- Lấy danh sách hộ từ trưởng bản (Danh sách tên ngẫu nhiên theo khu) sau đó phát phiếu cho các hộ theo thứ tự như sau:
+ Bản thứ nhất lấy thứ tự lẻ: từ 1, 3, 5,....57, 59, 61;
+ Bản thứ hai lấy các hộ từ số thứ tự chẵn: từ 2, 4, 6,....58, 60, 62;
+ Bản thứ 3 sẽ lấy dãy thứ tự là số lẻ, bản thứ 4 lấy dãy thứ tự là số chẵn, cứ tiến hành phát phiếu như vậy cho đến bản thứ 11.
2.4.2.2. Phương pháp thống kê xử lý số liệu:
Tiến hành nhập số liệu và mã hóa số liệu vào phần mêm Excel để xử lý số liệu, sau đó tiến hành vẽ biểu đồ, bảng biểu.
2.4.2.3 Phương pháp tổng hợp, đánh giá so sánh.
- Tổng hợp tài liệu, thu thập và kế thừa có chọn lọc các thông tin, dữ liệu có liên quan đến đề tài từ các nguồn dữ liệu (các đề tài nghiên cứu, tài liệu hội thảo...) sau đó phân tích, so sánh theo từng vấn đề phục vụ nội dung đề tài.
- Phân tích hiện trạng môi trường theo mô hình Động lực – Áp lực - Trạng thái – Tác động - Đáp ứng (DPSIR): Xác định, phân tích đánh giá các chuỗi quan hệ nguyên nhân kết quả. Nguyên nhân gây ra các vấn đề môi trường, hậu quả của chúng và các biện pháp ứng phó cần thiết, cụ thể:
+ Nghiên cứu các động lực chi phối tác động đến môi trường tại xã San Thàng, thành phố Lai Châu;
+ Xác định các thông số thể hiện áp lực lên các nhân tố môi trường cho từng động lực;
+ Xác định hiện trạng môi trường do các áp lực gây ra;
+ Xác định các tác động của các áp Lực đến môi trường, con người,…;
+ Tìm hiểu những đáp ứng của xã hội để khắc phục những tiêu cực;
+ Phân tích chuỗi các bước của mô hình DPSIR: Động lực (D) – Áp lực (P) – Trạng thái (S) – Tác động (I) – Đáp ứng (R).
CHƯƠNG 3:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đánh giá hiện trạng môi trường xã San Thàng, thành Phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu
Sau khi tiến hành phỏng vấn 330 hộ gia đình xã San Thàng, kết quả phỏng vấn xác định các vấn đề môi trường nổi cộm của xã San như sau:
3.1.1. Vấn đề sử dụng nước sinh hoạt
Nước sinh hoạt có nguồn gốc từ nhiên, là nước ngầm hay nước mặt, được con người sử dụng trực hoặc sử dụng đã qua xử lý bằng các biện pháp khác nhau.
Bảng 3.1: Các nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho người dân
xã Sang Thàng
Nước mưa | Nước giếng | Nước mó | Nước cấp | Nhu cầu sử dụng nước trung bình lit/ng/ngày | ||||
Lọc | Không lọc | Lọc | Không lọc | Lọc | Không lọc | |||
Số hộ sử dụng (hộ)/330 hộ phỏng vấn | 0 | 106 | 17 | 26 | 20 | 143 | 18 | 80 |
Tỷ lệ (%) | 0 | 32,12 | 5,15 | 7,80 | 6,06 | 43,33 | 5,4 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Vấn Đề Môi Trường Nông Thôn Cấp Bách Tại Tỉnh Lai Châu
- Các Tiêu Chí Ntm Đạt Được Của Xã San Thàng So Với 19 Tiêu Chí Ntm Năm 2013
- Phân Bố Thành Phần Dân Tộc Theo Các Bản Năm 2013
- Lượng Phát Sinh Ctrsh Xã San Thàng Và Thành Phố Lai Châu Năm 2009
- Khoảng Cách Giữa Nhà Vệ Sinh, Chuồng Trại Chăn Nuôi So Với Nhà Ở
- Sơ Đồ Chuỗi Quan Hệ Động Lực – Áp Lực – Trạng Thái – Đáp Ứng (Dpsir)
Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.
Theo kết quả phỏng vấn tổng hợp tại Bảng 3.5, nhu cầu sử dụng nước trung bình của mỗi người dân trong xã là 80 lít nước/người/ngày. Người dân tộc H’Mông, dân tộc Dao có nhu cầu sử dụng nước ít hơn so với các dân tộc còn lại, trung bình nhu cầu sử dụng nước của người dân thuộc 2 dân tộc này la 60 lít/người/ngày.
Qua bảng 3.1 cho thấy nguồn nước các HGĐ được phỏng vấn chủ yếu là nước mó lấy từ các khe núi đá sử dụng trực tiếp không qua lọc, chiếm 43,33%.
Đặc biệt trong số 143 hộ/330 hộ được phỏng vấn sử dụng nước mó không qua lọc lại chủ yếu là bà con đồng bào dân tộc, tập trung chủ yếu là 3 thành phần dân tộc của xã là Giấy, H’Mông, Dao.
Theo Kết quả phân tích hiện trạng môi trường các năm từ năm 2009 đến 2013 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lai Châu tại mó nước trên địa bàn xã San Thàng, thì chất lượng nước lượng nước mó này biến đổi như sau:
Bảng 3.2: Kết quả phân tích chất lượng nước mó tại xã San Thàng
Chỉ tiêu | Đơn vị | Kết quả | QCVN 09:2008 /BTNMT | ||||
Năm 2010 | Năm 2011 | Năm 2012 | Năm 2013 | ||||
1 | pH | - | 6.7 | 6.5 | 6.5 | 6,5 | 5,5 - 8,5 |
2 | Tổng chất rắn hoà tan (TDS) | mg/l | 221 | 223 | 231 | 227 | - |
3 | Chất rắn lơ lửng (TSS) | mg/l | 13 | 12 | 16 | 15 | - |
4 | Độ cứng tính theo CaCO3 | mg/l | 497 | 495 | 519 | 516 | 500 |
5 | Clorua (Cl-) | mg/l | 12 | 12 | 11 | 17 | 250 |
6 | Sun phát (SO 2-) 4 | mg/l | 0,20 | 0,21 | 0,24 | 0,29 | 400 |
7 | Thuỷ ngân (Hg)* | mg/l | KPHĐ | KPHĐ | KPHĐ | KPHĐ | 0,001 |
8 | Xianua (CN-) | mg/l | KPHĐ | KPHĐ | KPHĐ | KPHĐ | 0,01 |
9 | Phenol (C6H5OH) | mg/l | KPHĐ | KPHĐ | KPHĐ | KPHĐ | 0,001 |
10 | Amonia tính theo N ( NH + -N) 4 | mg/l | 0.19 | 0.22 | 0.21 | 0,21 | 0,1 |
11 | Nitrat tính theo N (NO - -N) 3 | mg/l | 2,12 | 2,03 | 2,13 | 2,52 | 15 |
12 | Nitrit tính theo N (NO --N) 2 | mg/l | 0,0015 | 0,0014 | 0,0015 | 0,0015 | 1 |
13 | Sắt (Fe) | mg/l | 0,16 | 0,17 | 0,17 | 0,17 | 5 |
14 | Chì (Pb) | mg/l | KPHĐ | KPHĐ | KPHĐ | KPHĐ | 0,01 |
15 | Asen (As)* | mg/l | < 0,005 | < 0,005 | < 0,005 | < 0,005 | 0,05 |
16 | Coliform* | MPN/1 00ml | 12 | 11 | 14 | 11 | 3 |
(Nguồn Báo cáo quan trắc hiện trạng môi trường tỉnh Lai Châu năm 2010, 2011, 2012, 2013)
Theo kết quả thống kê mẫu nước tại mó nước này thì chất lượng mó này so với QCVN 09:2008/BTNMT về chất lượng nước ngầm thì chất lượng mẫu nước tại vị trí này có 03 chỉ tiêu vượt quy chuẩn cho phép là độ cứng, amoniac và Coliform. So với QCVN số 01:2009/BYT về chất lượng nước ăn uống ( độ cứng là 300 mg/l,
Coliform là 0 MPN/100ml) thì các chỉ tiêu này cũng vượt quá nồng độ cho phép. Như vậy một bộ phân không nhỏ người dẫn xã San Thàng đang sử dụng lượng nước sinh hoạt không đảm bảo.
- 18 hộ được sử dụng nước cấp là hưởng lợi từ dự án cấp nước cho Phường Đông Phong chiếm 5,4%. Trên địa bàn xã chưa có dự án cấp nước sạch hoặc nước hợp vệ sinh cho bà con do chưa kinh phí đầu tư, chưa thỏa thuận được giá nước cấp với bà xã San Thàng.
3.1.2. Vấn đề nước thải
Nước thải là chất lỏng được thải ra sau quá trình sử dụng của con người và đã bị thay đổi tính chất ban đầu của chúng, đây là một trong các nguồn gây ô nhiễm nguồn nước.
Nước thải từ các HGĐ chứa đựng các chất thải trong quá trình sinh hoạt của họ có đặc điểm chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân huỷ sinh học (cacbonhydrat, protein, mỡ), chất dinh dưỡng đối với sinh vật (Nitơ, photphat, vi khuẩn có mùi khó chịu (H2S, NH3…). Đặc trưng của nước thải sinh hoạt thường chứa nhiều tạp chất khác nhau (chứa chất hữu cơ, chất vô cơ, vi sinh vật). Trong đó vi sinh vật trong nước thải thường ở dạng vi khuẩn gây bệnh (tả, lỵ, thương hàn…).
Nước thải sinh hoạt sau khi thải ra ngoài thường trở nên tính axit vì thối rữa. Đặc điểm cơ bản của nước thải sinh hoạt là hàm lượng các chất hữu cơ không bền vững (dễ bị phân huỷ sinh học) cao. Các chất hữu cơ ở đây có thể có xuất sứ từ động vật hay thực vật. Các chất hữu cơ trong nước thải có thể chia thành các chất chứa nitơ và không chứa nitơ (chất hữu cơ chứa cacbon). Các hợp chất chứa nitơ chủ yếu là protein, amin, acid amin. Các hợp chất không chứa nitơ như mỡ, xà phòng, hydratcacbon, xenlulo.
Việc sử dụng các nguồn nước thải để dẫn nước thải đến nguồn tiếp nhận cũng là yếu tố có thể gây ô nhiễm môi trường ở nông thôn.
Ước tính tải lượng và nồng độ trung bình các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt (chưa qua xử lý) thải ra từ hoạt động của con người ở các vùng nông thôn có đặc điểm tại Bảng dưới đây.
Bảng 3.3: Ước tính tải lượng và nồng độ trung bình các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt (chưa qua xử lý) thải ra từ hoạt động của con người ở các vùng nông thôn miền núi
Khối lượng (g/người/ngày) | Tải lượng (kg/ngày) | Nồng độ (mg/l) | QCVN 14:2008/BTNMT (mg/l) | |
BOD5 | 45 - 54 | 2,02 – 2,43 | 450 - 540 | 50 |
COD | 72 - 102 | 3,24- 4,59 | 720 - 1020 | - |
TSS | 70 - 145 | 3,15 – 6,52 | 700 - 1450 | 100 |
N | 6 - 12 | 0,27 – 0,54 | 60 - 120 | - |
Amoni | 2,4 - 4,8 | 0,108 – 0,216 | 24 - 48 | 10 |
P | 0,4 - 0,8 | 0,018 – 0,036 | 4 - 8 | - |
Coliform | 106- 109 MPN/100ml | 5000 MPN/100ml |
(Nguồn: Trần Đức Hạ, Xử lý nước thải sinh hoạt quy mô vừa và nhỏ. Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội – 2002)
Nếu tính tương đối cho 4216 nhân khẩu tại xã San Thàng thì tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trung bình trong nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý là rất đáng kể.
Mặt khác, nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của mỗi người dân nông thôn bình quân theo TCXDVN 33 - 2006 là 60 lít/người/ngày đối với khu vực nông thôn. Lượng nước cần dùng cho 4216 nhân khẩu là 4216 x 60 = 252960 lít/ngày = 252,96 m3/ngày.
Lưu lượng nước thải sinh hoạt của xã San Thàng là: 252,96 x 80% = 202,37 m3/ngày.
Do đó, việc thu gom và xử lý nước thải là một vấn đề cần thiết đối với môi trường xã San Thàng.
Bảng 3.4 : Tình trạng xả thải nước thải tại xã San Thàng
Số HGĐ (hộ) | Tỷ lệ (%) | |
Thải vào cống thải chung của bản, xã | 79 | 23,93 |
Thải trực tiếp ra môi trường | 251 | 76,07 |
Hình 3. 1: Tình trạng xả thải nước thải tại xã San Thàng
Bảng 3.5: Tỷ lệ xử lý nước thải sinh hoạt tại xã San Thàng
Số HGĐ (hộ) | Tỷ lệ (%) | |
Có xử lý | 56 | 16,97 |
Không xử lý | 274 | 83,03 |
Hình 3.2: Tỷ lệ xử lý nước thải sinh hoạt
Qua Bảng 3.4 và Hình 3.2 cho thấy, nước thải của phần lớn các HGĐ được phỏng vấn không được thu gom và xử lý, chiếm 83,03%, đặc biệt trong số 83,303% này chủ yếu là người dân tộc, tại khu vực sống không có hệ thống thu gom nước thait của bản, xã. 16,97 % số HGĐ có xử lý nước thải bằng bể tự trước khi đổ ra môi trường, tập trung chủ yêu là người dân tộc kinh, một số ít người Giấy.
Điều đáng lo ngại ở đây là hệ thống cống thoát nước chung của xã chỉ có ở tuyến đường chính liên xã. Nguồn tiếp nhận nước thải sinh hoạt của người dân trong xã chủ yếu thải ra khu đất quanh khu vực sinh sống, hệ thống suối, ao…Hệ thống thu gom nước thải này chưa có công trình xử lý. Qua quan sát tôi thấy vào mùa khô, nước ở các hệ thống suối, ao trong xã ít lưu thông thì nước có màu đen và nhiêu cặn.
Bảng 3.6: kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại một điểm suối xã San Thàng và mùa mưa và mùa khô năm 2013
Chỉ tiêu | Kết quả | Đơn vị | QCVN 08:2008 /BTNMT, Cột B2 | ||
Mùa mưa | Mùa khô | ||||
1 | pH | 7,3 | 8,9 | - | 5,5 - 9 |
2 | Chất rắn lơ lửng (TSS) | 57 | 48 | mg/l | 100 |
3 | Ô xy hoà tan (DO) | 2,2 | 6,3 | mg/l | > 2 |
Amonia tính theo N (NH4+ -N) | 0,25 | 0,34 | mg/l | 1 | |
5 | Nitrat tính theo N (NO3- -N) | 1,92 | 4,01 | mg/l | 15 |
6 | Nitrit tính theo N (NO2- -N) | 0,021 | 0,025 | mg/l | 0,05 |
7 | Photphat (PO 3- - 4 P) | 0,035 | 0.037 | mg/l | - |
8 | Clorua (Cl-) | 19 | 21 | mg/l | - |
9 | Cadimi (Cd) | KPHĐ | KPHĐ | mg/l | 0,01 |
10 | Sắt (Fe) | 0,15 | 0,17 | mg/l | 2 |
11 | Nhu cầu oxy hoá học (COD) | 7,3 | 34 | mg/l | 50 |
12 | Nhu cầu oxy sinh hoá (BOD5)* | 3,6 | 13 | mg/l | 25 |
13 | Chì (Pb) | < 0,002 | < 0,002 | mg/l | 0,005 |
14 | Thuỷ ngân (Hg)* | KPHĐ | KPHĐ | mg/l | 0,002 |
15 | Coliform* | 893 | 1700 | MPN/100ml | 10000 |
16 | Dầu mỡ* | 0,07 | 0,08 | mg/l | 0,3 |
(Nguồn: Báo cáo kết quả quan trắc hiện trạng môi trường tỉnh Lai Châu năm 2013)
QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia vềchất lượng nước mặt,cột B2: Nguồn nước dùng cho nông nghiệp, tưới tiêu.
Kết quả phân tích chất nước mặt tại một điểm của xã San Thàng ta nhận thấy chất lượng nước có sự thay đổi giữa 2 mùa, điều này có thể chứng minh sinh hoạt, sản xuất của người dân xã San Thàng có ảnh hướng đến môi trường. Tại thời điểm quan trắc chỉ có 01 thông số vượt quá Quy chuẩn cho phép là thông số oxy hòa tan. Thông số này ảnh hưởng lớn đến các sinh vật trong nước dẫn đến nhiều nguy cơ ô nhiễm chất lượng nước mặt tại khu vực này.
3.1.3. Vấn đề rác thải sinh hoạt
CTRSH là chất thải rắn sinh ra từ các khu nhà ở (biệt thự, HGĐ riêng lẻ, trung cư,..), khu thương mại (chợ, cửa hàng, trung tâm thương mại, văn phòng, khách sạn, nhà nghỉ, …), cơ quan (trường học, văn phòng, trung tâm hành chính nhà nước…), khu dịch vụ công cộng. Chất thải rắn sinh hoạt bao gồm cả chất thải nguy hại sinh ra từ các nguồn trên.