Tìm hiểu hiện trạng môi trường nông thôn và đề xuất một số giải pháp thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới xã San Thàng, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu - 2

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


TỪ VIẾT TẮT

DIỄN GIẢI

BCĐ

Ban chỉ đạo

BNN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

CTR

Chất thải rắn

CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt

KH

Kế hoạch

NTM

Nông thôn mới

UBND

Ủy ban nhân dân

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

VSMT

Vệ sinh môi trường

HVS

Hợp vệ sinh

CNH

Công nghiệp hóa

HĐH

Hiện đại hóa

BVTV

Bảo vệ thực vật

MTQG

Môi trường quốc gia

BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

HGĐ

Hộ gia đình

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Tìm hiểu hiện trạng môi trường nông thôn và đề xuất một số giải pháp thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới xã San Thàng, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu - 2



1. Đặt vấn đề

MỞ ĐẦU

Thời kỳ đổi mới nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển rất quan trọng, trong đó đặc biệt phải nói đến vai trò to lớn của kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Cho đến nay, khi chúng ta bước vào thời kỳ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, nông dân dần càng có vị trí, vai trò quan trọng. Nước ta có trên 77% dân số sinh sống ở khu vực nông thôn với cơ cấu ngành nghề chủ yếu là sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, tiểu thu công nghiệp và dịch vụ. Trong tổng thể nền kinh tế quốc dân, khu vực nông thôn mang tính chiến lược, trước mắt còng nh- lâu dài. Vì vậy, nông thôn chi phối và tác động nhiều mặt đến các vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường quốc gia.

Hiện nay, nông thôn nước ta đang trong quá trình đổi mới và phát triển. Cùng với quá trình đó cũng phát sinh không ít vấn đề về môi trường mà bức xúc nhất là tính ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi trường nông thôn Việt Nam hiện nay đang là vấn đề có tính cấp bách đòi hỏi chúng ta phải thực sự quan tâm sâu hơn về vấn đề này chứ không chỉ dừng lại ở sự cảnh báo hay hô hào một cách chung chung. Hội nghị lần thứ 7 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết số 26/NQ-TW khẳng định xây dựng nông thôn mới là bước đầu tiên để tiến tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngày 16/4/2009 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 49/QĐ-TTg ban hành bộ tiêu chí quốc gia (bao gồm 19 tiêu chí) về nông thôn mới. Đây là cơ sở để chỉ đạo xây dưng, thực hiện mô hình nông thôn mới nhằm thực hiện các mục tiêu quốc gia về nông thôn mới phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Mục tiêu của việc xây dựng nông thôn mới ngoài việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân thì việc bảo vệ môi trường sinh thái tại nơi người dân sinh sống rất quan trọng. Trong 19 tiêu chí về nông thôn mới thì tiêu chí số 17 là tiêu chí về môi trường nông thôn, tuy nhiên từ khi triển khai thực hiện, tiêu chí số 17 luôn là tiêu chí khó thực hiện của nhiều địa phương và thường không được coi trọng như các tiêu chí khác. Trong khi đó, nhiều vấn đề môi trường nông thôn đang là vấn đề nan

giải, các địa phương cần nhìn nhận vấn đề thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới là một tiêu chí quan trọng và cần được quan tâm đúng mức để phát kinh tế - xã hội nông thôn bền vững hơn.

Chương trình xây dựng nông thôn ở tỉnh Lai Châu trong gần ba năm qua đã có những bước tiến đáng kể, tạo sự chuyển biến tích cực góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn miền núi, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Hầu hết các địa phương trong tỉnh, việc thực hiện tiêu chí môi trường số 17 trong bộ tiêu chí nông thôn mới cũng đang gặp phải những vấn đề nan giải đỏi hỏi phải sự quan tâm và thực hiện các giải phải tích cực hơn nữa đặc biệt là với một tỉnh miền núi đa phần là nông thôn. Xã San Thàng thuộc thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu là một trong những xã được xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Để có những đánh giá khái quát hiện trạng môi trường nông thôn tại xã cùng với việc thực hiện xậy dựng nông thôn mới tại địa phương tôi tiến hành đề tài “Tìm hiểu hiện trạng môi trường nông thôn và đề xuất một số giải pháp thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại xã San Thàng, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu”.

2. Mục tiêu

*Mục tiêu chung:

Đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn và đề xuất một số giải pháp thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại xã San Thàng.

* Mục tiêu cụ thể:

- Nghiên cứu hiện trạng môi trường xã San Thàng, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu:

- Nghiên cứu những khó khăn, thách thức trong việc thực hiện tiêu chí môi trường nông thôn mới: Khó khăn trong việc tiếp cận các văn bản pháp luật, các chính sách của nhà nước liên quan đến việc thực hiện tiêu môi trường nông thôn mới; Khó khăn trong việc triển khai thực hiện tiêu chí môi trường nông thôn mới.

- Giải pháp khắc phục những khó khăn, thách thức trong việc thực hiện môi trường nông thôn mới.

3. Đối tượng

+ Tiêu chí/ chỉ tiêu môi trường nông thôn mới theo Quyết định số 491/QĐ- TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn.

+ Môi trường xã San Thàng bao gồm môi trường tự nhiên và xã hội;

+ Người dân xã San Thàn, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu

4. Phạm vi nghiên cứu: Xã San Thàng.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Đề tài

- Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm rõ mối tương quan sinh thái giữa con người và môi trường.

- Ý nghĩa thực tiễn:

+ Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần nâng cao được nhận thức, sự quan tâm của người dân về việc bảo vệ môi trường;

+ Làm căn cứ để cơ quan chức năng tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức của người dân về môi trường;

+ Xác định được thực trạng môi trường tại xã San Thàng, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu;

+ Là căn cứ để cơ quan chắc năng xem xét điều chỉnh chính sách thực hiện nông thôn mới tại xã San Thàng;

+ Đưa ra những giải pháp bảo vệ môi trường cho xã San Thàng nói riêng và các địa phương có đặc điểm tương đồng nói chung;


1. Cơ sở lý luận

1.1. Các khái niệm

CHƯƠNG 1:

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

* Nông thôn là vùng khác với đô thị mà ở đó một cộng đồng chủ yếu là nông dân làm nghề chính là nông nghiệp; có mật độ dân cư thấp hơn, có kết cấu hạ tầng kém phát triển hơn, có mức độ phúc lợi xã hội thua kém hơn, có trình độ dân trí, trình độ tiếp cận thị trường và sản xuất hàng hóa thấp hơn [1].

* Nông thôn miền núi là vùng nông thôn ở các vùng núi mang đặc thù nông thôn nhưng khác nhau về điều kiện canh tác, phương thức canh tác nông nghiệp, đường xã đi lại khó khăn, dân trí thấp, tập quán sinh hoạt – sản xuất lạc hậu[1].

* Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, ảnh hưởng đến đời sống sản xuất, sự tồn tại, sự phát triển của con người và sinh vật” (Luật Bảo vệ môi trường, 2005) [2].

* Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật [2].

* Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong sạch, phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học [2].

* Phát triển nông thôn

Phát triển nông thôn là một khái niệm rộng, được đề cập ở nhiều lĩnh vực khác nhau:

- Phát triển nông thôn là một chiến lược nhằm cải thiện các điều kiện sống kinh tế và xã hội của một nhóm người cụ thể - người nghèo ở vùng nông thôn. Nó giúp những người nghèo nhất trong những người dân sống ở các vùng nông thôn được hưởng lợi ích từ sự phát triển [3].

- Quan điểm khác lại cho rằng, phát triển nông thôn nhằm nâng cao về vị thể kinh tế và xã hội cho người dân nông thôn qua việc sử dụng có hiệu quả cao các nguồn lực của địa phương bao gồm nhân lực, vật lực và tài lực.

*Mô hình nông thôn mới

Xây dựng mô hình nông thôn mới là một chính sách về mô hình phát triển cả về nông nghiệp và nông thôn, mô hình nông thôn mới là kiểu mẫu cộng đồng theo tiêu chí mới, tiếp thu những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại mà vẫn giữ được nét đặc trưng, tinh hoa, văn hóa của người Việt Nam. Nhìn chung mô hình nông thôn mới theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, hợp tác hóa, dân chủ hóa và văn minh hóa.

Mô hình nông thôn mới được quy định bởi các tính chất: đáp ứng yêu cầu phát triển (đổi mới về tổ chức, vận hành và cảnh quan môi trường); đạt được hiệu quả cao nhất trên tất cả các mặt (kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và môi trường); tiến bộ hơn so với các mô hình cũ, chứa đựng các đặc điểm chung, có thể phổ biến và vận dụng trên cả nước.

Có thể quan niệm “Mô hình nông thôn mới là tổng thể các đặc điểm, cấu trúc tạo thành một kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng những yêu cầu mới đặt ra cho nông thôn trong điều kiện hiện nay, là kiểu nông thôn được xây dựng tiến về mọi mặt so với các mô hình nông thôn trước đó [4].

*Chương trình quốc gia về xây dựng nông thôn mới là một chương trình tổng thể về phát triể n kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng, gồm có 11 nội dung, trong đó nội dung thứ 9 nói về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn [5].

- Mục tiêu:

+ Đơn vị cơ bản của mô hình nông thôn mới là làng - xã:

Làng - xã thực sự là một cộng đồng, trong đó công tác quản lý của Nhà nước không can thiệp sâu vào đời sống nông thôn trên tinh thần tôn trọng tính tự quản của người dân thông qua hương ước, lệ làng (không trái với pháp luật của Nhà nước). Quản lý của Nhà nước và tự quản của nông dân được kết hợp hài hòa; các giá trị

truyền thống làng xã được phát huy tối đa, tạo ra bầu không khí tâm lý xã hội tích cực, bảo đảm trạng thái cân bằng trong đời sống kinh tế - xã hội ở nông thôn, giữ vững an ninh, trật tự xã hội,… nhằm hình thành môi trường thuận lợi cho sự phát triển kinh tế nông thôn.

+ Đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hóa, đô thị hóa, chuẩn bị những điều kiện vật chất và tinh thần giúp nông dân làm ăn sinh sống và trở nên thịnh vượng ngay trên mảnh đất mà họ đã gắn bó lâu đời. Trước hết, tạo cho người dân có điều kiện để chuyển đổi lối sống và canh tác tự cung tự cấp, thuần nông (cổ truyền) sang sản xuất hàng hóa, dịch vụ, du lịch; để người nông dân có thể “ly nông bất ly hương”.

+ Nông thôn biết khai thác hợp lý và nuôi dưỡng các nguồn lực.

Tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, môi trường được giữ gìn, khai thác tốt tiềm năng du lịch, khôi phục ngành nghề truyền thống, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp. Vận dụng các công nghệ cao về quản lý, sinh học, các hoạt động kinh tế đạt hiệu quả. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp phát triển hài hòa, hội nhập địa phương, vùng, cả nước và quốc tế.

+Dân chủ nông thôn mở rộng và đi vào thực chất.

Các chủ thể nông thôn (lao động nông thôn, chủ trang trại, hộ nông dân, các tổ chức phi chính phủ, Nhà nước, tư nhân…) tham gia tích cực trong mọi quá trình ra quyết định về chính sách phát triển nông thôn; thông tin minh bạch, thông suốt và hiệu quả giữa các tác nhân có liên quan; phân phối công bằng. Người nông dân thực sự “được tự do và tự quyết định trên luống cày, thửa ruộng của mình”, Daoa chọn phương án sản xuất, kinh doanh làm giàu cho mình, cho quê hương theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.

+ Nông dân, nông thôn có văn hóa phát triển, trí tuệ được nâng lên, sức lao động được giải phóng, nhiệt tình cách mạng Đýợc phát huy. Ðó chính là sức mạnh nội sinh của làng - xã trong công cuộc xây dựng nông thôn mới. Người nông dân có cuộc sống ổn định, trình độ học vấn, khoa học - kỹ thuật và tay nghề cao, lối sống văn minh, hiện đại nhưng vẫn giữ gìn những giá trị văn hóa, bản sắc truyền thống, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tham gia tích cực mọi phong trào chính trị,

kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh - quốc phòng, đối ngoại... nhằm vừa tự hoàn thiện bản thân, nâng cao chất lượng cuộc sống của mình, vừa góp phần xây dựng quê hương văn minh, giàu đẹp.

Các tiêu chí này đang trở thành mục tiêu, yêu cầu trong hoạch định chính sách về mô hình nông thôn mới ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

* Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới [5]

Xây dựng nông thôn mới (NTM) là chủ trương có tầm cỡ chiến lược đặc biệt quan trọng của Đảng và Nhà nước ta, nhằm cụ thể hóa việc thực hiện nghị quyết lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa X ) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Chủ trương này có mục tiêu toàn diện: Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội nông thôn từng bước hiện đại, xây dựng cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý gắn công nghiệp với phát triển dịch vụ, gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch, xây dựng xã hội nông thôn mới dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; bảo vệ môi trường sinh thái, giữ vững an ninh trật tự, tăng cường hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Như vậy chủ trương xây dựng NTM mang tính nhân văn sâusắc, vừa là mục tiêu, yêu cầu phát triển bền vững, vừa là nhiệm vụ cấp bách, lâu dài đòi hỏi phải tiến hành đúng quy định, đồng bộ, chắc chắn.

Quyết định số 491/QĐ-TTg Ban hành bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM gồm 19 tiêu chí, bao gồm 11 chương trình mục tiêu quốc gia và 13 chương trình có tính chất mục tiêu đang diễn ra tại nông thôn., gồm 11 nội dung sau:

- Quy hoạch xây dựng nông thôn mới;

- Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội;

- Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập;

- Giảm nghèo và an sinh xã hội;

- Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn;

- Phát triển giáo dục - đào tạo ở nông thôn;

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/02/2023