Các Vấn Đề Môi Trường Nông Thôn Cấp Bách Tại Tỉnh Lai Châu

trung để phân huỷ tự nhiên và gây những gánh nặng cho công tác bảo vệ môi trường. [9]

Bảng 2.2: Tình trạng phát sinh chất thải rắn


Các loại chất thải rắn

Toàn quốc

Đô thị

Nông thôn

Tổng lượng phát sinh chất thảisinh hoạt

(tấn/ năm)

12.800.000

6.400.000

6.400.000

Chất thải nguy hại từ nông nghiệp

(tấn/năm)

128.400

125.000

2.400

Chất thải nguy hại từ công nghiệp

(tấn/năm)

2.510.000

1.740.000

770.000

Chất thải y tế lây nhiễm (tấn/năm)

21.000

-

-

Tỷ lệ thu gom trung bình (%)

-

71

20

Tỷ lệ phát sinh chất thải đô thị trung bình

theo đầu người (kg/người/ngày)

-

0,8

0,3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Tìm hiểu hiện trạng môi trường nông thôn và đề xuất một số giải pháp thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới xã San Thàng, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu - 4

(Nguồn: Báo cáo môi trường Quốc gia năm 2011)[12]

Một nguyên nhân nữa dẫn đến sự xuống cấp của môi trường nông thôn là do tổ chức trong lĩnh vực VSMT nông thôn còn phân tán. sự phối hợp các Bộ ngành chưa tốt. Nhà nước chưa có chính sách huy động sự tham gia đóng góp của các thành phần kinh tế để cùng với người sử dụng xây dựng công trình vệ sinh mà vẫn áp dụng cách tiếp cận dựa vào cung cấp là chính. Về pháp chế vẫn còn thiếu các quy định và hướng dẫn cụ thể để có thể quản lý tốt trong lĩnh vực vệ sinh môi trường. Đa số hộ chưa có hố xí đạt tiêu chuẩn vệ sinh, nhất là vùng bị ngập lụt, vùng ven biển nơi có mật độ ngư dân cao [9].

Hiện trạng về VSMT nông thôn vấn còn nhiều vấn đề bức xúc. Chất lượng của chúng ngày một tăng, lan tràn làm ô nhiễm đất, nước kể cả ngấm sâu dưới mặt đất hàng choc, hàng trăm mét. Ô nhiễm môi trường gây ra do con người trong hoạt động nông nghiệp, công nghiệp chế biến các sản phẩm nông nghiệp, chăn nuôi và do những chất thải sinh hổặt các khu vực phân bố dân cư.

* Các vấn đề môi trường nông thôn miền núi [9]

Khi nói đến ô nhiễm môi trường, người ta thường hay quan tâm, bàn bạc về ô nhiễm môi trường tại các khu vực đô thị, vấn đề xả thải ở các nhà máy, các khu công nghiệp,… mà chưa chú ý nhiều đến ô nhiễm môi trường ở nông thôn nhất là nông thôn miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thuộc các tỉnh miền núi. Trong thực tế, tình trạng ô nhiễm môi trường khu vực nông thôn vùng miền núi cũng đang là vấn đề đáng bàn và cần phải có sự quan tâm, đầu tư thích đáng hơn nữa.

Trước hết, do thói quen sinh hoạt, do điều kiện phát triển về kinh tế - xã hội chưa cao, nên tình trạng sử dụng nhà tiêu tạm bợ, không hợp vệ sinh hoặc không có nhà tiêu, đi tiêu tự do bừa bãi trên rừng, tại khu vực bờ suối,… còn tồn tại khá nhiều ở vùng nông thôn miền núi. Theo báo cáo của Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn năm 2013, tỷ lệ hộ gia đình khu vực nông thôn sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh của Tây Bắc nói chung chỉ đạt 47% và của tỉnh Lai Châu là 41%, trong đó phần lớn là nhà tiêu chìm có ống thông hơi, một loại hình tuy rẻ tiền, khá phù hợp với điều kiện kinh tế của vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhưng lại là loại hình dễ bị hư hỏng và rất nhanh xuống cấp thành loại hình nhà tiêu không hợp vệ sinh trong thời gian ngắn nếu không được sử dụng và bảo quản cẩn thận. Vấn đề này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đất và nguồn nước sinh hoạt của khu vực nông thôn. Bên cạnh đó, thói quen chăn nuôi gia súc thả rông, nuôi nhốt dưới gầm nhà sàn và tình trạng phân không được thu gom, xử lý, vương vãi xung quanh nhà và đường đi, khi gặp nắng bốc mùi, gặp mưa rửa trôi cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống. Nếu không có biện pháp nuôi nhốt, thu gom và xử lý phân gia súc hợp lý và khoa học thì vấn đề ô nhiễm môi trường ở nông thôn vùng miền núi hiện nay sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, do sự phát triển của cuộc sống nên hàng ngày lượng rác ở nông thôn thải ra môi trường ngày càng nhiều hơn, trong khi đó, việc thu gom rác tập trung hầu như chỉ được thực hiện tại các thị trấn vì vậy tại vùng sâu, vùng xa, vì nhiều lý do khác nhau như không có nơi thu gom rác, do thói quen… hiện tượng người dân tự do vứt các loại rác thải (túi ni lông, xác động vật nuôi bị chết, các đồ dùng phế thải của gia đình…) ra môi trường xung quanh vẫn còn rất phổ biến.

Như vậy rất dễ nhận thấy, vấn đề môi trường ở khu vực nông thôn vùng miền núi hiện nay đang là một trong những vấn đề cấp bách. Những nguy cơ sức khỏe mà người dân khu vực này phải đối mặt trước tiên chính là những bệnh tật có liên quan đến điều kiện vệ sinh kém, mà trong đó trẻ em chính là đối tượng dễ bị tổn thương nhất.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, không được tiếp cận với các điều kiện vệ sinh thích hợp, không có nước để sử dụng cho các hành vi vệ sinh và uống nước không an toàn là những nguyên nhân gây ra 88% số ca tử vong do các bệnh tiêu chảy trên thế giới. Các bệnh truyền nhiễm đặc biệt là bệnh tiêu chảy đóng vai trò quyết định đến sự tăng trưởng kém và suy dinh dưỡng ở trẻ em tại các nước đang phát triển. Bên cạnh đó, điều kiện vệ sinh kém là nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em và luôn đi kèm với các bệnh khác như: đau mắt hột, các bệnh giun bao gồm giun đũa, giun trong máu và các loại giun đường ruột khác. Tuy nhiên, trẻ em không phải là đối tượng bị ảnh hưởng duy nhất mà còn hàng triệu người khác chậm phát triển và sức khỏe bị hủy hoại vì các bệnh tiêu chảy và các bệnh khác có liên quan đến nước và vệ sinh môi trường. Ngoài ra, bệnh ung thư cũng là một nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe của người dân nông thôn do ảnh hưởng của việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật không đúng cách và chưa đảm bảo an toàn.

Để góp phần hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn, biện pháp cấp bách trước mắt là phải nâng cao nhận thức về môi trường sống, cần làm tốt công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao nhận thức và đề cao ý thức trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội. Đưa các chỉ tiêu về vệ sinh như tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, tỷ lệ cộng đồng thực hiện tốt công tác bảo vệ nguồn nước,… vào chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện, xã để nâng cao hơn nữa trách nhiệm của chính quyền các cấp về công tác này. Cùng với đó là tuyên truyền đến người dân, gia đình về tầm quan trọng, lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường đối với sức khỏe, hạnh phúc của con người. Có thể áp dụng chế tài xử phạt theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường đối với những cá nhân và gia đình tái vi phạm nhiều lần về vệ

sinh môi trường nông thôn như chăn nuôi gia súc thả rông, nuôi nhốt gia súc dưới gầm nhà sàn, đổ thuốc bảo vệ thực vật thừa xuống nguồn nước, vứt rác thải bừa bãi ra môi trường… để người dân có ý thức, chủ động và tự giác hơn trong việc thu gom rác thải, di dời chuồng nuôi gia súc ra xa nhà ở và không thả rông gia súc. Từ đó chúng ta mới từng bước cải thiện được môi trường sống, giảm thiểu bệnh tật cho cộng đồng dân cư khu vực nông thôn vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn các tỉnh miền núi trong giai đoạn trước mắt và lâu dài.

1.2.3. Các vấn đề môi trường nông thôn cấp bách tại tỉnh Lai Châu

Mang đặc thù của tỉnh miền núi, tỉnh Lai Châu cũng đang gặp phải các vấn đề môi trường nghiêm trọng, có thể nhận thấy các vấn đề môi trường bức xúc của tỉnh như sau [10]

- Ô nhiễm môi trường tại khu vực khai thác khoáng sản, đặc biệt là khai thác khoáng sản là kim loại.

- Ô nhiễm môi trường tại các đô thị do nước thải và chất thải rắn.

- Suy giảm rừng nhanh chóng, tỷ lệ che phủ rừng của tỉnh hiện đã xuống thấp, trong đó rừng tự nhiên, rừng nguyên sinh còn chiếm một tỷ lệ nhỏ. Chất lượng rừng suy giảm cả rừng đầu nguồn. Tài nguyên sinh vật rừng tiếp tục suy giảm và xuống cấp. Đây chính là nguyên nhân phát sinh tai biến lũ quét, lạt lở đất ở tỉnh.

- Ô nhiễm và suy thoái môi trường đất diễn ra ở nhiều nơi từ đất rừng, đất nông nghiệp.

- Nguy cơ ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng tại nhiều nơi: Chất lượng nước mặt, nước ngầm (tăng độ đục, độ axit, hàm lượng các cation kim loại…). Nhiều sông, suối, dòng chảy bị bồi lấp.

- Vệ sinh môi trường nông thôn bị ảnh hưởng nghiêm trọng do chất thải rắn, nước thải sinh hoạt,…

- Ô nhiễm môi trường do ảnh hưởng của thiên tai hàng năm.

- Cháy rừng, suy giảm chất lượng rừng.

- Canh tác nương rẫy gây xói mòn, sạt lở trong thời kỳ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

- Ảnh hưởng của biển đổi khí hậu: Lương mưa tăng, xói mòn, sạt lở tăng, có nhiều diễn biến bất thường của thời tiết như băng tuyết, sường muối.

1.2.4. Tình hình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam [11]

Ở Việt Nam, Chương trình thí điểm xây dựng nông thôn mới trong thời kỳ CNH-HĐH được triển khai thực hiện theo kết luận số 32-KL/TW ngày 20/11/2008 của Bộ Chính trị. Xây dựng nông thôn mới là giải pháp chủ yếu, quan trọng và có tính chiến lược để thực hiện thành công Nghị quyết 26-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, là một chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân của Đảng, nhà nước, đã được nhân dân đồng tình và hưởng ứng tích cực. Trong 03 năm qua, Chính phủ cùng các Bộ, ngành, các cấp ủy, chính quyền cùng cả hệ thống chính trị và đông đảo nhân dân đã chung vai, góp sức thực hiện Chương trình và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, rất vui mừng và trân trọng; tạo nên nhiều chuyển biến mới trong nông nghiệp, bộ mặt nông thôn được đổi mới, đời sống nông dân được nâng lên.

Theo báo cáo tổng hợp của Ban Chỉ đạo, đến nay có 185 xã đạt 19 tiêu chí; số tiêu chí đạt chuẩn bình quân cả nước tăng từ 4,7 tiêu chí/xã năm 2011 lên 8,47 tiêu chí/xã năm 2014; có 93,1% số xã hoàn thành quy hoạch chung; 81% số xã phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới; có khoảng trên 9.000 mô hình sản xuất có hiệu quả, tăng thu nhập cho nông dân, bao gồm: mô hình sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị có ứng dụng công nghệ cao, cánh đồng lớn, gắn sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản, liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân; thu nhập của dân cư nông thôn năm 2013 tăng hơn 1,8 lần so với năm 2010; tỷ lệ hộ nghèo nông thôn đến hết 2013 là 12,6 %, giảm bình quân 2% năm trong thời điểm kinh tế khó khăn.

Kết quả đạt cụ thể trong việc thực hiện tiêu chí môi trường như sau:

- Xây dựng cơ sở hạ tầng nước sạch và vệ sinh môi trường: Thực hiện chương trình MTQG nước sạch và vệ sinh môi trường, các địa phương đã xây dựng, nâng cấp được hơn 1.000 công trình nước sạch tập trung, 500 bãi thu gom rác thải, 1200 cống rãnh thoát nước thải vệ sinh. Ngoài ra, các địa phương đã sửa chữa, nâng cấp 480 trường học các cấp; xây dựng, nâng cấp 39 trụ sở xã; xây dựng 516 nhà văn hóa

thôn, xã; xây dựng 50 trạm y tế xã; xây dựng 120 công trình điện; xây dựng 28 chợ và hàng trăm công trình khác được xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng.

Theo kết quả đánh giá của các địa phương số xã đạt nhóm các tiêu chí này chiếm khoảng 20% số xã của các tỉnh, trong đó tập trung chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Hồngvà Đồng Bằng sông Cửu Long…. Tuy nhiên, công tác xây dựng hạ tầng đang bộc lộ một số hạn chế như nguồn lực đầu tư cho xây dựng hạ tầng nông thôn mới vẫn chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước, mức huy động từ các nguồn khác còn thấp; Chưa chú trọng đến các công trình y tế, văn hoá, vệ sinh môi trường nông thôn…; Việc tuyên truyền, vận động sự tham gia, đóng góp của người dân còn hạn chế. Thiếu quản lý, duy tu và bảo dưỡng các công trình hạ tầng sau khi đưa vào sử dụng.

- Về môi trường: Hiện tại có 40% xã thành lập tổ thu gom rác thải (tăng 10% xã so với trước thời điểm thực hiện xây dựng nông thôn mới).

Tuy nhiên, các vấn đề về môi trường nông thôn chưa có nhiều chuyển biến. Các hoạt động cải tạo cảnh quan như sửa chữa đường sá, cổng ngõ, phát quang bụi rậm, sửa sang hàng rào, cải tạo vườn tạp để có thu nhập và có cảnh quan đẹp từ mỗi nhà, đồng thờidễ huy động sự đóng góp của cộng đồng... vẫn chưa được Ban Chỉ đạo các địa phương chú trọng chỉ đạo thực hiện.

Bên cạnh những kết quả rất quan trọng đã đạt được, việc thực hiện Chương trình trong thời gianqua vẫn còn một số hạn chế: Tiến độ triển khai nhìn chung còn chậm so với mục tiêu, yêu cầu; nhận thức của một bộ phận cán bộ đảng viên và người dân về những nội dung thiết yếu của Chương trình chưa đầy đủ, việc quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền ở một số nơi chưa thường xuyên, sâu sát; một số cơ chế, chính sách, không phù hợp, chậm được bổ sung điều chỉnh, sửa đổi; công tác sơ kết, nhân rộng mô hình chưa được thường xuyên, kịp thời; bộ máy giúp việc Ban Chỉ đạo ở một số địa phương còn chưa đủ mạnh; việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới và phương thức tổ chức mô hình sản xuất trong nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu; tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp đang có xu hướng chậm lại; sản xuất nông nghiệp chậm phát triển theo hướng hiện đại, thiếu tính bền vững; quy mô sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa gắn được sản xuất với chế biến,

tiêu thụ và xuất khẩu; nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp chưa được coi trọng. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn chưa đáp ứng được yêu cầu. Tỷ lệ hộ nghèo cả nước tuy có giảm nhưng vẫn cao, thu nhập và mức sống của nông dân còn khó khăn; tình trạng ô nhiễm môi trường ở nông thôn chưa được giải quyết có hiệu quả, năng lực ứng phó với thiên tai còn nhiều hạn chế; chất lượng y tế, văn hóa, giáo dục ở nhiều nơi còn thấp; hệ thống hạ tầng nông thôn, nhất là các vùng miền núi còn lạc hậu, chậm được cải thiện. Nguồn Lực Trung ương và huy động nguồn lực xã hội cho Chương trình còn thấp nhiều so với yêu cầu thực tế.

* Tình hình xây dựng nông thôn mới tỉnh Lai Châu [12]

Là tỉnh có diện tích rộng, dân số mỏng, có những xã rộng gần bằng 1 tỉnh ở đồng bằng nên Lai Châu gặp không ít khó khăn trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Chính vì vậy, Ban Chỉ đạo (BCĐ) chương trình NTM xác định phải lồng ghép các chương trình một cách linh hoạt trong quá trình triển khai để đạt được kết quả khả quan nhất. Trong năm 2014 Lai Châu sẽ phấn đấu chỉ tiêu tăng bình quân 1,5 tiêu chí/xã. Trong đó các xã điểm cơ bản đạt 19 tiêu chí NTM vào năm 2015. Ba nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng NTM của Lai Châu là tập trung tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng khai thác tiềm năng lợi thế; bê tông hóa đường trục ngõ thôn, bản theo phương châm nhà nước hỗ trợ, nhân dân làm và tổ chức thu gom rác thải, xây dựng chuồng trại chăn nuôi, nhà xí hợp vệ sinh. Theo BCĐ Chương trình MTQG về xây dựng NTM tỉnh, sau 3 năm triển khai, cho đến thời điểm hiện tại về cơ cấu bộ máy, tổ chức BCĐ cấp tỉnh và cấp huyện, tỉnh Lai Châu đã cơ bản kiện toàn. Cụ thể, đã có 8/8 huyện, thị thành lập BCĐ lồng ghép các nguồn vốn để xây dựng NTM và đẩy mạnh tuyên truyền người dân tham gia. Tỉnh cũng đã phát động phong trào toàn dân chung sức xây dựng NTM được đông đảo bà con nhiệt tình hưởng ứng. Nhờ đó, trong năm 2013 Lai Châu đã hoàn thành xây dựng quy hoạch và phê duyệt đề án ở 96/96 xã. Sau 3 năm triển khai, Lai Châu đã mở mới hàng trăm công trình, trên 400km đường giao thông liên xã, bản, nội bản, đường nội đồng.

Chủ trương của tỉnh là hỗ trợ xi măng, vật liệu còn người dân đóng góp ngày công. Theo số liệu thống kê sơ bộ, bà con đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã hiến trên 100.000 m2 đất, đóng góp hơn 67 tỉ đồng. Đặc biệt, tỉnh rất chú trọng công tác thủy lợi, vì đây là cơ sở quan trọng để người dân có thể chủ động sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập, từ đó đảm bảo an ninh lương thực cho tỉnh. Trong 3 năm qua, hệ thống thủy lợi được tỉnh Lai Châu đầu tư cải tạo, xây mới đã đáp ứng được 80% tỉ lệ diện tích gieo cấy, nâng tổng diện tích canh tác được tưới tiêu thường xuyên trong năm 2013 lên trên 22.000ha, tăng gần 1.200 ha so với năm 2010. Nhìn chung, xét theo tiêu chí, tính đến hết năm 2013, bình quân Lai Châu đạt 6,67 tiêu chí/xã, tăng 3,9 tiêu chí/xã so với năm 2010. Lai Châu hiện chưa có xã nào đạt 19 tiêu chí, số xã đạt 15 - 18 tiêu chí hiện cũng chỉ có 1, chiếm 1,04%; số xã đạt 10 - 14 tiêu chí hiện nâng lên 14, tăng 3 xã so với năm 2011; số xã đạt 5 - 9 là 60, tăng 43 xã so với năm 2011 và số xã dưới 5 tiêu chí còn lại 21, giảm 54 xã so với 2011.

* Nâng cao thu nhập là tiêu chí quyết định

Để đạt được theo đúng bộ tiêu chí NTM của BCĐ Trung ương đòi hỏi phải có một nguồn đầu tư rất lớn, một cơ chế thật đặc thù và đặc biệt là quyết tâm cao độ.

Trong 3 năm, từ 2011 đến 2013, tỉnh Lai Châu chi ngân sách trực tiếp đầu tư cho xây dựng NTM là 43,973 tỉ đồng, số tiền chỉ như muối bỏ biển với một tỉnh rộng hơn 9.000 km. Tuy nhiên, trong năm 2014 này tỉnh Lai Châu có bước đột phá lớn khi dành hơn 109 tỉ đồng xây dựng NTM. So với nhiều địa phương khác chỉ là số lẻ, nhưng với một tỉnh mà thu ngân sách hàng năm chỉ xấp xỉ trên dưới 600 tỉ đồng thì nó chiếm tới gần 15%. Qua đó cho thấy lãnh đạo tỉnh Lai Châu đặc biệt chú trọng đến chương trình NTM.

Xác định phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những mục tiêu quan trọng, then chốt để chương trình xây dựng NTM thành công, trong những năm qua và định hướng những năm tiếp theo, Lai Châu luôn đặt tiêu chí này lên hàng đầu trong các chương trình lồng ghép linh hoạt.

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 13/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí