Phân Bố Thành Phần Dân Tộc Theo Các Bản Năm 2013

+ Toàn xã hiện có 111,645 ha rừng trồng, loài cây chủ yếu được trồng là cây keo, thông.

+ Hiện trạng hệ sinh thái trên cạn:

Động vật: Hệ động vật tại khu vực này nhìn chung nghèo nàn, chủ yếu là các loại bò sát (rắn mối, thằn lằn…), côn trùng (châu chấu, chuồn chuồn…), trong khu vực không có các loại động, thực vật quý hiếm nào cần bảo vệ.

Thực vật: khu đất dự án chủ yếu trồng cây hoa màu (bắp) và cây tràm, thông, keo, các loại cỏ…

Sự phân bố của hệ thực vật khu vực mở rộng ra như sau:

Nhóm cây bụi: phân bố đều trong khu vực dự án, chủ yếu là các loài cỏ may, ngũ sắc, cỏ tranh.

Nhóm trảng cỏ: phân bố dàn trải, bao gồm cỏ đuôi chồn, cỏ hôi, cỏ lục lông…

+ Hiện trạng hệ sinh thái dưới nước: xung quanh khu vực xã có ao, và dòng chảy rất nhỏ, nên hệ sinh thái dưới nước rất ít, chủ yếu là các loại tảo, và một số ít loài cá nhỏ và cá nuôi.

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

2.1.2.1. Hiện trạng kinh tế

Theo báo cáo Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - Xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh năm 2013 và kế hoạch phát triển kinh tế – Xã hội năm 2014; Điều kiện kinh tế xã hội xã San Thàng, thành phố Lai Châu đạt được kết quả trong năm 2013 như sau:

a. Sản xuất Nông - Lâm nghiệp

* Tổng diện tích gieo trồng các loại cây nông nghiệp đạt 880,2 ha/790,68 ha, đạt 111% KH năm, tăng 11% so với năm 2012; trong đó cây lương thực có hạt 579,6 ha/477,6 ha, đạt 121% KH năm, Sản lượng 2.499 tấn, đạt 112% KH. Sản xuất tăng vụ đạt 238 ha, đạt 167 % KH năm. Kết quả cụ thể các lĩnh vực sau:

* Diện tích lúa mùa: 232,6 ha, đạt 100% KH năm, giảm 35 ha so với năm 2012 do tách 02 bản sang phường Đông phong. Năng xuất 50 tạ/ha; sản lượng 1.163 tấn, đạt 100% KH năm.

* Diện tích ngô: 347 ha, đạt 141% KH năm, tăng 15% so với năm 2012; (bao gồm diện tích ngô Đông xuân năm 2012 - 2013; ngô mùa; ngô thu đông; ngô đông), năng xuất bình quân 38,5 tạ/ha, sản lượng 1.336 tấn, đạt 105% KH năm, năng xuất giảm so với kế hoạch, do vụ thu đông ảnh hưởng nắng nóng kéo dài trong thời gian ngô đang phát triển ra bông dẫn xuống năng xuất vụ thu đông giảm xuống 31 tạ/ha.

* Ngoài ra còn một số loại rau màu khác như: Khoai lang 5 ha đạt 100% kế hoạch, sản lượng đạt 37,5 tấn. DT rau đạt 50,5 ha rau màu các loại đạt 120% kế hoạch, sản lượng đạt 1.262,5 tấn.

* Cây công nghiệp ngắn ngày như:Diện tích gieo trồng 18 ha. Trong đó: Cây lạc 2ha, sản lượng 02 tấn, đạt 100 KH năm. Cây Đậu tương 10 ha, sản lượng 10 tấn, đạt 100% KH năm, do nhân dân trồng toàn bộ diện ngô thu đông. Cây mía 6 ha, Sản lượng 420 tấn, đạt 100 KH năm.

* Cây công nghiệp dài ngày: Diện tích gieo trồng 248,1 ha. Trong đó:

- Cây chè: Diện tích 217,1 ha, sản lượng chè búp tươi 2.280 tấn.

- Cây ăn quả: Thực hiện 31 ha, đạt 100% kế hoạch.

* Lâm nghiệp.

- Tổng diện tích hiện có 111,645 ha , trong đó: Khoanh nuôi rừng tái sinh 37,49 ha; rừng trồng 74,155 ha.

- Rừng tái sinh: chủ yếu là cây bụi, một số loài cây gỗ.

- Rừng trồng: Chủ yếu keo, thông.

b. Chăn nuôi - Thuỷ sản

- Chăn nuôi: Chỉ đạo và hướng dẫn nhân dân chăm sóc tốt đàn gia súc, gia cầm. Trong năm 2013 tổng đàn gia súc, gia cầm như sau: Đàn trâu 400 con, đàn bò 30 con, đàn lợn 5.170 con, đàn ngựa 60 con, gia cầm 27.000 con.

- Thuỷ sản: Toàn xã có 65,27 ha, sản lượng thu hoạch ước đạt 230 tấn, tăng 18% sản lượng so năm 2012 và đạt 130% KH năm.

c. Tiểu thủ công nghiệp

Năm 2013 sản xuất tiểu thủ Công nghiệp, chế biến dịch vụ khá phát triển. Tập chung chủ yếu vào các ngành nghề như buôn bán nhỏ, dịch vụ vận tải, sửa chữa, gia công cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến chè, sản xuất đồ gỗ, may mặc…

Các nghành kinh doan, buôn bán khá phát triển, ở tại có có tập trung chợ phiên của đồng bào dân tộc tổng số tiền giao dịch của 01 phiên trợ là 356,52 triệu đồng, ngoài ra còn có các ngành như chế biến chè, thảo quả cũng mang lại nguồn thu lớn cho người dân tại xã.

2.1.2.2. Dân số và sự phân bố

- Tổng số hộ: 1058 hộ với 4216 nhân khẩu, trung bình 3,98 khẩu/hộ;

- Thành phần dân tộc:gồm 05 dân tộc anh em được phân bố ở 11 bản trên địa bàn dân cư của xã; trong đó: ( dân tộc Kinh và dân tốc Giấy chiếm 48,8%; còn lại khác Mông, Thái, Dao)

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 2 %;

- Số người sử dụng đất Nông Nghiệp: 2475 người;

- Số người sử dụng đất Phi Nông Nghiệp: 1121 người;

- Dân cư được phân bố trên 11 Bản (Bản Lùng Than, Bản San Thàng 1, Bản San Thàng 2, Bản Chin Chu Chải, Bản Lùng Than, Bản Thành Công, Bản Lò Suối Tủng, Bản Mới, Pha Lìn, Thành Công, Trung Tâm, Cắng Đắng) của xã, bình quân 96 hộ/01 bản; diện tích đất tự nhiên bình quân/01 hộ là: 2,2 ha/01 hộ.

Phân bố thành phần dân tộc theo Bản tại xã San Thàng như sau: Bảng 2.1: Phân bố thành phần dân tộc theo các Bản năm 2013


STT


Bản


Số hộ

Số nhân

khẩu


Nam


Nữ

14 tuổi trở lên


Ghi chú

1

Lùng Than

61

334

164

170

238


2

Chin Chu Chải

82

316

163

153

250


3

Trung Tâm

103

429

166

263

364

Kinh, Giấy

4

Mới

155

496

233

263

400

Kinh, Giấy

5

San Thàng 1

69

305

129

176

227

Kinh, Giấy

6

San Thàng 2

102

409

205

204

321


7

Thành Công

106

398

181

217

340


8

Lò Suối Tủng

102

400

188

212

342


9

Xéo Xin Chải

100

367

166

201

320

Chủ yếu

người

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Tìm hiểu hiện trạng môi trường nông thôn và đề xuất một số giải pháp thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới xã San Thàng, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu - 6









H’Mông

10

Cắng Đắng

88

404

191

213

277

Chủ yếu

người Dao

11

Pha Lìn

90

358

183

175

277

Người

H’Mông

(Nguồn: UBND xã San Thàng)

- Gia tăng Dân số

Theo thời gian, quá trình hỗn cư, quần cư làm cho dân số tăng dân số tăng dần. Diễn biến dân số xã San Thàng từ năm 2010 đến năm 2014 được thể hiện ở bảng dưới đây.


Bảng 2.2: Tổng hợp dân số các năm từ 2004 đến năm 2013


Năm

Số khẩu

Số nhân khẩu

2010

1065

4291

2011

1113

4597

2012

1186

4602

2013

1017

4216

6 tháng, năm 2014

1064

4081

(Nguồn: UBND xã San Thàng)

- Năm 2013 dân số xã San Thàng có sự biến động là do một phần dân cư của xã sát nhập với phường Đông Phong, thành Phố Lai Châu.

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2012 – 2013 là 2,1 % (tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của toàn tỉnh là 1,7%)

Khi dân số tăng lên, nhu cầu về ăn, mặc, nhà ở, nước sinh hoạt và các vấn đề an sinh xã hội khác tăng lên. Để đáp ứng các nhu cầu đó con người phải gia tăng các hoạt động sản xuất, khai thác tài nguyên,…làm suy giảm chất lượng môi trường và tạo gia các áp lức về xã hội và môi trường.

- Nghèo đói

Nông nghiệp là ngành chủ yếu trong đời sống sản xuất xã San Thàng, mực bình quân không quá thấp nhưng tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao. Khi thu nhập thấp dẫn đến thiếu điều kiện đáp ứng mức sống, vệ sinh cần thiết, tăng các hoạt động khai thác tài nguyên do đó người nghèo cản trở yêu cầu về bảo vệ môi trường và thực hiện các tiêu chí nông thôn mới.

Tỷ lệ hộ nghèo từ năm 2010 đến 2014, như sau:

Bảng 2.3: Tỷ lệ hộ nghèo xã San Thàng

Đơn vị: %

STT

Năm

Số hộ nghèo

Tỷ lệ %

Tỷ lệ trung bình của

tỉnh Lai Châu

1

2010

355

8,27

7,8

2

2011

284

6,17

5,1

3

2012

180

3,91

2,9

4

2013

121

2,96

2

(Nguồn UBND xã San Thàng)

Tỷ lệ các hộ nghèo đói có xu hướng giảm theo từng năm xong vẫn ở mức cao hơn so với tỷ lệ hộ nghèo trung bình của tỉnh Lai Châu, các hộ đói nghèo tập trung chủ yếu là đồng bào dân tộc H’Mông, người dân tộc Dao và tập trung phần lớn ở các bản: Xéo Sin Chải, Cắng Đắng. Các hộ nghèo chủ yếu sống bằng trồng lúa nương trên ruộng bậc thang, và đi kiếm củi bán, bẫy chim.

2.1.2.3. Lao động

- Thành phần người lao động của xã chủ yếu tập trung ở các ngành: Nông nghiệp: 58,2 %, còn lại là các nghành khác;

- Độ tuổi lao động từ 14 tuổi đến 65 tuổi.

2.1.2.4. Giáo dục

Là xã tiếp giáp với phường trung tâm của Thành phố Lai Châu, trong những năm qua được tỉnh và thành phố chú ý đầu tư đáp ứng tốt các cơ sở vật chất trường lớp học, toàn xã hiện tại có 02 trường mầm non, 02 điểm trường mầm non, 02 trường tiểu học, 02 trường trường trung học cở sở, không có trường trung học phổ thông.

- Tỷ lệ mù chữ của trường 2,3 %, chủ yếu tập trung ở người có độ tuổi từ 40 trở lên.

- Hệ mầm non: 20 lớp = 367 cháu.

- Hệ tiểu học: 29 lớp = 510 học sinh

- Trung học cơ sở:14 lớp = 302 học sinh.

Tổng kết năm học 2012 - 2013 tỷ lệ học sinh chuyển lớp bậc tiểu học đạt 100

%; Chuyển cấp đạt 100 %. Bậc trung học cơ sở chuyển lớp đạt 100 %;

Bước vào năm học 2013-2014 đã có chuyển biến rõ rệt, cơ sở vật chất được đâu tư đội ngũ giáo viên được diều chỉnh phù hợp với các trường trong xã.

2.1.2.5. Y tế

- Cơ sở y tế, trang thiết bị y tế của xã được quan tâm đầu tư đảm bảo công tác khám chữa bệnh cho người dân của trong xã, Trong năm 2013, tổng số lần khám bệnh 7.374 lượt người.

- Các bệnh chủ yếu thường gặp: Tiêu chảy, viêm phổi, cúm, bệnh ngoài da,…

2.1.2.6. Văn hóa, tín ngưỡng

- Cơ sở vật chất: hiện tại mỗi bản đã có một nhà văn hóa để sinh hoạt;

- Xã có nhiều thành phân dân tộc khác nhau nên văn hóa của xã đa dạng và phong phú.

2.1.2.7. Cơ sở hạ tầng

- Xây dựng cơ bản phát triển mạnh mẽ, trong năm 2013 xã đượchỗ trợ đầu tư xây dựng 7 công trình trên địa bàn với tổng kinh phí 4.592.8336.676 đồng.

- Điện, đường, trường, trạm đang đầu tư sửa chữa, xây mới. Giai đoạn từ 2010 – 2013 xã đã xây mới được các công trình:

+ Công trình Đường giao thông nông thôn trục bản Lùng Than do xó làm chủ đầu tư với chiều dài 111,9m; bề nền đường 2,5m; bề mặt đường 2m; dầy 12cm; nguồn vốn đầu tư 570.092.676 đồng. Hiện đó bàn giao cho bản đưa vào sử dụng.

+ Công trình Đường trục bản San Thàng 1 nối từ cầu Tà Lèng xuống bản do xó làm chủ đầu tư với chiều dài 75,58 m; bề nền đường 4 m; bề mặt đường 3 m; dầy 15 cm; nguồn vốn đầu tư 321 triệu.

+ Kênh thuỷ lợi bản Chin Chu Chải do Phũng Kinh Tế thị xó làm chủ đầu tư với chiều dài 1.188 m; kinh phí đầu tư 1.950.000.000 đồng.

+ Đường nước sinh hoạt bản Lùng Than do Sở nông nghiệp phát triển nông thôn làm chủ đầu tư với chiều dài 4.508 m; kinh phí đầu tư 1.250.000.000 đồng.

+ Đường giao thông nội bản Thành Công; Với chiều dài 315 m, rộng mặt đường 3 m, chiều dầy lớp măt 14 cm, vốn đầu tư 142.790.000 đồng hỗ trợ 100% vật liệu

2. 2. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 4 đến tháng 12 năm 2014;

2.3. Đối tượng nghiên cứu:

- Tiêu chí/chỉ tiêu môi trường nông thôn mới theo Quyết định số 491/QĐ- TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn


hội;

- Các vấn đề môi trường xã San Thàng bao gồm môi trường tự nhiên và xã


- Người dân xã San Thàng, tỉnh Lai Châu.

2.4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp luận

Tiếp cận hệ thống các vấn đề môi trường xã San Thàng và các chính sách thực hiện xây dựng nông thôn mới theo bộ tiêu chí nông thôn mới.

2.4.2. Phương pháp nghiên cứu

2.4.2.1. Phương pháp kế thừa: a/ Thu thập tài liệu thứ cấp:

- Các văn bản phạm quy có liên quan.

- Số liệu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương;

- Các tài liệu về hiện trạng môi trường của địa phương;

- Các tài liệu khoa học đã được công bố. b/ Thu thập tài liệu sơ cấp:

- Thu thập bằng phương pháp điều tra phỏng vấn, phát phiếu phiếu phỏng vấn cho 2 đối tượng chính người nông dân và cán bộ xã San Thàng.

- Phạm vi phóng vấn: Phỏng vấn 330 hộ nông dân, 05 cơ quan chức năng có trên địa bàn xã San Thàng.

- Hình thức phỏng vấn sâu: Phỏng vấn sâu là cuộc trao đổi theo một chủ đề nhất định nhằm tìm hiểu các diễn biến xã hội theo một trình tự thời gian nhất định và với những mối quan hệ nhất định. Trước khi thực hiện phỏng vấn sâu, tác giả tìm hiểu trước thông tin từ tư liệu thành văn nhằm nằm được những dữ kiện ban đầu và hướng buổi phỏng vấn theo mục đích tìm hiểu mình mong muốn. Sau đó, phụ thuộc tình hình cụ thể và tính đa dạng của vấn đề mà bổ sung thêm thông tin mới để bổ sung cho khung nền kiến thức ban đầu. Đây là hình thức đối thoại trực tiếp giữa nhà nghiên cứu với các thành viên tại địa bàn nghiên cứu. Lập bộ câu hỏi phỏng vấn, sau đó tiến hành phát phiếu điều tra. Đối với hộ gia đình lập 330 phiếu điều tra, tiến hành phỏng vấn 030 hộ/bản. Đối với cơ quan công sở: lập 005 phiếu điều tra cho 05 cơ quan.

- Lấy danh sách các bản từ UBND xã San Thàng, đánh dấu thứ tự từ 1 đến 11.

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 13/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí