Đặc thù của xã San Thàng là một xã nông nghiệp thuần túy nên lượng rác thải được tạo ra tung bình một ngày không nhiều, chủ yếu là thức ăn thừa, rác bụi, túi nilông, tro bếp và các phế phụ phẩm nông nghiệp…ước tính chỉ < 5kg rác/ngày/HGĐ. Tuy ít nhưng nếu tính trên toàn xã với số dân 4216 người thì đây là một lượng rác không hề nhỏ. Với lượng rác này nếu không được thu gom sẽ gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến cảnh quan nơi đây.
* Nguồn phát sinh
Cùng với sự phát triển kinh tế chung của Thành Phố Lai Châu, xã San Thàng đã có bước phát triển nhanh chóng về ở nhiều mặt khác nhau, tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, cuộc sống của người dân ngày một nâng cao dẫn đến lượng chất thải rắn nói chung và chất thải rắn sinh hoạt nói riêng phát sinh ngày càng nhiều. Lượng phát sinh CTRSH từ các nguồn khác nhau đa dạng về chủng loại và gia tăng về khối lượng.
Bảng 3.7: Tỷ lệ phần trăm (%) các nguồn phát sinh CTRSH
Nguồn phát sinh | Khối lượng (tấn/ngày) | Tỷ lệ (%) | |
1 | Hộ dân | 4,96 | 54,81 |
2 | Đường xá | 1,23 | 13,59 |
3 | Cơ quan, trường học | 0,21 | 2,32 |
4 | Chợ | 1,98 | 21,88 |
5 | Cơ sở sản xuất kinh doanh | 0,67 | 7,4 |
6 | Tổng phát sinh | 9,05 | 100 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Tiêu Chí Ntm Đạt Được Của Xã San Thàng So Với 19 Tiêu Chí Ntm Năm 2013
- Phân Bố Thành Phần Dân Tộc Theo Các Bản Năm 2013
- Đánh Giá Hiện Trạng Môi Trường Xã San Thàng, Thành Phố Lai Châu, Tỉnh Lai Châu
- Khoảng Cách Giữa Nhà Vệ Sinh, Chuồng Trại Chăn Nuôi So Với Nhà Ở
- Sơ Đồ Chuỗi Quan Hệ Động Lực – Áp Lực – Trạng Thái – Đáp Ứng (Dpsir)
- Ước Lượng Lượng Rác Thải Phát Sinh Năm 2015 Và Giai Đoạn 2015 - 2020
Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.
Hình 3.3: Tỷ lệ % các nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt
Qua bảng số liệu 3.7 ta thấy lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn xã chủ yếu là từ các hộ dân (chiếm tới 54,81 % trong tổng số nguồn phát sinh), điều này chứng tỏ do ảnh hưởng của đô thị hóa công với ý thức người dân trong việc vệ sinh môi trường còn chưa cao. Tỷ lệ CTRSH phát sinh có xu hướng tăng lên nhanh chóng từ năm 2009 lượng CTRSH phát sinh là 1,102 tấn/ngày đến năm 2013 lượng CTRSH là 9,05 tấn/ngày, tăng sấp sỉ 9 lần. Lượng CTRSH năm 2013 so với năm 2009 được thể hiện ở Bảng 3.12 và hình 3.4 lượng CTRSH phát sinh đã gấp hơn 8 lần so với năm 2009.
Bảng 3.8: Lượng phát sinh CTRSH xã San Thàng và Thành phố Lai Châu năm 2009
Đơn vị | Năm 2009 | Năm 2013 | |
TP Lai Châu | Tấn/ngày | 12,741 | |
Xã San Thàng | Tấn/ngày | 1,102 | 9,05 |
Hình 3.4: Lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn thành phố Lai Châu và xã San Thàng
* Thành phần CTRSH và công tác thu gom, vận chuyển và xử lý
- Thành phần CTRSH:
+ CTRSH phát sinh từ các hộ dân: Phát sinh từ các HGĐ, thành phần thường là thực phẩm dư thừa, núi nilon, giấy gỗ, thủy tinh, chai lo, nhựa,….Ngoài rà còn có một lượng nhỏ chất thải nguy hại như pin, bóng đèn huỳnh quang.
+ Rác đường xá: phát sinh từ hoạt động đường xá, vui chơi giải trí và làm đẹp cảnh quan. Nguồn này do hoạt động giao thông trên đường và các hộ dân sống bên đường xả thải bừa bãi. Thành phần chủ yếu là thực vật, giấy vụn, túi nilon, vật liệu xây dựng, ….
+ Rác ở các khu SXKD: phát sinh từ hoạt động buôn bán, sửa chữa …thành phần chủ yếu là gỗ vụn, túi nilon, bao bì.
+ Rác thải phát sinh từ các cơ quan công sở: chủ yếu lá giấy vụn, túi nilon, chai nhựa,…
+ Rác chợ: phát sinh chủ yếu là rác rau, củ, quả và túi nion.
Các nguồn phát sinh có thành phát rác khác nhau và mang tính chất đặc trưng cho hoạt động của từng lĩnh vực, ngành nghề.
* Công tác thu gom vận chuyển
Hiện tại xã chưa có điểm thu gom rác tập trung, các điểm thu gom chủ yếu là do tự phát. Các bãi rác tự phát đang ảnh hướng đến môi trường và cảnh quan của xã, một số ít hộ được thu gom và xử lý bởi dịch vụ thu gom, xử lý của Công ty môi trường đô thị là tại khu trợ, là do các hộ dân này nằm trên đường quốc lộ 4D, nơi có dịch vụ thu gom và xử lý.
Bảng 3.9: Tỷ lệ HGĐ có các hình thức đổ rác
Số HGĐ | Tỷ lệ % | |
Đổ rác riêng | 56 | 16,97 |
Đổ rác ở bãi rác chung của xã | 0 | 0 |
Đổ rác tuỳ nơi | 255 | 77,27 |
Được thu gom theo hợp đồng dịch vụ | 19 | 5,76 |
Tổng | 330 | 100 |
Hình 3.5: Tỷ lệ HGĐ có các hình thức đổ rác
Qua Bảng 3.9 tỷ lệ HGĐ có các hình thức đổ rác và biểu đồ ta thấy phần lớn các gia đình đổ rác tùy nơi như đổ ven đường, bụi cây, đổ ra suối có thể đổ ngay ra vườn trước nhà ở. Dịch vụ thu gom rác chủ yếu được thu ở trục đường Quốc lộ 4D
đi qua địa phận xã. Qua bảng 3.13 ta thấy chỉ có 16,97% HGĐ có hố rác riêng, 5,76
% HGĐ hợp đồng với Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị tỉnh Lai Châu để thu gom và xử lý, còn lại là đổ rác tùy nơi, điều này cũng phản ánh ý thức của người dân đối với vấn đề thu gom rác thải; nhiều người cho rằng việc đổ rác đúng nơi quy định sẽ mất thời gian, đơn vị thu gom rác không đi vào tận nơi, nhiều người không biết rác thải sinh hoạt là phải được thu gom và xử lý đúng nơi quy định.
- Hình thức xử lý rác sinh hoạt của các HGĐ xã San Thàng
Bảng 3.10: Hình thức xử lý rác thải sinh hoạt của các HGĐ xã San Thàng
Số HGĐ | Tỷ lệ % | |
Đốt | 43 | 13,03 |
Chôn lấp | 13 | 3,94 |
Hợp đồng với Công ty thu gom và xử lý | 19 | 5,76 |
Không có biến pháp xử lý | 255 | 77,27 |
Tổng | 330 | 100 |
Hình 3.6: Hình thức xử lý rác thải sinh hoạt của các HGĐ xã San Thàng
Qua Bảng 3.10 và Biểu đồ hình 3.6 cho thấy phần lớn rác thải sinh hoạt từ các HGĐ không có biện pháp xử lý chiếm 77,27 %, sử dụng biện pháp đốt là 13,03%, chôn lấp là 3,94%. Trong số 77,27 % số gia đình không có biện pháp xử lý tập chung chủ yếu vẫn là bà con đồng bào dân tộc thiểu số.
Một số lượng rác khác cũng được thu gom và tận dụng để bán cho người đi thu mua phế liệu, nhưng số lượng rác này không nhiều chủ yếu là các loại: sắt, vở chai nhựa.
Trên địa bàn xã hiện tại có một bãi chôn lấp của thành phố nhưng công tác thu gom và vận chuyển tại xã chưa phổ biến do một số bản chưa thỏa thuận được giá thu gom và vận chuyển với đơn vị thu gom, vận chuyển và xử lý.
3.1.4. Vệ sinh môi trường
Có nhiều vấn đề về vệ sinh môi trường tại xã San Thàng, trong khuôn khổ của Đề tài, tôi chọn các vấn đề sau:
Nhà tiêu là kiểu nhà vệ sinh phổ biến ở các vùng nông thôn Việt Nam giúp đảm bảo tạm thời vệ sinh môi trường và cung cấp nguồn phân bón dồi dào, góp phần cải thiện kinh tế cho các nông hộ. Hiện nay, vẫn còn khoảng 1/3 dân số Việt Nam sử dụng nhà tiêu phần lớn đều tận dụng nguồn phân hữu cơ này trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, nếu phân không được ủ và sử dụng đúng cách sẽ làm phát tán các mầm bệnh ra môi trường.
- Nhà tiêu là hệ thống thu nhận, xử lý tại chỗ phân và nước tiểu của con người.
- Nhà tiêu hợp vệ sinh theo QCVN 01 : 2011/BYT của Bộ Y tế được quy định như sau: Nhà tiêu hợp vệ sinh là nhà tiêu bảo đảm cô lập được phân người, ngăn không cho phân chưa được xử lý tiếp xúc với động vật, côn trùng. Có khả năng tiêu diệt được các mầm bệnh có trong phân, không gây mùi khó chịu và làm ô nhiễm môi trường xung quanh.
Ở xã San Thàng, phần lớn các HGĐ cũng đang sử dụng các nhà tiêu, xong chất lượng của các nhà tiêu chưa đảm bảo đang có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hướng đến sức khỏe người dân. Kết quả điều tra các HGĐ sử dụng nhà vệ sinh như sau:
Bảng 3.11: Tỷ lệ kiểu nhà vệ sinh
Số HGĐ | Tỷ lệ % | |
Không có | 79 | 23,94 |
Nhà vệ sinh đất | 88 | 29,04 |
Nhà vệ sinh hai ngăn | 110 | 33,33 |
Nhà vệ sinh tự hoại | 53 | 16,06 |
Loại khác | 0 | 0 |
Tổng | 330 | 100 |
- Biểu đồ Tỷ lệ kiểu nhà vệ sinh xã San Thàng
Hình 3.7: Tỷ lệ các kiểu nhà vệ sinh xã Sang Thàng
Qua bảng 3.11 và hình 3.7 tỷ lệ kiểu nhà vệ sinh và biểu đồ ta thấy nếu xét theo tiêu chuẩn vệ sinh đối với các loại nhà tiêu của Bộ trưởng Bộ Y tế (QCVN 01 : 2011/BYT) thì chỉ có 16,06 % HGĐ của xã có nhà tiêu hợp vệ sinh số còn lại chưa có nhà tiêu hoặc nhà tiêu chưa hợp vệ sinh.
Theo Báo cáo VSMT xã San Thàng năm 2013, tỷ lệ các hộ sử dụng nhà tiêu HVS theo từng bản như sau:
Bảng 3.12: Tỷ lệ các HGĐ có nhà tiêu HVS
Bản | Số hộ (2013) | Tỷ lệ hộ sử dụng nhà tiêu HVS (%) | Tỷ lệ trung bình hộ sử dụng nhà tiêu HVS toàn quốc (%) | ||
Tỷ lệ hộ sử dụng nhà tiêu HVS | Tỷ lệ hộ có nhà tiêu HVS | ||||
1 | Lùng Than | 61 | 0 | 0 | 18 |
2 | Chin Chu Chải | 82 | 23 | 23 | 18 |
3 | Trung Tâm | 103 | 84,4 | 84,4 | 18 |
4 | Mới | 155 | 88,8 | 88,8 | 18 |
5 | San Thàng 1 | 69 | 66,7 | 66,7 | 18 |
6 | San Thàng 2 | 102 | 0,73 | 0,73 | 18 |
7 | Thành Công | 106 | 88,6 | 88,6 | 18 |
8 | Lò Suối Tủng | 102 | 0,56 | 0,56 | 18 |
9 | Xéo Xin Chải | 100 | 11,8 | 11,8 | 18 |
10 | Cắng Đắng | 88 | 2,3 | 2,3 | 18 |
11 | Pha Lìn | 90 | 62,6 | 62,6 | 18 |
(Nguồn: Báo cáo VSMT năm 2013 xã San Thàng) Theo kết quả Báo cáo vệ sinh môi trường năm 2013 của xã San Thàng tại Bảng 3.12, một số bản tại xã, kết quả rà soát số HGĐ sử dụng nhà vệ sinh HVS rất thấp so với 18% số HGĐ sử dụng nhà tiêu HVS toàn quốc theo kết quả điều tra toàn quốc về VSMT nông thôn được công bố ngày 25/3/2010, thập chí là ở Bản Lùng Than là 0% trên tổng số 61 HGĐ. Số HGĐ có nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế chủ yếu tập chung ở nhóm người kinh và người Giấy, sô HGĐ có nhà không đạt,
hay không có tập chung chủ yếu ở các HGĐ người dân tộc H’Mông.