoà Bình, chảy qua vùng trũng rồi nhập thành một dòng chảy ra sông Đáy tại cửa Bạch Tuyết cách khoảng gần 1km ở phía thượng lưu Bến Đục (nay là cầu bê tông Đục Khê), trên địa phận tỉnh Hòa Bình sông có chiều dài khoảng 6 km. Vào vùng đồng bằng từ ngã ba Đồng Chiêm ra đến Đục Khê, được ngăn cách giữa cánh đồng và núi bởi bờ kênh Mỹ Hà, sông Thanh Hà chảy thẳng vào sông Đáy. Diện tích lưu vực sông 271 km2, chiều dài 40km, chiều rộng trung bình lưu vực 9 km.
2.1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội
2.1.2.1 Đất đai và tình hình sử dụng đất đai
Theo số liệu của Sở Tài nguyên và Môi trường Hòa Bình cho thấy sự biến động sử dụng đất đai trong các năm gần đây của tỉnh được thể hiện qua bảng 2.1 như sau: