Chất Lượng Môi Trường Đất Khu Vực Đất Nông Nghiệp Trồng Lúa Tại Khu Vực Nông Thôn Tỉnh Hòa Bình


Chất lượng nước dưới đất tại các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn nông thôn tỉnh Hòa Bình nhìn chung còn khá tốt, chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm mặc dù vẫn còn tình trạng xả nước thải chưa được xử lý triệt để đang ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và chất lượng nước mặt của khu vực này. Sở dĩ nước dưới đất chưa bị ô nhiễm là trước đây ngành chăn nuôi mới chỉ phân bổ tại các hộ gia đình với quy mô nhỏ lẻ, tự cung tự cấp là chủ yếu. Trong những năm gần đây, tỉnh đang mở rộng, thu hút đầu tư từ bên ngoài, đặc biệt loại hình chăn nuôi gia súc, gia cầm được các nhà đầu tư lựa chọn để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ hiện nay không chỉ trong tỉnh mà còn cung cấp ra các tỉnh thành khác. Do vậy, quy mô chăn nuôi hiện nay đang được mở rộng, song song với nó là lượng chất thải chăn nuôi phát sinh lớn. Các nhà đầu tư chưa thực sự chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường, công nghệ xử lý môi trường chưa đồng bộ, chưa xử lý triệt để gây ô nhiễm nguồn nước mặt và là nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng nước dưới đất sau này.

4.1.3.3. Môi trường đất

* Tình hình chung chất lượng đất khu vực nông thôn

Theo điều tra nhìn chung, chất lượng môi trường đất các vùng nông thôn hiện nay vẫn đáp ứng tốt cho các nhu cầu sử dụng, đặc biệt là hoạt động canh tác nông nghiệp. Các mẫu đất tuy có phát hiện dư lượng hóa chất BVTV và kim loại nặng song hàm lượng của các kim loại nặng như Cu, Pb, Zn, Hg, As đều thấp hơn nhiều so với giới hạn cho phép của QCVN 03:2008/BTNMT.


Bảng 4.17: Chất lượng môi trường đất khu vực đất nông nghiệp trồng lúa tại khu vực nông thôn tỉnh Hòa Bình


T T


Chỉ tiêu phân tích


Đơn vị

Mẫu đất nông nghiệp lấy tại vường Cam thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong

Mẫu đất ruộng thị trấn Lương Sơn, huyện Lương Sơn

Mẫu đất nông nghiệp

huyện Kim Bôi


QCVN03- MT:2015/ BTNMT

1

pHKCl

-

5,89

4,98

6,22

-

2

Cr

mg/kg

18,5

21,7

19,5

150

3

Tổng N

%

<15

<15

<15

-

4

Tổng P

%

<45

<45

<45

-

5

K2O

mg/kg

32,5

31,6

28,3

-


6

Chất hữu cơ

mg/kg


2,88


2,89


2,88


-

7

Chì (Pb)

mg/kg

8,64

22,5

21,5

70

8

Cd


<0,66

<0,66

<0,66

1,5


9

Đồng (Cu)


mg/kg


19,6


13,7


8,94


100


10

Thủy ngân (Hg)


mg/kg


0,0362


<0,016


<0,016


=


11

Kẽm (Zn)


mg/kg


53,4


2,96


17,2


200


12

Asen (As)


mg/kg


0,582


<0,016


<0,016


15

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn tỉnh Hòa Bình - 11

(Nguồn: Trung tâm quan trắc môi trường – Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình Kết quả phân tích đất tại khu vực trồng lúa cho thấy hàm lượng kim loại nặng hầu hết tại các khu vực đất nông nghiệp trồng lúa chưa vượt quá mức giới hạn tối đa đối với đất nông nghiệp trong QCVN 03-MT:2015/BTNMT, tuy đã xuất hiện ô nhiễm chì (Pb) tại mẫu đất ruộng huyện Kim Bôi và huyện


Lương Sơn vượt QCVN 03-MT:2015/BTNMT về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất.

* Ô nhiễm đất

Hiện nay, phân bón hóa học được sử dụng còn phổ biến do ưu thế về chi phí và hiệu quả nhanh chóng tác động lên cây trồng. Ở một số vùng thâm canh tăng vụ cao, lượng phân bón hóa học sử dụng trong sản xuất nông nghiệp còn cao hơn.

Theo điều tra khảo sát tình hình sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn các huyện Lương Sơn, Cao Phong, Kim Bôi số lượng thuốc BVTV do nông dân sử dụng phần lớn nằm trong danh mục được phép sử dụng ở Việt Nam, do Chi cục Trồng trọt và BVTV quản lý. Tuy nhiên tình trạng lạm dụng và sử dụng bất hợp lý các loại phân bón hóa học và thuốc BVTV tại Hòa Bình đang diễn ra phức tạp và khó kiểm soát do nhu cầu sản xuất nông nghiệp ngày càng cao của địa phương, nhiều loại hình sản xuất, đa dạng cơ cấu cây trồng đối với thế mạnh của từng địa phương, mở rộng quy mô, tăng năng suất cây trồng ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng đất và môi trường xung quanh.

Bảng 4.18: Tình hình sử dụng phân bón, thuốc BVTV và phát sinh chất thải trên địa bàn tỉnh Hòa Bình từ năm 2016-2020

(Đơn vị: tấn)


Năm


Nội dung


2016


2017


2018


2019

Thuốc BVTV

850

920

990

1350

Phân bón

-

25

42

51

Lượng bao bì phân bón


-


0,25


0,42


0,51

Lượngbao bì thuốc BVTV


85


92


99


135

Bảng 4.18 cho thấy tình hình khối lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật sử dụng qua các năm 2016-2019 tăng mạnh, đặc biệt năm 2019. lượng thuốc BVTV sử dụng cao nhất tính đến thời điểm hiện tại đạt 1.350 tấn/năm. Đây cũng là thách thức và là mối lo ngại của tỉnh Hòa Bình về tình trạng lạm


dụng phân bón, thuốc BVTV quá mức, không đúng kỹ thuật sẽ gây ra nhiều hậu quả khôn lường về ô nhiễm môi trường, thoái hóa đất trong những năm tới đây ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, nguồn nước và sức khỏe của người dân.


0.6


0.5


0.4


0.3

Sản lượng (tấn)


0.2


0.1


0


2016

2017

2018

2019


Hình 4.2: Lượng bao bì phân bón thải ra hàng năm trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

160


140


120


100


80


Sản lượng (tấn)


60


40


20


0

2016 2017 2018 2019


Hình 4.3: Lượng bao bì thuốc BVTV thải ra hàng năm trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

Lượng bao bì phân bón chiếm khoảng 1% tổng lượng phân bón sử dụng. Phân bón hóa học (đạm, lân, NPK…) sử dụng bao bì là chủ yếu, nông


dân có thói quen tái sử dụng để chứa đựng nông sản hay các hàng hóa khác, các chai lọ được đem chôn lấp hoặc đốt, không có hiện tượng vứt bừa bãi.

Đối với lượng bao bì thuốc BVTV thường chiếm 10-14% tổng lượng thuốc BVTV sử dụng.Như vậy trong thời gian qua lượng bao bì thuốc BVTV thải ra hơn 300 tấn. Theo số liệu của Chi cục Trồng trọt và BVTV, lượng bao bì thuốc BVTV sau sử dụng đã được thu gom và xử lý được 1 phần. Lượng bao bì còn lại chưa được thu gom và xử lý là do một số địa phương chưa thực sự quan tâm, kiểm soát chặt chẽ trong công tác quản lý chất thải phát sinh từ sử dụng thuốc BVTV tại địa phương mình.

Nhìn tổng quát, phân bón thực sự là yếu tố thúc đẩy năng suất, cung cấp tổng lượng lương thực cao ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, mặt trái của phân bón cũng bắt đầu xuất hiện, đó là:

- Sử dụng tập trung, mất cân đối về phân hoá học ở một số vùng bước đầu gây ra nhiễm bẩn nước mặt và nước ngầm về NH4+,NO3-...

- Sử dụng phân bón cao bắt đầu gây tích đọng kim loại Cu, Zn, Cd, Ni... Ở một số khu vực nhỏ.Hiện tượng Cd tích đọng trong nước và đất trồng trọt là tương đối rõ. Nguyên nhân không chỉ là do sử dụng phân hoá học (các loại phân lân) mà còn do sử dụng phân hữu cơ, đáng kể là phân rác và kể cả nguồn nước tưới chưa được kiểm soát đầy đủ.

- Sử dụng mất cân đối giữa phân hoá học, phân hữu cơ đã gây ra một số ảnh hưởng đến tính chất đất như pH đất, trao đổi canxi, hàm lượng keo, tổng số vi sinh vật đất... Mặc dù về mặt kỹ thuật, người ta đã hướng dẫn người sản xuất nhiều biện pháp kết hợp nhằm giảm tối thiểu các ảnh hưởng đó.

Dư lượng thuốc BVTV trong đất thường tồn tại dưới 2 dạng:

- Dư lượng liên kết: thuốc BVTV không thể tách chiết bằng các dung môi thông thường trong phân tích hóa học. Ở dạng liên kết, thuốc BVTV ít được cây hấp thu; không hay ít ảnh hưởng đến điều kiện sinh thái, nên ít có ý nghĩa trong thực tiễn.


- Dư lượng tự do: thuốc BVTV có thể tách chiết dễ dàng bằng dung môi thông thường trong phân tích dư lượng. Thuốc BVTV ở dạng tự do trong đất tác động đến môi sinh thể hiện ở:

+ Các thuốc BVTV, đặc biệt là thuốc trừ cỏ có thời gian tồn tại lâu, có thể gây hại cho cây trồng nối tiếp (thậm chí 1-2 năm sau), hoặc làm cho cây trồng vụ sau trở nên mẫn cảm hơn với thuốc, dẫn đến năng suất và chất lượng cây bị ảnh hưởng.

+ Một lượng nhỏ thuốc BVTV bị cây trồng vụ sau hấp thu. Tuy lượng này rất nhỏ, không đủ gây độc cho người và động vật, nhưng cũng không được phép tồn tại trên nông sản định làm thức ăn cho người và gia súc.

+ Thuốc BVTV có thể tác động xấu đến quần thể vi sinh vật sống trong đất, làm giảm khả năng cải tạo đất. Nhưng ở dạng tự do, thuốc cũng dễ bị các loài vi sinh vật phân huỷ.

+ Sự có mặt lâu dài của một loại thuốc BVTV ở trong đất có thể kìm hãm sự phân huỷ các thuốc BVTV khác.

+ Thuốc BVTV có thể gây ô nhiễm bề mặt đất và mạch nước ngầm.

Các vấn đề trong sử dụng các loại phân bón và thuốc BVTV như: sử dụng không đúng kỹ thuật nên hiệu lực thấp và dư lượng thải ra môi trường nhiều; bón phân không cân đối, nặng về sử dụng phân đạm làm đất bị mất cân bằng các chất trong đất dễ dẫn đến thoái hóa và ô nhiễm; chất lượng phân bón không đảm bảo, nhiều hộ sản xuất sử dụng các loại thuốc trôi nổi trên thị trường không được đăng ký, nhãn mác bao bì nhái, đóng gói không đúng khối lượng. Ước tính nguy cơ trên 50% lượng đạm, 50% kali và xấp xỉ 80% lượng lân dư thừa từ việc áp dụng phân bón không đúng kỹ thuật trực tiếp hay gián tiếp gây ô nhiễm môi trường đất.

Kết quả đánh giá ở nhiều vùng canh tác cho thấy hệ quả của việc sử dụng phân bón không hợp lý là đất bị chua hóa, hàm lượng các chất vôi giảm, kết cấu đất kém đi, có sự tích đọng hàm lượng các chất Nitrat, Amoni và một


số kim loại nặng. Số liệu quan trắc mẫu đất ở một số địa phương, một số mẫu xuất hiện có kết quả chỉ tiêu Chì (Pd) vượt ngưỡng QCVN 03- MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất và có sự dao động lớn do hậu quả sử dụng phân bón vô cơ, thuốc BVTV với liều lượng lớn. Đối với các vùng đất phèn, việc lạm dụng các loại thuốc BVTV còn làm đất bị chua hóa, giảm độ pH và tăng hàm lượng các cation kim loại nặng giải phóng vào môi trường.

Các loại hóa chất BVTV thường được dùng ở liều lượng cao hơn mức khuyến cáo, thêm vào đó thói quen vứt bừa bãi vỏ, bao bì thuốc BVTV sau sử dụng ra đồng ruộng, kênh mương cũng là vấn đề đáng lo ngại. Dư lượng thuốc BVTV theo nước mưa và nước tưới đi vào nguồn nước, thấm và tích lũy gây ô nhiễm các tầng đất.

Việc xử lý dứt điểm ô nhiễm môi trường do tồn lưu thuốc BVTV rất phức tạp, đòi hỏi có nguồn kinh phí rất lớn, yêu cầu về mặt kỹ thuật xử lý rất cao. Tỉnh đã tiến hành khảo sát thực trạng, đánh giá phạm vi, mức độ ô nhiễm môi trường của các vị trí đặt kho thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Hòa Bình;Đề xuất phương án xử lý các điểm ô nhiễm và dự kiến trong thời gian tới sẽ có kế hoạch triển khai xử lý các điểm ô nhiễm môi trường do tồn lưu thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh.

4.1.3.4 Chất thải rắn nông thôn

Chất thải rắn không còn là vấn đề cấp bách của riêng các đô thị và các thành phố lớn mà đã trở thành vấn đề đáng báo động cả ở các vùng nông thôn trong toàn quốc, trong đó có khu vực nông thôn tỉnh Hòa Bình.Cùng với sự phát triển mạnh mẽ các ngành nghề ở nông thôn, việc thay đổi tập quán sinh sống làm cho các áp lực từ CTR khu vực nông thôn gia tăng cả về thành phần, tính độc hại và tải lượng rác thải. Việc lạm dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, thức ăn chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp, CTR từ hoạt động làng nghề và rác thải từ sinh hoạt là những nguồn chính gây ô nhiễm môi trường nông thôn.


Lượng chất thải rắn sinh hoạt ở các vùng nông thôn đang tiếp tục gia tăng nhưng công tác quản lý vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Tình trạng quá tải lượng rác, ô nhiễm không khí ở các bãi rác trên địa bàn khu vực nông thôn tại các địa phương hiện nay đang là vấn đề nóng, bức xúc của người dân, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt và hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân sống gần khu vực bãi rác.

Chất thải rắn ở nông thôn có sự khác biệt đáng kể về thành phần và mức độ gây ô nhiễm tùy theo nguồn phát sinh. Có thể phân loại CTR nông thôn theo2 nhóm chính là CTR sinh hoạt, CTR nông nghiệp.Ngoài ra, một số địa phương phát sinh chất thải rắn từ hoạt động làng nghề, tuy nhiên do đặc thù loại hình là dệt thổ cẩm truyền thống nên lượng phát sinh CTR không đáng kể.

Chất thải rắn từ nguồn sinh hoạt có đặc trưng là thành phần hữu cơ dễ phân hủy chiếm tỷ lệ cao, dao động từ 65-70% tổng lượng rác thải.

Trong khi đó, đối với loại rác thải từ nông nghiệp như bao bì phân bón, thuốc BVTV thì thành phần vô cơ và các hợp chất độc hại, khó phân hủy là mối nguy hại lớn, có khả năng gây ô nhiễm môi trường không khí, nước, đất và gây hại cây trồng và sức khỏe con người.

* Phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt

- Phân loại rác thải sinh hoạt

Hiện tại, việc phân loại rác thải sinh hoạt nông thôn được tiến hành ngay tại các hộ gia đình đối với việc thu gom riêng một số loại chất thải như giấy, bìa các tông, kim loại, thức ăn thừa... Các chất thải khác không sử dụng được hầu hết không được phân loại và để lẫn lộn bao gồm cả rác có khả năng phân hủy và khó phân hủy như túi nilon, thủy tinh, lá cây, xác động vật.Mặc dù một số địa phương đã có hướng dẫn về việc phân loại rác thải tại nguồn cũng như đã triển khai mô hình về phân loại rác thải và đạt được những kết quả bước đầu.Tuy nhiên, việc phân loại rác thải sinh hoạt

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 04/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí