Đối Với Công Trình Do Trung Tâm Nước Sạch Và Vệ Sinh Môi Trường Nông Thôn Quản Lý

công trình đề xuất các giải pháp nâng cấp, sửa chữa và tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo xử lý.

2.2.2.3 Đối với công trình do Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn quản lý

- Tùy từng đặc điểm cụ thể của công trình, Trung tâm nước quyết định số lượng người cần thiết để quản lý, vận hành, khai thác công trình đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất; an toàn, bền vững về kỹ thuật và bền vững về tài chính; khuyến khích tiếp nhận các con em có hộ khẩu thường trú tại tỉnh đã tốt nghiệp các trường chuyên nghiệp thuộc lĩnh vực cấp nước và môi trường.

- Trung tâm nước định kỳ chủ trì tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho công nhân quản lý, vận hành, khai thác các trạm cấp nước tập trung và cấp chứng nhận đã qua khóa bồi dưỡng.

- Quản lý, vận hành công trình, điều hòa nguồn nước cấp hợp lý từ đầu mối đến hệ thống đường ống truyền dẫn nước sinh hoạt cung cấp cho khách hàng sử dụng nước. Thường xuyên phối hợp với địa phương kiểm tra công trình, kịp thời tu bổ, sửa chữa những hư hỏng, lập kế hoạch duy tu, bảo dưỡng công trình để đảm bảo phục vụ có hiệu quả.

- Được làm chủ đầu tư xây dựng mới các công trình cấp nước tập trung nông thôn; làm chủ đầu tư trong việc sửa chữa, nâng cấp công trình nếu được người quyết định đầu tư giao.

- Quan trắc, theo dõi thu thập các số liệu theo quy định; nghiên cứu tổng hợp và ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ vào việc khai thác bảo vệ công trình; lưu trữ hồ sơ khai thác công trình cấp nước tập trung nông thôn.

- Tổ chức ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp nước sinh hoạt với khách hàng dùng nước, thu tiền nước ở những công trình được giao quản lý, khai thác và sử dụng.

- Có mối quan hệ chặt chẽ với UBND các huyện, thành phố; UBND cấp xã để quản lý, vận hành, khai thác công trình cấp nước tập trung nông thôn có hiệu quả; đề xuất, kiến nghị chính quyền địa phương phối hợp, hỗ trợ trong việc bảo vệ an toàn công trình.

- Chịu trách nhiệm về việc thực hiện hợp đồng cung cấp nước cho khách hàng sử dụng nước khi không đảm bảo nhu cầu về số lượng, chất lượng nước do lỗi của Trung tâm Nước sạch gây ra.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.

2.2.2.4 Đơn vị quản lý, vận hành, khai thác công trình cấp nước tập trung nông thôn do UBND cấp huyện quyết định thành lập

- Chịu trách nhiệm trước UBND cấp huyện về hiệu quả quản lý, vận hành, khai thác các công trình cấp nước tập trung nông thôn được giao quản lý.

Tăng cường công tác quản lý các công trình nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tình Hòa Bình - 7

- Tùy từng đặc điểm cụ thể của công trình, đơn vị quản lý quyết định số lượng người cần thiết để quản lý, vận hành, khai thác công trình đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất; an toàn, bền vững về kỹ thuật và bền vững về tài chính; khuyến khích tiếp nhận các con em có hộ khẩu thường trú tại tỉnh đã tốt nghiệp các trường chuyên nghiệp thuộc lĩnh vực cấp nước và môi trường.

- Quản lý, vận hành công trình, điều hòa nguồn nước cấp hợp lý từ đầu mối đến hệ thống đường ống truyền dẫn nước sinh hoạt cung cấp cho khách hàng sử dụng nước. Thường xuyên phối hợp với địa phương kiểm tra công trình, kịp thời tu bổ, sửa chữa những hư hỏng, lập kế hoạch duy tu, bảo dưỡng công trình để đảm bảo phục vụ có hiệu quả.

- Làm chủ đầu tư sửa chữa, nâng cấp công trình, duy tu, duy trì phát triển năng lực công trình đảm bảo an toàn và sử dụng lâu dài.

- Quan trắc, theo dõi thu thập các số liệu theo quy định; nghiên cứu tổng hợp và ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ vào việc khai thác bảo vệ công trình; lưu trữ hồ sơ khai thác công trình cấp nước tập trung nông thôn.

- Tổ chức ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp nước sinh hoạt với khách hàng dùng nước, thu tiền nước ở những công trình được giao quản lý, khai thác và sử dụng.

- Có mối quan hệ chặt chẽ với UBND cấp xã để quản lý, vận hành, khai thác công trình cấp nước tập trung nông thôn có hiệu quả; đề xuất, kiến nghị chính quyền địa phương phối hợp, hỗ trợ trong việc bảo vệ an toàn công trình.

- Chịu trách nhiệm về việc thực hiện hợp đồng cung cấp nước cho khách hàng sử dụng nước khi không đảm bảo nhu cầu về số lượng, chất lượng nước do lỗi của mình gây ra.

- Đề xuất nguồn kinh phí đảm bảo cho việc vận hành và duy tu sửa chữa công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh của nhân dân; theo hướng giao cho các đơn vị quản lý công trình cấp nước tính toán, cân đối từ nguồn thu phí cấp nước của các hộ dùng nước (theo các quy định hiện hành).

2.2.3 Trình độ, năng lực quản lý

- Về Trình độ: Hiện nay một số công trình bàn giao cho xã quản lý đều không có cán bộ có chuyên môn, kỹ thuật về cấp thoát nước. Các công nhân vận hành là người dân hoặc cán bộ xã kiêm nhiệm, chỉ được tập huấn về quản lý, vận hành công trình, không được đào tạo bàn bản dẫn đến khi xẩy ra hư hỏng không có biện pháp sửa chữa. Còn đối với các công trình do doanh nghiệp quản lý (Công ty TNHH một thành viên cấp thoát nước Hòa Bình khai thác và vận hành sử dụng) hoạt động tốt, vì có đội ngũ cán bộ công nhân được đào tạo bài bản.

Theo số liệu thống kế cán bộ quản lý khai thác do UBND các xã quản lý khai thác, mỗi một công trình khoảng từ 5-7 cán bộ quản lý khai thác: Phó Chủ tịch UBND xã kiêm Chủ nhiệm Hợp tác xã, kế toán xã kiêm kế toán Hợp tác xã, cán bộ thủy lợi xã làm nhiệm vụ kỹ thuật, còn lại là cán bộ vận hành (tổ đội vận hành), điều tiết không có trình độ chuyên môn về kỹ thuật; đối với công trình do Trung tâm nước sạch và VSMTNT quản lý khai thác, mỗi một công trình khoảng 6 người quản lý khai thác, gồm: Giám đốc Trung tâm phụ trách chung, phó Giám đốc và Trưởng hoặc phó phòng Quản lý thi công xây lắp theo dõi, dưới có các trạm vận hành, điều tiết mỗi trạm có 3 người có trình độ từ Trung cấp kỹ thuật trở lên, ngoài những người trực tiếp quản lý khai thác ra còn có các bộ phận gián tiếp tham ra như phòng Hành chính tổng hợp, kỹ thuật công nghệ.

- Về năng lực quản lý: Các công trình do xã quản lý thường không được đầu tư các thiết bị để sửa chữa, bảo dưỡng, bào trì công trình. Bên cạnh đó hàng năm cũng không trích một phần kinh phí thu tiền bán nước ra để thực hiện việc nâng cấp, sửa chữa công

trình, chỉ chông trờ vào kính phí hỗ trợ của nhà nước. Phần tiền dịch vụ thu được chi hết vào lương cho cán bộ, công nhân của Hợp tác xã; hàng năm không có kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng công trình cũng như kiểm tra đánh giá. Đặc biệt một số công trình nước tự chảy, khi có mưa lũ làm tắc đước ống thu nước và bể nắng đọng đã không được thông tắc đường ống, dọn bùn, đất đá tại bể nắng đọng. Dẫn đến các công trình xuống cấp nghiêm trọng, nhiều công trình không thể khắc phục do để thời gian hư hỏng quá lâu không được sửa chữa.


Ủy ban nhân dân xã

Phó chủ tịch xã

(Chủ nhiệm HTX)

Kế toán xã (kiêm nhiệm)

Tổ quản lý vận hành

Cán bộ

QLVH số 1

Cán bộ

QLVH số 2

Cán bộ

QLVH

số 3

Cán bộ

QLVH số 4

Cán bộ

QLVH

số n

Hình 2.2: Mô hình quản lý vận hành công trình nước sạch do xã quản lý


TT NƯỚC SẠCH VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN


PHÓ GIÁM ĐỐC TT

NSVSMTNT


KẾ TOÁN TT NSVSMTNT

PHÒNG QUẢN LÝ THI CÔNG XÂY LẮP


TRẠM QUẢN LÝ CÔNG

TRẠM QUẢN LÝ CÔNG

TRẠM QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH C


01 CÁN BỘ TT NSVSMTNT

03 CÁN BỘ QLVH HỢP


Hình 2.3: Mô hình quản lý vận hành công trình nước sạch do Trung tâm nước sạch quản lý

- Về công nghệ quản lý: qua điều tra khảo sát, đánh giá cho thấy các UBND xã quản lý thì chỉ có máy tính thông thường đề cập nhật số liệu và in phiếu thanh toán. Đối với Trung tâm nước sạch và VSMTNT của tỉnh có thiết bị kiểm định chất lượng nước, thiết bị đo nước, thiết bị bảo trì, bảo dưỡng công trình và các phần mềm quản lý khác như kế toán, thanh toán, theo dõi điều hành quản lý. Tùy thuộc vào quy mô mỗi công trình thì có công nghệ quản lý riêng khác nhau.

2.2.4 Công tác kiểm tra, giám sát

- UBND tỉnh có quyết định kiện toàn Ban chỉ đạo về cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh gồm:

+ Trưởng Ban: Lãnh đạo UBND tỉnh.


+ Phó Ban thường trực: Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT.


+ Phó ban: Lãnh đạo Sở Tài nguyên & Môi trường.


+ Các uỷ viên: Lãnh đạo các Sở: Kế hoạch đầu tư, Tài chính, Khoa học và công nghệ, Xây dựng, Đài phát thanh và truyền hình, Báo Hoà Bình, Liên đoàn Lao động, Đoàn thanh niên.

- Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn là cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn, trực tiếp quản lý Chương trình. Giao Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn là đơn vị trực tiếp thực hiện vốn hỗ trợ Chương trình mục tiêu Quốc gia và là Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo là cơ quan tổng hợp, lồng ghép các chương trình dự án khác.

- Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn đã tiến hành mở các lớp tập huấn đào tạo tuyên truyền viên cơ sở về nước sạch và vệ sinh môi trường, hướng dẫn vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng ở một số địa phương, in ấn tờ rơi, áp phích, phối hợp với Đài phát thanh và truyền hình tỉnh, Báo Hoà Bình để tuyên truyền đến các địa phương trong tỉnh.

- Việc kiểm tra giám sát, theo dõi đánh giá và báo cáo tình hình các công trình nước sinh hoạt nông thôn: Thực hiện theo quyết định số 51/2008/QĐ-BNN ngày 14/4/2008 của Bộ Nông nghiệp & PTNT.

Từ năm 2014, Sở Nông nghiệp và PTNT đã cử cán bộ phối hợp với Sở Tài chính để thực hiện TT 54/2013/TT-BTC và đã thành lập Đoàn công tác liên ngành thực tế đến các công trình kiểm tra hiện trạng và xác định lại giá trị công trình theo mẫu số 01BB/CTNSNT ban hành theo TT 54/2013/TT-BTC.

Hàng năm, Sở Nông nghiệp và PTNT thu thập, tổng hợp cập nhật các số liệu của 8 chỉ số theo Bộ chỉ số theo dõi - đánh giá Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn để báo cáo UBND tỉnh.

2.3 Những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân tồn tại

Trong những năm qua Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình đã quan tâm và chú trọng đến lĩnh vực cấp nước sạch nông thôn, chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn được đầu tư từ nhiều nguồn vốn (Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, Chương trình mục tiêu Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn, Dự án giảm nghèo, Chương trình 135, Dự án ổn định dân cư và phát triển KT- XH vùng chuyển dân lòng hồ Hòa Bình,, Childfund, Chương trình WB, Dự án ADB, ngân hàng chính sách) xây dựng các công trình nước sạch tập trung và bể chứa nước sạch, giếng đào, giếng khoan cho các hộ dân trên toàn tỉnh.

2.3.1 Những kết quả đạt được

2.3.1.1 Kết quả công tác cấp nước trên địa bàn tỉnh

Trong những năm qua địa phương đã không ngừng thực hiện các biện pháp làm tăng nhận thức, trách nhiệm của đơn vị và nhân dân về sử dụng NHVS, góp phần làm giảm một số bệnh tật trong cộng đồng.

Có các chính sách ưu đãi vốn đầu tư cho các công trình NSH đồng thời tích cực khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng công trình CNSH. Vận động nhân dân tham gia đóng góp thực hiện các công trình nước sạch.

Tỉnh đã chú trọng đầu tư các công trình cấp NHVS cho từng cụm xã (UBND Xã, trạm y tế, trường học).

Các kết quả cụ thể:


a. Số lượng, chất lượng các công trình cấp nước đã được xây dựng:


- 80.296 công trình cấp nước nhỏ lẻ hợp vệ sinh


- 303 công trình cấp nước tập trung.


b. Tỷ lệ người dân sử dụng nước hợp vệ sinh


Theo kết quả thực hiện bộ chỉ số theo dõi - đánh giá Nước sạch và vệ sinh môi trường (NSVVSMT) năm 2017 (Quyết định số 548/QĐ-UBND ngày 07/3/2018 của ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình), như sau:

- Tỷ lệ dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh (NHVS) là 90%.


- Tỷ lệ người nghèo sử dụng nước hợp vệ sinh là 82,5%.


Trong đó tỷ lệ sử dụng NHVS từ các loại hình cấp nước như:


- Từ hệ thống nước máy tập trung nông thôn: 17,8 %;


- Từ hệ thống cấp nước nhỏ lẻ: 55,6%


- Từ các loại hình khác: 26,6%


2.3.1.2 Theo dõi, đánh giá tình hình cấp nước nông thôn

UBND tỉnh Hòa Bình đã thành lập Ban chỉ đạo về cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh gồm:

+ Trưởng Ban: Lãnh đạo UBND tỉnh.


+ Phó Ban thường trực: Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT.


+ Phó ban: Lãnh đạo Sở Tài nguyên & Môi trường.

Xem tất cả 93 trang.

Ngày đăng: 18/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí