Tỷ Lệ Người Dân Nông Thôn Được Cấp Nước Sạch Ở Các Vùng

-Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia trong lĩnh vực về y tế, đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;

- Xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông nông thôn;

- Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn;

- Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn;

- Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn.

* Tiêu chí số 17: Tiêu chí môi trường

- Xã được công nhận đạt tiêu chí môi trường khi đạt được 05 yêu cầu:

+ Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy định đạt mức quy định của vùng;

+ 90% cơ sở sản xuất - kinh doanh trên địa bàn đạt chuẩn về môi trường. (10% còn lại tuy có vi phạm nhưng đang khắc phục);

+ Đường làng, ngõ xóm, cảnh quan từng hộ xanh - sạch - đẹp, không có hoạt động làm suy giảm môi trường;

+ Nghĩa trang có quy hoạch và quản lý theo quy hoạch;

+ Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo qui định.

- Giải thích từ ngữ:

+ Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy định:

Nước sạch theo Quy chuẩn Quốc gia là nước đáp ứng các chỉ tiêu theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia (QCVN: 02:2009/BYT) về chất lượng nước sinh hoạt do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tại Thông tư số 05/2009/TT - BYT ngày 17/6/2009.

Nước hợp vệ sinh là nước sử dụng trực tiếp hoặc sau lọc thỏa mãn yêu cầu chất lượng: không màu, không mùi, không vị lạ, không chứa thành phần gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, có thể dùng để ăn uống sau khi đun sôi;

Tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh và nước theo Quy chuẩn Quốc gia theo vùng quy định như sau: Trung du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên: 80% số hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó 45% số hộ sử dụng nước sạch đáp ứng

Quy chuẩn Quốc gia; Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long: 90% số hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó 50% số hộ sử dụng nước sạch đáp ứng Quy chuẩn Quốc gia; Bắc trung Bộ và Duyên hải Nam trung Bộ: 85% số hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó 50% số hộ sử dụng nước sạch đáp ứng Quy chuẩn Quốc gia; Các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường nếu trong quá trình sản xuất, chế biến có xả nước thải, chất thải rắn, mùi, khói bụi, tiếng ồn nằm trong giới hạn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Thông tư số 46/2011/TT-BTNMT ngày 26/12/2011 quy định về bảo vệ môi trường làng nghề, Thông tư số 47/2011/TT-BTNMT ngày 28/12/2011 quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường và các văn bản khác có liên quan; Chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh là chuồng trại đáp ứng các yêu cầu: Nằm cách biệt với nhà ở; chất thải chăn nuôi (phân, nước tiểu) được thu gom xử lý; không xả, chảy tràn trên bề mặt đất; không gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường xung quanh.

+ Đạt tiêu chí đường làng, ngõ xóm, cảnh quan từng hộ xanh - sạch - đẹp, không có hoạt động làm suy giảm môi trường khi đáp ứng các yêu cầu: Đường làng, ngõ xóm xanh, sạch, đẹp;Trên 90% số hộ đã thực hiện cải tạo vườn, chỉnh trang hàng rào; cổng ngõ không lầy lội;

- Không có cơ sở sản xuất kinh doanh (chăn nuôi, chế biến thực phẩm, sản xuất nghề tiểu thủ công nghệ, buôn bán phế liệu) gây ô nhiễm môi trường.

+ Nghĩa trang có quy hoạch và quản lý theo quy hoạch:Mỗi thôn hoặc liên thôn hoặc xã, liên xã có quy hoạch đất làm nghĩa trang lâu dài phù hợp với tập quán của địa phương (trừ nơi có tập quán an táng không ở nghĩa trang);Có Quy chế quản lý nghĩa trang;Việc táng người chết phải được thực hiện phù hợp với tín ngưỡng, phong tục, tập quán tốt, truyền thống văn hóa và nếp sống văn minh hiện đại.

+ Rác thải, chất thải, nước thải được thu gom và xử lý là: Hộ gia đình có nhà vệ sinh, nhà tắm đạt tiêu chuẩn quy định; có hệ thống tiêu thoát (nước thải, chất thải sinh hoạt) đảm bảo vệ sinh, không gây ô nhiễm không khí và nguồn nước xung quanh; Mỗi khu dân cư tập trung của thôn, xã phải có hệ thống tiêu thoát nước thải

thông thoáng, hợp vệ sinh; Thôn, xã có tổ dịch vụ thu gom rác thải và xử lý tại bãi rác tập trung.

*Mô hình DPSIR

Khái niệm về mô hình DPSIR: Do tổ chức môi trường châu Âu (EEA) xây dựng vào năm 1999, được viết tắt của 05 từ tiếng Anh:

Driving Forces (D): có nghĩa là lực điều khiển (Dự án EIR dịch là động lực), lực điều khiển có khái quát nào đang tác động lên môi trường của địa bàn đang được xem xét, ví dụ: Sự gia tăng dân số, công nghiệp hóa, đô thị hóa.

Presure (P), có nghĩa là áp lực. Áp lực lên nhân tố môi trường. Ví dụ: Xả thải khí, nước đã ô nhiễm, chất thải rắn,...

State (S), có nghĩa là tình trạng. Tình trạng môi trường tại một thời điểm hoặc thời gian nhất định. Ví dụ: tình trạng không khí, nước, đất, tài nguyên, đa dạng sinh học,....

Impact (I), có nghĩa tác động. Tác động tiêu cực hoặc tích cực của tình trạng đó đối với con người như điều khiển cũng như điều kiện sinh sống, hoạt động sản xuất của con người,..

Response (R),có nghĩa là đáp ứng. Con người có những hoạt động gì để đáp ứng nhằm khắc phục các tác động tiêu cực, phát huy các tác động tích cực nêu trên.

Mô hình DPSIR được Daoa chọn làm mô hình định hướng cho hoạt động xây dựng chỉ thị môi trường. Mô hình này rất mạnh trong việc cung cấp một cái nhìn tổng quan bối cảnh vấn đề môi trường và cũng như minh họa và làm rõ những mối quan hệ nhân - quả nói chung. Những mối quan hệ nhân - quả này thường mang tính khái niệm và về bản chất mang tính định tính chứ không phải được xác định bằng phương trình toán học. Mối quan hệ nhân - quả này có thể được nhiều người biết tới nhưng lại khó có thể định lượng được. Chỉ có rất ít trường hợp cụ thể mà trong đó có thể xác định được một tập hợp các phương trình toán học có thể xâu chuỗi/ liên hệ được các yếu tố/thành phần với nhau để mô tả toàn cảnh theo mô hình DPSIR. Tuy nhiên, đối với từng phần riêng lẻ trong mối liên hệ nhân - quả thì các

chỉ thị lại cho phép xác định và giúp ta hiểu được về các thành phần phụ thuộc lẫn nhau riêng lẻ của chúng mà trên cơ sở đó có thể phân tích các xu hướng.

Tại Thông tư số 09/2011/TT-BTNMT ngày 11/8/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường được định nghĩa như sau: Mô hình DPSIR là mô hình mô tả mối quan hệ tương hỗ giữa Động lực – D (phát triển kinh tế - xã hội, nguyên nhân sâu xa của các biến đổi môi trường) – Áp lực – P (các nguồn thải trực tiếp gây ô nhiễm và suy thoái môi trường) – Hiện trạng – S (hiện trạng chất lượng môi trường) – Tác động – I (tác động của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe cộng đồng, hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và môi trường, sinh thái) – Đáp ứng – R (các giải pháp về bảo vệ môi trường)[6].

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Các vấn đề môi trường nông thôn ở Việt Nam

Kết quả điều tra toàn quốc về vệ sinh môi trường (VSMT) nông thôn do bộ y tế và UNICEF thực hiện được công bố ngày 26/03/2008 cho thấy VSMT và vệ sinh cá nhân còn quá kém chỉ có 18% tổng số hộ gia đình, 11,7% trường học, 36,6 trạm y tế xã 21% UBND xã và 2,6% khu chợ tuyến xã có nhà vệ sinh theo tiêu chuẩn của Bộ y tế (Quyết định 08/2005/QĐ-BYT); Tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch còn rất thấp 7,8% khu chợ nông thôn; 11,7% dân cư nông thôn; 14,2% trạm y tế xã; 16,1% UBND xã; 26,4% trường học có tiếp cận sử dụng nước máy; Ngoài ra, kiến thức của người dân về vệ sinh cá nhân và VSMT còn rất hạn chế, thái độ của người dân còn rất bằng quang về vấn đề này [8].

Theo Lê Văn Khoa, Hoàng Xuân Cơ (2004) [9]. Nước ta là một nước nông nghiệp, 74% dân số đang sống ở khu vực nông thôn và miền núi với khoảng 20%số hộ ở mức đói nghèo. Những năm gần đây, các hoạt động nông nghiệp cùng với những hoạt động dịch vụ, sinh hoạt đã làm xuất hiện nhiều vấn đề môi trường có tính chất đan xen lẫn nhau và ở nhiều nơi, nhiều chỗ đã và đang trở nên bức xúc.

Những vấn đề này gây tác động mạnh mẽ và lâu dài đến hệ sinh thái nông nghiệp và nông thôn. Nó hạn chế tính năng sản xuất của các thành phần môi trường, giảm năng suất cây trồng và vật nuôi, cản trở sự phát triển bền vững. Càng ngày,

những vấn đề ô nhiễm môi trường càng trở nên phổ biến rộng rãi, len lỏi trong mọi hoạt động sản xuất và sinh hoạt thường nhật của người dân nông thôn. Và quan trọng nhất, hiện trạng trên tác đọng xấu đến sức khoẻ cộng đồng nông thôn và hậu quả là lâu dài, không những đối với thế hệ hiện tại mà cả thế hệ mai sau [9].

- Vấn đề nước sạch và môi trường:

Vấn đề phải kể đến về hiện tượng môi trường sống của người dân ở các vùng nông thôn Việt Nam đang bị tàn phá nghiêm trọng là nước sạch và VSMT nông thôn.

Nếu như chúng ta quan niệm nước sạch chỉ đơn giản là nước mưa, nước giếng khoan qua xử lý bằng bể lọc đơn giản chứ không phải nước sạch được xử lý ở các thành phố lớn thì tỷ lệ người dân nông thôn nhất là khu vực miền núi còn rất thấp. Có thể thấy rõ điều này thông qua bảng số liệu sau:[9]


Bảng 2.1 :Tỷ lệ người dân nông thôn được cấp nước sạch ở các vùng

ĐVT: %



STT


Vùng

Tỷ lệ người dân nông

thôn được cấp nước sạch (%)

1

Vùng núi phía Bắc

15

2

Trung du Bắc Bộ & Tây Nguyên

18

3

Bắc Trung Bộ & Duyên HảI miền Trung

36 - 36

4

Đông Nam Bộ

21

5

Đồng Bằng Sông Hồng

33

6

Đồng Bằng Sông Cửu Long

39

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Tìm hiểu hiện trạng môi trường nông thôn và đề xuất một số giải pháp thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới xã San Thàng, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu - 3

(Nguồn: Báo cáo môi trường Quốc gia năm 2011) [12]

Qua bảng trên, có thể thấy rõ, những người dân ở nông thôn Việt Nam đang phải sinh hoạt với những nguồn nước như thế nào. ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, nơi có tỷ lệ cao nhất cũng chỉ 39% dân số được sử dụng nước sạch. Còn vùng thấp nhất là vùng núi phía Bắc, chỉ có 15% dân số được cấp nước sạch.

Tình trạng ô nhiễm môi trường nước tác động trực tiếp đến sức khoẻ, là nguyên nhân gây các bệnh như tiêu chảy, tả, thương hàn, giun sán… Các bệnh này gây suy dinh dưỡng, thiếu sắt, thiếu máu, kém phát triển, gây tử vong nhất là trẻ em. Có 88% trường hợp tiêu chảy là do thiếu nước sạch, VSMT kém. Có thể thấy, nguyên nhân gây tình trạng ô nhiễm môi trường và nguồn nước ở nông thôn do các nguyên nhân cơ bản sau:

+ Đầu tiên phải kể đến tình trạng sử dụng hoá chất trong nông nghiệp như phân hoá học, thuốc bảo vệ thực vật một cách tràn lan và không có kiểm soát.

Nhìn chung, lượng phân bón hoá học ở nước ta sử dụng sòn ở mức trung bình cho 1 ha gieo trồng, bình quân 80-90 kg/ha (cho lúa là 150-180 kg/ha), so với Hà Lan 758kg/ha, Hàn Quốc 467kg/ha, Trung Quốc 390kg/ha. Tuy nhiên việc sử dụng này lại gây sức ép đến môi trường nông nghiệp và nông thôn với 3 lý do: Sử dụng không đúng kỹ thuật nên hiệu lực phân bón thấp: Bón phân không cân đối, nặng về sử dụng phận đạm; Chất lượng phân bón không đảm bảo, các loại phân bón N-P-K, hữu cơ vi sinh, hữu cơ khoáng do các cơ sở nhỏ lẻ sản xuất trôi nổi trên thị trường không đảm bảo chất lượng đăng kí, nhẵn mác, bao bì nhái, đóng gói không đúng khối lượng đang là áp lực chính cho nông dân và môi trường đất. [9]

- Ngoài ra miền Bắc Việt Nam còn tồn tại tập tục sử dụng phân Bắc, phân chuồng tươi vào canh tác. ở Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), phân tươi được coi là thức ăn cho cá, gây ô nhiễm môi trường đất, nước và ảnh hưởng sức khoẻ con người.

- Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) gồm: Thuốc trừ sâu; thuốc trừ nấm; thuốc diệt chuột; thuốc trừ cỏ. Các loại này có đặc điểm là rất độc với mọi sinh vậ; tồn dư lâu dài trong môi trường đất, nước gây ô nhiễm; Tác dụng gây độc không phân biệt, nghĩa là gây chết tất cả những sinh vật có hại và có lợi trong môi trường đất và môi trường nước.

- Hiện nay nước ta chưa sản xuất được thuốc BVTV mà phải nhập khẩu để gia công hoặc nhập khẩu thuốc thành phẩm bao gói lớn để sang chai đóng gói nhỏ tại các nhà máy trong nước.

Đặc biệt ở rau xanh, sâu bệnh có thể làm tổn thất trung bình từ 10-40% sản lượng nên đầu tư cho thuốc BVTV sẽ mang lại lợi nhuận trên 5 lần . Chính vì vậy, lượng thuốc BVTV sử dụng cho rau thường quá mức cho phép. Điều này dẫn đến ô nhiễm đất, nước. Từ môi trường đất nước, nông sản, thuốc BVTV sẽ xâm nhập vào cơ thể con người và tích tụ lâu dài gây các bệnh như ung thư, tổn thương về di truyền. Trẻ em nhạy cảm với thuốc bảo vệ thực vật cao hơn người lớn gấp 10 lần. Đặc biệt thuốc BVTV làm cho trẻ em thiếu ôxi trong máu, suy dinh dưỡng, giảm chỉ số thông minh, chậm biết đọc, biết viết.

Điều đáng quan tâm là tình trạng ngộ độc thực phẩm do các hoá chất độc, trong đó có thuốc BVTV vẫn diễn ra phức tạp và có nhiều hướng gia tăng không chỉ riêng ở nông thôn mà còn ở các thành phố lớn có sử dụng nông sản có nguồn gốc từ nông thôn.

Nguyên nhân tình trạng trên là do việc quản lý thuốc BVTV còn nhiều bất cập và gặp nhiều khó khăn. Hàng năm có khoảng 10% Số lượng thuốc được nhập lậu. Số này rất đa dạng về chủng loại, chất lượng không đảm bảo mà vẫn lưu hành trên thị trường. Thứ hai là việc sử dụng còn tuỳ tiện, không tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật theo nhãn mác không dảm bảo thời gian cách li của từng loại thuốc. Thứ ba là do một lượng lớn thuốc BVTV tồn đọng tại các kho cũ, hết niên hạn sử dụng còn nằm dải rác tại các tỉnh thành trên cả nứơc. Theo Trung tâm Công nghệ xử lý môi trường, Bộ Tư lệnh Hoá học (2004), trong khoảng hơn 300 tấn thuốc BVTV tồn đọng có nhiều chất nằm trong số 12 chất ô nhiễm hữu cơ khó phá huỷ. Và cuối cùng là việc bảo quản thuốc BVTV còn rất tuỳ tiện, không có nơi bảo quản riêng, nhiều hộ để thuốc BVTV trong nhà, trong bếp, trong chuồng nuôi gia súc.[9]

Theo Phạm Ngọc Quế (2003)[11] hiện tại số hộ ở nước ta chăn nuôi gia súc gia cầm là rất phát triển nhưng phương thức chăn nuôi lạc hậu (thả rông, làm chuồng dưới nhà sàn, phân để trong chuồng lâu không được xử lý hoặc dọn rửa chuồng xả bừa bãi vào các nguồn nước…) đã làm cho môi trường nông thôn ngày càng ô nhiễm. Ngoài lượng phân, còn có nước tiểu, thức ăn thừa cũng chiếm một khối lượng đáng kể trong tổng số chất thải do chăn nuôi đưa đến. Rõ ràng nếu lượng

phân này không được xử lý tốt chắc chắn sẽ tạo ra một sự ô nhiễm đáng kể đối với vệ sinh môi trường.

Nguyên nhân thứ hai gây ô nhiễm môi trường ở nông thôn là do chất thải rắn từ các làng nghề và sinh hoạt của người dân. Hiện nay cả nước có khoảng 1450 làng nghề, phân bố trên 58 tỉnh thànhvà đông đúc nhất ở đồng băng Sông Hồng, vốn là cái nuôi của làng nghề truyền thống, với tổng số 472 làng nghề các loại tập trung chủ yếu ở các tỉnh như Hà Tây (nay thuộc Hà Nội), Thái Bình, Bắc Ninh…Trong đó các làng nghề có quy mô nhỏ, trình độ sản xuất thấp, thiết bị cũ và công nghệ sản xuất lạc hậu chiếm phần lớn (trên 70%). Do đó đã và đang nảy sinh nhiều vấn đề môi trường nông thôn, tác động xấu đến môi trường đất, nước, không khí, sức khoẻ của người dân làng nghề.[9]

- Ô nhiễm không khí: Hầu hết nhiên liệu sử dụng trong các làng nghề là than. Do đó lượng bụi và các lượng khí CO, CO2, SO2 và NOx thải ra trong quá trình sản xuất trong làng nghề khá cao. Theo kết quả điều tra tại các làng nghề sản xuất gạch đỏ ( Khai Tái – Hà Tây), vôi (Xuân Quan- Hưng Yên) hàng năm sử dụng khoảng 6000 tấn than, 100 tấn củi nhóm lò đã sinh ra nhiều loại bụi như CO, CO2, SO2, NOx và nhiều loại thải khác gây nguy hại tới sức khoẻ của người dân trong khu vực và làm ảnh hưởng hoa màu, sản lượng cây trồng của nhiều vùng lân cận. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây các vụ xung đột, khiếu kiện như ở Thái Bình, Bắc Ninh, Hưng Yên…[9]

- Ô nhiễm môi trường đất: chủ yếu tập trung tại các làng nghề tái chế kim loại. Kết quả nghiên cứu của đề tài KC.08.06 cho thấy một số mẫu đất ở làng nghề tái chế thuộc xã Chỉ Đạo- huyện Văn Lâm- Hưng Yên cho thấy hàm lượng Cu2+ đạt từ 43,68- 69,68 pp. Hàm lượng các kim loại nặng cũng rất cao, vượt nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép.[9]

Bên cạnh đó có khoảng 3.600 chợ nông thôn, trung bình mỗi ngày thải ra 0,4- 0,5 kg chất thải. Việc thu gom rác còn rất thô sơ bằng các xe cải tiến nên mới thu gom được khoảng 30% chuyên chở về những nơi tập trung rác. Bãi rác tại các huyện, các chợ nông thôn chưa có cơ quan quản lý và biện pháp xử lý. Chủ yếu tập

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 13/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí